Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

TOÀN VĂN LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012



Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII tại phiên họp cuối ngày 21-6-2012 của kỳ họp thứ ba đã bỏ phiếu thông qua Luật Biển với số phiếu tán thành là 495/496.
Luật Biển Việt Nam có bảy chương, 55 điều với việc xác định chủ quyền các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…được ghi ngay trong điều 1. Luật Biển bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.
Đây là một sự kiện lớn, một tin vui lớn, đáp ứng những đòi hỏi của tình hình phát triển đất nước hiện nay, thỏa mãn tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Luật Biển là một văn kiện pháp lý vô cùng quan trọng và cần thiết của đất nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng biển quốc gia, tạo cơ sở và hành lang pháp lý cao nhất cho mọi công việc sử dụng, khai thác và bảo vệ vùng biển nước nhà.
Những nội dung chính của Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam gồm có bảy chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 của Luật Biển Việt Nam dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 của Luật quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Chương 6 quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Chương 7 quy định về điều khoản thi hành.

________________________________________
0 nhận xét

Thứ bảy, ngày 30 tháng sáu năm 2012 AI CHỊU TRÁCH NHIỆM NẾU TRUNG QUỐC ĐẤU THẦU THÀNH CÔNG TẠI 9 LÔ DẦU TRONG KHU ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM ?

Đào Tiến Thi
Ngày 5-6-1862, Phan Thanh Giản đại diện cho triều đình ký điều ước Nhâm Tuất cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. Mặc dù là đại diện cho triều đình, nhưng sau đó Phan Thanh Giản đã bị vua Tự Đức quở trách và Tự Đức giao cho Phan Thanh Giản phải đi chuộc lại 3 tỉnh, coi đó là hành động lập công chuộc tội. Phan Thanh Giản dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp nhưng kết cục việc chuộc đất không thành. Năm 1867, Pháp đánh tiếp 3 tỉnh miền Tây, Phan Thanh Giản thấy sức mình chống không nổi đã giao nốt 3 tỉnh miền Tây cho giặc và sau đó uống thuốc độc tự tử.
                                         Đại thần Phan Thanh Giản
Phan Thanh Giản đã tự nhận trách nhiệm để mất Nam Kỳ.
Ngày 20-11-1873, quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không giữ được thành đã rút gươm tự vẫn. Nguyễn Tri Phương đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.
Ngày 25-4-1882, quân Pháp tấn công Hà Nội lần thứ hai, Tổng đốc Hoàng Diệu không giữ được thành đã thắt cổ tự tử. Di biểu viết trước khi chết có câu: Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ đất Bắc lúc sinh thời. Hoàng Diệu đã tự nhận trách nhiệm để mất Hà Nội.
Trên đây chỉ là một vài tấm gương trong hàng loạt tấm gương tuẫn tiết trong công cuộc chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Tất nhiên việc đó ngày nay chúng ta đều hiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,... là bộ phận tiến bộ của triều đình Tự Đức. Trách nhiệm mất nước thuộc về triều đình nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức. Các nhân vật nói trên thực sự họ cũng đã làm tất cả những gì có thể để cứu nước và khi thất bại họ đã tự nhận lấy trách nhiệm bằng việc quyên sinh.
Giở lại lịch sử gần đây, để mất Hoàng Sa năm 1974, mất Gạc Ma năm 1988 chưa thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm.
Trong các tháng 6, 7, 8 năm 2011 diễn ra một số cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng bị chính quyền ra sức ngăn cản. Cách ôn hòa nhất là họ vận động không đi biểu tình. Họ bảo rằng việc bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước “đã có Đảng và Nhà nước lo”. Và cuối cùng chính quyền ra hẳn lệnh cấm biểu tình và đã bắt giữ một số người tham gia biểu tình...

Theo chúng tôi các cuộc biểu tình lớn nhỏ ấy ngoài việc làm thức tỉnh tinh thần dân tộc, thì trước hết, nó đã làm chùn tay những kẻ hiếu chiến cầm quyền ở Bắc Kinh, Nhưng chẳng bao lâu sau, khi chính phủ ta đã dẹp xong các cuộc biểu tình thì nhà cầm quyền Bắc Kinh lại tiếp tục gây hấn. Ngoài các hành động quen thuộc như bắt tàu ngư dân, cho tàu của họ vào đánh cá trong vùng biển của ta, thì họ còn tiến hành một loạt hoạt động mới như nâng cấp hành chính và tiến hành khai thác Hoàng Sa, Trường Sa. Đặc biệt, sự kiện mới đây nhất, ngày 23-6-2012, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã cho Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu quốc tế với 9 lô dầu khí nằm sâu trong vùng đặc quuyền kinh tế, thậm chí cả thềm lục địa của Việt Nam (tổng diện tích của khu vực này là 160.129,38 km2).
Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ thì:
"Việc CNOOC thông báo mời thầu là một hành động tiếp theo trong chuỗi chiến lược của Trung Quốc đối với tham vọng “đường lưỡi bò” nhằm biến 80% diện tích biển Đông thành ao nhà của họ. Có thể khẳng định đây là bước đi mới hết sức thâm hiểm của Trung Quốc.
Việc làm này của Trung Quốc không đơn giản là hành động “răn đe” khi Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển Việt Nam mà là một sự tính toán, mưu đồ sâu xa, có kế hoạch từ trước. Vì thế, Việt Nam phải chuẩn bị một kế hoạch đối phó kịp thời và hiệu quả. Ngoài việc có những phản ứng ngoại giao có tính nguyên tắc thì Việt Nam phải có hành động cụ thể". (Báo Người Lao động 29-6-2012)
Nếu theo tường thuật của Tuổi trẻ online ngày 28-6-2012 thì ông Trần Công Trục còn nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng hơn thế: “Đây là một bước đi cực kỳ nguy hiểm, đáng quan tâm, không thể chỉ cho đây là “đòn gió” mà thực chất là bước đi cụ thể, nguy hiểm của Trung Quốc. (Ông Trực một lần dùng chữ “nguy hiểm”, một lần dùng chữ “cực kỳ nguy hiểm”)
Tuyên bố của Hội Luật gia VN ngày 26-6 cũng nêu rõ: “Việc làm của CNOOC đã vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 mà chính Trung Quốc là quốc gia thành viên, đồng thời vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của VN đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam” (Báo Lao động 29-6-2012).
Theo tôi, đây là hành động leo thang trắng trợn nhất kể từ khi họ đệ trình đường lưỡi bò lên Liên hợp quốc (7-5-2009). Nếu như năm ngoái với hành động 2 lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của ta chỉ là hành động “thử gân”, khiêu khích, thì hành động năm nay là hành động thực thi, nếu có điều kiện.
Giáo sư C.Thayer, Học viện Quốc phòng Ô-xtrây-li-a có cảnh báo rằng “bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ thật kỹ" trước khi quyết định. (Nhândân điện tử 29-6-2-2011). Mức độ rủi ro rất cao và phải "suy nghĩ thật kỹ nghĩa là khả năng này khó xẩy ra nhưng không phải là không thể xẩy ra. Theo một nguồn tin khác thì khả năng này hoàn toàn có thể xẩy ra. Website CRI online 28-6 viết:
Ngày 24, trang web "Nhật báo nhà tư vấn Phi-li-pin" đưa tin, Công ty Dầu mỏ Philex Phi-li-pin đang chuẩn bị cùng Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương Trung Quốc khai thác dầu mỏ ở bãi Lễ Lạc trên Nam Hải.
Ông Vin-xơn Ni-a-bông, Giám đốc phụ trách quan hệ công chúng, phòng hợp tác đối ngoại của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Ma-lai-xi-a cho phóng viên biết, công ty "không nhấn mạnh tranh chấp chính trị, chủ yếu xem xét lợi ích kinh tế, thông thường triển khai hợp tác khai thác trên danh nghĩa nhà thầu, thông qua khai thác, phân chia lợi nhuận, mang lại lợi ích kinh tế cho Ma-lai-xi-a".
Giám đốc chuyên trách tài vụ của Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan cho biết, lần này Tổng công ty Dầu mỏ Hải dương thông báo mở thầu 9 lô dầu khí trên Nam Hải, để hợp tác thăm dò, khai thác với công ty nước ngoài, Công ty Dầu mỏ Quốc gia Thái Lan có hứng thú, sẽ thảo luận tính khả thi về khai thác dầu mỏ trên vùng biển Nam Hải.
Sự đời nhiều khi như thế: các ông lớn không dám làm (vì phải giữ thế chiến lược lâu dài và phải giữ cả thể diện quốc gia) nhưng ông nhỏ lại dám! Vì nhỏ thì chỉ cần lợi nhỏ và không cần thể diện.
Vậy là, trong việc này, Trung Quốc thành công hay không chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phản ứng của Việt Nam chứ không nên tin rằng không có anh nào dám vào.
Vậy ta phải làm gì? Theo ông Trần Công Trục thì “Ngoài việc có những phản ứng ngoại giao có tính nguyên tắc thì Việt Nam phải có hành động cụ thể.
“Hành động cụ thể” là hành động gì? Lời “cực lực phản đối” của ông Lương Thanh Nghị là cần thiết nhưng không phải là hành động cụ thể. Như hàng trăm vụ “cực lực” khác, Trung Quốc đều bỏ ngoài tai. Nếu có tập đoàn nào đó trúng thầu và khai thác thì liệu Việt Nam có dám đem quân đội ra đánh đuổi họ không? Chắc là không, vì “đánh chó phải ngó chủ”! Trong khi đó có một cách thật dễ và thật hiệu quả là toàn dân xuống đường biểu thị khí thế quật cường của dân tộc, cho thấy nhân dân ta sẵn sàng đương đầu ngay cả khi Trung Quốc phát động chiến tranh, thì nhà cầm quyền Trung Quốc chắc chắn phải run sợ. Vì họ quá biết trong lịch sử, một khi dân tộc Việt Nam đã đoàn kết lại và quyết tâm chiến đấu thì những đội quân xâm lược hùng mạnh của họ đều tan tác, tan tác đến kinh hồn bạt vía có khi phải “chừa” hàng trăm năm mới lại dám tiến đánh. Và cũng chỉ khi toàn dân Việt Nam thể hiện quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thì bạn bè quốc tế mới giúp đỡ, chứ không ai giúp đỡ kẻ ngồi không. Thế nhưng việc nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc bằng hành động trên đã bị nhà cầm quyền quyết tâm ngăn chặn và tướng Nguyễn Chí Vịnh đã từng sang hứa với Trung Quốc “không để tiếp diễn”. Những người từng đi biểu tình thì ít nhiều đều đã “nếm mùi yêu nước”: người bị bắt, người bị đánh, người bị tù, người mất việc, người mất chỗ ở, người bị cơ quan kiểm điểm. Và tất cả đều bị bôi nhọ danh dự như những kẻ phá quấy, tiếp tay cho phản động.
Và như vậy thì khả năng 9 lô dầu khí trên tổng diện tích 160.129,38 km2 của Biển Đông của ta bị mất là điều có thể diễn ra. Sau đó, cái gì sẽ mất tiếp theo thì khỏi bàn. Thực ra chỉ cần được 1/9 lô dầu kia thì Trung Quốc cũng đã thắng. Thảm họa mất nước của ta trong tình hình hiện nay theo nhiều người tiên đoán là sẽ mất từng phần theo chiến lược “tàm thực” (tằm ăn) của Trung Quốc.
“Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” (Sự hưng vong của quốc gia có trách nhiệm của cả những người dân hèn mọn). Thế nhưng Đảng và Nhà nước nhất nhất chỉ cho riêng mình quyền “hữu trách”.
Trước khi đi Pháp đàm phán (1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải hứa với đồng bào:
Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân. Vậy nên lần này, tôi xin hứa với đồng bào rằng: Tôi cùng anh em đại biểu sẽ gắng làm cho khỏi phụ lòng tin cậy của quốc dân”. (HCM toàn tập, tập 4).
 Riêng với đồng bào Nam Bộ, mảnh đất đã từng bị triều Nguyễn bán cho Pháp, người đứng đầu chính phủ lúc ấy thấy cần phải hứa chắc chắn hơn:
Được tin tôi cùng đoàn đại biểu qua Pháp để mở cuộc đàm phán chính thức, đồng bào cả nước, nhất là đồng bào Nam Bộ đều lấy làm bâng khuâng. Bâng khuâng là vì chưa biết tương lai của Nam Bộ sẽ ra thế nào. (...) Tôi xin đồng bào cứ bình tĩnh. Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước”. (HCM toàn tập, tập 4).
Hồi khoảng 1976, tôi nghe một vở kịch nói trên Đài TNVN, nói về những ngày tính mạng dân tộc “ngàn cân treo sợi tóc” năm 1946. Tôi không nhớ là sau khi ký với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3 hay là Tạm ước 14-9, nhân vật Hồ Chí Minh của vở kịch đã có lời tuyên bố: “Tôi ký và tôi sẽ chịu trách nhiệm trước lịch sử”.
Vì vậy, bước vào cuộc kháng Pháp, chúng ta gần như chỉ có tay không nhưng lòng dân đầy tin tưởng, và đó là yếu tố quyết định của chiến thắng.
Việc trước mắt của đất nước tại thời điểm này: Nếu để mất 9 lô dầu khí (trên tổng diện tích 160.129,38 km2), thì ai phải chịu trách nhiệm? Liệu có nhà lãnh đạo nào đứng ra cam kết với nhân dân rằng cá nhân ông ta, với tư cách là người đứng đầu đất nước, sẽ đảm bảo hoàn toàn việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, trước mắt là 9 lô dầu khí trên Biển Đông?
ĐTT.

5 nhận xét:

  1. Nếu TQ đấu thầu thành công 9 lô dầu khí của VN thì ...không có ai chịu trách nhiệm? Cha chung không ai khóc ư? Đã có đảng nhà nước lo. Dân cứ việc nhịn đói nằm co, không phải lăn tăn!!!
    Trả lời
  2. Đơn giản quá! nhân dân,ngư dân chịu chứ ai.Khi đó các đồng chí to sẽ đi khám bênh,du lịch,thăm thân,công tác dài hạn ở nước nào đó.Đả đảo bọn bành trướng trung quốc xâm lược.Cứ tình hình này thì con cháu chúng ta còn khổ hơn thời phong kiến.
    Trả lời
  3. Nếu để mất những lô dầu khí này chắc chắn bốn đồng chí "tứ trụ" của đất nước: Sang-Trọng-Hùng-Dũng sẽ nhận trách nhiệm về mình và theo bước tiền nhân tuẫn tiết để bày tỏ chí khí "thà làm quỉ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc". Các đồng chí sẽ gieo mình xuống biển Đông làm gương để sử vàng nước Việt ngàn đời nhắc tới.
    Trả lời
  4. Nếu những kẻ mang trọng trách quốc gia thực sự có trách nhiệm, thì VN ta đã không đến nổi như ngày nay rồi. Than ôi, thứ "trách nhiệm" ở họ chỉ là của kẻ bị mộng du. Vật vã kiếm ăn mà mơ tưởng phóng tàu vũ trụ lên trời tìm chốn bồng lai. Mơ cứ mơ, nhưng ngày ngày vẫn tỉnh táo vơ vét cho đầy ... tài khoản. Dân bày tỏ yêu nước thì họ khủng bố. Nay mai nhỡ nước mất nhà tan, họ sẽ đứng ra nhận lỗi ư, họ sẽ khóc ròng vì hối hận ư, họ sẽ quì lạy xin nhân dân tha tội ư ? Ồ, hổng dám đâu ! Ăn năn thì đã hôm nay rồi, mắc gì ngày mai mới ăn năn ???
    Trả lời
  5. Bài học đắt giá lịch sử ngàn đời để lại cho toàn dân tộc việt là chơi với bọn Tàu rất nguy hiểm. Bọn chúng mua lòng bán thịt tinh quái, nó chỉ cần lấy lòng những đứa cầm đầu, trước tiên cho mày tha hồ hưởng lợi. cắn câu rồi nó mới dật dây điều khiẩn từ xa. Nó đưa 16 chữ
    "鄰居有誼 Lân cư hữu nghị Nghĩa: Láng giềng hữu nghị
    全面合作 Toàn diện hợp tác Hợp tác toàn diện
    長期穩定 Trường kỳ ổn định Ổn định lâu dài
    進而未來 Tiến nhi vị lai" Hướng tới tương lai.
    Cụ cộng sản TBT mang về lại tô thêm vàng vào, mới thành 16 chữ vàng. Đưa lên bàn thờ lễ vái, tung hô vạn tuế, ban phát cho 6,7 trăm tờ báo chính thống đại lá cải in dày đặc khắp hàng cùng ngõ hẻm, rồi chỗ này học tập, chỗ kia gật sái cổ. Hâu quả của 16 chữ vàng thật lớn, mất biên giới, biển đảo, Tây nguyên...Bây giờ lại 9 lô dầu thềm lục địa. Mới trắng mắt ra hữu nghị anh em, hay kẻ xâm lược, kẻ thù. Vậy mà các nhà đại diện cho dân  chỉ phản đối lấy lệ hòng bịp dân, lấy lòng Tàu.
                  Không nhẽ;
     Đảng ta nhắm mắt đưa chân,
     Xem quân xâm lược nó lần đến đâu.
     Ngày dài cho chí đêm thâu,
     Như tằm ăn rỗi hết dâu lụi vườn.
    Dân lành vật vã khóc thương
    Vườn nhà dâu lụi họ ươm giống Tầu.

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

VĂN TẾ HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN



Ðại lễ húy nhật thứ 708 Đức Hưng-Đạo-Vương Trần-Quốc-Tuấn ngày 21 tháng 9 năm 2008

 
Văn Tế 

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN
          (TƯỞNG NHỚ CÔNG ĐỨC NGÀI)


Mảng nghe :


Thủa sinh tiền ngài tận trung báo quốc
Đem hùng tài đại lược giữ quê hương
Đuổi quân thù quét sạch biên cương
Giúp trăm họ an cư lạc nghiệp .
 ....

Nhớ Thánh  Linh xưa :


Dòng Đông A kiệt xuất ,
Giống Hồng Lạc kiên cường,
Trận đồ tài vô địch ,
Binh pháp giỏi phi thường .

Vì nghĩa cả tôn Quân ,chuyên dùng gậy,
thù cha quên không báọ
Bởi tình thâm mến chúa, chẳng múa gươm ,
đức mẹ nhớ nên nhường .

Gặp lúc quân Nguyên phạm cõi:
Mưu Bình Mông dùng Dĩ Dật Đãi Lao làm kế ,
Thuốc Diệt Cổ lấy Liên Hoàn Ỷ Giốc như  phương .

Sát khí ngất trời quan ải
Cuồng phong dậy đất biên cương

"Để cứu muôn dân ,hãy nghe trẫm quy đi,hiền từ quá ,
lời Nhân Tôn bàn cùng chư tướng "

Thứ sáu, ngày 29 tháng sáu năm 2012

BĂN KHOĂN CỦA NHỮNG NGƯỜI LÍNH GIÀ ĐẦU BẠC VỀ ĐỐI TƯỢNG TÁC CHIẾN CHIẾN LƯỢC CỦA QUÂN ĐỘI TA ?

Người lính già đầu bạc
Mãi kể chuyện Nguyên Phong...
( Thơ Trần Nhân Tông )

Phamvietdao.net: Việc xác định đối tác tác chiến chiến lược là việc như Tôn Tử nói: biết địch biết ta trăm trận, trăm thắng...Nếu chúng ta không xác định được địch là ai để có chiến lược phòng thủ thì chúng ta sẽ bị bất ngờ. Trong giai đoạn hiện nay, các bác là những cựu chiến binh, bằng kinh nghiệm cuộc đời trận mạc của các bác, trước tình hình kinh tế xã hội và quan hệ quốc tế hiện tại, các bác có thể cho biết suy nghĩ của mình: Quân đội Việt Nam nên xây dựng chiến lược phòng thủ đất nước như thế nào ?  

Đại tá Quách Hải Lượng: Khi nói đến đối tác tác chiến lược của chúng ta thì phải nói rằng: Ai xâm lược mình; Ai là kẻ xâm lược mình thì bây giờ người ta chưa thể nói ra cụ thể; Trong thuật ngữ quân sự thì người ta hay sử dụng khái niệm: đối tác tác chiến tiềm ẩn, không nói tên...Bởi vì như thế cũng khoa học thôi chứ không phải né tránh; Chỉ có thể gọi họ là kẻ thù khi họ nổ súng đánh ta, còn trước đó chỉ là tiềm ẩn. Vậy tiềm ẩn là ai, điều này ta phải có sự chuẩn bị.Vấn đề này, trong chiến lược phòng thủ của mỗi nước đều phải có; vấn đề này đối với ta tôi tin cũng có chỉ có điều không cho biết phổ biến. Thế thôi !
   
Một người lính già 66 tuổi quân khác:  

Phamvietdao.net: Ông là một người lính già 66 tuổi quân; Ông đã trải qua 3 cuộc chiến; ông đã có mặt hầu hết tại những nơi ghi những dấu ấn lịch sử; ông có mặt tại nhiều thời khắc lớn mang dấu ấn bước ngoặt của 3 cuộc chiến tranh; Ông là người từng có mặt tại Điện Biên Phủ; ông sớm có mặt tại chiến trường Nam Bộ, tại Bộ chỉ huy miền; Tháng 4/1975 ông có mặt tại Sài Gòn; Ông là người được tận mắt chứng kiến trận một Trung đoàn anh hùng của Pol Pot, vào năm 1978, dưới sự chỉ huy của Cố vấn Trung Quốc đã bao vây, dồn 1 sư đoàn quân ta, cũng là một sư anh hùng vào một chiếc cầu độc mộc để tiêu diệt... Trận đánh kéo dài từ 10 giờ trưa hôm nay đến 10 giờ trưa hôm sau; trong trận đánh này, theo ông kể: 800 bộ đội của ta đã ngã xuống tại chỗ, mặc dù quân ta có xe tăng, có pháo binh, có trực thăng hỏa lực hơn hẳn quân Paul Pot... Trong khi phía trước quân ta đánh nhau với lính Paul Pot, phía sau dân vẫn đàn hát. Trận đó là trận ta bị lính Paul Pot dùng kế hỏa công của Trung Quốc giống như trận Gia Cát Lượng thời Tam Quốc lừa quân Tào ở tại Gò Bác Vọng để đốt, bắn, giết; Quân Paul Pot cho đốt rừng, ta không dự kiến được tình huống đó, mặc dù hỏa lực của ta mạnh hơn Paul Pot nhưng ta bị thiệt hại nặng...Sau trận này cả quân khu và 2 quân đoàn của ta bị kỷ luật vì thua trận... Sau đây là những suy nghĩ của ông về đối tượng tác chiến chiến lược của quân đội ta hiện nay...

Người lính già: Ông cho rằng: Đây là một loại bài toán mà ngành quân sự thường làm giống như một thứ bài tập của học sinh...Xác định đối tác tác chiến lược, tiềm ẩn ư ? Còn gì nữa mà phải xác định đối tượng tác chiến, xác định kẻ thù của chúng ta là ai, ở đâu, để làm gì khi mà họ đã vào ở chúng với chúng ta từ lâu rồi? Còn gì là tiềm ẩn nữa, họ đã vào sâu trong đất ta, họ có mặt khắp nơi từ Tây Nguyên đến Cát Bà, Vũng Rô, Cam Ranh; từ Móng Cái đến Bình Phước, Tây Nam Bộ...Điều này lãnh đạo biết, dân biết vì các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin công khai, họ có ẩn đâu, ra ngõ là gặp họ ngay...

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

MẤY LỜi PHI LỘ


        Thỉnh thoảng tôi vào đọc trang nhà Lão Khao(Trần Đăng Khoa). Nhưng không để lại dấu ấn gì, vì văn chương của Lão cao ngất ngưởng như cái ghế Lao đang ngự. Mùa bóng đá Châu Âu đang diễn ra tại hai quốc gia, Lão viết một bài đưa những nhận xét hài hước, sắc sảo buồn cười. Thấy có nhiều bạn đọc viết, để lại cảm nhận, tôi đọc phấn chấn, tự đưa vào vài câu vần vè chẳng ăn phập gì với bóng đá, để thăm dò và cũng có phần trêu ghẹo Lão. Cứ tưởng khi đọc chắc Lão tức lộn tam bành, thế mà chẳng những không tức còn tỏ ra cảm ơn tôi đã qua nhà Lão. Lão cũng có thời gian qua nhà đọc Blogs của tôi nữa chứ(Thật không ngờ).Vì vậy mà người xưa nói:"QUAN ĐẾN NHÀ DÂN, QUAN ĐƯỢC TIẾNG. DÂN PHẢI TIẾP QUAN DÂN MẤT BUỔI CÀY".
          Lão trả lời tôi bằng bài thơ"GỬi THI SĨ ĐÀO TRƯƠNG". Tự coi ghế cao là trời hành, lại muốn "Về quê làm gã Chí phèo. Tuyệt hay". Sau đây xin đưa cuộc trò chuyện giữa tôi với Lão bằng những bài thơ dãi bày tâm sự trong vài ba ngày qua.
                                                                                           Nguyễn Đào Trường


6. Cảm nhận từ: Điền Trì [Bạn đọc] Email· http://nguyendaotruongblogs 17.06.12@08:41
Gửi Lão khoa

CÁI GHẾ
Nguyễn Đào Trường

Hại thay cái ghế ngôi cao
Thơ hay lả tả phương nào gió đông
Nhiệm màu phẳng ghế nhọn chông
Ngồi vào xuyên thủng đến không còn gì.
NĐT
6-1. Phản hồi từ: LÃO KHOA [Blogger] Email18.06.12@15:31
Cám ơn thi sĩ đã qua. Vẫn đọc bác trên Blog của bác:

GỬI THI SĨ ĐÀO TRƯỜNG

Ghế cao là cõi giời hành
Khác chi mảnh chĩnh, mảnh sành mốc meo
Hãy từ giã chốn phiêu diêu
Về quê làm gã Chí Phèo. Tuyệt hay
Đời buồn đã có men say
Thiên đường mê đắm dựng ngay góc vườn
Dưới tàu lá chuối đãm sương
Một nàng Thị Nở tỏa hương Thúy Kiều...

Lão Khoa(Trần Đăng khoa)




17. Cảm nhận từ: Điền Trì [Bạn đọc] Email· http://nguyendaotruongblogs 17.06.12@19:42

CỔ VŨ
Nguyễn Đào Trường

Mượn vần cảm tác đôi lời
Góp vui cuộc đá sân chơi lạ thường.
Người mù mờ kẻ tinh tường
Hò nhau cổ vũ điên cuồng vỡ sân.
NĐT

ĐÁ ĐI
Nguyễn Đao Trường

Lún phún xanh sân cỏ tuyệt mà
Say sưa vần chuyển trái ban da
Đưa lên đẩy xuống giành nhau đá
Nhất thắng nhì thua chẳng thủ hòa.

         Sau khi đọc bài "ĐÁ ĐI". Lão chúc tôi chỉ có thắng, lại đùa càng già càng dẻo càng dai…Kinh.

GỬi LÃO KHOA
Nguyễn Đào Trường

Tớ nay gần tám mươi rồi
Khi bằng tuổi Lão thì trời mới"kinh"
Dẻo dai đâu có đến mình
Thắng thua là chuyện nghĩa tình dài lâu
tra giày uể oải lâu mau
Quần hoài nát cỏ thêm đau thân già,
Tài chi so với người ta
Sân người liếc mắt bóng nhà chùn chân.

21-1. Phản hồi từ: Trần Đăng Khoa [Bạn đọc] Email· http://Lão Khoa.Blogtiengviet.net 18.06.12@20:53
Đùa thi sĩ Đào Trường

Trần Đăng Khoa

Tám mươi đâu phải đã già
Trăm năm bác Phó vẫn là ...giai tơ..*.
Kềnh càng quẩy mấy gánh thơ
Bao em mũm mĩm vẫn mơ bồ...ngầu.

---------
* Nhà thơ Nguyễn Đào Trường đã nhiều năm làm Phó ga (Phó Giám đốc ga xe lửa Hải Dương)




TÂM SỰ CÙNG KHOA

Nguyễn Đào Trường


Lâu ngày không thể gặp nhau
Tình trên trang Blogs vài câu vui đùa
Một đằng lọc lõi có thừa
Ghế cao lại bảo khổ chưa" Trời hành*"

Ví mình" mảnh chĩnh mảnh sành "
Bờ ao vất bỏ lâu thành" mốc meo
Hãy từ giã chốn phiêu diêu
Về quê làm gã Chí Phèo. Tuyệt hay

Đời buồn đã có men say
Thiên đường mê đắm dựng ngay góc vườn
Dưới tàu lá chuối đẫm sương
Một nàng Thị Nở tỏa hương Thúy Kiều…"

Một đằng học cách nối điêu
Hoang đường mơ tưởng bao điều viển vông
Cuộc đời có cũng như không
Chắp vần tìm dấu bóng hồng năm xưa

Lang thang chịu trận nắng mưa
Người thơ nhàm chán mình chưa thầy gì
Đành rằng không biết lần đi
Biết rồi lao tới khác chi mù lòa.

Dật mình thức giấc tỉnh ra
Mênh mông toàn cõi nhạt nhòa mờ sương
Dứt tình đoạn tuyệt con đường
Ngẩn ngơ thơ phú ẩm ương dông dài

Đời thường lận đận chông gai
Đời thơ chìm đắm bất tài bão dông
"Thương con tầu cũ long đong**
Ngược xuôi năm tháng mãi trong một đường".

NĐT


*Thơ Trần Đăng Khoa
**NĐT Rút trong tập chiều chát. NXB Thanh niên ấn hành HN 2001

Phản hồi từ: LÃO KHOA [Blogger] Email 22.06.12@06:35
Mừng ông anh thi sĩ ở tuổi đã cao mà bút lực vẫn trẻ trung, sắc lẻm

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

AI NGUY HIỂM HƠN AI ?


Mấy tuần vừa rồi, báo chí trong nước làm ồn ào khá nhiều về việc một số người Trung Quốc nuôi cá bè lậu ở cảng Cam Ranh. Sự kiện này có ba ý nghĩa đáng chú ý: một, về phương diện xã hội, phần lớn những người Trung Quốc này đều di trú không đúng quy định của luật pháp; hai, về kinh tế, công việc của họ hoàn toàn là lậu, nghĩa là không có giấy phép, quy trình sản xuất và sản phẩm của họ làm ra không được kiểm tra; và ba, nghiêm trọng nhất, về phương diện quốc phòng, sự hiện diện của họ ở một địa điểm “nhạy cảm”, sát sạt quân cảng Cam Ranh – có thể quan sát toàn bộ các hoạt động ở quân cảng được xem là nổi tiếng nhất của Việt Nam, có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường hết được.
Khi ông Nguyễn Tấn Tuân, Phó bí thư tỉnh Khánh Hòa cho việc để những người Trung Quốc ấy nuôi cá lậu ở Cam Ranh tuy là một “sơ suất và là điều rất đáng lo ngại” nhưng hậu quả của nó “chưa nghiêm trọng”, có lẽ ông chỉ chú ý đến khía cạnh xã hội và kinh tế. Còn về phương diện an ninh quốc phòng, làm sao biết được trong nhiều năm qua, những người Trung Quốc này có làm gì không, có thu thập được những tài liệu gì quan trọng hay không, có móc nối được ai ở địa phương, hoặc thậm chí, có xây dựng được một cơ sở hoạt động bí mật nào ở ngay cạnh quân cảng Cam Ranh hay không thì làm sao khẳng định được?

BÁN THÂN, BÁN THAN, BÁN NƯỚC AI ĐÁNG BỊ KẾT ÁN HƠN AI ?

Lê Trọng Hiệp
Giữa lúc báo chí Việt Nam chửi nhau là “lá cải” thì thật không may, công an lại phanh phui ra hàng loạt đường dây mại dâm cao cấp tại Hà Nội và Sài Gòn, chuyên đưa hoa hậu, á hậu và người mẫu phục vụ các đại gia với giá từ 1,500 đến 2,300 Mỹ kim một lần phục vụ.
Thế là báo lớn báo nhỏ đều thi nhau khai thác, bất kể cái từ “lá cải” mà họ tránh như tránh tà. Nhưng cũng chính nhờ chuyện chạy đua moi tin hoa hậu bán dâm như thế, chúng ta mới giật mình phát hiện những chuyện có ý nghĩa hơn.
Description: http://image1.xahoi.com.vn/news/2012/6/3/36/danhsapduongdaymaidamngandocuacachoakhoinguoimauJPG1338686430jpg1338733682.jpg
Bán thân

Nhân vật được nhắc nhiều trong vụ lùm xùm bán dâm này là Mỹ Xuân, tên thật Võ Thị Mỹ Xuân.


Theo thông tin trong bài “Gặp ‘má mì’ Mỹ Xuân trong trại tạm giam” đăng trên báo Công an TPHCM ngày 08/06/2012 thì cô Xuân này sinh ra ở Cần Thơ năm 1983 sau đó tách tỉnh, quê cô thuộc về Hậu Giang.
Gia đình nghèo, cha mẹ chia tay khi chị còn nhỏ, em trai sinh năm 1987 theo cha, Xuân được giao cho bác. Phần bà mẹ bỏ lên Sài Gòn dạy học và lập gia đình, có thêm con gái nay đã 15 tuổi. Tuy nhiên bà mẹ này lại bất hạnh khi người chồng mới bị tai biến mạch máu não phải nằm một chỗ gần chục năm trời.
Riêng Mỹ Xuân ở quê phải đi bán vé số dạo phụ bác kiếm sống. Hết lớp 12, cô lên Sài Gòn vừa làm việc trong xưởng may của ông chú họ vừa học trung cấp du lịch và đã trải qua hai năm làm hướng dẫn viên du lịch tại Hội An, Quảng Nam trước khi gia nhập giới showbiz, trở thành người mẫu tự do.
Năm 2009 cô khai gian trẻ lại 2 tuổi để dự cuộc thi “Người đẹp Sóc Trăng 2009” diễn ra trong một hội chợ vào tối 4/5/2009 và đã vượt qua 168 thí sinh để đoạt ngôi người đẹp nhất. Trước năm 2008 cuộc thi này mang tên Hoa hậu Nam Mêkông nên mọi người quen gọi Mỹ Xuân là hoa hậu và cô cũng xài luôn danh hiệu này để hành nghề bán dâm.
0 nhận xét

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

HỘI THẢO THƠ


                      Kính gửi: Hội văn học nghệ thuật Hải Dương
                                              
                                                 THAM LUẬN THƠ 2012

                                 Tác giả: Nguyễn Đào Trường


                    Vấn đề đặt ra cho việc tọa đàm "THƠ" hôm nay rất rộng. Phần mình tôi chỉ dám nói đôi điều: "QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO MỘT BÀI THƠ. TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CỦA NGƯỜi CẦM BÚT".
                  
                            I- Quá trình sáng tạo một bài thơ:
                    Quan niệm riêng tôi, làm thơ việc không đơn giản chút nào. Nhất là làm  bài thơ đọng lại với thời gian, được công chúng khó tính chấp nhận càng khó lắm thay, còn như viết ba câu vần vè, lòng vòng "Đầu Ngô mình Sơ" vô nghĩa,(Cái gọi là thơ) ai chả làm được, nó chỉ thêm dung tục, hạ thấp thơ, đánh lừa bộ phận độc giả kém óc thẩm mỹ, vẩn đục môi trường văn học. Người dày kinh nghiệm nghề nghiệp khi bắt gặp tứ thơ, có cảm xúc trào dâng liền ghi lại những cảm xúc ấy để hình thành một thứ gọi là "PHÔI", sau đem ngôn từ mài dũa nghĩa là phải tu từ, chọn chữ. Không quá dễ dãi dùng nhiều hư từ, đệm vào các chỗ trống, hay những chỗ cần chuyển tiếp sang ý khác, làm vậy chỉ dẫn đến câu thơ, bài thơ loãng ý hoặc đi trệch hướng. hoặc không nói được điều gì sâu xa, sẽ rơi vào tình trạng minh họa kể việc, lảm nhảm dài dòng tả mây, tả gió, làm duyên, làm dáng yêu đương vờ vĩnh, giả dối trống rỗng vô tích sự. Điều quan trong nhất: Thơ phải cô đọng, ngôn ngữ hàm súc chứa đựng nhiều trường liên tưởng, đa tầng, đa nghĩa  kiệm lời, chữ nghĩa có sức công phá như hạt nhân nguyên tử. Người làm thơ luôn ý thức thay mặt số đông, trước trang giấy nhà thơ không được quên đối tượng cần thức tỉnh bao gồm cả nhà cầm quyền, biết đem hơi thở cuộc sống, sự từng trải bản thân viết những điều mọi người bức súc, hay tiên liệu việc xấu tốt sắp xẩy ra, người bình thường không nói được. Thơ luôn hướng thiện, nói chung mỗi người làm thơ là một người làm việc thiện. Có khi bắt gặp tứ thơ hay, nhưng để hoàn chỉnh bài thơ không dễ chút nào. Sinh thời có lần(Năm 1996) nhà thơ Hoàng Cầm về thư viện tỉnh Hải Dương nói chuyện "Thơ với người lính" trong đấy ông đề cập đến bài thơ"LÁ DIÊU BÔNG"Khi bắt gặp tứ thơ mà ông không thể viết ra được, trằn trọc, canh cánh đem theo nó bên lòng suốt mãi 25 năm sau ông mới hoàn thành bài thơ. Hoặc như Giả Đảo đời Đường khi đã làm hoàn chỉnh bài thơ, trong câu"CHIM ĐẬU CÂY BÊN NƯỚC, SƯ GÕ CỬA DƯỚi TRĂNG" nhưng còn một từ chưa ưng ý chữ"Gõ"ông muốn thay bằng từ"Mở", hai chữ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, khi đi đường ông làm động tác đưa tay mở, gõ cửa, quá tập trung suy nghĩ quên hết mọi vật xung quanh, đâm cả vào người cưỡi ngựa trên đường. Lê Đạt lại cho rằng làm thơ là phu chữ, khổ công khuân vác, sắp đặt, thay thế con chữ, nhiều lần chỉ xếp con chữ để hình thành câu thơ, nhưng tính hiệu quả của nó lại nằm ở cái bóng của con chữ. Cái bóng đó chính dụng ý tác giả muốn gửi thông điệp tới  người đọc, nhưng được dấu kín ở con chữ, ví như câu thơ cổ tiến sĩ Nguyễn Quang Bích viết: 皆東走,沱江獨北流 "CHÚNG THỦY GIAI ĐÔNG TẨU, ĐÀ GIANG ĐỘC BẮC LƯU". Nghĩa là: Các con sông đều đổ hướng biển đông, riêng sông đà chảy hướng bắc, cái bóng của câu chữ tùy thuộc mỗi người cảm nhận và hiểu theo cách của mình, tôi cho rằng nó hàm ý:  Cần có chính kiến độc lập, không nên a dua số đông. Câu thơ sống động, rất cần ý tại ngôn ngoại là vì thế. Trong thực tế không ít nhà thơ ghi dấu ấn nơi người đọc, ghi danh trên văn đàn quốc gia mà chỉ có một bài thơ ví như:" Ông Đồ"(Vũ Dình Liên), "Viếng Bạn"(Hoàng Lộc)…Người đời đùa vui gọi các ông(Nhà thơ một bài)Thế mới biết, thơ cần tinh tế lắm thay.
           Thơ giống như tình yêu. Tình yêu bị Chúa trời chia làm đôi, con người luôn khát vọng, khắc khoải đi tìm cái còn lại cho đời nhằm hoàn thiện mình. Thơ giống như tình yêu ở chỗ, nó cũng bị chia làm đôi nửa sáng tạo, nửa thưởng thức. Đó là sự giao cảm tìm nhau không ngừng giữa người sáng tác và người đọc. Chính là bản chất vĩnh cửu của thơ. Người làm thơ còn cần phải am hiểu lý luận, bởi: "LÝ LUẬN LÀ TƯỚNG, THỰC HÀNH LÀ QUÂN", không có lý luận giống như người đi đường rừng trong đêm tối không đuốc soi, nhờ lý luận giúp cho cảm thụ trở nên sâu sắc, trong sáng và khúc chiết hơn. Còn với người làm thơ, lý luận sẽ là yếu tố góp phần đẩy nhanh sự phát triển của hạt mầm tài năng có trong mỗi nhà thơ, biến tài năng mong manh thành hiện thực rực rỡ đầy hoa trái. Nếu có ai đó cho rằng không cần lý luận cũng làm được thơ, thì liệu họ có làm được thơ khi chưa biết tý gì về quy luật vần điệu cũng như niêm  luật thơ? Thông thường lý luận giúp cho nhà thơ biết được cách thức sáng tạo ra một bài thơ. Nhưng cũng có ai đó chỉ đọc nhiều thơ tự rút ra được quy luật  làm thơ, như vậy họ đã vô tình làm công tác lý luận trước lúc làm thơ mà chính họ không để ý. Điều này cũng đúng với cả bạn đọc. Lý luận không những cần cho người làm thơ, mà còn làm cầu nối giữa người làm thơ với bạn đọc.

               II - Tính chuyên nghiệp của người cầm bút:
                   Nói tính chuyên nghiệp: Bất kỳ việc gì trong hoạt động xã hội cũng cần tới tính chuyên nghiệp, tính chuyên nghiệp càng cao, sản phẩm làm ra càng tinh xảo, càng có giá, được người đời ưa chuộng. Nơi nào đó khi tuyển dụng lao động, người ta cũng ưu tiên tuyển chọn người có chuyên môn cao, hay người đã được đào tạo bài bản qua trường lớp. Mặt khác nói tới tính chuyên nghiệp thì người làm nghề, phải gắn bó máu thịt với nghề, có khi phải sống chết chính bằng nghề đó. Ví như người thợ may, thợ mộc, thợ nề, thợ thủ công… Nguồn sống của họ quanh năm suốt tháng, thậm chí suốt đời nhờ chính vào sản phẩm họ làm ra(Mang tính chuyên nghiệp cao). Riêng trong lĩnh vực tính chuyên nghiệp của người cầm bút. Người làm thơ phải ý thức được quyền lực thơ ca và quyền uy thi sỹ, anh ta không chỉ là pháp sư ngôn ngữ mà còn là nhà tư tưởng nữa. Ở ta thực sự chưa có một đội ngũ những người cầm bút chuyên nghiệp, nhất lại là người cầm bút làm thơ nhiều cô kể. Nhưng thử hỏi đã ai sống bằng ngòi bút của mình, hay những bài thơ sản phẩm mình làm ra, nói chi đến chuyên nghiệp. Tôi nhớ đại hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ VIII tháng 8/2011, có một bản kiến nghị được đưa ra, đề nghị nhà nước cắt khoản kinh phí hỗ trợ Nhà Văn vì khỏan ấy ăn vào tiền thuế của nhân đân. Thế mà hàng nghìn hội viên hội nhà văn vó mặt chỉ khoảng 40, 50 người dám ký tên tán thành. Đủ biết tận các nhà văn trung ương còn thế, nói chi đến các hội nghề nghiệp hàng tỉnh. Viết lách thơ phú cũng để cho vui, mỗi người cầm bút với động cơ khác nhau: Người viết làm nấc thang tiến thân, người viết làm duyên khoe mẽ, kiếm vài đồng nhuận bút còm, huênh hoang hợm. Lại có người uốn bút luồn lách nơi này, nơi khác kiếm danh hoặc khoe danh… Không bao giờ dám nói tới nỗi bức xúc, sự bất bình với những thói hư tật xấu quanh mình, nỗi đau bất hạnh của người lao động, những cái ác đang gia tăng hiện diện sờ sờ ngoài xã hội ai cũng thấy. Lại có người nôn nóng muốn khẳng định mình bằng mọi giá  ra hết tập này, tập khác vội vàng, sống sít. In chỗ nọ cỗ kia, thật là " tôm kể đầu trầu kể cuống". Nhưng thực chỉ thành rơm rác, người đời sớm dọn dẹp quét tước cho khỏi mất vệ sinh môi trường văn học. Tôi nghiêng về quan niệm của người xưa(Quý hồ tinh bất quý hồ  đa), ý là: Ít mà tinh xảo, hơn nhiều xô bồ. Hay như: 獨書破萬卷  " Độc thư phá vạn quyển" đại ý: Một bài đánh đổ vạn bài. Thơ hay dù có quăng vào lửa nó vẫn trường tồn, ví như"Những điều trông thấy mà đau đớn lòng"( Nguyễn Du), sau 300 năm lúc nào đọc lên vẫn như mới. Thơ dở, dù tìm mọi cách lăng xê, phù phép, danh nghĩa, quyền chức nọ kia, kể cả tiền nữa ra sức quảng bá nó vẫn chết yểu không thương tiếc. Cứ tình trạng như thế kéo dài làm sao nói gì đến tính chuyên nghiệp, đội ngũ chuyên nghiệp, người cầm bút chuyên nghiệp.
                   Trên đây chỉ là đôi điều, trong muôn vàn điều cần nói. Ở tầm suy nghĩ nông cạn thô thiển của mình, với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, thực sự cầu thị, tôi xin được góp tiếng nói lạm bàn về những việc trọng đại đặt ra cho "Hội thảo thơ hôm nay", cũng để chúng ta mạnh dạn nhìn vào những hạn chế, những gì còn non yếu, khiếm khuyết bấy lâu chưa có dịp, hoặc lảng tránh ngại luận bàn, hoặc luận bàn một cách hời hợt, chiếu lệ, qua loa, miễn cưỡng. Mong rằng trại sáng tác của chúng ta mở mỗi năm, cần đưa việc tọa đàm thơ vào chương trình nghị sự thường niên, để rộng đường trao đổi, học tập nâng cao nhận thức, không khí trại sáng tác thêm sôi động, thiết thực bổ ích cho phong trào, tiến bộ cho mỗi hội viên.                                

                                                                 Hải Dương ngày 14/06/2012
                                                                                  NĐT