Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Nói không với tại chức

Đào tạo tại chức, tồn tại nữa hay dẹp?

ambition_fp_coco Trở lại câu chuyện “nói không với văn bằng tại chức”, xin giới thiệu bài viết của tác giả Trần Bảo, một giảng viên đại học từ Hà Nội gửi cho Trương Duy Nhất. Đây là tiếng nói của một người trong cuộc đã có quá trình nhiều năm giảng dạy hệ tại chức.
          Nói rằng hệ tại chức là “nồi cơm” của các trường đại học, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Các lớp đại học tại chức được mở tràn lan và đào tạo một cách tùy tiện như hiện nay không chỉ mang lại nguồn lợi lớn cho các trường đại học mà còn làm giầu cho các cơ sở liên kết ở địa phương và làm nghèo cho xã hội.
          Được tham gia giảng dạy tại chức hàng chục năm nay, đi dạy ở hầu hết các tỉnh từ bắc vào nam, người viết bài này thực sự ngạc nhiên về tốc độ giầu lên một cách nhanh chóng không chính đáng của nhiều cán bộ phụ trách tại chức ở các trường đại học và lãnh đạo, cán bộ, giáo viên ở các cơ sở liên kết.
          Nghịch lý mà xã hội đang lên án một cách mạnh mẽ là khi “nồi cơm” được bung ra, người làm tại chức ở đại học và cơ sở liên kết giầu lên, đời sống của giảng viên đại học được cải thiện thì chất lượng đào tạo của hệ này càng tệ hại.
          Học và lấy bằng tại chức không khác gì những cuộc mua bán
          Mọi học viên đã học tại chức đều khẳng định rằng đi học tại chức bây giờ như đi chợ, ai có tiền đều có thể lấy được bằng đại học thậm chí cả bằng đại học chính quy (hệ liên thông?), muốn ngành nào cũng có, không phải tốn nhiều công sức, không phải vất vả lặn lội đến tận trường đại học ở Hà Nội, thi cử đã có người lo, bằng thật 100%, chỉ cần đến “đại lý kinh doanh” là các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh thì sẽ thực hiện được.
          Vì đào tạo tại chức là siêu lợi nhuận nên các trường đại học thi nhau về địa phương mở lớp. Có trường đại học ở Hà Nội rải lớp khắp từ Bắc đến Nam. Đặc điểm chung của các lớp này là sĩ số của lớp không hạn chế, giảng viên được thuê từ nhiều nguồn, trong đó không ít người chưa đạt chuẩn, thiếu kinh nghiệm giảng dạy. Học viên tại chức muốn học kiểu gì, đến lớp hay không đến lớp, muốn kết quả như thế nào cũng có thể được đáp ứng. Hiện nay có một hệ đào tạo rất lạ hút khá nhiều học viên đó là hệ liên thông từ trung cấp lên đại học mở tại địa phương, học hành thi cử không khác các lớp tại chức, được quảng cáo là hệ chính quy, chưa biết thật giả ra sao mà cũng nhiều người lao vào.
          Đã từ lâu Bộ Giáo dục và Đào tạo không quản lý được các lớp tại chức nên các trường đại học tha hồ tung hoành, một mình một chợ.
          Tất cả các khâu đều tiêu cực nghiêm trọng
Thi đầu vào của hệ tại chức dù là đề thi của trường đại học hay của Bộ GD-ĐT và được tổ chức thường xuyên trong năm như trước đây hay theo đợt như hiện nay thì vẫn bị các trường đại học và các cơ sở liên kết phối hợp thao túng. Ngoài các khoản tiền phải nộp có phiếu thu theo quy định của trường đại học như tiền mua hồ sơ, lệ phí tuyển sinh, tiền ôn tập thì thí sinh sẽ phải nộp “tự nguyện” cho các “cai đầu dài” tại cơ sở liên kết một khoản kinh phí kha khá, họ sẽ có trách nhiệm giúp thí sinh bài vở trong khi thi, bạn có thể không cần đến lớp ôn tập cho mất thời gian và chắc chắn điểm thi đầu vào của bạn sẽ rất cao vì các bài thi đều được chép từ một nguồn và được cung cấp một cách có tổ chức.
          Quá trình học tập được bắt đầu sau ngày khai giảng tại các cơ sở liên kết. Đây là thời gian kéo dài vài năm. Năm bẩy lớp, thậm chí hàng chục lớp, mỗi lớp có thể trên trăm học viên tại các cơ sở liên kết do một “cai đầu dài” quản lý. Gọi là “cai đầu dài” vì những người này đa phần không phải là giáo viên thực thụ và làm nhiệm vụ chủ yếu là thu các khoản tiền của học viên. Địa điểm học được thay đổi hàng ngày vì các cơ sở liên kết đều thiếu phòng học. Các thầy cô đại học từ Hà Nội về hay di chuyển từ một cơ sở khác đến, đi lại khó khăn nên bỏ lớp là chuyện thường xuyên. Chương trình học được các thầy cô cắt xén tối đa. Khi lên lớp thầy chỉ dạy qua loa, đại khái vài ngày là xong một môn học. Phương pháp dạy chủ yếu là đọc chính tả cho học viên chép lấy tài liệu phục vụ thi. Dù thầy dạy hay dở thế nào thì học viên cũng chấp nhận, không có ý kiến phản hồi. Họ chỉ cần điểm, không cần kiến thức. Tiền giờ của thầy bao giờ cũng được nhận đủ theo giấy báo giảng và kèm theo tiền bồi dưỡng do học viên “tự nguyện” đóng góp. Không phải tất cả học viên đều đang đi làm nhưng vì là lớp tại chức nên các thầy không yêu cầu cao. Học viên đi học như đi chơi, nếu có việc riêng thì có thể thuê học hoặc thuê thi một cách dễ dàng, điều quan trọng nhất là anh chị phải nộp “quỹ lớp” cho đầy đủ để cán bộ lớp chi tiêu. Khi thầy về dạy, lớp phải chăm sóc thầy chu đáo, cán bộ lớp phải mời thầy những món đặc sản của địa phương, khi thầy mệt thì đưa thầy đi tẩm quất cho lại sức và quan trọng nhất phải phong bì đưa thầy kha khá để thầy cho đáp án môn thi.
          Đến kỳ thi tốt nghiệp thì lớp đã có đầy đủ kinh nghiệm nên đây là công việc nhỏ, mỗi học viên sẽ phải tự nguyện đóng góp một khoản kinh phí kha khá nữa là mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả. Quá trình mua bán điểm lại diễn ra như khi thi đầu vào, cũng với phong bì nặng thì các thầy sẽ cho nội dung thi, đề thi mở hoặc đóng không quan trọng vì đáp án đã có sẵn. Với cách thi như vậy thì ngay cả với những học viên không nhớ đủ tên các môn học cũng đỗ tốt nghiệp. Câu chuyện không đỗ tốt nghiệp 100% với điểm cao mới là chuyện lạ.
          Những hệ lụy
          Có tấm bằng tại chức với chất lượng quá tệ nhưng cũng có một số người được hưởng lợi lớn, họ được tuyển dụng vào vị trí chủ chốt trong các cơ quan công quyền, được lên lương, được cất nhắc, bổ nhiệm thậm chí có người còn tiếp tục làm thạc sỹ, tiến sỹ?! Nhưng có rất nhiều con em dân lao động, nông dân nghèo mặc dù tốn khá nhiều tiền của để có được vài tấm bằng thuộc loại này mà tương lai vẫn mờ mịt vì kiến thức và kỹ năng chuyên môn không có.
          Hệ tại chức được đào tạo như hiện nay gây nên những hệ lụy hết sức nghiêm trọng cho mọi mặt của đời sống xã hội.
          Đạo đức lối sống của một đội ngũ đông đảo giáo viên xuống cấp, lạm quyền, đòi hỏi, hành học viên dẫn đến tệ nạn phong bì mà thực chất là tham nhũng và hối lộ càng ngày càng gia tăng.
          Với mức thu nhập bình quân đầu người như Việt Nam hiện nay thì tổng chi phí cho một tấm bằng tại chức đối với người dân lao động là quá lớn, quá lãng phí.
          Nguồn nhân lực được đào tạo từ hệ này quá kém về chất lượng.
          Hệ tại chức đang nhuộm đen các hệ đào tạo khác: hàng loạt lớp được gọi là liên thông - nhập nhằng giữa chính quy và tại chức được mở ra tại các cơ sở liên kết đang được đào tạo một cách bát nháo theo kiểu tại chức như học hộ, thi hộ, gian lận thi cử, ... đang đánh lừa được khá nhiều con em nhân dân lao động.
          Nền giáo dục phổ thông bị ảnh hưởng lớn do hàng nghìn giáo viên các cấp học được đào tạo từ hệ này mang theo tiêu cực trong khi học tại chức, dẫn đến nạn hối lộ, chạy lớp, chạy trường diễn ra ở hầu hết các tỉnh thành.
          Hệ tại chức bị biến tướng như hôm nay là do chính những người làm tại chức gây nên
          Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do Bộ Giáo dục - Đào tạo đã giao quyền được liên kết mở lớp cho các trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh là nơi không đủ các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất và con người cho việc đào tạo này. Bộ đã cho phép mở quá tràn lan các lớp này, thậm chí nhiều lớp mang tính đặc thù nghề nghiệp cao cũng cho phép mở ngoài trường đại học và Bộ đã thả nổi và buông lỏng hoàn toàn trong khâu giám sát và quản lý chất lượng.
          Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là các trường đại học và các cơ sở liên kết tại địa phương quá coi trọng nguồn lợi từ các lớp tại chức nên đã cùng nhau thương mại hóa tối đa việc mở lớp để tăng thu nhập, trong đó có nhiều nguồn thu bất chính bất chấp những quy định ở tất cả các khâu trong quá trình đào tạo của hệ này.
          Một nguyên nhân nữa không thể không kể đến là việc nhiều cơ quan công quyền đang sử dụng những con người chỉ với tấm bằng tại chức như hiện nay đã làm cho nhiều người tìm cách mua nó bằng mọi giá không cần đến kiến thức và kỹ năng tương xứng với nó.
          Vì thế: các địa phương khác hãy đồng thanh với Đà Nẵng nói không với tại chức!
TRẦN BẢO
__________
Đọc thêm bài: Khi Đà Nẵng nói không với văn bằng tại chức

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Sa Pa chợ tình

Sa Pa chợ tình

Hoàng Liên Sơn ngút từng mây
Vàng thu về lại nơi này tìm em
Phố phường cải họ thay tên
Cảnh xưa pha loãng thấp nền trời trong.

Người Dao Đỏ bản Hơ Mông
Ngày mờ sương khói đêm đông chợ tình
Em giờ lưng địu con xinh
Tóc hoe da trắng mắt hình trời Âu.
Khách đi chàm tím loang nhàu
Rừng xanh thui thủi suối sâu âm thầm
Cầu Mây - Thác Bạc xa gần
Tuyết sương buồn trắng mấy lần Sa Pa.

Giá như ta chẳng về qua
Mắt mòn thấm đẫm cỏ hoa dốc chiều.

Nguyễn Đào Trường
                                          Tuyết sương buồn trắng mấy lần Sa Pa



                                                           nhà thờ Sa Pa
                                     Rừng xanh thui thủi suối sâu âm thầm
                                          Ruộng bậc thang Sa Pa





Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Tìm chồng

Nghe đâu quê tận vùng xuôi
Tìm chồng hóa đá thành người Lạng Sơn
Tên nàng Tô Thị mãi còn
Lừng danh trời đất một hòn vọng phu.

Dưới chân dấu cũ đồn thù
Ngút ngàn suối trắng mịt mù rừng xanh
Binh đao máu lửa tàn canh
Muôn đời còn mất mình đành lặng câm.

Nựng bồng vòi vọi non sông
Kỳ Cùng ngược chảy đục trong không về
Đồng Đăng vẫn phố Kỳ Lừa
Mòn thân mưa nắng đá chưa thấy chồng.

Nguyễn Đào Trường
                                                        Về Bản



Phố cổ Lạng Sơn

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

   Hạnh phúc vô giá của một người thày
                                              Ông Nho đang cúng mả
                                                                       Phục vụ cúng mả
                                      Cảnh thâm  nghiêm


        Gặp nhà giáo Nguyễn Đình Nho 61 tuổi, giảng dạy trường cấp II xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đã nghỉ hưu. Được biết cùng lúc ông làm hai nghề thày: Thày giáo, thày cúng. Riêng nghề thày cúng như cái nghiệp gia truyền vì trước kia các cụ trong nhà cũng làm nghề này, truyền cho bố ông, đến ông là năm đời. Gia đình có 4 người con trai, nhưng bố chỉ truyền nghề cho mình ông, chính được bố tin yêu dạy thuộc những bài cúng cơ bản bằng chữ Hán, cách thức yểm bùa trừ tà khí, tự học hỏi nâng cao kiến thức qua các sách vở chuyên dụng, vừa đi học phổ thông vừa theo bố học nghề làm thày cúng từ năm 14 tuổi, sau này đã là giáo viên trung học phổ thông cơ sở, vừa làm thày dạy chữ, vừa làm thày cúng trên vùng cao các huyện Bắc Hà, Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, những học sinh trước kia ông dạy bây giờ có người đã là cán bộ chủ chốt của một địa phương, gặp ông làm thày cúng vẫn tỏ thái độ kính trọng, chào hỏi nói năng lễ độ. Trên 40 năm lăn lộn đi làm phúc cho nhiều nhà khắp đó đây không thể nhớ hết bao nhiêu trường hợp, nhưng có điều đáng nói là những gia đình có nhu cầu làm lễ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ, cầu siêu, cầu hồn, yểm mả, trừ tà cải táng người quá cố, ông chưa từ chối một trường hợp nào, đều xem ngày, tính giờ sắp xếp công việc báo trước cho gia chủ, định ngày tiến hành công việc. Trường hợp đặc biệt nhất người Trung Quốc biết tin đã mời ông sang yểm mả giúp gia đình chủ nhà:  Bào Phúc Sinh khu tập thể bưu điện huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam. Yểm hai ngôi mả cho bố mẹ : Bào Hữu Học 70 tuổi, mất tháng 3 ngày 5, giờ ngọ, mộ phần táng tại Nông Trang 16 tuổi huyện Hà khẩu. Mẹ Lưu Quang Ngọc 63 tuổi mất tháng 7 ngày 4, giờ dậu phần mộ táng tại khu đài dẫn bay Mã Hoàng Bảo. Mồ mả của ông bà Ngọc ở hai nơi cách xa nhau hàng trăm cây số, không quản ngại khó khăn ông lặn lội đội mưa trong đêm tối tới được cả hai nơi chỉ thời gian ngắn trong nhà có hai cái tang, hỏi ai mà không sợ hãi? Cùng khi ấy người con trai Bào Phúc Cương 37 tuổi rất khỏe mạnh, tự nhiên đổ bệnh lăn ra ốm nặng nằm điều trị tại bệnh viện Côn Minh, mọi thuốc thang vẫn không khỏi, gia đình khánh kiệt hết phương cứu chữa, nằm chờ chết, mọi người rất bi quan, lo sợ ngờ thần trùng về bắt. Có người mách bảo biết địa chỉ đã mời ông sang tận nơi cúng, yểm mả trong một tuần lễ, người bệnh mười phần chết chín tự nhiên khỏi bệnh ra viện về nhà sức khỏe dần hồi phục như cũ, tới nay yên ổn làm ăn, sinh sống bình thường, trong nhà không còn hiện tượng thần trùng ma tà gì nữa. Trường hợp thứ hai: Cụ Phạm Thị Sửu( thị Sinh) 98 tuổi mất tháng 10 ngày 7, giờ hợi. Mộ phần táng tại nghĩa địa thôn Xuân Cả, xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng tinh Lào Cai có con trai Nguyễn Quốc Ân, Nguyễn Tiến Hùng, con gái Nguyễn Thị Ngà. Sau khi cụ Sửu mât vài ngày, gia đình tự nhiên sinh ra lục đục, ban đêm luôn có tiếng động lạ trong, ngoài nhà, bóng người đi lại, âm thanh rên rỉ không rõ ràng rùng rợn, mọi người trong nhà hoảng loạn sợ hãi, lo lắng, hết người này đến người kia ngã bệnh, không khí nặng nề bao trùm mọi thành viên. Mời thày đến lễ, yểm bùa từ đó tới nay gia đình yên ổn làm ăn, mọi việc trong nhà trở lại bình thường, không còn việc gì xảy ra nữa. Trường hợp thứ 3: Cụ bà Phạm Thị Nhâm 85 tuổi mất tháng 12 giờ tý. Mộ phần táng tại nghĩa trang thành phố Lào Cai, có một người con trai là Nguyễn Trung Hạnh 55 tuổi và 4 con gái ở số nhà 264 Hồng Hà, tổ 11 khu Cốc Lếu thành phố Lào Cai.  Sau khi cụ Nhâm mất gia đình lộn xộn, anh em mất đoàn kết cãi cọ lo âu, mời thày đến làm lễ cầu hồn, cầu siêu cho người quá cố sau thời gian ngắn mọi sinh hoạt trong nhà trở lại bình thường. Trường hợp thứ tư: Ông Trương Xuân Nghiêm 61 tuổi mất tháng 12 ngày 6, giờ sửu.  Mộ phần táng tại nghĩa trang La Lin, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, quả phụ Bùi Thị Nội 64 tuổi cùng 2 con trai, 2 con gái sau khi ông Nghiêm mất gia đình có những biếu hiện bất an, nhiều đêm có tiếng động lạ như bước chân người đi lẹp kẹp dưới nền nhà, tiếng lạch cạch gõ cửa, tiếng động của bát đũa, mọi người rất lo lắng, mất ăn mất ngủ không khí sợ sệt, nặng nề bao trùm trong nhà như có ma tà ám ảnh. Đã mời thày tới làm lễ cúng ma, 12 giờ đêm yểm bùa tại mả người chết từ đó tới nay gia đình không còn lo sợ, những hiện tượng lạ trong nhà như mọi khi không còn sảy ra nữa. Đó là đơn cử một vài trương hợp cụ thể để mọi người chiêm nghiệm, suy ngẫm ngoài ra còn rất nhiều trường hợp làm phúc khác không thể kể hêt ngay một lúc được. Ví như: Gia đình ông Phạm Xuân Ngân 58 tuổi ngã ba sông thao phú Thọ, Gia đình bà Đào Thị Chồi 62 tuổi thôn Phú Hạ 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Gia đình ông Phạm Văn Thỏa ở Đắc Nông điện thoại 0501744873.
        Xem một số ghi chép trong sổ nhật ký của ông, để biết thêm những trường hợp khác nữa: Chỉ từ 15/01/2011 đến 16/3/2011 âm lịch, trong vòng hai tháng có tới 75 lần ông đi cúng làm phúc cho những gia đình khắp trong vùng và các tỉnh lân cận, còn mấy trường hợp nhà gần biết địa chỉ chính xác không cần ghi. Đặc biệt không khi nào ông uống một giọt bia rượu, việc đãi ngộ, công sá không bao giờ đòi hỏi, hoặc đặt điều kiện giá cả với gia chủ. Tùy mọi nhà xử sự sao cho phải lẽ. Ông coi được làm phúc cho người đang gặp bất hạnh, cầu trời khấn phật tai qua nạn khỏi, hết sợ hãi ma tà ám ảnh, gia đình trở nên ổn định đầm ấm hạnh phúc tin yêu nhau, đấy chính là động lực và động cơ để ông quyết trừ được mọi tà ma, ác quỷ làm hại người lương thiện. Tạm biệt! Chúng tôi kính chúc ông sức khỏe, chân cứng đá mềm đi trong đêm luôn có ánh hào quang dẫn lối, làm nhiều phúc đem lại cuộc sống bình an cho dân lành.
                                                             Nguyễn Đào Trường
Ông bà Đào Viêm CB huyện ủy Bảo Thắng L C
Được Ông Nho cúng mả giúp. Tác giả ngồi bên 



Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Thơ chữ Hán (tiếp)

                             Dịch nghĩa: Cảm hoài


Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào?
Trời đất mênh mông đắm trong cuộc rượu hát ca.
Khi gặp thời, người làm nghề bán thịt, kẻ câu cá cũng dễ thành công,
Lúc lỡ vận, bậc anh hùng đành phải nuốt hận nhiều.
Giúp chúa, những mong xoay trục đất lại,
Rửa vũ khí không có lối kéo tuột sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,
Bao phen mang gươm báu mài dưới trăng.




                             Dịch thơ

                            Cảm hoài

                                 Bản dịch:  Nguyễn Đào Trường

Tháng ngày đằng đẵng chân trời
Cuộc say dằng dặc việc đời mênh mang.
Tiểu nhân trưởng giả vênh vang
Anh hùng thất thế bầm gan nuốt hờn.
Trung thành phò chúa chẳng sờn
Sông Ngân gột giáp mỏi mòn đứng trông
Bạc đầu thù trả chưa xong
                                                     Mài gươm rửa hận khuyết trăng hận còn







                                                                                  
 

Thơ chữ Hán

                            Bài thơ cảm hoài của Đặng Dung

      Nhân bài viết của nhà giáo, nhá sử học đại học khoa học Huế, Hà Văn Thịnh đề cập tới câu thơ "Quốc thù vị báo đầu tiên bạch". Trong bài thơ "CẢM HOÀI" của Đặng Dung một vị tướng khởi nghĩa thời hậu Trần chống quân Minh xâm lược nước ta đầu thế kỷ XV. Tôi (Nguyễn Đào Trường) đã dịch bài thơ sang thể lục bát. Đưa lên mạng nguyên bản chữ Hán, cùng bản dịch mời bạn đọc thưởng lãm. NĐT



感懷   鄧容


世事悠悠奈老何
無窮天地入酣歌
時來屠釣成功易
運去英雄飲恨多
致主有懷扶地軸
洗兵無路挽天河
國讎未報頭先白
幾度龍泉載月磨


 phiên âm

CẢM HOÀI

                                                      Đặng Dung


Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch
Kỷ độ long tuyền đới nguyệt ma.

Xem bản dịch trang tiếp theo














                                          


Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011

                             Lời cảm ơn


           Chuyến tàu du lịch SP4 chạy ga Lào Cai lúc 20h45 ngày 15/4/2011. đến ga Hà Nội 5h30 ngày 16/4/2011, chuyển sang tàu HP1 đi Hải Phòng lên tàu xong yên vị chỗ ngồi, định thần lại tôi mới giật mình nhớ ra còn quên bỏ sót đồ bên tàu SP4, gửi hành lý cho người bạn đường, vội chạy thục mạng sang toa số 3, giường 1 tìm nhân viên phục vụ toa này, chị dịu dàng thân mật hỏi bác mất gì ạ? Thưa tôi bỏ quên chiếc máy ảnh kỹ thuật số hiệu"CANON"kiêm tính năng kamera nơi giường nằm. Khi thu dọn chăn gối cháu có nhặt chiếc máy ảnh đây ạ, nếu phải của bác xin gửi  bác, tôi nhận lại máy ảnh vội vàng cảm ơn, chị xem đồng hồ nhắc tôi còn 5 phút nữa tàu Hải Phòng chạy bác sang tàu kẻo lỡ. Vội quá tôi chỉ kịp hỏi biết tên chị nhân viên nhà tàu tên là Hoa. Cảm động trước tấm lòng chân tình thật thà của chị nhân viên,  không vì lòng tham đã trả lại của rơi cho hành khách (Như tôi), Viết đôi dòng  cảm ơn chị, cảm ơn ngành đường sắt có những nhân viên biết vì nhân dân phục vụ.

                                                         Nguyễn Đào Trường
                                                                                Hội Văn Học Nghệ Thuật Hải Dương

                   Nhân viên bán vé ga Lào Cai


                     Nhân viên gác ĐS biên giới

            Tác giả đứng nơi cưa khẩu Lào Cai
                           
                       VIỆC LẠ MÀ QUEN
                   Cụ Mai Thị Quý 89 tuổi đang đọc báo mạng

              Nghe tin có một cụ bà tất cao, vẫn Mạnh khỏe, minh mẫn tai tinh mắt sáng, mói năVing mạch lạc dứt khoát, không hề nhầm lẫn, hàng ngày cụ vẫn lao đôn cgvg áng như làm cỏ ngô lúa, chăn nuôi gà lợn, dọn dẹpét                                   
              Nghe tin có một cụ bà tuổi rất cao, vẫn Mạnh khỏe, minh mẫn tai tinh mắt sáng, nói năng mạch lạc dứt khoát, không hề nhầm lẫn, hàng ngày cụ vẫn lao đông,  công việc đồng áng như làm cỏ ngô lúa, chăn nuôi gà lợn, dọn dẹp quét tước nhà cửa giúp con cháu như những người lao động trẻ bình thường. Điều đặc biệt đáng nói hơn cụ biết sử dụng máy vi tính nối mạng xem báo chí, tin tức những khi rảnh rỗi. Với chí tò mò chúng tôi đã cất công lặn nội, mặc cho đường sá xa xôi, mưa miền núi như trút nước tìm đến tận nơi để thật mục sở thị. Mới hay cụ bà Mai Thị Quý sinh năm 1923, năm nay 89 tuổi, tại thôn Tân Tiến, xã Gia phú, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Việc này nếu ở miền xuôi đã là sự lạ hiếm có, đằng này lại xẩy ra nơi miền núi xa xôi hẻo lánh mới tài chứ. Chúng tôi hỏi cụ biết dùng máy vi tính lâu chưa? cụ có học ở đâu không? Cụ bảo nhà có máy vi tính nối mạng từ lâu cho các cháu học, những lúc rảnh rỗi cứ mày mò dần rồi quen, chỗ nào chưa biết lại bảo con cháu hướng dẫn lâu dần thông thạo mở được chỗ nọ, chỗ kia, biết tin này tin khác lắm cái hay đáo để. Theo cụ việc học lúc trẻ ở trường lớp, về nhà phải học lẫn nhau, mình già không học ở lớp thì học những cái con cháu nó biết hơn mình, chẳng có gì phải dấu diếm, kinh nghiệm cuộc sống mình biết lại bảo cho con cháu.
            Tạm biệt cụ chúng tôi kính chúc sức khỏe và mong cụ mỗi ngày đọc được vài trang báo mạng để biết thế giới người ta ra sao? Tiếc cho bao người còn trẻ tuổi mà không hề biết mạng intonet là gì!
                                                              Nguyễn Đào Trường             Tạm biệt cụ chúng tôi kính chúc sức khỏe và mong cụ mỗi ngày đọc được vài trang báo mạng để biết thế giới người ta ra sao? Tiếc cho bao người còn trẻ tuổi mà không hề biết mạng intonet là gì!
                                                              Nguyễn Đào Trường

Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011

Chuẩn Quận Công Nguyễn Đức Nhuận

                            郡公阮德潤事實為口傳
               Quận công Nguyễn Đức Nhuận
                       Sự thật & lời truyền
       
          Lâu nay chúng ta hiểu sự thật về cụ tổ Quận công Nguyễn Đức Nhuận quá ít, sơ sài, thậm chí sai lệch làm giảm giá trị tinh thần trong xã hội đối với cụ, giảm giá trị của một vị quan đầu triều rất có công đức với dân nước thời hậu Lê. Các hậu duệ thiếu cơ sở khoa học để tự hào chính đáng về dòng tộc đã dày công xây đắp nền nhân, thâm hậu đúc hun trí đức, sản sinh ra môt người hiền tài, mẫu mực để quả phúc cho muôn đời con cháu, làm nên một dòng tộc" thế phiệt trâm anh" tiếng thơm truyền mãi trong làng, ngoài nước. Với tinh thần nhiệt huyết, trách nhiệm bản thân đối vơi dòng họ , cần nhìn lại, đánh giá khách quan đúng mức trên cơ sở khoa học, có căn cứ bút tích trong các văn bia, trên đồ thờ tự, lời truyền khẩu… Những gì thuộc về cụ tổ "Chuẩn quận công Nguyễn Đức Nhuận" do lịch sử để lại. Chúng tôi Nguyễn Đào Trường 76 tuổi nhà thơ, Nguyễn Đình Nhiệm 63 tuổi nhà giáo, Nguyễn Xuân Tùng 63 tuổi thạc sỹ kinh tế học thống nhất nhận định như sau.

                                 Theo truyền khẩu

                 Cụ Nguyễn Đức Nhuận được sinh ra tại thôn An Trì, xã An Trì,  phủ Hạ Hồng,  huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Nay là thôn An Trì, xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải phòng, con thứ tư của cụ Nguyễn Phúc Hà người bản địa.  Lớn lên cụ đi làm quan ở Kinh đô, mang ba người cháu con các ông anh lên kinh kỳ học, đỗ đạt rồi làm quan.
 1 - Nguyễn Đăng Lan(Tri phủ) sau trở thành cụ tổ chi thứ II thôn Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
 2 - Nguyễn Đăng Liên(Tri phủ) sau trở thành cụ tổ chi thứ III thôn Phần Hà, xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
 3 - Một người cháu nữa không nhớ tên, và hình như có tên địa phương là Bếp Đoạt, hay Bất Bạt gì đó. Chi này còn hay mất, thất lạc nơi đâu chưa có căn cứ tìm ra.
         Sở dĩ cụ không về An Trì vì cho rằng dân ở đây bạc tục, xem thường cụ, bụt chùa nhà không thiêng, đón tiếp thiếu long trọng, qua loa chiếu lệ, hời hợt. Cụ giận ném hòn đất thề xuống ao ông Chư. Về sau nơi này nổi lên một cái gò đất lớn,(coi đấy như lời nguyền của cụ) đến mãi gần đây những năm 50, 60 thế kỷ XX cái gò đất nổi ở ao ông Chư vẫn còn. Cụ  nói với dân làng từ nay trở đi làng này(ám chỉ làng An Trì) không có người làm quan lớn nữa. Cũng từ đó không thấy cụ về lại An Trì.
     Người đời bảo cụ là quan hoạn (người thiến dương vật) làm việc trong cung cấm nhà Vua. Cụ có nhiều công lao với nước, với dân. Sau về chí sỹ chết ở Nhân Kiệt, mồ mả táng tại xứ Đồng Trong nơi những lần giỗ tổ các chi vẫn đến thắp hương kính viếng. Ở An trì có lời đồn, cụ chết do bệnh dịch, phải đổ vôi bột tránh lây nhiễm.
 Như vậy theo tập tục xác định An Trì là chi thứ nhất, Nhân Kiệt chi thứ hai, Phần Hà chi thứ ba, còn Bếp Đoạt, hay Bất Bạt gì đó chi thứ tư bị mất tích.

                     Những sự thật được khai mở

             Từ một bài viết trên báo "An ninh thế giới" số 745 ngày 9/4/2008.                Vụ phá trộm mộ cổ ở Hưng Yên, lần theo địa chỉ bài báo tôi(Nguyễn Đào Trường) tìm về thôn Thụy Trang,  xã Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên gặp những cán bộ  có trách nhiệm ở địa phương:  Ông Nguyễn Chuyên trưởng phòng văn hóa huyện Yên Mỹ, ông Lê Thành Công trưởng thôn Thụy Trang, ông Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Đăng Tuyến người dân đại diện cho dòng họ Nguyễn thôn Thụy Trang. Qua lời trình bày của tôi,  họ đã cộng tác rất nhiệt tình. Thấy tôi đọc một số thông tin ghi trên hai tấm bia đá ở lăng thờ cụ quận công Nguyễn Đức Nhuận, khớp với bài vị hiện đang thờ tại nhà ông Nguyễn Đình Ánh thôn An Trì, xã Thanh Lương Vĩnh bảo, Hải Phòng (tôi có bản viết tay và  ảnh chụp mang theo) họ đều tỏ ra nồng nhiệt, đón tiếp, hồ hởi và nói: Theo các cụ già từ xa xưa kể lại,  thì ở đây chúng tôi có hai ông quận công, ông quận chú và ông quận cháu. Vậy thì lăng mộ này đúng là của dòng họ nhà ông thật rồi. Trước nay đã có vài người đến nhận nhưng không đưa ra được bằng chứng gì, nên họ không dám nhận. Tôi hết sức bất ngờ trước thông tin họ đưa ra. Một sự trùng lặp đến kỳ lạ, ngỡ ngàng về ông quận chú và ông quận cháu, Thụy Trang Hưng Yên với An Trì Vĩnh Bảo cách xa nhau hàng trăm cây số. Thời phong kiến ngày xưa đât nước ta  còn nghèo nàn lạc hậu, đường sá giao thông chưa phát triển, đi lại giữa các vùng miền chỉ dựa vào đường sông là chính. Thế mà hai nguồn tin truyền khẩu hai nơi khớp nhau là một(phải chăng đây là sự có thật). Thêm cơ cở kiểm chứng xác nhận lời truyền khẩu ở An Trì, qua đây tôi biết còn một gia đình ở xã Trung Hưng hàng năm tết nhất vẫn đến lăng mộ thăm viếng thắp hương. Lần đến nhà ông Nguyễn Văn Mọc thôn Đạo Khê,  ông cho biết các cụ đời trước đến bố ông truyền lại, con cháu cứ thế thắp hương, chứ thực ra chẳng hiểu lăng mộ của cụ nào! Bia thì có đấy nhưng lâu lắm cả vùng này không ai đọc, nên chẳng hiểu thế nào. Vậy đã giải tỏa một phần nghi ngờ ông chú mang cháu thứ ba ra đi không thấy trở lại An Trì. Theo chế độ tập quyền các triều đại phong kiến xa xưa, những người làm quan lớn của triều đình thường được chọn trong số con cháu, hoặc người thân của mình có cốt cách, tố chất, thông minh tháo vát, học giỏi vào tập việc sau kế chân để mình về chí sỹ(Về hưu). Do đó ở  thôn Thụy Trang, Đạo Khê mới có hai ông quận(Ông quận chú, ông quận cháu). Vậy đây là chi thứ tư họ ta đang cần tìm. Chi tiết này một lần nữa nói nên cụ quận công Nguyễn Đức Nhuận không về lại làng An Trì là thật. Cũng từ đấy cụ định cư ở Đạo Khê. Riêng việc cụ thay tên đổi họ, cái đó do hoàn cảnh lịch sử, xã hội đương thời có nhiều khúc gẫy, góc khuất chúng ta không lý giải được.
            Tôi chủ động mời nhà Hán học,  nhà văn hội viên hội nhà văn Việt Nam ông Đặng Văn Sinh cộng tác cùng nhau. Chúng tôi làm việc với thái độ cẩn trọng, nghiêm túc,  khoa học đọc và dịch hoàn toàn hai tấm bia đá thờ tại lăng mộ "Chuẩn quận công Nguyễn Đức Nhuận", tại cánh đồng thôn Đạo Khê, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Đọc dịch tấm bia đá, bài vị hiện thờ tại nhà ông Nguyên Đình Ánh thôn An Trì, xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng. Bức châm thư viết chữ Hán của chi họ Nguyễn Đức tại nhà ông Nguyễn Đào Trường 65 phố Đinh Văn Tả phường Bình Hàn, thành phố Hải Dương. Bức châm thư viết chữ Hán tại nhà ông Nguyễn Xuân Được thôn Phần Hà, xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Qua những thông tin bút tích để lại chúng tôi nhận thấy:
   - Cụ Nguyễn Đức Nhuận chức tước, tên tuổi ghi trong bia đá, trên bài vị: Phụng quản phụng tả đội, thị nội giám, tư lễ giám, tổng thái giám, phù quốc thượng tướng quân, chuẩn quận công, Nguyễn tướng công tự Đức Nhuận thờ tại nhà ông Nguyễn Đình Ánh thôn An Trì, xã Thanh Lương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải phòng. Trùng khớp với những thông tin chức tước, tên tuổi ghi trên hai tấm bia đá "Tự Báo Đức Bia", "Tự Sự Nghiệp Bia". Trong lăng thờ tại cánh đồng thôn Đạo khê, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên, chính là một cụ Nguyễn Đức Nhuận. Bởi cùng thời kỳ làm quan không thể có hai ông quan cùng một họ tên, cùng nhiều chức tước như nhau được.
   - Nội dung trong những bức châm thư không những mang giá trị nhân văn giáo dục truyền thống tốt đẹp của một dòng tộc để con cháu muôn đời noi theo, còn cho chúng ta thấy rõ sự vĩ đại của cụ tổ, nhắc nhở các thế hệ mai sau luôn nhớ về cội nguồn,  những câu 三支建邑貽謀遠 Tam chi kiến ấp di mưu viễn 世廟鄉祠千載澤 Thế miếu hương từ thiên tải trạch,  傑山屹立豐碑在 Kiệt sơn ngật lập phong bia tại. Hay như một bức châm  khác có câu: 宦路輕輕憑福蔭 Hoạn lộ khinh khinh bằng phúc ấm, 封侯重重近君王Phong hầu trọng trọng cận quân vương.  Chữ nghĩa trên các bức châm thư đều nói tới công trạng cao ngất như núi Thái, người làm quan đầu triều luôn bên cạnh nhà Vua được cầm "Ngọc khuê"tự do xuất nhập cung cấm, dự bàn quyết sách mọi việc tối mật với nhà Vua đã xác lập trong bia đá. Qua nghiên cứu những chứng tích, hiện vật, văn bản đang lưu giữ ở các nơi chúng tôi nhận thấy: Tấm bia đá,  bài vị thờ ở nhà ông Ánh Vĩnh Bảo, hai bức châm thư ở Hải Dương, Hưng Yên tuy câu chữ khác nhau, nhưng đều quy tụ nội dung giống nhau, đều nói về một cụ tổ Nguyễn Đức Nhuận, trùng với một phần ghi trên hai tấm bia 敘報德碑 "Tự báo đức bia, 敘事業碑 tự sự nghiệp bia" ở Đạo Khê, Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên.
   - Con đường hoạn lộ của cụ Nguyễn Đức Nhuận hanh thông thăng tiến không ngừng. Vào học việc trong phủ chúa Trịnh năm 16 tuổi (Đinh Mão 1688). Các chức tước cụ đã trải qua từ thấp tới cao trong đó có chức Thái giám, Tổng Thái giám, người đời cứ ngỡ rằng giữ chức vụ này đều là quan hoạn. Mặt khác cùng chữ "Hoạn" của chữ Háncó hai nghĩa trái ngược nhau, theo" Hán Việt từ điển" trang 216  chữ hoạn: - 1 làm quan, 2 - người thiến dương vật vào cung hầu hạ vua và hoàng hậu, phi tần.  Một thực tế hiển nhiên tuy có thời kỳ làm thái giám, tổng thái giám cụ không phải là quan hoạn như xa xưa ta lầm tưởng. Hơn nữa người đời do vô tình, hay cố ý hiểu chữ hoạn theo nghĩa thứ hai rồi áp đặt vào bảo cụ là quan hoạn trở thành sai sự thật.  Căn cứ vào những bằng chứng như trên đã phân tích, lý giải, cân nhắc chúng tôi đi đến kết luận:
      1 - Cụ Nguyễn Đức Nhuận ghi trên văn bia, bài vị thờ tại nhà ông Nguyễn Đìng Ánh với cụ Nguyễn Đức Nhuận ghi trên bia ở lăng thờ cụ tại cánh đồng thôn Đạo Khê, Trung Hưng, Yên Mỹ, Hưng Yên chỉ là một.
       2 - Cụ Nguyễn Đức Nhuận có thời gian làm quan thái giám, tổng thái giám, nhưng không phải quan hoạn (Người thiến dương vật). Cụ có vợ con.
      3 - Cụ Nguyễn Đức Nhuận sinh ngày 05/04/1672  (Nhâm Tý). Mất ngày 09, tháng 10, năm 1727 (Đinh Mùi). Tại thôn Thụy Trang, sau là Đạo Khê, xã Trung Hưng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương. Đường Hào trước kia bao gồm ba huyện (Mỹ hào, Yên Mỹ, Đường An).
      4 - Tháng 10/1995 nhân xây lại mộ ở xứ Đồng Trong thôn Nhân Kiệt, nơi vẫn bảo là mộ cụ Nguyễn Đức Nhuận. Các ông Nguyễn Đức Đạc trưởng chi, Nguyễn Đức Trinh, Ngưyễn Đức Cơ, Nguyễn Đức Cờ, Nguyễn Đào Trường và một số các cháu cùng làm, đào tới tận tiểu sành kiểm tra xem có gì khác, lắp tiểu đậy bằng gạch thất như những ngôi mộ bình thường, mọi người cũng hồ nghi,  xây xong không dám khắc tên, sau đấy ông Nguyến Đức Đạc trưởng chi nói đó là mộ cụ tổ bà. (Không phải mộ cụ Nhuận).
      5 - Cụ Nguyễn Đức Nhuận chính là cụ tổ của các chi họ Nguyễn:
                  - Nguyễn Đình thôn An Trì, xã Thanh Lương, huyện Bĩnh Bảo thành phố Hải phòng.
                  - Nguyễn Đức thôn Nhân Kiệt, xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
                  - Nguyễn xuân thôn Phần Hà, xã Bắc Sơn, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
                   - Nguyễn Văn thôn Đạo Khê, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng yên.
       6 - Lăng thờ, mồ mả cụ Nguyễn Đức Nhuận tuy bị thời gian, con người, và thiên nhiên tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Cả quần thể rộng mênh mông mười mẫu bắc bộ, có con ngòi dài hàng km dẫn nước từ sông Lực Điền vào hồ ông Quận.  Những hiện vật bằng đá (voi, chó, ngựa, ban thờ, tượng người), sừng sững vĩ đại hai khối bia lớn. Các mặt dầy đặc những chữ Hán ghi sự nghiệp, công trạng của cụ nói nên nơi đây từng là công trình, kiến trúc quy mô, hoành tráng đẹp rực rỡ một thời. Bây gìơ trở thành phế tích hiện đang còn tại cánh đồng thôn Đạo khê, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Mộ phần cụ táng tại cánh đồng Bãi Quân, tọa Nhâm, hướng Ngọ. Tháng 11/2009 năm anh em ông Nguyễn Văn Mọc người sở tại, huy động tiền của, công sức đóng góp, xin với địa phương trên 20m2 đất xây tường bao xung quanh lăng, tạm thời xây phần mộ cụ:" Chuẩn quận công Nguyễn Đức Nhuận" có nấm cao lên như những ngôi mộ bình thường khác. Không còn cảnh"Xè Xè nấm đất bên đường".
         Những gì sự thật trong sáng tươi đẹp thuộc về tổ tiên chúng ta, cụ : "Chuẩn quận công Nguyễn Đức Nhuận" xưa kia bị lớp bụi thời gian che phủ. Các triều đại biến đổi, bãi biển nương dâu, hoàn cảnh xã hội khắt khe kỳ thị làm lu mờ, méo mó sự việc.  Dẫn đến các thế hệ sau hiểu lệch lạc, thiếu chuẩn xác về cụ tổ mình. Ngày nay sự thật đã được khẳng định qua những bút tích., hiện vật cụ thể. Chúng ta những hậu duệ của cụ có quyền phấn khởi, tự hào và có trách nhiệm đền đáp công ơn cụ, trả lại sự thật trong sáng, tươi đẹp làm rạng rỡ tổ tiên dòng tộc mình.

                               Hải Dương Ngày 20/08/2010 (Canh Dần)
 
     Nguyễn Đình Nhiệm, Nguyễn xuân Tùng, Nguyễn Đào Trường    kính bút.


Giới thiệu vài hình ảnh lăng mộ chuẩn Quận Công Nguyễn Đức Nhuận tại cánh đồng thôn Đạo Khê, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên
                                     Toàn cảnh di vật khu lăng mộ còn lại đã xây tường bao tạm.

                                          Ông Nguyễn Đình Khuyến từ Sài Gòn về viếng mộ tổ

                                              Ông Nguyễn Đình Viên ở An Trì, Thanh Lương,
                                                      Vĩnh Bảo, Hải Phòng về viếng mộ tổ

 
                                                     Cháu Nguyễn Đình Xuân viếng mộ tổ

 
                                                 Con cháu An Trì và Đạo Khê viếng mộ tổ

                                                          Các cháu An Trì viếng mộ tổ

 
                                                             Ruộng nước vây xung quanh

                                          Ba anh em ông Nguyễn Đình Kế ở Phố Lu, Lao cai
                                                         Ông Nguyễn Đình Nho
                                         Ông Nguyễn Đào Trường cùng bạn người CHLB Đức
Gia đình ông Cửu ở Cam Đường