Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

Sách cổ bằng vàng thời Nguyễn giá hơn 2 tỷ đồng (27/02/2012)

Sau nhiều lượt đấu giá, cuốn sách bằng vàng được nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường mang về Việt Nam với giá 72.750 euro, tương đương hơn 2 tỷ đồng. Đây là sách phong duy nhất bằng bạc mạ vàng tồn tại trong nước hiện nay.
Đây là cuốn sách do vua Thiệu Trị (vị vua thứ ba thời nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1841 đến 1847) tặng cho bà phi Vũ Thị Viên khi bà được phong từ Lương Tần lên Lương Phi (1846). Cuốn sách bằng bạc được dát vàng kích thước 14 x 23 cm, có 5 tờ, 10 trang, nặng gần 2 kg, với 186 chữ Hán nói về thân thế cũng như sự nghiệp của bà phi này. Bìa sách được chạm trổ hình rồng, bên trong là chữ Hán nói về tiết hạnh cũng như các đức tính của bà phi Vũ Thị Viên.

Nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường cho biết, lần đầu tiên được cầm trên tay cuốn sách vàng, anh hồi hộp, tay run bần bật vì xúc động. Ảnh: Hà Đan.
Nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường cho biết, lần đầu tiên được cầm trên tay cuốn sách vàng, anh hồi hộp, tay run bần bật vì xúc động. Ảnh: Hà Đan.

Căn nhà số 31 Bà Triệu (Hà Nội) chứa đầy cổ vật với những bộ bình cổ thời Khang Hy, tủ gỗ từ thế kỷ 19, đôi bình phong cẩn vàng bạc của vua Bảo Đại... Nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường cho biết, cuốn sách vàng là món đồ anh quý nhất. Anh nhớ lại, năm 2002, lần đầu tiên anh được nghe nói về cuốn sách quý qua một người bạn Việt kiều Pháp. "Nghe tin có cuốn sách như vậy, tôi rất xúc động, chỉ mong được tận mắt nhìn thấy, sờ vào từng trang sách", anh Trường bày tỏ.
Nhưng phải đến những năm 2004 - 2006, niềm ao ước này của người đàn ông mê cổ vật mới thực hiện được. Anh chia sẻ, tay anh run bần bật vì quá xúc động khi được cầm món cổ vật có một không hai. Từ lúc đó cho đến tận khi đấu giá được món đồ quý này vào năm 2011, anh mới được một lần chạm tay vào cuốn sách.
Nhà sưu tầm cổ vật Cao Xuân Trường kể, để mang được cuốn sách về Việt Nam, anh phải đi đi về về từ Canada sang Pháp không dưới 10 lần. Dò la và biết cuốn sách vàng đang được một tướng viễn chinh Pháp trong cuộc chiến tranh Việt Nam lưu giữ, anh đã lặn lội đến tận nhà riêng và thuyết phục người này bán. Dù vậy, mỗi lần đề cập chuyện mua bán, anh đều bị người Pháp kia từ chối.
Cơ duyên đến với Cao Xuân Trường vào khoảng tháng 10/2010, trong một lần đến Pháp, anh biết thông tin món đồ quý nói trên được đưa ra bán đấu giá. "Vượt mặt" cả người Tây, Trung Quốc và một vị khách bí mật trả giá qua điện thoại và phải bán cả một căn nhà tại Canada, Cao Xuân Trường mới đem được quyển sách vàng về Việt Nam. Ngày cuốn sách về Việt nam là cuối tháng 3/2011.

Bìa sách được chạm trổ hình rồng tinh xảo. Các trang kết nối với nhau bằng 4 chiếc khuyên cũng được đúc từ vàng pha bạc. Ảnh: Hà Đan.
Bìa sách được chạm trổ hình rồng tinh xảo. Các trang kết nối với nhau bằng 4 chiếc khuyên cũng được đúc từ vàng pha bạc. Ảnh: Hà Đan.

Anh kể lại, mức khởi điểm trong buổi đấu giá là 30.000 euro, tương đương hơn 830 triệu đồng (tỷ giá hiện tại). Ngay sau đó, một vị khách Tây trả 45.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng). Người Trung Quốc nâng lên 55.000 euro (hơn 1,5 tỷ đồng). Một khách bí mật định giá 70.000 euro (trên 1,9 tỷ đồng) qua điện thoại. Cuối cùng, Cao Xuân Trường là người thắng cuộc, với mức giá cho cuốn sách là 72.750 euro (hơn 2 tỷ đồng).
Theo Cao Xuân Trường, sách có giá trị vật chất lớn, nhưng không thể sánh với giá trị tinh thần. Anh bày tỏ, bán một căn nhà, có thể mua lại căn khác, nhưng nếu không mua được cuốn sách trong buổi đấu giá tại Pháp, thì cơ hội để đem được về Việt Nam rất khó. Nhà sưu tầm cổ vật này cũng cho hay, anh không có ý định bán cuốn sách vàng cho người khác. Cũng có khả năng, anh sẽ hiến tặng cổ vật này cho một bảo tàng tại Việt Nam để báu vật mãi mãi ở trong nước.
Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - nguyên Giám đốc Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế cho biết, cuốn sách nói trên là sách phong duy nhất bằng bạc mạ vàng vẫn tồn tại. Ở Việt Nam và hải ngoại, chỉ còn trông thấy một số sách bằng đồng (đồng sách), và thể sách (sách bằng lụa).

Hà Đan
(Nguồn: VnExpress)

Vua Hùng tên thật là gì?

1. Hùng và Lạc
Chữ Hùng (trong Hùng vương, Hùng điền) hay chữ Lạc (trong Lạc vương, Lạc điền, Lạc hầu, Lạc tướng) chữ nào có trước?
Chữ Lạc có trước, xuất hiện trong văn bản Giao Châu ngoại vực kí [交州外域記, Jiaozhou waiyu ji]. Cụ thể như sau:
交州外域記曰,交趾昔未有郡縣之時,土地有雒田,其田從潮水上下,民墾食其田,因名為雒民。設雒王雒侯主諸郡縣。縣多為雒將。雒將銅印青綬。
Giao châu ngoại vực kí viết: “Giao Chỉ tích vị hữu quận huyện chi thời, thổ địa hữu lạc điền, kì điền tòng triều thủy thượng hạ/thướng há, dân khẩn thực kì điền, nhân danh vi lạc dân. Thiết lạc vương lạc hầu chủ chư quận huyện. Huyện đa vi lạc tướng. Lạc tướng đồng ấn thanh viện.”
Giao châu ngoại vực kí nói rằng: ‘Jiaozhi/ Giao Chỉ thời xưa khi chưa có quận huyện, đất đai (thì) có ruộnglạc. Những ruộng này theo (sự) lên xuống của con nước, và người dân cày cấy lấy cái ăn [ở] ruộng đó vì thế được gọi là dân lạc. Đặt các ông hoàng lạc (lạc vương), các ông quanlạc (lạc hầu) cai quản ở các quận huyện. Nhiều huyện có tướng lạc (lạc tướng). Các tướng lạc có dấu đồng và dải xanh.’
Chữ Hùng có sau, xuất hiện trong Nam Việt Chí. Cụ thể như sau:
交趾之地頗爲膏腴,徙民居之,始知播植,厥土惟黑壤,厥氣惟雄,故今稱其田為雄田,其民為雄民,有君長亦曰雄王,有輔佐焉亦曰雄侯,分其地以為雄將。(出南越志)
Giao Chỉ chi địa phả vi cao du, tỉ dân cư chi, thủy tri bá thực, quyết thổ duy hắc nhưỡng, quyết khí duy hùng, cố kim xưng kì điền vi hùng điền, kì dân vi hùng dân, hữu quân trưởng diệc viết hùng vương, hữu phụ tá yên diệc viết hùng hầu, phân kì địa dĩ vi hùng tướng.
Vùng đất Jiaozhi/ Giao Chỉ tương đối màu mỡ. Di dân đến sống ở đó, mới bắt đầu biết gieo trồng. Đất ở đây rặt là đất phì nhiêu đen. Khí ở đây mạnh (hùng). Cho nên bây giờ gọi những ruộng ở đây là ruộng hùng, dân ở đây là dân hùng. Có người lãnh đạo tối cao (quân trưởng) cũng gọi là vua hùng (hùng vương). Có những người phụ tá ông ấy [tức ông vuahùng] thì cũng gọi là quan hùng (hùng hầu). Chia đất ở đây để cho các tướng hùng (hùng tướng).
2.Hùng hay Lạc
Nam Việt Chí ra đời sau Giao Châu ngoại vực ký hàng trăm năm. Quan trọng hơn, chữ Lạc (雒) chữ chỉ là để phiên âm từ tiếng Việt cổ qua chữ Hán cổ. Còn chữ Hùng (雄) là một chữ có nghĩa.
3. Chữ Lạc từ đâu mà có.
Người Việt cổ không có họ. Tên đặt theo nghề. Đến đời Trần vẫn đặt tên theo nghề cá. Lần ngược lên thời Hai Bà, tên người được đặt theo nghề nuôi tằm (Trứng Chắc, Trứng Nhì, rồi được người Tàu văn bản hóa bằng hán tự, rồi được các nhà sử học ngày xưa của VN dịch về tiếng ta thành Trưng Trắc, Trưng Nhị. Có rất nhiều ví dụ về tên nôm của danh nhân được người Tàu hán tự hóa rồi dịch ngược ra tiếng ta. Ai đọc Tạ Chí Đại Trường sẽ nhớ trường hợp rất thú vị của Lý Thường Kiệt – Thằng Kặc).
Quay trở lại với văn bản Giao Châu Ngoại Vực Ký đã nói ở trên, thời cổ người dân sống bằng nghề nông, trồng cây lạc, trên các thửa ruộng lạc, tưới tiêu bằng thủy lợi tự nhiên, dân sống trên ruộng lạc, gọi là dân lạc, thủ lĩnh của dân lạc gọi là lạc vương, dưới lạc vương là các lạc hầu, lạc tướng.
Chữ Lạc chính là chữ lúa. Ruộng lạc là ruộng lúa. Dân lạc là dân (trồng) lúa. Tiếng Việt cổ gọi lúa là Lọ. Phiên âm qua tiếng Hán rồi phiên âm ngược lại tiếng Việt mà trở thành Lạc.
Người Mường (cùng ngôn ngữ với người Việt cổ) gọi Lúa là Lọ hoặc Ló. Tục ngữ người Mường có câu “Cơm mường Vó, Lọ mường Vang” (cám ơn chú Huy Tâm đã dạy cháu từ này).
Qua bao năm lạc lối, tên riêng Lúa của cha ông chúng ta, chạy qua bên Tàu, quay về với các nhà viết sử Việt thời cổ, lạc tiếp vài lần nữa, thành chữ Lạc. Nay nhờ 5xu biết google nghiên cứu mà tìm ra nghĩa gốc của từ. Chúc mừng Vua Lúa (nước) tục gọi Hùng Vương. Chúng con xin trả tên đúng về cho cụ.

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

Tiệc khoả thân Sushi

Sushi là một món ăn đang được Nhật Bản “toàn cầu hóa”. Đấu vật Sumo, trang phục Kimono và Sushi là 3 biểu trưng của văn hóa Nhật. Nyotaimori (lược dịch: bữa ăn trên thân thể phụ nữ) là một trong những kỹ năng khó học nhất của Geisha truyền thống. Bất kỳ cô bé nào muốn trở thành Geisha đều phải học qua các môn: đàn dây, cắm hoa, thư pháp, ca múa, trà đạo, trang điểm, giao tiếp, tuy nhiên chỉ một số rất ít học Nyotaimori.
‘Mốt’ ăn sushi trên cơ thể mẫu nude, Tin tức trong ngày, An sushi tren co the, Mau nude, Phu nu, nam gioi, Tiec sushi, Nhat Ban, Chuyen la, Chuyen la co that, Tin tuc
Đầu tiên, những người hành nghề này được đòi hỏi là gái đồng trinh, trẻ đẹp và có một thân hình bốc lửa. Trước mỗi lần thực khách ăn uống, các kỹ nữ phải trải qua một trình tự tịnh thân nghiêm ngặt. Một điều rất khó mà các kỹ nữ phải khổ luyện là lõa thể trước thực khách và nằm bất động trong hàng giờ liền để những đầu bếp bày đặt những món gia vị sushi lên các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như ngực, bụng, rốn, âm hộ, v.v…
Để làm được điều này, họ tuân thủ một hệ thống bài tập mà phổ thông là lõa thể trước mặt sư phụ, trên người đặt sáu quả trứng gà, nằm bất động, mắt không liếc ngang dọc trong vài tiếng đồng hồ, trong khi liên tục có vài người làm động tác như rót rượu, đổ canh… Bài tập được coi là thành công nếu dưới tất cả các kích thích như thế mà không có một quả trứng nào bị lăn xuống dưới đất. Trong trường hợp trứng vỡ, bài tập lại được bắt đầu lại từ đầu. Để học được Nyotaimori, Geisha phải trải qua một quá trình tập luyện đầy khó khăn. Trong khoảng thời gian này, người giám sát sẽ nhiều lần thử độ phản ứng của các cô bằng cách thả 1 cục nước đá trên bất kì điểm nào của cô cơ thể. Nếu bất kì trái trứng nào nhúc nhích, thời gian 4 tiếng sẽ được tính lại từ đầu. Tất cả các Geisha truyền thống khi học Nyotaimori bắt buộc phải là trinh nữ, để đảm bảo sự tinh khiết và sạch sẽ cho món sushi sẽ được bày trên cơ thể họ. Hầu hết những geisha này đều thuộc nhóm máu A vì những người này có tính kiên nhẫn, chịu đựng cao.
‘Mốt’ ăn sushi trên cơ thể mẫu nude, Tin tức trong ngày, An sushi tren co the, Mau nude, Phu nu, nam gioi, Tiec sushi, Nhat Ban, Chuyen la, Chuyen la co that, Tin tuc
Trước khi bắt đầu một ca phục vụ Nyotaimori, Geisha sẽ phải đi tắm qua rất nhiều lần. Lần tắm đầu tiên họ sẽ tắm bằng nước nóng với loại xà bông đặc biệt không có bọt, không có mùi thơm. Tiếp theo họ sẽ dùng những túi vải nhỏ có chứa cát, sỏi chà từng centimet trên cơ thể để tẩy da chết. Lần thứ 3 họ tiếp tục tắm nước nóng nhưng dùng một miếng bọt biển để chà khắp cơ thể. Cuối cùng họ sẽ xả lần cuối cùng bằng nước lạnh để hạn chết sự toát mồ hôi.
‘Mốt’ ăn sushi trên cơ thể mẫu nude, Tin tức trong ngày, An sushi tren co the, Mau nude, Phu nu, nam gioi, Tiec sushi, Nhat Ban, Chuyen la, Chuyen la co that, Tin tuc
Da cùng các bộ phận kín bắt buộc phải tẩy sạch lông. Trong khi các geisha tắm thì bộ phận nhà bếp cũng mới được bắt đầu làm sushi vì món này chỉ ngon khi làm mới.
‘Mốt’ ăn sushi trên cơ thể mẫu nude, Tin tức trong ngày, An sushi tren co the, Mau nude, Phu nu, nam gioi, Tiec sushi, Nhat Ban, Chuyen la, Chuyen la co that, Tin tuc
Người ta bày sushi trên cơ thể theo nhiều cách khác nhau. Núm vú được che bằng những cánh hoa, âm hộ được phủ bằng lá nho, tóc không quấn gọn mà xõa trên nền nhà, trang điểm bằng những cánh hoa nhỏ. Nhiệt độ trong phòng được giảm bớt để không làm sushi ấm dần vì chúng được bày trực tiếp lên da của geisha.
Ikura (món sushi bằng trứng cá hồi) thì sẽ được bày chủ yếu trên phần ngực trái bên tim, vì theo truyền thống việc đó sẽ làm tăng sức mạnh cho những người đàn ông dùng bữa ăn này. Mekajiki (cá kình) sẽ được bày trên bụng vì sẽ làm tăng khả năng tiêu hóa, agano (cá chình) sẽ được bày trên âm hộ và hai đùi vì sẽ tăng cường sinh lý cho người ăn…Sushi và sashimi đều được cắt thành những miếng nhỏ và số lượng vừa phải để không che đi nhiều thân thể Geisha. Thực khách sẽ dùng đũa để gắp thức ăn chứ không dùng tay trần.
Khách hàng muốn thưởng thức Nyotaimori thường là những doanh nhân thành đạt, những người giàu có. Một geisha cho 1 bữa tiệc Nyotaimori sẽ có hóa đơn thanh toán ít nhất là 1500 USD chưa kể đồ uống và boa, các geisha thường được cho rất nhiều tiền boa. Ngày nay Nyotaimori ít khi mới diễn ra trong các khách sạn tại những khu du lịch suối nước nóng.
Học là một chuyện, nhưng cần thêm một thời gian làm việc, các geisha mới quen được với Nyotaimori. Ngoài việc nằm bất động, các cô không được phản ứng với bất cứ lời nói, câu chuyện nào của khách, dù họ đang bàn tán, cợt nhả với nhau về từng bộ phận trên cơ thể các cô. Một geisha từng nói rằng: “Những lần đầu tôi cảm thấy bực tức kinh khủng. Họ bàn tán về ngực tôi, môi tôi như thể tôi đã chết hay bị điếc vậy. Họ càng uống say thì những lời nói càng khó nghe hơn. Sau này tôi quen dần, giả điếc, nghĩ về những thứ khác. Tuy nhiên có lần tôi đã bật dậy và la ầm lên vì có một gã định dùng đũa chọc vào cửa mình của tôi. Tôi chỉ làm việc này một thời gian nữa thôi, Nếu không vì lương cao thì không bao giờ tôi làm. Gia đình tôi sẽ loạn lên nếu biết sự thật”. Không phải thực khách nào cũng thô bỉ như gã đàn ông đó, tuy nhiên đa phần họ đều có những lời lẽ không đàng hoàng về geisha khi đã ngấm hơi men.
‘Mốt’ ăn sushi trên cơ thể mẫu nude, Tin tức trong ngày, An sushi tren co the, Mau nude, Phu nu, nam gioi, Tiec sushi, Nhat Ban, Chuyen la, Chuyen la co that, Tin tuc
Theo đúng truyền thống, các Geisha không được đi với khách và “lần đầu tiên” của các cô được trả rất cao. Nếu geisha được mặc kimono và trang điểm đậm để che đi khuôn mặt thật thì geisha phục vụ Nyotaimori lại phải ở trần, trang điểm nhẹ, thêm vào đó là môi trường làm việc đầy phức tạp. Đó chính là lý do vì sao các geisha chỉ muốn làm Nyotaimori một thời gian ngắn rồi thôi, trong khi geisha khác thì có thời gian làm việc lâu hơn.
Vào những năm đầu của thập niên 90 phương Tây mới biết đến Nyotaimori và họ đã phản ứng rất dữ dội. Họ cho đây là một phong tục hủ lậu, hạ thấp nhân phẩm của người phụ nữ, và những người thưởng thức Nyotaimori là những kẻ thô tục bẩn thỉu (thức ăn được bày trực tiếp lên da geisha). Năm 2004, 1 nhà hàng của Trung Quốc đã bị phạt tiền vì đưa hình thức này vào thực đơn, đồng thời Chính phủ TQ cũng ra lệnh cấm luôn “Body sushi”.
click to zoom
Phản đối thì phản đối, vẫn có một số nhà hàng, tổ chức trên khắp thế giới cung cấp dịch vụ Nyotaimori cho các bữa tiệc kín, người mẫu có thể là nam giới, và thức ăn cũng không nhất thiết phải là sushi. Hiện vẫn còn nhiều tranh luận về Nyotaimori.
Theo quan điểm của Jay, Nyotaimori truyền thống là một NGHỆ THUẬT. Cũng nên nhắc lại Nyotaimori là một trong những kỹ năng đào tạo geisha. Geisha không phải là kỹ nữ rẻ tiền mặc dù nghề của họ là mua vui cho khách, cứ nhìn vào gần 10 năm vất vả học nghề để được gọi là geisha thì không phải bất cứ cô gái nào cũng làm được.
Nếu Geisha đã được coi là một nét văn hóa, Nyotaimori không có bất cứ lý do gì để bị chối bỏ. Nó bị coi là thô tục vì chính những thực khách có hành vi quá lố. Cơ thể của người phụ nữ là một tác phẩm tuyệt diệu của tạo hóa, cùng với cách trình bày đẹp của những miếng sushi ngon miệng, Nyotaimori là nghệ thuật trình diễn.

Ai có nhu cầu dự bữa tiệc này thì mời về Đền Lừ nhé!

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

MỘT BÀI VIẾT "GHÊ RĂNG" TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

Phamvietdao.net: Đây là bài báo “ dị thường “ xuất hiện hôm qua chủ nhật ngày 5/2/2012 trên tờ báo lớn Quân đội nhân dân; liệu bài báo mày có liên quan tới tin đồn vỉa hè về việc: mới đây, cơ quan chức năng phát hiện ra một vụ bán tài liệu mật cho nước ngoài; người đứng đầu đường giây này là con một vị lãnh đạo cao cấp ??

Liệu đây có phản là miếng đòn phản công, dằn mặt giữa các nhóm lợi ích trong chính trường nước Việt hay đây là tín hiệu cho thấy: sắp có những cuộc thanh trừng nội bộ trong đội ngũ cán bộ cao cấp?

KHẢ NĂNG TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN SẼ CÓ LỰC LƯỢNG CHỐNG ĐẢNG CHĂNG ?!

Báo Quân Ðội Nhân Dân điện tử CSVN -BQDND- số ngày Chủ Nhật, 05 tháng 02, 2012 đã công khai báo động điều mà tờ báo gọi là (Ðảng phải) 'Chuẩn bị khả năng đề kháng của quân nhân' hay nói cách khác là Ðảng phải chuẩn bị khả năng Quân đội nhân dân 'chống lại Ðảng' biểu hiện qua hiện tượng mà tờ báo gọi là “tự diễn biến” đang ngày càng lan rộng ... ngay cả trong tập thể quân nhân, tình trạng “rỉ tai” những câu chuyện trong và ngoài đơn vị cũng vô hình trung tạo tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân.

Ðây quả thực là điều rất hiếm thấy vì chắc hẳn là tình trạng khả năng quân đội 'chống lại Ðảng' có thể đã quá trầm trọng và KHÔNG CÒN có thể che dấu được nữạ Một câu hỏi lớn được đặt ra là 'Quân đội nhân dân có phải đã Ý THỨC được rằng nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ Quốc chứ KHÔNG phải để bảo vệ Ðảng và khi Ðảng KHÔNG bảo vệ Tổ Quốc thì Quân đội s CHỐNG lại Ðảng !!!

Một điều đáng chú ý khác là điều mà tờ báo lo ngại hơn là 'tâm lý hoài nghi giữa các quân nhân với nhau và giữa quân với dân' ... Tại sao có sự nghi kỵ giữa quân nhân với nhau ... có phải vì một bộ phận quân đội chỉ lo bảo vệ Ðảng, bảo vệ quan tham của Ðảng áp bức, chống lại nhân dân đáng lẽ phải đứng về phía nhân dân, bảo vệ nhân dân đúng nnghĩa với tên gọi quân đội nhân dân.

LOẠN KIÊU BINH TẠI VIỆT NAM

Ngô Nhân Dụng

Nông dân từ Nam Ðịnh lại kéo lên Hà Nội khiếu kiện về đất đai. Hai ngày trước, Blog Nguyễn Xuân Diện đã đăng hình ảnh bà con nông dân Dương Nội (Hà Ðông), Văn Giang (Hưng Yên), và Ðắk Nông đi biểu tình trước các cơ quan chính quyền, đòi giải quyết các yêu cầu của nông dân bị bỏ qua từ nhiều năm mà đảng Cộng Sản vẫn bỏ qua. Phong trào tranh đấu mới này là hậu quả của biến cố Ðoàn Văn Vươn.

Khi cương quyết chống lại những kẻ cướp đất của mình, Ðoàn Văn Vươn đã khơi dậy lên tinh thần tranh đấu chống cường quyền của những người thấp cổ bé miệng nhất nước ta.

Người nông dân không sợ nữa. Một bằng cớ: Người ta đã dám tự xưng tên tuổi khi được nhà báo hỏi. Một cụ bà 63 tuổi cho nhà báo Trần Ðịnh biết tên cụ là Vũ Thị Thu. Bà đòi trả lại đất ruộng đã bị nhà nước trưng thu để làm khu đô thị thương mại và du lịch Ecopark.

“Họ lấy đất ba năm nay mà không nói gì cả thì chúng tôi đòi thôi.” Gia đình bà có bảy người và họ không có tiền mua đất ở nơi khác, “Chúng tôi muốn lấy lại đất nông nghiệp - cho con cháu.” Ông Trần Ðịnh nói rất đúng: “Ðoàn Văn Vươn trở thành người có công trong việc xé toang bầu trời ảm đạm che phủ hy vọng của nông dân Việt Nam.”

Nhưng bầu trời của đảng Cộng Sản thì đang tối tăm. Trần Ðịnh nhận xét: “...tình trạng trên bảo dưới không nghe, vô chính phủ, quân hồi vô phèng ngang nhiên diễn ra ở Hải Phòng, đang là trái nổ mang tính dây chuyền.” Cảnh “quân hồi vô phèng” này cũng có thể gọi tên là “Loạn Kiêu Binh.”
2 nhận xét

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

Gửi ông tổng



                                      Nguyễn Đào Trường

 


Bao giờ ông mới ra tay
Lời văn nghị quyết lạnh ngày nóng đêm
Truyền thông ra rả dưới trên
Người nghe sôi sục việc yên đáng ngờ

Trong ngoài đất nước mong chờ
Quan tham vô độ dân mơ công bằng
bất bình ngày một gia tăng
Giàu nghèo ngăn cách gió trăng sang mùa

Phẩm hàm cao thấp tiền chùa
Thị trường nhộn nhịp bán mua chức quyền
Kỷ cương phép nước đảo điên
Trước còn đánh trống sau quên bỏ dùi

 Dân oan nuốt đắng ngậm ngùi
Đất đai tài sản muôn đời còn đâu
Sao ông im lặng quá lâu
Khai đao mở phép nhiệm màu làm tin

Xa xôi đâu phải kiếm tìm
Sờ sờ xấu tốt ai nhìn chẳng ra
khắp nơi trên dưới gần xa
Không làm chỉ nói hóa là thuyết suông

Đầy bao hạ cánh ông chuồn
Xuân thu mãn khóa việc nhường tổng sau.
  NĐT

25/02/2012 ĐI THĂM CÙ HUY HÀ VŨ

Nguyễn Huệ Chi
Phải trở dậy lúc 4 giờ sáng đối với tôi là cả một cực hình, nhất là mấy hôm nay lại trở chứng, rối loạn tiền đình làm chóng quay cả mặt, nhưng việc anh em mời đi thăm Cù Huy Hà Vũ khiến tôi không còn cách nào khác là vừa nghe chuông đổ đã phải vin thành giường đứng dậy. Dù cảm thấy trời xoay nghiêng ngả vẫn cứ phải bật cười nhớ đến Phùng Quán: “Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy”. Đúng là mình không biết vịn vào thơ nên mới xoay tít mù như thế này đây.
Đúng 5 giờ kém 15, người bạn thân, Thượng tá C. quân phục oai nghiêm, đã có mặt trước cổng nhà. Tiếp ngay đó, bạn Lê Dũng bấm chuông: xe anh đã sẵn sàng đón tôi. Chúng tôi lên xe trong cái lạnh tinh mơ của Hà Nội nên nhà tôi cố nhét thêm cho anh C. một chiếc khăn quàng len vì thấy bộ quân phục của anh tuy trông rất oách nhưng lại quá mỏng. Đường Hà Nội lúc này mới thật là Hà Nội lý tưởng của 60 năm về trước, trên đường chỉ lác đác vài bóng người. Hình như đây cũng là giấc mơ không có thật của ông Bộ trưởng Đinh La Thăng, một Hà Nội sạch sẽ tinh tươm và không phải lèn nhau như nêm cối. Biết đâu ông ấy chẳng ra lệnh đổi ngày làm đêm để làm cho biện pháp điều chỉnh giao thông của mình đích thực có hiệu quả? – Hình như cả mấy chúng tôi nhìn lướt trên con

Kiêu binh trong thời đại Hồ Chí Minh

Lê Anh Hùng
Những vụ bê bối gần đây liên quan đến lực lượng công an, chẳng hạn như vụ việc Đại tá Đỗ Hữu Ca chỉ huy quân lính bắn xối xả vào nhà ông Đoàn Văn Quý ở Tiên Lãng (Hải Phòng) ngày 5/1/2012 để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật rồi sau đấy lại tự vỗ ngực huênh hoang rằng đó là “trận đánh đẹp”; vụ Trung tá Nguyễn Văn Ninh (Hoàng Mai, Hà Nội) đánh ông Trịnh Xuân Tùng gãy cổ ngày 28/2/2011 khiến ông tử vong nhưng chỉ bị Toà án Hà Nội tuyên xử 4 năm tù giam; vụ anh Nguyễn Công Nhựt chết tại đồn công an huyện Bến Cát (Bình Dương) với nhiều thương tích trên người song phía công an lại thông báo là anh Nhựt “tự nguyện ở lại đồn công an trong 4 ngày từ 21-25/4/2011 rồi tự tử vì ân hận”, còn viên cảnh sát được giao điều tra vụ việc khi anh Nhựt đang bị tạm giữ thì trắng trợn gạ tình vợ đương sự; hay hiện tượng tiêu cực ngày càng ngang nhiên và lộ liễu trong lực lượng CSGT suốt bao năm qua, v.v. khiến người ta phải đặt câu hỏi là phải chăng lực lượng công an ngày nay đã trở thành một thứ kiêu binh và những vụ việc nêu trên là những dấu hiệu bề ngoài của loạn kiêu binh? Xem ra “thanh kiếm của Đảng” đã bắt đầu vung lên loạn xạ, mà lại nhằm vào đầu dân lành.

Luật sư Dương Hà: “Đừng quên Cù Huy Hà Vũ”

clip_image001
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là luật sư Dương Hà tại trại giam số 5, Yên Định, Thanh Hóa. Ảnh chụp từ trong xe, ngày 24/02/2012. REUTERS/Stringer

Ông André Menras: Chúng tôi không đơn độc trong “cuộc chiến bị kiểm duyệt” tại Biển Đông

clip_image001
Áp phích phim "Hoàng Sa, nỗi đau mất mát" cho buổi chiếu phim tại Toulouse. DR

Video clip Bí thư Thành nói chuyện với CLB Bạch Đằng

Nguyễn Quang Vinh
clip_image001
Hôm qua và hôm nay, rất nhiều báo đăng thông tin: Lãnh đạo CLB Bạch Đằng: “Bí thư Thành ủy Hải Phòng không nói trái kết luận của Thủ tướng

Phản biện xã hội: Ai?

Nguyễn Phương
Như tiêu đề cho thấy, bài viết dưới đây của Nguyễn Phương nhắm trả lời câu hỏi: Ai là người (có trách nhiệm, có chức năng) phản biện xã hội? Cuối bài tác giả dùng một câu trong sách thay cho kết luận của mình với với hai ý chính mà có lẽ số đông chúng ta tán thành:
- Phản biện xã hội là sản phẩm trí thức, nhưng không phải riêng của trí thức.
- Trí thức phải đi tiên phong trong phản biện xã hội,  cho nên nếu không lên tiếng đóng góp cho xã hội tiến bộ thì đó chỉ là Trí thức nửa mùa.
Ý thứ nhất hẳn không cần tranh luận vì không cần là “người Trí thức 智 識” vẫn có thể có những “Tri thức 知 識” để phản biện xã hội.
Riêng ý thứ hai trong kết luận này đang gặp một số phản biện, rằng không nhất thiết phải tham gia hay phải “tiên phong” trong phản biện xã hội, người Trí thức mới xứng đáng là Trí thức (nghĩa là có thêm thì tốt, nhưng không có cũng không sao). Vì sản phẩm Trí thức chính của người Trí thức là ở sản phẩm chuyên môn của họ, để yên cho họ tập trung vào sở trường ấy có thể còn có lợi cho xã hội hơn.
Cuộc tranh luận này vì thế liên quan đến cuộc “mổ xẻ” các khái niệm: phản biện xã hội là gì, Trí thức là gì, là ai? Trí thức cũng là một danh vị thông thường hay một danh vị cao siêu?...
Xin được góp ba gợi ý nhỏ:
- Có những khái niệm chỉ có thể định tính, không thể định lượng nên có thể hiểu ở nhiều tầm vóc khác nhau: ví dụ ông này cũng vẫn là Trí thức nhưng như ông kia thì Trí thức hơn, hay như bà nọ mới thật tiêu biểu cho Trí thức.
- Khi học văn, học toán… thì chẳng những học kiến thức văn hay toán, nhưng điều quan trọng hơn là học trong đó những tư duy toán, tư duy văn, tức những phương pháp tư duy khoa học, mà PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY khoa học thì không còn ranh giới trong chuyên môn hẹp nữa, dễ dàng xâm nhập sang nhau. Vì thế đã sang phạm trù TRÍ THỨC thì những ranh giới chuyên môn không còn ngăn cách nữa, họ dùng các phương pháp tư duy khoa học ấy trong mọi trường hợp.
- Trí thức cũng là những con người cụ thể. Người Trí thức phải căn cứ vào tài năng cụ thể của mình, phải sống với tình hình cụ thể của xã hội và đất nước mình, từ đấy mà tìm lấy đáp số cho bài toán ứng xử của mình, không thể có một đáp số chung. Đáp số đúng nhất sẽ cho hiệu quả cao nhất. Hiệu quả cao nhất là đối với xã hội, Trí thức phải trả nợ xã hội , vì người Trí thức mắc nợ xã hội nhiều hơn ai hết!
Hà Sĩ Phu

Có nên Công an hóa bộ máy nhà nước?

Mai Xuân Dũng
Trong mọi vấn đề mà chính trị không là ngoại lệ, những nhầm lẫn chính sách hiện diện khắp nơi ở mọi giai đoạn lịch sử. Có những nhầm lẫn do ấu trĩ, có những nhầm lẫn mang tính hệ thống có chủ định.
Một ví dụ: Khi đời sống dân chúng được nâng lên từ chỗ ngày hai bữa, sáng sắn chiều cơm đến chỗ ngày ba bữa sáng phở, trưa cơm, chiều thích cơm có cơm thích phở có phở thì Đảng bảo: dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước giàu lên. Ai cũng thừa nhận chuyện dân ta có cái ăn cái mặc tốt hơn trước nhưng bé cái nhầm ở chỗ đâu phải nhờ lộc Đảng ban cho. Dân có cái ăn cái mặc do chính dân vẫn vật lộn với đất gội nắng dầm mưa như đã từng như vậy nhưng khác ở chỗ trước đây Đảng trói dân trong cơ chế hợp tác hóa nhưng khi sợi thừng cơ chế được tháo bỏ, nhân dân đã thở được, chân tay được tự do nhiều hơn để hết lòng cày cuốc trên các thửa ruộng. Điều đó không phải Đảng hay bất cứ ai ban cho.

Đất nước cần phải có người đứng đầu và chịu trách nhiệm cao nhất

Hà Đình Sơn
Sự kiện ngày 05/01/2012, UBND huyện Tiên Lãng sử dụng lực lượng vũ trang cưỡng chế, thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn và bị anh em nhà ông Vươn chống lại. Xã hội lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu các cơ quan nhà nước và những người có trách nhiệm phải thực thi công lý kịp thời và đúng đắn.
Sau hơn một tháng, ngày 07/02/2012 Bí thư Thành ủy Hải Phòng đã họp báo, thông báo ra một số quyết định và biện pháp chỉ đạo giải quyết vụ việc. Ngày 10/02/2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng làm việc tại Hà Nội với chính quyền thành phố Hải Phòng và ra kết luận, chỉ đạo giải quyết vụ việc, nội dung có: khẳng định UBND huyện Tiên Lãng làm sai pháp luật và chỉ đạo Toà án Nhân dân thành phố Hải Phòng và Toà án Nhân dân huyện Tiên Lãng nghiêm túc kiểm điểm việc xét xử đối với vụ việc này. Ngày 17/02/2012, tại Câu lạc bộ Bạch Đằng, Hải Phòng Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành đã có ý kiến ngược với kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 10/02/2012. Việc ở Tiên Lãng cho đến nay không thấy Tổng Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có ý kiến công khai về vụ này thể hiện trách nhiệm của Đảng Trung ương trong vai trò lãnh đạo Nhà nước.

Liệu sẽ có một Ô Khảm ở Việt Nam?

Việt Hà, phóng viên RFA
Vào ngày 1 tháng 2 vừa qua, những người dân làng Ô khảm thuộc tỉnh Quảng Đông, ở Trung Quốc lần đầu tiên háo hức tham gia vào cuộc bầu cử trực tiếp chọn ra những người lãnh đạo cho mình.
CHINA-PROTEST-UNREST-RIGHT-POLITICS-WUKAN
AFP PHOTO
Dân làng Ô Khảm bỏ phiếu bầu chọn 7 thành viên vào Ủy Ban Nhân Dân của làng hôm 01 tháng 02 năm 2012.

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

TÔ VĨNH HÀ: BÍ THƯ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG CÓ BÔI NHỌ ĐẢNG?


Bí thư thành uỷ Hải Phòng Nguyễn Văn Thành có bôi nhọ Đảng? 

Tô Vĩnh Hà

17:40’, 24.2.2012, đọc và nghe video clip của Cu Vinh (qua ABS) về cái chuyện CÃI ĐẰNG TRỜI - nguyên văn lời phát biểu của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng (BTHP) mà không dám tin vào cả tai lẫn mắt của... chính mình. ABS mới trích một đoạn thôi, tôi viết ngay sau khi biết đoạn này, phần còn lại, nếu bí, tôi sẽ xem hết - bởi, tôi nghĩ rằng chỉ chừng đó cũng đủ phanh phui cái bộ mặt vừa dốt, vừa trơ của ông BTHP. 
Trên trang tin điện tử của UBND TP HP, lý lịch của ông BTHP ghi rõ 4 bằng cấp, trong đó có bằng CỬ NHÂN ANH VĂN. Tôi không tài nào hiểu nổi trình độ Anh văn so với tôi là siêu việt hơn nhiều bậc ấy mà lại phát âm Google thành “goóc gồ”(!)? Chỉ cần chừng đó thôi cũng đủ biết tỏng tòng tong cái bằng cấp của ông í nó bi hài đến cỡ nào. Cái tiếp theo là ông BTHP nói “1.343 bài báo và 5 triệu lượt người vào Goóc gồ Tiên Lãng”. Cha mẹ ơi, có bằng cử nhân luật mà nói năng không bằng bác xe thồ: Làm gì có cái Goóc gồ nào riêng cho Tiên Lãng? Riêng điều này ông BTHP đã bắn về phía độc giả, thính giả một mũi tên trúng cả 3 đích: Ông chẳng biết Google là cái gì, tức là mù thông tin, tức là lãnh đạo bằng cách nói nhăng, nói cuội; 1.343 bài báo có chân đâu mà “vào” vô mạng Tiên Lãng được, tức con người ông ưa chi nói nấy, mặc xác dư luận, ta là trời, thối mấy cũng phải nghe; và, coi thường gần 500 vị lão thành cách mạng, gián tiếp khinh thường luôn hàng triệu cán bộ hưu trí đang sống – theo cách nói của đảng là chiến đấu đến hơi thở cuối cùng nên các đảng viên lão thành đó không hề hưu trí(!)

Viết đến đây, tôi chợt nghĩ rằng mình phải đọc cho hết (chưa có băng vidéo), theo Cu Vinh nói là mọi người giục quá nên đang cuống cả cu. Trời hỡi trời khi biết thêm mấy cái tội tày đình của ông BTHP: Ông ta nói rằng việc báo chí (phê phán HP – TL) như thế là “bôi nhọ hệ thống chính trị của đảng...” và, việc anh em đi thi hành công vụ “bất biết đúng sai”...(!)? Xin hỏi ông BTHP, ông và các quan tham dưới quyền ông bôi nhọ chứ báo chí thì chẳng dám đâu,chẳng có thằng điên nào lại ngứa miệng đến mức chọc vào hang hùm bằng các thông tin bịa đặt. Vậy, có nghĩa là, ông có quyền bôi nhọ mà không hề sợ bất kỳ ai, có phải vậy không (tôi không thưa ông nữa, vì đến nước này, nói thật, tôi chẳng thèm thưa ông). Cán bộ, chiến sĩ công an, QĐND VN thi hành công vụ mà ông dám nói bất biết đúng sai thì có lẽ là cả Hiến pháp và pháp luật của chế độ này đã bị ông vất vào sọt rác? Con người chứ có phải con vật đâu mà hành động bất kể đúng sai?
Chỉ có một đoạn văn ngắn mà ông sai nhiều quá, đến mức tôi không thể nghĩ một Uỷ viên Trung ương mà dốt nát và tệ hại đến thế. Ông nói cả “đồng chí Lê Đức Anh, đồng chí Đặng Hùng Võ và một số người lập tức đều hùa vào thằng Vươn luôn” mà không giật mình sao? Một, nói như thế, ông coi Đại tướng, cựu Chủ tịch Nước giống như một đứa trẻ con, cứ HÙA vào như ông, bất kể đúng sai. Hai, ông gọi anh Vươn là THẰNG trước cử toạ đông đảo là thiếu tôn trọng cử toạ đó, tức vô cùng thiếu văn hoá. Ba, Một khi anh Vươn là THẰNG thì bất kể ai hùa vào với anh Vươn cũng là thằng tuốt luồn luột, phải không?
Với ý định đăng bài này càng sớm càng tốt nên tôi chỉ bình luận đến đây, mong bà con còm tiếp. Xin nói một ý cuối cùng: Nếu Trung ương Đảng mà còn để cho Nguyễn Văn Thành tại vị thì đúng là cách bôi nhọ Đảng không thể nào hiệu quả hơn!

TS. NGUYỄN SỸ PHƯƠNG: TỘI "GIẾT NGƯỜI" KHÔNG CÓ NGƯỜI CHẾT?

Tội “giết người" không có người chết? 

10:21-20/02/2012

TS Nguyễn Sỹ Phương (CHLB Đức)

Nếu coi thực tế là thước đo của chân lý, thì sự kiện Tiên Lãng chấn động cả nước, đã được Thủ tướng kết luận, cần được dùng làm thước đo để kiểm tra lại rất nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành có liên quan.

Không hội nhập cộng đồng thế giới

Từ mối quan hệ chiều ngang giữa cấp ủy Đảng, Hội đồng Nhân dân, UBND, tư pháp, hội đoàn, tới quan hệ chiều dọc xã, huyện, thành phố, trung ương…, bởi quyết định cưỡng chế trái pháp luật được thông qua cấp ủy, chỉ thị cho cấp dưới thực hiện, báo cáo với cấp trên xin ý kiến, trước khi thực hiện. Từ chỉ thị của người đứng đầu, tới văn bản lập quy, văn bản lập pháp, hiến pháp, do quyết định cưỡng chế trái luật đã viện dẫn rất nhiều văn bản luật, chỉ thị.

Từ mối quan hệ giữa hành chính, hình sự, tới quốc phòng, bởi tham gia cưỡng chế trái pháp luật bao gồm đầy đủ các cơ quan trên. Thủ tướng không thể đi giải quyết hết 64 tỉnh thành và 27 bộ, ngang bộ, hàng mấy trăm huyện, hàng mấy chục nghìn xã, nếu sự kiện Tiên Lãng, Vinh Quang ở đâu cũng lặp lại, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, mức độ này hoặc mức độ khác. Chưa nói Thủ tướng đứng đầu bộ máy hành pháp chứ không phải quan toà phán quyết các vụ việc cụ thể. 

Mọi cấp hành chính, ban ngành, phải tự nó tự động giải quyết được vấn đề của nó. Muốn vậy vấn đề Tiên Lãng, giải quyết không thể chỉ nhằm vào cá nhân hay vụ việc, mà cao hơn phải từ đó hướng tới cải cách toàn diện thể chế – cái người ta thường được gọi là cơ chế, vốn không thể dễ dàng quy trách nhiệm cá nhân, cơ quan, tổ chức cụ thể. 

Hãy bắt đầu từ những vấn đề nhỏ lẻ cấu thành cơ chế đó, trước hết có thể đơn cử vấn đề tư pháp, định tội danh, thể hiện qua sự kiện Tiên Lãng.

Xin được dẫn về cáo buộc bị can Đoàn Văn Vươn tội danh “giết người”, được nhắc đến cả trước và sau kết luận của Thủ tướng, trong mọi văn bản liên quan, trên thông tin, báo chí, trong phát ngôn từ lãnh đạo cao cấp nhất, đến nhà chức trách tư pháp, thậm chí cả luật sư bào chữa. Rốt cuộc công luận cứ thế cáo buộc theo, trong khi không có… người chết! 

Không luật pháp quốc gia tiên tiến nào cáo buộc phi thực tế, khép tội giết người lại không có người chết như vậy cả. Trong trường hợp này, pháp luật ở ta đã không hội nhập cộng đồng thế giới. Ở họ dấu hiệu đầu tiên cấu thành tội danh giết người phải có bằng chứng là nạn nhân đã chết. 

Điều trớ trêu là tội danh giết người trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định trong Chương XII đều không khác mấy các nước hiện đại. Như ở Đức tội danh này được quy định tại điều 215 Giết người, điều 216 Bức tử, điều 212 Làm chết người không chủ đích, điều 222 Ngộ sát, và điều 32 Làm chết người do tự vệ khẩn cấp. 

Nhưng oái ăm, cả hai nước đều không định nghĩa người chết, bởi ở Đức chết được coi là khái niệm hiển nhiên chấm dứt sự sống, không cần định nghĩa, và ngộ nhỡ bị hiểu sai đã có Toà Bảo Hiến phán quyết. 

Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt, lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra, mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi tội phạm đã hoàn thành. 

Hệ quả, bất cứ bị cáo nào dùng súng, dùng dao, và suy cho cùng bất cứ thứ gì có khả năng giết người, từ chuốc uống rượu quá ngưỡng, ăn bội thực trở đi, đều thuộc hành vi giết người, có thể bị khép tội đó tùy thuộc nhận thức chủ quan. 

Lý giải tại sao hầu như chẳng ai phản đối, khi bị can Đoàn Văn Vươn bị cáo buộc oan, phạm tội danh giết người, chỉ bởi những người thực thi pháp luật đã suy diễn từ khái niệm “khả năng“ mà ra, do bị can dùng súng hoa cải, mìn tự tạo. 

Chưa nói, đó không phải vũ khí giết người công dụng, nên không thể kết luận mang động cơ giết người. Trên thực tế nó chỉ nhằm ngăn chặn cưỡng chế (chưa nói nếu cưỡng chế sai luật, dù gây chết người thật, thì hành động chống cự đó chỉ được coi phạm tội ở dạng tự vệ khẩn cấp, như Đức quy định tại điều 32 Bộ Luật Hình sự của họ).

Không thể giết nhầm hơn bỏ sót

Chính tội danh giết người bắt buộc phải có dấu hiệu người chết đã làm cho nhiều vụ án ở Đức phải đình hoãn hoặc án quyết bị toà bảo hiến bác bỏ, cho dù công tố đoán mười mươi thủ phạm. 

Một vụ án như vậy với tên gọi: “Giết người không có xác” được coi là điển hình trong lịch sử hình sự nước Đức cách đây 10 năm với bị cáo Hans Hansen, 57 tuổi, chủ Công ty xây dựng ở Düsseldorf Đức, bị cáo buộc giết chết triệu phú chủ bất động sản Otto-Erich Simon, 70 tuổi, buộc phải đình chỉ không thể xét xử tiếp, do bị cáo rốt cuộc mắc tâm thần, sau 135 phiên xét xử, thẩm vấn hơn 200 nhân chứng, tốn kém tới 2 triệu DM, nhưng không có bằng chứng xác chết hay hành vi trực tiếp làm nạn nhân chết để phán quyết.

Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều tài liệu kể cả từ điển mở tiếng Việt,   lại định nghĩa: “Hành vi giết người là hành vi có khả năng gây ra cái chết   cho con người”, “Có khả năng gây ra”, chứ không phải đã gây ra,   mang thì tương lai, tức hành vi phạm tội chưa hoàn thành, nhưng vẫn bị khép   tội, hoàn toàn mâu thuẫn với nguyên lý, chỉ được phép khép tội khi hành vi   tội phạm đã hoàn thành.
Theo cáo trạng, năm 1991, nạn nhân sống một mình bỗng mất tích. Sau đó, một hợp đồng nạn nhân bán hai ngôi nhà ở vị trí vàng giữa trung tâm thành phố trị giá 60 triệu DM cho bị cáo với giá hời 30 triệu DM chuyển tiền vào tài khoản của nạn nhân, được trình nhà chức trách để sang tên, bị phát hiện giả mạo. 

Lập tức công tố cho rằng, ngoài bị cáo mạo giấy tờ để chiếm đoạt tài sản ra không ai có động cơ gì khác để giết nạn nhân. Trong di chúc cho người cháu, nạn nhân còn ghi rõ hai ngôi nhà thừa kế không được bán, nên chỉ giết mới có thể chiếm đoạt được. Ngoài ra, cơ quan điều tra còn tìm thấy hoá đơn bị cáo mua xẻng, cuốc dây dợ, cưa bê tông, túi chứa, được cho dùng để giết người, để bổ sung cho cáo buộc của mình. 

Nhưng động cơ không thể thay thế bằng chứng người chết, hay hành vi trực tiếp gây ra cái chết, một dấu hiệu bắt buộc phải có trong tội danh giết người.

Hậu qủa trớ trêu là toà không thể phán quyết tội giết người, nên nạn nhân cũng coi như chưa chết, vì vậy người cháu không thể thừa kế tài sản ngay. Theo luật định phải chờ năm năm nữa toà mới có thể xét quyền thừa kế đối với trường hợp mất tích.

Một bản án sơ thẩm về “tội giết người không có xác” gần đây nhất bị Toà án Hiến pháp Đức bác bỏ cách đây hai tháng trước. Theo bản án sơ thẩm, năm 2007, Lotis K 33 tuổi, một phụ nữ Philippinen lấy chồng Đức, bị mất tích, không tìm thấy bất kỳ tung tích nào cả ở Đức lẫn Philippines. 

Cơ quan điều tra phát hiện Lotis K trước đó quyết định bỏ chồng mang theo con. Máy nghe lén đặt bí mật tại xe của người chồng ghi được cuộc nói chuyện của người chồng với vợ chồng người em ngồi cùng xe, trong đó có câu: “Vậy là tuyệt vời, chúng ta đã giết được nó”. 

Toà cho rằng, điều đó chứng tỏ người vợ đã chết, chứ không phải mất tích, thủ phạm là người chồng, giết vợ để đoạt quyền nuôi con. Toà án Hiến pháp Đức xử phúc thẩm hủy án sơ thẩm yêu cầu xử lại, với lập luận, bằng chứng tự nói chuyện trong ô tô thuộc bí mật cá nhân được hiến pháp bảo vệ trước nhà nước. 

Nghĩa là nhà nước không được dùng nó làm bằng chứng cho bất cứ mục đích nào của nhà nước. Toà sơ thẩm rơi vào tiến thoái lưỡng nan, đến nay vẫn chưa thể mở lại phiên toà, bởi khó có thể xử tiếp, một khi không có bằng chứng xác nạn nhân, hay hành vi của nghi can dẫn tới cái chết nạn nhân đâu đó.

Cả Đức và Việt Nam đều có Luật Hình sự về tội giết người tương đồng nhau, trong khi hai vụ án hình sự Đức viện dẫn cho thấy đến nạn nhân mất tích, họ vẫn không thể kết luận bị cáo tội giết người, thì ở ta bị can Đoàn Văn Vươn bị „vô tư“ cáo buộc tội… giết người trong khi không có bất cứ dấu hiệu người chết nào. 

Phán quyết của toà quyết định vận mệnh một con người, một khi có hiệu lực khó có thể làm lại, nên không thể bàng quan trước các văn bản luật có thể dẫn tới những phán quyết oan sai. 

Chưa nói, án quyết toà không phải của cá nhân quan toà, khi tuyên án bao giờ cũng bắt đầu bằng câu: “Nhân danh nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (ở ta), hoặc “nhân danh nhân dân” (ở các nước hiện đại), không thể để nó làm “mất thể diện” quốc gia, hay thách thức lương tri con người, bất chấp nhân dân. 

Không một quốc gia nào ổn định nổi với một nền tảng, hệ thống pháp lý bất ổn cả, đặt ra cho nước ta hiện nay một nhu cầu bức bách, ưu tiên hàng đầu: Khẩn trương cải cách pháp lý, không phải từ những gì cao siêu ngoài khả năng cả, trước hết và cần nhất, xem xét lại từng văn bản luật, một khi áp dụng nó có vấn đề, khiến người dân bất yên, chính quỵền mất uy tín, vốn thuộc trách nhiệm cao cả của cơ quan lập pháp, của Đại biểu Quốc hội đã được cử tri đặt niềm tin nơi lá phiếu. Họ đang mong mỏi cần kíp hơn bao giờ hết!

Thứ Ba, 21 tháng 2, 2012

LUẬN VỀ QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN MƯU (Phần cuối )



                                   "Quyền lực gắn liền với quyền mưu.
                                    Có quyền lực mà không có quyền mưu
                                    thì chẳng khác kỵ sĩ mù cưỡi ngựa mù...
                                                       
                                                 Tôn Tẫn
                              (Mưu lược gia lỗi lạc Trung Quốc )


QUYỀN MƯU
Theo ngữ nghĩa gốc Hán tự "quyền" là quả cân. Muốn biết một vật nặng bao nhiêu phải treo hoặc đặt vật đó lên rồi xê dịch quả cân đến vị trí chuẩn xác. "Mưu" bắt nguồn từ chữ "Mẫu". "Mẫu" là mẹ. Để duy trì cuộc sống bản thân, con cái và gia đình người mẹ phải hết sức năng động ứng phó với mọi điều kiện cả tự nhiên và xã hội. “Quyền mưu” chính là khả năng ứng biến để đảm bảo sự cân bằng và phát triển theo cái đích đã xác định. Cái đích đã xác định ấy là “mưu lược”. “Quyền mưu” là bộ phận của “mưu lược”. “Mưu” là kế tức thời. “Lược” là sách lâu dài. “Mưu” động. “Lược” tĩnh. Quyền mưu thuộc phạm trù năng lực tư duy và hành động của con người, bao gồm:
 1. Mục đích quyền mưu:
 -  Thiện.
 -   Ác.
 -  Cả thiện và ác.
Mục đích quyền mưu thiện gắn với sự quang minh, chính đại. Dù ban đầu có phải chịu biết bao gian khổ, vất vả, đau đớn, nhưng nhất định thắng. Dẫu có thất bại nhất thời cũng không nhục.
Mục đích quyền mưu ác gắn với những thủ đoạn thấp hèn thì dù nhất thời chiến thắng cũng không vinh và nhất định sẽ thất bại. (Ở đời thắng đâu đã là vinh và bại đâu đã là nhục. Vinh, nhục là ở mục đích quyền mưu).
 Mục đích quyền mưu cả thiện và ác thì phần thiện sẽ thắng, sẽ vinh. Phần ác sẽ bại, sẽ nhục.
 Bởi thế đánh giá quyền mưu trước hết phải xem xét mục đích quyền mưu.
 2. Cấu tạo quyền mưu:
 Quyền mưu gồm bốn yếu tố cấu thành:
 - Chủ thể quyền mưu: là đối tượng phát ra quyền mưu, hoặc quyết định việc thực hiện quyền mưu để đạt mục đích đã định. Nói cách khác chủ thể quyền mưu gồm hai khái niệm: tác giả quyền mưungười quyết định việc sử dụng quyền mưu. Có thể vừa là tác giả vừa là người quyết định. Có thể chỉ là tác giả nhưng không được quyền quyết định. Chính vì thế đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả quyền mưu.

Bài liên quan:
- LUẬN VỀ QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN MƯU ( Phần 1 )
-LUẬN VỀ QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN MƯU ( Phần 2 ) 
-LUẬN VỀ QUYỀN LỰC VÀ QUYỀN MƯU (Phần 3 )

Thời Chiến Quốc nước Tần cử tướng Vương Hột đem đại binh tấn công nước Triệu. Quân Triệu do tướng Liêm Pha chỉ huy nghênh chiến. Thế giặc như lũ bão, quân Triệu thua liên tiếp bị truy đuổi đến tận Trường Bình. Lão tướng Liêm Pha, người đã dạn dầy trận mạc vẫn bình tĩnh. Ông phân tích tình hình: thế giặc mạnh, nhưng chúng đã vào sâu lãnh thổ nước Triệu, việc cung ứng hậu cần sẽ rất khó khăn, không thể duy trì chiến đấu lâu dài. Ông lập tức chủ trương phòng ngự chiến lược: không đánh, ẩn giấu lực lượng, thực hiện vườn không nhà trống, luỹ cao, hào sâu, dựa vào địa thế rừng rậm, núi non hiểm trở để cố thủ bảo toàn, củng cố và tăng cường binh lực đợi thời cơ phản công. Quân Tần đánh không được, rút lui cũng không xong, lương thực cạn, tinh thần chiến đấu cả tướng sĩ đều suy giảm, Vương Hột biết chắc sẽ nếm đòn thất bại liền trình báo lên vua Tần. Là người am hiểu chiến trận, vua Tần biết Liêm Pha là danh tướng nhiều quyền mưu, nếu không diệt hoặc không loại được Liêm Pha thì khó tránh khỏi thảm bại. Nắm biết tình hình nội bộ triều chính nước Triệu, hiểu rõ tư chất vua quan nước Triệu, ông ta liền sai người bí mật mang vàng bạc, châu báu mua chuộc hối lộ các cận thần đồng thời cử gián điệp giả nhà buôn sang Triệu tung tin rằng "Liêm Pha già yếu rồi, nhát gan không dám đánh Tần chỉ mong cầu an hưởng lộc thôi. Nước Tần rất sợ tướng trẻ nước Triệu là Triệu Quát thống lĩnh quân đội". Vua Triệu Hiến Vương vốn không biết gì về binh thư chiến trận, nhưng rất muốn tỏ ra mình đầy quyền lực, lại vốn không hài lòng việc án binh bất động của Liêm Pha, nay nghe tin ấy liền cử người đến Trường Bình truyền lệnh cho Liêm Pha phải xuất chiến ngay. Liêm Pha cho rằng thời cơ chưa chín, phiêu lưu là chết, ông "bất tuân lệnh vua”. Nhà vua càng tức giận, lại nghe mấy cận thần đã bị nước Tần mua chuộc kích vào lập tức cách chức Liêm Pha bổ nhiệm Triệu Quát thay thế. Vậy là vua Triệu đã trúng kế của vua Tần. Không chỉ có vậy, vua Tần còn bí mật rút Vương Hột về cử Bạch Khởi, một lão tướng đã dạn dầy trận mạc đích thân chỉ huy đánh Trường Bình mà quân Triệu không hề biết. Triệu Quát là tướng bất tài, không có kinh nghiệm nhưng rất tự phụ. Vừa tiếp nhiệm ông ta liền thay đổi chiến lược, bỏ phòng ngự, xuất kích mù quáng, kết quả bị quân Tần dồn vào thế vây hãm trùng trùng điệp điệp. Cuộc chiến diễn ra rất nhanh. Triệu Quát tử trận, hầu hết quân Triệu bị tiêu diệt, những người bị bắt đều bị chôn sống.
Trận Trường Bình hai tác giả quyền mưu là lão tướng Liêm Pha và tướng trẻ bất tài Triệu Quát với hai chủ trương chiến lược khác nhau. Người quyết định sử dụng quyền mưu lại là ông vua hồ đồ cậy quyền lực là Triệu Hiến Vương. Ông ta bỏ mưu cao, chọn kế thấp. Kết quả chịu thảm bại nhục nhã. Đó là bài học sâu sắc cho hậu thế, đặc biệt với những kẻ bất tài nhưng đứng đầu quyền lực.
- Khách thể quyền mưu: là đối tượng chủ thể quyền mưu hướng tới. Đồng thời là nơi tung ra quyền mưu, hoặc quyết định quyền mưu đáp trả đối phương để đạt mục đích của mình. Cũng gồm hai khái niệm: tác giả quyền mưungười quyết định sử dụng quyền mưu.
- Trường thể quyền mưu: là môi trường gồm cả các yếu tố chủ quan, khách quan, cả tự nhiên, xã hội như chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, văn hoá, cả năng lực, tính cách từng con người và quan hệ cá nhân, cả địa điểm, thời gian, thời tiết, cho tới cả những súc vật...v.v...có liên quan, ảnh hưởng hoặc có thể lợi dụng để thực hiện quyền mưu.
Thời Chiến Quốc, năm 340 trCN Ngụy Huệ Vương phát động cuộc chiến đánh nước Hàn. Nước Hàn cầu cứu nước Tề. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt diễn ra trong triều đình nước Tề: có cứu Hàn không? Cứu cách nào? Châu Kỵ chủ trương không cứu. Điền Kỵ đòi phải cứu ngay. Tôn Tẫn vừa không tán thành không cứu, cũng không tán thành cứu ngay, mà chủ trương chậm lại rồi sẽ cứu. Ông cho rằng nếu quân đội của hai nước Hàn - Ngụy đều chưa bị tổn thất nặng, mà nước Tề xuất binh cứu Hàn thì có nghĩa Tề sẽ thay Hàn chịu sự tấn công của Ngụy, trên thực tế là nghe theo sự chỉ huy của Hàn. Nhưng nếu không cứu, thì sau khi tiêu diệt được Hàn nhất định Ngụy sẽ tấn công Tề. Do đó chi bằng, "cứ thong thả, bí mật kết thân với Hàn, rồi đợi cả hai cùng suy yếu mới chọn thời cơ xuất quân". Tề Uy Vương cho là phải liền bổ nhiệm Điền Kỵ làm tướng, Tôn Tẫn làm quân sư thực hiện kế sách. Tôn Tẫn phân tích tình thế lúc đó, cho rằng quân đội tinh nhuệ của Ngụy hầu hết đã được điều sang tác chiến ở Hàn, trong nước chỉ còn lại lực lượng yếu để phòng thủ. Bởi thế cứu Hàn nhưng ông không chủ trương xuất quân sang Hàn, mà thẳng sang Nguỵ nhằm thành Đại Lương tấn công, chiếm giữ các đường giao thông quan trọng, tập kích vào hậu phương, quân Ngụy tất phải rút khỏi Hàn cấp tốc về cứu nguy nước mình. Bằng cách ấy vừa giải vây cho Hàn, vừa đánh bại được quân Ngụy. Quả đúng như dự đoán của Tôn Tẫn, khi được tin quân Tề vượt biên giới tiến đánh Đại Lương, Ngụy Huệ Vương vội vã rút đại binh khỏi nước Hàn quay về. Ông ta cử Thái tử Thân làm Thượng tướng quân, Bàng Quyên làm tướng dồn hết binh lực nghênh chiến hòng một trận quyết tử với quân Tề. Tôn Tẫn biết rằng Thái tử Thân không quen dùng binh, còn Bàng Quyên thì kiêu ngạo tự phụ, tính tình nôn nóng muốn đánh nhanh, thắng nhanh. Đó là nhược điểm cần khai thác, ông lập tức cho quân giả vờ rút lui nhử địch tiến sâu vào địa hình đã chọn sẵn, mặt khác tạo tâm lý chủ quan của đối phương bằng mưu "giảm bếp". Bàng Quyên thấy rằng trên trận địa quân Tề ngày thứ nhất số bếp đủ nấu cho mười vạn người ăn, ngày thứ hai giảm xuống chỉ còn đủ nấu cho năm vạn, ngày thứ ba lại ít hơn nữa và cho rằng quân Tề khiếp sợ bỏ trốn khiến hắn càng chủ quan khinh địch, liền ra lệnh vứt bỏ xe chở nặng và để tất cả bộ binh ở lại, dẫn quân tinh nhuệ trang bị nhẹ ngày đêm vượt đường đuổi theo truy kích quân Tề. Tôn Tẫn tính toán hành trình của quân Ngụy, biết rằng tối hôm đó chúng sẽ tới Mã Lăng. Địa thế ở đây hiểm trở, cây rừng rậm rạp, lối đi chật hẹp, ông bố trí một vạn binh sĩ giỏi bắn cung nỏ mai phục sẵn. Tôn Tẫn còn cho khắc lên những thân cây lớn dòng chữ: "Bàng Quyên chết ở đây". Quả nhiên đêm ấy quân của Bàng Quyên tới Mã Lăng. Chờ chúng lọt vào đúng ổ phục kích. Bàng Quyên sai lính đốt đuốc soi cho rõ hàng chữ Tôn Tẫn “tuyên án” mình, gầm lên giận giữ. Đúng lúc ấy hàng vạn mũi tên của quân Tề bắn tới. Quân Ngụy đại loạn liều chết bỏ chạy. Bàng Quyên tự biết "trí cùng, binh bại" không thể thắng nổi Tôn Tẫn liền rút gươm tự sát.
Hoặc trận đánh nổi tiếng dùng "trâu lửa" xuất kỳ chiến thắng của Điền Đan được các nhà binh lược mọi thời đại hết sức ca tụng, coi là mẫu mực của quyền mưu và trí sáng tạo. Điền Đan làm Tướng quốc nước Tề thời Chiến Quốc. Năm 284 trCN nước Yên tấn công đánh nước Tề. Thế giặc như thác lũ khiến quân Tề vô cùng nguy khốn. Hầu hết các thành quận bị quân Yên chiếm, đại quân tinh nhuệ của Tề bị tổn thất nặng nề chỉ còn một bộ phận tàn binh do Điền Đan chỉ huy chạy được tới Tức Mặc cố thủ. Tức Mặc có tường thành kiên cố, lương thảo dự trữ đầy đủ, tuy vậy so với địch tương quan lực lượng quá chênh lệch. Điền Đan hiểu rằng chỉ có thể dùng mưu lược mới không bị tiêu diệt. Một mặt ông kêu gọi quân dân đoàn kết, khích lệ ý chí chiến đấu, dùng kế phản gián khoét sâu mâu thuẫn trong triều đình nước Yên khiến nhà vua nghi ngờ rồi phế truất Nhạc Nghi, một lão tướng lỗi lạc thay thế bằng Kỵ Kiếp một kẻ bất tài thống lĩnh quân đội. Kỵ Kiếp vốn kiêu ngạo, chủ quan cho rằng quân Tề không còn sức chiến đấu nên cắm trại vây thành, buông lỏng kỷ luật, lơ là mất cảnh giác, say sưa chè chén đợi Điền Đan kéo cờ trắng đầu hàng. Điền đan cho rằng thời cơ phản công đã chín. Ông trưng tập mấy ngàn con trâu, trên lưng buộc vải cùng với chất dễ cháy, hai sừng cột chặt binh khí nhọn, sắc, đuôi trâu quấn giẻ đã tẩm ướt dầu mỡ. Đồng thời tuyển chọn năm ngàn binh sĩ khoẻ mạnh, tinh nhuệ, dũng cảm. Một đêm trời đã khuya. Theo hiệu lệnh thống nhất. Lửa đốt lên. Hàng ngàn con trâu bỗng trở thành những cây đuốc lao ra khỏi thành tạo thế trận "hoả ngưu" điên cuồng từ mọi phía xông vào doanh trại quân địch. Bám sát theo "đàn trâu lửa" ấy là những binh sĩ thiện chiến gươm giáo sáng loà tả xung hữu đột. Quân Yên không hề phòng bị kinh hoàng náo loạn, chết như rạ, mất hết tinh thần và khả năng chống cự. Cuộc giao chiến diễn ra rất nhanh và toàn bộ quân Yên bị tiêu diệt. Chủ soái Kỵ Kiếp cũng bị quân của Điền Đan giết chết.
Hai trận chiến trên thực chất là những cuộc đối đầu về trường thể quyền mưu giữa Bàng Quyên và Tôn Tẫn, giữa Điền Đan và Kỵ Kiếp. Kết quả Bàng Quyên và Kỵ Kiếp thảm bại do thấp thua về đẳng cấp trường thể quyền mưu so với Tôn Tẫn và Điền Đan..
- Bản thể quyền mưu: là đẳng cấp, năng lực tư duy và hành động của chủ thể và khách thể quyền mưu trong cuộc đấu tranh giành chiến thắng.
 Nhân loại đã xuất hiện những mưu lược gia lỗi lạc và mỗi người có những đặc điểm riêng về bản thể quyền mưu. Khương Tử Nha (đời Chu Văn Vương) lấy duy vật luận và biện chứng pháp làm cơ sở tư duy, lấy lòng dân và yếu tố con người làm nền tảng quyền mưu "nhân bất hiền, bất tài, bất hoà thì không thể lo việc lớn". Tào Quệ (đời Lê Trang Công) đặt chữ "Tín" với dân là hàng đầu. Giữ nước hay dựng nước thoát ly dân đều thất bại. Rất coi trọng sĩ khí. Lâm trận bên nào dũng cảm sẽ thắng. Không phiêu lưu, mạo hiểm. Coi "nhẫn" là sức mạnh, nôn nóng xử lý theo cảm tính sẽ thất bại. Đặc biệt Tôn Tử, bản thể quyền mưu được đúc kết trên cơ sở thống nhất giữa tính quy luật khách quan và tính năng động chủ quan thể hiện rất cô đọng trong mười sáu kế binh pháp nổi tiếng: dấu ý đồ thật đưa ý đồ giả để lừa đối phương; nhằm chỗ yếu của địch mà đánh; mượn tay người khác diệt đối thủ của mình; dùng tĩnh chống động, gần chống xa; chờ địch mệt mỏi mới đánh; biết chớp thời cơ giành thắng lợi; dương đông kích tây để nghi binh; lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù để làm chúng suy yếu; nhử địch để "điệu hổ ly sơn"; biết mình biết người trăm trận không thua; bất bại để tất thắng; đánh bằng tâm trước khi đánh bằng quân; đánh vào lòng trước khi đánh vào thành; viễn giao cận công; rung cây dọa khỉ; mỹ nhân kế; khổ nhục kế; gián điệp kế...Hoặc Tôn Tẫn, hậu duệ của Tôn Tử, mưu lược gia lừng danh thời Chiến Quốc. Cơ sở trong tư tưởng quyền mưu của ông trong "Tôn Tử binh pháp" cũng dựa trên sự thống nhất của tính quy luật khách quan với tính năng động sáng tạo chủ quan của con người. Ông đặc biệt nhấn mạnh "Quý thế", "Tri đạo" và "Dụng pháp". "Quý thế" là phải nghiên cứu tình thế chiến tranh lấy đó làm cơ sở quyết định quyền mưu. Phải coi trọng vai trò con người, coi trọng nhân tố chính trị và tinh thần, phải trù bị đầy đủ vật chất, phải có lý do chính đáng để được dân chúng ủng hộ. "Tri đạo" là phải hiểu biết quy luật vận động của chiến tranh. Quy luật chiến tranh cũng như quy luật tự nhiên. Ở đời phàm sự vật gì có thể nhận thức được không thứ nào không chế phục được. Nhận thức và nắm vững quy luật vận động của chiến tranh thì có thể chủ động biến khó thành dễ, biến hung thành cát, biến bại thành thắng. "Dụng pháp" là phải nắm vững phương pháp chiến tranh. Ông cho rằng sự biến hoá tình hình chiến cuộc là vô cùng vô tận và cách đánh thích hợp với mọi tình huống cũng vô cùng vô tận. Đòi hỏi phải luôn chủ động sáng tạo mới giành thắng lợi, thụ động sẽ thất bại... vân... vân... Những tổng kết ấy luôn vô giá cho mọi thời đại, cho những ai quan tâm tới bản thể quyền mưu.
Trong bốn yếu tố đó, bản thể quyền mưu quan trọng hơn cả. Song quyết định thắng bại nhiều khi lại phụ thuộc ở chủ thể quyền mưu. Chiến tranh Ngô - Việt thời Xuân Thu là một điển hình. Đó là cuộc đối đầu giữa Việt vương Câu Tiễn có Phạm Lãi mưu thần và Ngô vương Phù Sai do Ngũ Viên phò tá. Năm 497 trCN Câu Tiễn chủ trương xuất quân đánh Ngô. Phạm Lãi can ngăn, cho rằng thời cơ chưa chín. Nhưng Câu Tiễn không nghe. Kết cục đại bại trong trận Phù Tiêu. Quân Việt bị dồn vào thế tuyệt vọng. Câu Tiễn hối hận đã không nghe Phạm Lãi và hỏi ông: "Bây giờ phải làm sao đây?". Phạm Lãi đáp: "Chỉ một cách là cầu hoà". Câu Tiễn cử Văn Chủng sang Ngô thương thuyết. Mưu thần Ngũ Viên kiên quyết chủ trương tiêu diệt nước Việt, nhưng Phù Sai không nghe, chấp nhận cầu hoà buộc nước Việt phải cống nạp rất nặng và bắt Việt vương Câu Tiễn cùng Phạm Lãi phải sang sống như nô lệ ở nước Ngô làm con tin. Phạm Lãi khuyên Câu Tiễn "nhẫn" chịu "khổ nhục" để tính "kế" lâu dài. Ba năm sau Phù Sai cho rằng Câu Tiễn và Phạm Lãi đã hoàn toàn thối chí nên thả về nước. Câu Tiễn nghe Phạm Lãi, một mặt vẫn cống nạp đầy đủ, nhún nhường giả vờ thần phục Ngô vương, song bí mật chấn hưng đất nước, củng cố quân đội. Đồng thời dùng nhiều cách khoét sâu mâu thuẫn nội bộ triều Ngô làm Ngô suy yếu và bằng chính sách ngoại giao với các nước khác cô lập nước Ngô. Mưu thần Ngũ Viên thấy rõ mối đe dọa này liền lập kế hoạch tấn công nước Việt. Câu Tiễn muốn xuất binh nghênh chiến, nhưng Phạm Lãi can ngăn bởi thực lực Việt so với Ngô còn yếu không thể chống chọi được ông kiến nghị sai sứ cầu hoà. Câu Tiễn nghe theo. Ngô vương Phù Sai vốn coi thường nước Việt, mặt khác rất muốn tập trung binh lực đánh Trung Nguyên nên chấp nhận, mặc dầu Ngũ Viên tìm mọi cách vạch trần mưu đồ của nước Việt khuyên Phù Sai phải “diệt ngay nước Việt mới trừ được mối họa trong tâm trong bụng”. Nhưng Phù Sai vẫn không nghe. Nước Việt lại có thêm thời gian để củng cố tăng cường binh lực. Năm 482 trCN Phù Sai dẫn đại binh tinh nhuệ đi Hoàng Trì chỉ để lại Thái tử Hữu còn trẻ và các binh lính già yếu ở lại giữ Cô Tô. Quân Ngô xuất phát không lâu, Câu Tiễn định khởi binh đánh Ngô, nhưng Phạm Lãi khuyên: đợi Phù Sai tới Hoàng Trì cách xa nước Ngô mới tổ chức tấn công. Câu Tiễn nghe theo. Chỉ mười mấy ngày quân Việt đã chiếm Cô Tô bắt sống Thái tử Hữu. Trước tình thế ấy buộc Ngô vương Phù Sai phải cầu hoà. Phạm Lãi thấy rằng quân chủ lực của Ngô còn rất mạnh chưa bị tổn thất nên kiến nghị với Việt vương Câu Tiễn cho hoà. Cả hai cùng tận dụng thời gian tăng cường lực lượng. Năm 478 trCN nước Ngô lâm cảnh hạn hán rất nặng, kho tàng trống rỗng, dân tình đói khổ, Phạm Lãi thấy thời cơ đến đề xuất tấn công. Câu Tiễn đồng ý. Quân Ngô đại bại. Quân Việt chiến thắng, tiến thẳng chiếm Cô Tô. Phù Sai lại xin cầu hoà. Câu Tiễn lưỡng lự. Phạm Lãi kiên quyết không hoà. Câu Tiễn nghe theo, xuất binh phản công. Phù Sai tuyệt vọng tự sát. Nước Ngô hoàn toàn thất bại.
 Mấu chốt cuộc chiến tranh Ngô - Việt là tư tưởng chiến lược của hai mưu thần Phạm Lãi và Ngũ Viên. Bản thể quyền mưu hai người này đều cân sức cân tài khó phân hơn kém. Song sự thắng bại lại phụ thuộc ở đẳng cấp quyền mưu của hai chủ thể quyền mưu là Việt vương Câu Tiễn và Ngô vương Phù Sai. Họ giống nhau là đều không thuộc loại hùng tài đại lược. Nhưng khác nhau ở thái độ đối với mưu thần. Câu Tiễn khiêm tốn biết nghe Phạm Lãi nên thắng. Phù Sai do kiêu ngạo, tự phụ bỏ ngoài tai mọi can gián của Ngũ Viên mà chuốc thảm bại.
 Mới biết người đứng đầu với tư cách chủ thể quyền mưu có vai trò quyết định thế nào.
Phương tiện thực hiện quyền mưu: Ngôn ngữ và hành vi.
Phương thức thực hiện quyền mưu:
-   Dùng ngôn ngữ.
-   Dùng hành vi.
-   Kết hợp cả ngôn ngữ và hành vi.
Năm 1812, Hoàng đế Napoleon kéo 60 vạn quân tràn vào nước Nga thế mạnh như vũ bão, trong khi quân Nga dưới sự chỉ huy của thống soái Cutudop chỉ có 21 vạn binh sĩ. Từ thủ đô Xanh Petecbua, Nga hoàng Alexsandre đệ nhất lệnh cho Cutudop phải bảo toàn quân đội và giữ bằng được Maxcova. Đối đầu với kẻ thù mạnh hơn hẳn mình lúc này sẽ mất quân đội. Quân đội mất thì Maxcova cũng mất. "Không cho địch thắng để đợi thời cơ thắng địch". Mất Maxcova nhưng không mất nước Nga. Cutudop đã vận dụng "Binh phápTôn Tử" "Tướng tại ngoại quân mệnh hữu sở bất thụ” (Tướng ngoài mặt trận có thể bất tuân lệnh vua). Ông chỉ tổ chức trận đánh lớn tại Borodino (7-9-1812) gây tổn thất nặng nề cho đối phương rồi bí mật đưa đại quân rút lui để bảo toàn lực lượng. Đồng thời sơ tán hết dân, bỏ ngỏ và đốt cháy thành Maxcova. Ngày 15-9-1812 Napoleon chiếm thành phố không người, không lương thực, thực phẩm, không chất đốt, không lửa, không nước...cũng không biết quân chủ lực của Nga ở đâu để tấn công. Mùa đông ập đến, tuyết phủ dầy khắp nơi. Giá lạnh khủng khiếp. Quân sĩ đói rét phải ăn cả thịt ngựa chiến. Dịch bệnh lan tràn. Napoleon biết đã mắc mưu Cutudop liền vội vã tổ chức tháo chạy. Đến tháng 12 – 1812 hầu hết đại binh của Napoleon bị tiêu diệt. Vị Hoàng đế lừng lẫy danh tiếng ấy buộc phải tuyên bố thất bại. Mộng bá vương làm chủ thế giới của ông ta tan tành mây khói.
 Đây là cuộc đấu về quyền mưu của hai danh tướng lỗi lạc thế giới. Chủ thể quyền mưu là Napoleon và khách thể quyền mưu là Cutudop. Kết quả Napoleon đại bại. Vì sao? Vì:
 Mục đích quyền mưu của Napoleon là phi nghĩa.
 Mục đích quyền mưu của Cutudop là chính nghĩa.
Cả hai cùng triệt để sử dụng phương tiệnphương thức để thực hiện quyền mưu: ngôn ngữ, hành vi và kết hợp cả ngôn ngữ và hành vi. Napoleon khích lệ quân sĩ xông lên bằng những khẩu hiệu huênh hoang. Nhưng vì bản chất cuộc chiến tranh xâm lược do ông ta phát động là phi nghĩa nên ngôn từ có hùng hồn đến đâu cũng không thuyết phục được khối óc, trái tim binh lính. Bởi thế chủ yếu ông ta phải dùng mệnh lệnh và kỷ luật quân sự. Lý tưởng chiến đấu không có thì dù tổ chức có chặt chẽ đến đâu cũng chẳng thể tạo ra sức mạnh. Cho nên quân số gấp ba lần đối phương, được trang bị đầy đủ mà vẫn bị thất bại.
Quân Nga do Cutudop chỉ huy thì khác. Tướng sĩ đoàn kết gắn bó trên cơ sở lý tưởng cao đẹp, chiến đấu vì chính nghĩa, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Lòng yêu nước của cả dân tộc được phát động làm hậu thuẫn tạo thành sức mạnh phi thường. Cho nên quân số chỉ bằng một phần ba, trang bị thô sơ mà vẫn chiến thắng.
Đó là Cutudop đã chiến thắng Napoleon bằng mục đích quyền mưu và tài tình kết hợp cả phương tiệnphương thức thực hiện quyền mưu.
Cả hai đối thủ cùng triệt để tận dụng những yếu tố thuận lợi của trường thể quyền mưu nhằm thực hiện mục đích của mình. Napoleon dựa vào sức mạnh quân sự áp đảo đối phương tiến nhanh, đánh nhanh quyết giành thế chủ động chiến trường hòng đè bẹp quân Nga trong thời gian ngắn. Nhưng ông ta đã phạm sai lầm lớn là đánh giá thấp đối phương, đặc biệt Cutudop, một thiên tài quân sự, dày dạn kinh nghiệm đã từng nổi tiếng qua nhiều trận thắng lừng lẫy như công phá pháo đài Izmail, chiến dịch lớn ở Matsin, Slobozia... Napoleon cũng không đánh giá hết lòng yêu nước nồng nàn, sức mạnh vĩ đại của nhân dân Nga và sự thần thông biến hoá khôn lường của chiến tranh du kích do người Nga thực hiện. Đặc biệt ông ta càng không lường tới yếu tố bất lợi về thời tiết khắc nghiệt ở Nga.
 Cutudop khác. Ông đánh giá đúng sức mạnh quân sự của đối phương hơn hẳn mình nên khôn khéo tránh không đối đầu. Sau trận Borodino mang ý nghĩa chiến thuật ông cho đại binh bí mật rút lui nhằm bảo toàn lực lượng thực hiện "bất bại đợi thời cơ giành tất thắng" (Tôn Tử). Ông kêu gọi lòng yêu nước chống xâm lược của toàn dân tộc. Ông phát động chiến tranh nhân dân bắt kẻ địch phải bị động đánh theo cách đánh của ông. Ông tận dụng thời tiết khắc nghiệt mùa đông thực hiện "vườn không, nhà trống" nhử địch vào Maxcova đã bỏ hoang dồn chúng vào thế hoàn toàn khó khăn, tuyệt vọng buộc Napoleon phải tháo chạy.
 Đó là Cutudop đã thắng Napoleon về trường thể quyền mưubản thể quyền mưu.
 Chiến tranh Nga - Pháp năm 1812 Cutudop thắng Napoleon bởi đẳng cấp quyền mưu ông hơn hẳn đối phương.
 5. Hình thức quyền mưu.
 Gồm: mẹo, mưu, thủ đoạnkết hợp các hình thức ấy.
 Mẹo: là khả năng ứng xử, đối phó kịp thời nhằm đạt mục đích tốt nhất và nhanh nhất.
 Thời Chiến Quốc, Ngũ Tử Tư bị vua nước Sở truy sát. Cáo trạng và hình ông dán khắp nơi. Khi chạy đến biên giới nước Ngô ông bị bắt. Viên quan coi cửa ải đích thân áp giải Ngũ Tử Tư về triều. Để thoát thân, Ngũ Tử Tư liền nghĩ ra một mẹo. Ông hỏi: "Ngươi có biết vì sao nhà vua truy sát ta không?". "Thông cáo viết ông âm mưu làm phản". Ngũ Tử Tư lắc đầu: "Không phải. Vì nhà vua muốn đoạt viên ngọc quý gia truyền của ta. Nhưng rất tiếc viên ngọc đó ta đã đánh mất trên đường chạy trốn. Nếu ngươi bắt ta nộp nhà vua, ta sẽ tâu, trước khi vào thành ngươi cướp ngọc quý của ta nuốt vào bụng. Chắc chắn nhà vua sẽ cho người mổ bụng ngươi ngay để lấy ngọc. Chi bằng...”. Sợ toát mồ hôi, tên quan tháo gông cho Ngũ Tử Tư, tự đánh thâm tím mặt mũi rồi hối thúc ông chạy sang nước Ngô.
Cũng thời Chiến Quốc, Tô Tần mưu lược gia nổi tiếng, tác giả "Kế hợp tung" chủ trương liên minh sáu nước chống Tần, có nhiều công lớn được vua Tề rất tin cậy trọng dụng. Cũng chính vì thế mà ông bị bọn gian thần ghen ghét đố kỵ và có kẻ đã hãm hại ông. Vua Tề giận lắm rất muốn tìm ra thủ phạm. Biết không thể qua khỏi, trước lúc lâm chung Tô Tần nói với vua Tề: "Đại vương hãy ra thông cáo kể mấy tội của hạ thần và kêu gọi ai có công giết Tô Tần đến nhận ban thưởng". Quả nhiên bằng mẹo ấy thủ phạm háo hức tới "nhận thưởng" liền bị bắt và bị xử tử.
Quách Tử Nghi có nhiều công lớn, đặc biệt dẹp "loạn An Sử" được vua Đường Đại Tông phong Tể tướng, rất quý trọng và gả công chúa Thăng Bình cho Quách Noãn là con trai Tử Nghi.
Nhân mừng thọ cha, Quách Noãn cùng vợ về làm lễ. Nhưng Thăng Bình cậy là công chúa không chịu quỳ lạy bố chồng khiến Quách Noãn vô cùng phẫn nộ. Họ cãi nhau. Quách Noãn nói rằng bất hiếu với bố chồng thì Thăng Bình chỉ là đồ bỏ đi. Rằng sở dĩ Hoàng đế có được thiên hạ là nhờ Quách Tử Nghi. Rằng...Do nóng nảy không kiềm chế được Quách Noãn can tội phạm thượng, theo luật phải chu di tam tộc. Công chúa chạy về Hoàng cung tâu với vua. Quách Tử Nghi sợ toát mồ hôi. Làm sao cứu được ba họ đây? Trong đầu bỗng nảy ra một mẹo. Lập tức ông sai trói Quách Noãn rồi đích thân áp giải con vào cung, khấu đầu xin nhà vua trừng trị tội không biết dạy con. Cảm động trước tấm lòng chân thành của vị lão tướng. Hơn nữa Quách Noãn dù sao cũng là phò mã. Vả lại, tính kiêu ngạo của công chúa Thăng Bình ai cũng biết, nhà vua đỡ Tử Nghi dậy, cười nói: "Vợ chồng trẻ chúng nó cãi nhau là chuyện thường. Mình già rồi chấp làm gì. Lời bọn trẻ ở khuê phòng ta coi như không biết là được". Quách Tử Nghi rạp mình cám ơn Hoàng đế.
 Dưới triều Minh, đời vua Thế Tông, Hải Thụy là vị quan nổi tiếng cương trực. Hồ Tôn Hiến là Tổng đốc có chỗ dựa là Tể tướng Nghiêm Trung nên rất lộng hành ức hiếp lương dân. Con trai hắn là Hồ Công Tử cậy thế bố vô cùng tàn bạo. Hải Thụy giận lắm. Một hôm Hồ Công Tử đi qua Thuận An. Trạm dịch không bày tiệc khoản đãi. Hồ Công Tử bèn sai tay chân treo ngược quan trạm lên đánh đòn rất đau, rồi có gì quý giá vơ vét hết. Được tin Hải Thụy liền nghĩ ra một mẹo. Ông sai lính bắt trói Hồ Công Tử và bọn lâu la đánh cho thê thảm, rồi viết bức thư gửi cùng người và tang vật tới phủ Hồ Tôn Hiến. Thư viết rằng có một tên côn đồ dám mạo danh Hồ Công Tử cùng lũ tay sai vô cớ đánh quan trạm, cướp của, nay giải đến để quý phủ trị tội. Hồ Tôn Hiến biết Hải Thụy cố ý xỉ nhục cha con hắn, uất lắm mà không làm gì được đành nuốt bồ hòn làm ngọt.
Yến Tử, Tể tướng nước Tề phụng mệnh đi sứ nước Sở. Người nước Sở thấy ông nhỏ bé, tướng mạo quê mùa định làm nhục ông và cũng là làm nhục nước Tề. Bên cạnh cửa lớn đóng chặt họ xây thêm một cửa nhỏ cử mấy viên quan đứng đấy nghênh tiếp. Yến Tử không đi qua, nói: "Chỉ có người đi sứ nước chó mới qua cửa dành cho chó chui lọt này. Còn ta đi sứ nước Sở chứ đâu phải nước chó". Biết không thể đối phó, họ đành phải mở cổng lớn mời ông qua. Khi vào gặp Sở Vương, Sở Vương nói: "Nước Tề không chọn được ai khác đi sứ hay sao?". Ý muốn nói sao lại chọn người còi cọc như Yến Tử. Yến Tử dõng dạc đáp: "Nước Tề chúng tôi cử sứ giả đi là có phân biệt. Người đức tài đi đến nước có đức tài. Người không đức tài đi đến nước không có đức tài. Thần tài hèn đức mọn nên đi sứ nước Sở". Sở Vương và các đại thần đều im lặng cúi đầu.
Nhờ mẹo mà Ngũ Tử Tư thoát chết, Tô Tần trả thù được kẻ đã ám hại mình, Quách Tử Nghi cứu được ba họ khỏi chu di, Hải Thụy dạy cho cha con Hồ Tôn Hiến bài học nhớ đời và Yến Tử không để vua quan nước Sở hạ nhục được mình, mà trái lại.
 Mưu: phương thức quyền mưu tổng hợp ở trình độ cao, mục đích lớn, phạm vi rộng, ảnh hưởng sâu và không nhất thiết đạt kết quả ngay. Có hai loại chủ yếu: mưu lượcmưu kế.
 Mưu lược: nhằm thực hiện mục đích chiến lược, lâu dài.
 Mưu kế: là kèm cả kế sách hoặc kế hoạch thực hiện.
Thời Chiến Quốc, Tư Mã Hy làm Tướng quốc nước Trung Sơn, túc trí đa mưu rất được vua tin dùng. Nhưng người thiếp mà vua sủng ái lại không ưa ông, luôn rỉ tai vua mọi lời gièm pha. Để lâu bất lợi. Làm sao giữ được mình, bình yên xã tắc, mà không gieo thù gây oán cho ai? Sau nhiều đêm suy nghĩ Tư Mã Hy đã có được mưu kế. Nhân một buổi tiệc vui, ông mời nhiều quan khách tới dự, trong đó có sứ giả nước Triệu. Triệu là quốc gia lớn, lâu nay Trung Sơn phải triều cống. Sứ giả nước Triệu say mê ngắm các vũ nữ múa không ngớt khen ngợi. Tư Mã Hy thì thầm "khoe": Trung Sơn có một mỹ nhân tên là Âm Giản hiện là tỳ thiếp của vua, sắc đẹp nghiêng thành, ca múa tuyệt hảo... Trúng "kế" của Tư Mã Hy, sứ giả về tâu với vua Triệu. Vốn háo sắc, vua Triệu liền cho sứ giả đưa văn thư sang yêu cầu vua Trung Sơn cho "mượn" nàng Âm Giản. Vua Trung Sơn tiến thoái lưỡng nan. Để Âm Giản đi thì mất, thì tiếc, mà không cho vua Triệu “mượn” thì khó tránh khỏi nạn binh đao. Họp triều thần không ai nghĩ ra được đối sách gì khiến nhà vua vô cùng hoang mang lo lắng. Theo mưu đã tính, Tư Mã Hy xin gặp riêng vua hiến kế: khuyên Bệ hạ phong ngay Âm Giản làm Vuơng hậu. Âm Giản làm Vương hậu rồi thì phép bang giao khiến Triệu vương không thể "mượn", Bệ hạ sẽ từ chối được. Nhà vua cho là phải, liền lấy cớ tránh xung đột với nước Triệu giữ yên trăm họ để vận động đương kim Hoàng hậu hãy vì giang sơn xã tắc mà từ ngôi, nhường cho Âm Giản và triều thần cũng vì lẽ đó mà một lòng tuân thủ. Ngoài nhà vua và Âm Giản không ai biết đó là mưu kế của Tư Mã Hy. Bởi thế ông tránh được thù oán, hiềm khích, vua lại càng tin dùng. Còn Âm Giản thì vô cùng ân hận về những lời gièm pha của mình trước đây đối với Tư Mã Hy, hết lòng ngưỡng mộ và biết ơn ông.
Đời Minh Thành Tổ (triều Minh) có ba quan đại triều trung thần là Dương Vinh, Dương Sĩ Kỳ và Dương Phổ. Dương Vinh trí tuệ hơn người, nhiều mưu kế, giỏi quyết đoán. Cả ba rất được Thái hậu tin. Khi ấy vua còn là ấu chúa do tên hoạn quan Vương Chấn phò tá. Hắn là tên gian thần đầy tham vọng và nhiều thủ đoạn. Đối thủ ngăn cản Vương Chấn và phe cánh của hắn là ba vị quan họ Dương. Bởi thế hắn luôn tìm cách loại bỏ. Một hôm Vương Chấn gặp Dương Sĩ Kỳ ngỏ ý thăm dò: "Công việc triều đình đều dựa vào ba vị tiên sinh. Nay ba vị đều tuổi cao sức yếu, rồi đây không biết sẽ thế nào?". Ý bóng gió của Vương Chấn là ba vị hạ đài đi. Dương Sĩ Kỳ vốn bộc trực nói luôn: "Lão thần còn tận tụy đến khi chết". Vương Chấn cười nhạt. Hắn lại đến gặp Dương Vinh nói đại ý như đã nói với Dương Sĩ Kỳ. Dương Vinh cười đáp: "Sĩ Kỳ đại nhân nói vui vậy thôi, chứ lớp người chúng ta già rồi, không còn mấy sức lực nữa, rất cần rời vũ đài và chọn người phụng sự Hoàng đế". Vương Chấn gật gù: "Đại nhân nghĩ thế là phải lắm". Hắn tỏ ra đắc ý. Hôm sau Dương Vinh gặp Dương Sĩ Kỳ và Dương Phổ giải thích rõ ý của mình rằng: "Bè lũ Vương Chấn rất hận "tam Dương" chúng ta. Trước sau chúng cũng bày mưu lật đổ hoặc hãm hại. Còn chúng ta thực sự tuổi đã cao, sức đã yếu không thể kéo dài mãi việc phò tá xã tắc được, trước sau cũng phải giao lại cho lớp trẻ. Lúc này nếu ta không lựa chọn ngay những người tin cậy, khi hết thời cơ, bè lũ Vương Chấn đưa người của chúng vào thì quốc gia đại loạn. Tới lúc đó "tam Dương" chúng ta chỉ còn biết bó tay chịu trói, chờ chết thôi". Hai vị Dương Sĩ Kỳ và Dương Phổ đều cho là phải. Họ thống nhất chọn ba quan trung thần còn trẻ là Tào Nại, Miêu Trung và Trần Tuần. Cả ba đều đã trải qua thử thách rèn luyện có thể đương đầu với bọn Vương Chấn. Ba vị cùng dâng sớ lên Thái hậu và được Thái hậu chuẩn y.
Mưu kế ấy là đòn bất ngờ giáng thẳng vào bè lũ Vương Chấn. Thất bại mà chúng phải chịu.
Năm 14 tuổi, Khang Hy tỏ ra người có tư chất, trực tiếp điều hành triều chính. Ngao Bái lần lữa không chịu giao đại quyền, thậm chí lên triều hắn mặc Hoàng bào để tỏ rõ uy thế và đối lập với mọi người. Khang Hy nhỏ tuổi nhưng thông minh, chí lớn. Ông lập mưu kế giết Ngao Bái trừ hậu họa. Nhà vua tìm chọn mấy chục thiếu niên vào cung ngày đêm luyện tập võ nghệ và vui chơi. Ngao Bái không để tâm, cho rằng vua còn trẻ con nên thích trẻ con vào cho có bạn mà thôi và càng tỏ ra coi thường Hoàng đế.
Một hôm Ngao Bái vào cung. Khang Hy cười đùa vui vẻ, rồi hô một tiếng, tất cả những "võ sĩ tý hon" quây lại, đè Ngao Bái xuống, trói chặt. Ngao Bái tưởng Hoàng đế đùa với hắn nên cũng cười vui vẻ không phản ứng gì. Đến khi Hoàng đế cho triệu các đại thần vào công bố tội trạng của Ngao Bái rồi nhốt ngục tử tù bấy giờ hắn mới bừng tỉnh thì đã muộn.
 Lưu Bang khi còn trẻ hàn vi lêu lổng, trên ba mươi tuổi mới làm chức quan nhỏ là Đình trưởng phụ trách dẫn một số phạm nhân tới Thiểm Tây xây mộ Tần Thuỷ Hoàng. Không chịu nổi ngược đãi nhiều người bỏ trốn. Sợ mắc tội chết, Lưu Bang tha cho tù nhân tự do bỏ đi, còn mình cũng sẽ liệu nơi ẩn náu. Mấy người tâm phúc xin theo. Họ uống rượu, ăn thề rồi tìm đường về hướng Đại Hồ. Một người đi trước thăm dò, quay về nói có một con rắn trắng nằm ngang đường, phải đi lối khác thôi. Đang ngà ngà say, Lưu Bang xách kiếm đi. Lát sau về nói đã chặt rắn trắng làm đôi vứt xuống khe núi rồi. Thế là tất cả kéo nhau đi.
Mấy ngày sau xôn xao tin đồn rằng có một bà lão đến chỗ ấy khóc. Hỏi sao khóc? Bà lão nói: "Con trai tôi là hậu duệ của Bạch Đế hoá thành rắn trắng nằm ngang đường bị con trai của Rồng Xích Đế chém chết". Câu chuyện cứ thế được đồn thổi và Lưu Bang bỗng nhiên trở thành "Chân Long Thiên tử" con Rồng, được huyền thoại hoá như "người nhà Trời". Bởi thế khi ông phất cờ tụ nghĩa trai tráng khắp thiên hạ ùn ùn kéo đến đầu quân. Không ai biết chuyện rắn trắng, chuyện bà lão khóc con có thật, hay đó chỉ là mưu lược của Lưu Bang?
Ở nước ta năm 1418 Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh có mưu lược gia Nguyễn Trãi phò tá. Nguyễn Trái lấy mỡ viết vào lá cây tám chữ: "Lê Lợi vi quân. Nguyễn Trãi vi thần" rải dọc ven suối. Kiến bâu vào ăn mỡ, đục thủng lá cây theo nét chữ. Trời mưa cuốn những lá cây mang dòng chữ «sấm truyền» ấy đi khắp thiên hạ. Dân chúng coi đây là mệnh Trời, trai tráng kéo đến Lam Sơn tụ nghĩa ngày càng đông.
Nhờ mưu (cả mưu kếmưu lược) mà Tư Mã Hy bảo vệ được mình, giữ yên xã tắc, Dương Vinh phá tan ý đồ thâm độc của bè lũ Vương Chấn, Khang Hy diệt được tên đại gian thần Ngao Bái, Lưu Bang, Lê Lợi thâu phục được lòng dân thành công đại nghiệp.
Thủ đoạn: là phương thức sảo trá, bịp bợm, nham hiểm, bất chấp đạo lý nhằm thực hiện mục đích ích kỷ, phi nghĩa, thường thích ứng với những kẻ tà tâm, bản chất gian hùng đạo tặc.
Thời Chiến Quốc nước Ngụy có Phạm Thư, thông minh, chí lớn, đọc nhiều, hiểu rộng, thiên văn địa lý, binh thư chiến sách, kinh dịch, bát quái không gì không nghiên cứu, nhưng nhà nghèo phải làm môn khách (giúp việc) cho quan đại phu Tu Giả. Có lần Tu Giả sang Tề cho Phạm Thư theo. Nhờ phong độ và tài hùng biện Phạm Thư rất được Tề Vương quý trọng, tặng nhiều vật quý và muốn giữ Phạm Thư lại bổ nhiệm làm quan to, nhưng Phạm Thư từ chối. Về nước, Tu Giả ghen ghét đố kỵ đã dùng thủ đoạn xấu xa bẩm báo ngay với Ngụy Vương vu cáo Phạm Thư nhận hối lộ và thông đồng với ngoại bang mưu làm phản. Nguỵ Vương tức giận sai đánh Phạm Thư gãy xương sừơn, bẻ hết răng, bó vào chiếu ném xuống thùng phân.
Thời Tam Quốc, Tào Tháo một lần đem quân đi đánh trận, thời gian phải kéo dài trong khi lương thực đã cạn. Nếu chuyện này binh sĩ biết sẽ hoang mang bỏ trốn. Vương Cấu đảm trách hậu cần rất lo lắng tấu trình Tào Tháo. Tháo bảo Vương Cấu dùng đấu nhỏ thay đấu lớn để phân chia. Cấu nói: "Nếu binh sĩ biết được họ sẽ giết tôi". Tào Tháo đáp: "Cứ theo lệnh thi hành.Trách nhiệm ta gánh". Cấu làm theo. Quả nhiên việc vỡ lở, quân sĩ căm phẫn kéo đến dinh Tào Tháo. Tháo cho triệu Vương Cấu tới: "Ngươi một lòng phò ta, ta biết. Nay để yên lòng quân sĩ ta mượn của ngươi một thứ". "Thừa tướng muốn mượn thứ gì của tôi ạ?". "Thủ cấp của ngươi". Rồi không để Cấu nói thêm, Tháo gọi lính chặt đầu Vương Cấu bêu trên cọc, dưới dán tờ thông cáo: "Vương Cấu cố tình làm đấu nhỏ ăn bớt lương thực. Theo quân pháp xử chém". Quân sĩ tiêu tan nỗi bất bình, nhiều người còn hối hận vì đã hiểu lầm Thừa tướng.
Bằng thủ đoạn đê tiện Tu Giả và Tào Tháo đã sát hại cả những người tâm phúc vì quyền lợi ích kỷ của mình.
Phân tích để thấy từng khái niệm là thế, nhưng thực tế cuộc sống đòi hỏi người ta phải biết vận dụng, kết hợp một cách đúng đắn, sáng tạo các loại hình thức quyền mưu để đạt hiệu quả cao nhất.
*
*   *
Nền văn minh Trung Hoa hơn 5000 năm cực kỳ rực rỡ. Trong nền văn minh vĩ đại ấy đặc biệt có dòng "Văn hoá mưu lược", sản sinh ra các bậc đế vương tinh bang tế thế như: Tần Thuỷ Hoàng, Lưu Bang, Hán Võ Đế, Đường Thái Tông, Võ Tắc Thiên, Triệu Khuông Dẫn, Hốt Tất Liệt, Chu Nguyên Chương, Khang Hy, Càn Long…Cùng các nhà đại mưu lược như: Khương Tử Nha, Y Zoãn, Thương Ưởng, Quản Trọng, Lý Tư, Ngũ Tử Tư, Tiêu Hà, Trương Lương, Hàn Tín, Phạm Tăng, Gia Cát Lượng… và các nhà binh pháp lỗi lạc như: Tôn Tử, Tôn Tẫn…Người Trung Quốc coi lý luận về quyền lực và quyền mưu là một ngành khoa học và chuyên sâu nghiên cứu từ thời nhà Tần. Dòng văn hoá mưu lược bao trùm mọi lĩnh vực: quân sự, chính trị, ngoại giao, bang thương... Đặc biệt khoa học "quyền mưu" vô cùng quan trọng, bởi nó liên quan và chi phối tới các loại mưu lược khác. "Quyền mưu" là nội dung cơ bản về quyền lực.
Ý nghĩa và vai trò của khoa học về "Quyền lực và quyền mưu" là thế, bởi vậy rất cần được nhận thức đúng, được đầu tư xứng đáng, được nghiên cứu nghiêm túc, đầy đủ và sâu sắc, nhất là những ai có liên quan hoặc đang nắm trong tay đầy quyền lực. Có quyền lực phải có quyền mưu, nếu không chẳng khác "Kỵ sĩ mù cưỡi ngựa mù" không những làm hỏng sự nghiệp của mình mà còn phá tan đại nghiệp quốc gia mà nhà đại mưu lược Tôn Tẫn đã cảnh báo từ mấy nghìn năm trước.
                                                                         Hà Nội, nhà số 10 Ngõ 73 Giang Văn Minh
                                                                                           ngày 30 tháng 11 năm 2007