Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

VIỆT NAM ĐANG BỊ TRUNG QUỐC LÀM NHỤC, VẬY CHỐNG TRUNG QUỐC BẰNG CÁCH NÀO ?

Ngô Nhân Dụng.
Câu tự đề trên đây là ý kiến của một vị độc giả sau khi đọc bài trước trên mục này: “Ai cũng biết Việt Nam đang bị Trung Quốc làm nhục, nhưng chống Trung Quốc bằng cách nào?”Đó cũng là ý kiến của Thái Úy Trần Nhật Hiệu, vào thế kỷ 13.
 
Năm 1257 Hốt Tất Liệt, sau khi xóa tan nước Đại Lý, sai quân tấn công nước ta vì vua nhà Trần không chịu qua Vân Nam khấu đầu quy phục. Đạo quân Mông Cổ phá đổ hàng phòng thủ đầu tiên do Trần Quốc Tuấn chỉ huy; rồi đánh bại đạo quân chính do Trần Thái Tông trực tiếp lãnh đạo; tiến tới chiếm thành Thăng Long, “cướp phá, giết tất cả nam phụ lão ấu ở trong thành,” như Trần Trọng Kim ghi trong Việt Nam Sử Lược. Triều đình chạy về Hưng Yên, Thái Tông hỏi ý kiến mọi người. Thái Úy Trần Nhật Hiệu cầm sào viết xuống nước hai chữ: Nhập Tống (xin vào nước Tống). Lúc đó Tống còn là tên gọi cả nước Trung Hoa; mặc dù vua quan nhà Tống chỉ còn làm chủ một mẩu đất ở vùng Quảng Đông, hai năm sau mới bị quân Mông Cổ tiêu diệt. Nếu theo lời khuyên của Thái Úy Trần Nhật Hiệu thì vua nhà Trần đã xin hàng. Nhưng Thái sư Trần Thủ Độ có ý kiến khác: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất thì xin bệ hạ đừng lo.” Cuối cùng nước Việt Nam không bị nhục.
Vị độc giả trên còn lý luận: “Chưa thấy ai nói đến phương thức chống Trung Quốc bành trướng một cách có hiệu quả. Chỉ có những cuộc biểu tình ồn ào, không kết quả.”
Năm 1285 chắc cũng có người nghĩ như vậy. Trước mối đe dọa quân Nguyên sang tấn công lần thứ ba, Thái thượng hoàng Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các vị già cả trong nước vào họp ở điện Diên Hồng để tham khảo. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: “Các phụ lão đều nói ‘Đánh,’ vạn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng.”
Điện Diên Hồng có lẽ không đủ rộng để chứa đến một vạn người. Nhưng dù chỉ có hàng ngàn thì không khí cuộc họp chắc cũng đủ “ồn ào,” náo nhiệt, “muôn người cùng hô một tiếng, như bật ra từ một cửa miệng,” không khác gì trong các cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Trung Quốc gần đây. Những “phụ lão” thời nhà Trần chắc cũng chỉ trên dưới 50 tuổi, còn quá trẻ so với những “cụ” Nguyễn Quang A đi biểu tình ở Hà Nội, hay Hòa Thượng Thích Chí Thắng mới xuống đường ở Huế. Các phụ lão thời đó chắc chỉ vào tuổi cho các cô Trịnh Kim Tiến, Huỳnh Thục Vy gọi là chú thôi! Nhưng cuộc “biểu tình” trong điện Diên Hồng đã có kết quả. Cuộc họp mặt hào hùng đó cho thấy một cách “chống Trung Quốc bành trướng.” Phương thức duy nhất có kiệu quả là: Toàn dân một lòng bảo vệ danh dự quốc gia. Nhờ thế, sau cùng nước Việt Nam không bị quân Mông Cổ chiếm mất. Nếu vua và dân nhà Trần đều run sợ mà chịu nhục thì có thể từ đó nước ta đã biến thành một tỉnh hay một quận của nước Trung Hoa cho tới bây giờ, không khác gì tỉnh Vân Nam.

BIỂU TÌNH RẦM RỘ TẠI TRUNG QUỐC


Hình ảnh
Đông nghẹt cảnh sát và người biểu tình

Hàng ngàn cảnh sát và người dân thành phố Khải Đông, Giang Tô, Trung Quốc đã xảy ra đụng độ trong cuộc biểu tình phản đối chính quyền nổ ra ở đây. Ít nhất 1.000 người biểu tình đã diễu hành qua thành phố Khải Đông trong chuỗi những cuộc biểu tình phản đối dự án xây đường ống nước thải ở tình Giang Tô, hôm 28/7. Cuộc đụng độ đã xảy ra sau khi những người biểu tình tấn công các tòa nhà văn phòng chính phủ, lục soát và lật úp, phá hủy những chiếc xe công ở đây. Điều này đã khiến các quan chức phải hủy bỏ dự án đường ống nước thải, nguyên nhân của cuộc biểu tình khi người dân cho rằng nó sẽ hủy hoại môi trường. Trương Quốc Hoa, Thị trưởng thành phố cho biết họ sẽ chấm dứt dự án xây đường ống dẫn nước thải từ một nhà máy giấy của chủ đầu tư Nhật Bản xuống biển. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác cá của người dân thành phố ven biển này. Theo Dailymail, đây là dự án công nghiệp thứ 2 trong tháng này bị hủy bỏ ở Trung Quốc do áp lực từ những cuộc biểu tình của người dân. Dự án trước đó bị hủy là dành cho một nhà máy sản xuất đồng ở thành phố Thập Phương, Tứ Xuyên với tổng trị giá lên đến 1.6 tỉ USD.

Hình ảnh
Người dân lật xe của các cơ quan chính phủ để phản đối

Hình ảnh
Đám đông cảnh sát đang khống chế 1 người biểu tình
0 nhận xét

31/07/2012 Từ người hùng đến bần cùng


clip_image001Đảng Cộng sản vẫn kiên định với lập trường của mình và nền kinh tế thì dậm chân tại chỗ.
Giữa dòng xe cộ nhộn nhịp và buôn bán ồn ào của thủ đô Việt Nam, vô số các băng rôn cổ vũ người dân "Mừng Đảng, Mừng Xuân". Nhưng hiện nay, người Hà Nội chẳng có gì để mừng. Cách đây chưa lâu lắm, Việt nam là một hình ảnh đẹp cho các nước đang phát triển. Bây giờ thì lại mang bộ dạng của một đất nước tụt hậu tồi tệ.
Lạm phát là mối quan tâm hàng đầu, năm ngoái lại vượt mức 20%, lần thứ hai trong vòng ba năm qua (xem biểu đồ). Việt Nam hiện có chỉ số lạm phát cao nhất châu Á, một sự thật mà cơ quan kiểm duyệt của chính phủ đã nghiêm cấm các nhà báo trong nước loan tin. Hàng ngàn doanh nghiệp phá sản, giá bất động sản tụt dốc. Ngân hàng và các doanh nghiệp quốc doanh (DNQD) đang phải đối mặt với nợ xấu. 
Sự đảo chiều diễn ra một cách đột ngột. GDP của Việt Nam tăng lên hơn 8% mỗi năm trong giai đoạn từ 2003 đến 2007, ở thời điểm đất nước thu hút được cao trào đầu tư nước ngoài. Hiện Ngân hàng Thế giới đang dự đoán mức tăng trưởng sẽ đạt trung bình 6% hàng năm cho giai đoạn 5 năm tính đến cuối 2012. McKinsey, một hãng tư vấn, thì lại cho rằng trừ khi Việt Nam tăng năng suất lao động lên 50%, còn không thì tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống dưới 5%. Mức tăng trưởng này quá thấp so với mục tiêu của chính phủ là 7-8%. McKinsey lập luận, “Sự chênh lệch đó tưởng nhỏ, nhưng thực sự không phải như thế.” Đến 2020, nền kinh tế của Việt Nam có thể giảm xuống một phần ba so với nền kinh tế có mức tăng trưởng 7% mỗi năm.
Mọi người, kể cả những nhà lãnh đạo Đảng cộng sản, đều đồng ý với nhau về những nguyên nhân chính của sự trì trệ. Tình trạng hoạt động yếu kém, tham nhũng và lãng phí của các DNQD, chiếm đến 40% tổng sản phẩm quốc gia, đã kéo nền kinh tế đi xuống. Công thức lương rẻ, giá thành sản xuất thấp không còn hữu hiệu như từng có. Các nước như Cambodia và Bangladesh hiện nay đang qua mặt Việt Nam về giá sản xuất rẻ. Nhưng Việt Nam lại thất bại trong việc nâng chuỗi giá trị lên để có những hoạt động với quy mô có năng suất hơn và tạo ra hàng hóa công nghệ cao hơn.
Tuy nhiên, điều lấy làm thất vọng là nhận thức và hành động của các nhà lãnh đạo cộng sản dường như là một cặp phạm trù trái ngược nhau. Một số nhân vật lạc quan đã hy vọng sẽ có những thay đổi tại cuộc họp 3 ngày của các quan chức cấp cao bộ chính trị diễn ra trong tháng trước. Nhưng chẳng may, ngoài việc tự phê bình sâu sắc thì chẳng có gì khác. Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng đã thúc đẩy đảng cần phải cải tổ nếu muốn tránh mối đe dọa sư tồn vong của đảng. Thế nhưng, mặc dầu bài diễn văn của ông đã được đưa ra công luận, chuyện “vũ như cẩn” là phần nội dung còn lại của cuộc họp vẫn diễn ra trong bí mật.
Việc kêu gọi đảng cải tổ hoặc là chết chẳng có gì mới lạ. Ông Carl Theyer, một chuyên viên nghiên cứu chính trị Việt Nam, Học viện Quân sự ở Canberra nói rằng “Họ phát biểu như vậy đã 20 năm nay rồi”. Điều còn thiếu, hiện nay cũng như trong quá khứ, đó là các kế hoạch chi tiết làm thế nào để thực hiện cải tổ, như tái cấu trúc lại các công ty quốc doanh cồng kềnh, tinh giản đầu từ công và cải thiện tính minh bạch. Chín vị lãnh đạo cao cấp của Vinashins, một doanh nghiệp quốc doanh đóng tàu ngập trong nợ nần, bị truy tố với tội danh là sai phạm trong quản lý ngân sách quốc gia đã ra hầu tòa vào ngày 27 tháng Ba. Đó có lẽ là vụ án nghiêm trọng nhất trong số các vụ tương tự trong mấy năm qua, thế nhưng các chính trị gia, những người cổ xúy và cấp vốn để doanh nghiệp này khuyếch trương hoành tráng, kể cả thủ tướng, gần như chẳng có ai có trách nhiệm gì trong đó cả.
Ngay cả nếu có một sự thay đổi tư duy nào đó từ trên cao, thì vẫn còn khó khăn cho các nhà lãnh đạo áp dụng vào để thay đổi cả hệ thống. Quyền lực ở Việt Nam bị phân tán nhiều hơn so với anh láng giềng Trung Quốc, và lợi ích nhóm trong kinh doanh và chính trị là những rào cản lớn cho việc thay đổi. Hơn nữa, trong khi Đảng CS Trung Quốc đã có những thành công nhất định trong việc tự xây dựng lại chính mình như thành lập câu lạc bộ thượng lưu có hệ thống cho những thành phần ưu tú, trong khi đó các đồng chí của họ ở Việt Nam thì vẫn còn mắc kẹt ở quá khứ. Hào quang đạt được bằng các chiến thắng quân sự cách đây hơn một thế hệ, hiện đang phai nhòa trong ký ức xa xưa, và những lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo Việt Nam về năng lực kinh tế ngày càng khó thuyết phục.
.
Nguyên Đình - Dương Huyền dịch từ The Economist

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

VỀ VỤ TỬ NẠN MÁY BAY CỦA TRUNG TƯỚNG, TỔNG THAM MƯU TRƯỞNG ĐÀO TRỌNG LỊCH NGÀY 25/5/1998 BÊN LÀO

Ngày 25/5/1998 một tai nạn máy bay thảm khốc đã xảy ra ở Lào đã làm cho Đoàn tướng lĩnh cấp cao của quân đội nhân dân Việt Nam có 20 sĩ quan trung, cao cấp hy sinh, trong đó có 5 vị tướng và 5 vị đại tá:
1-Trung tướng Đào Trọng Lịch-Tổng tham mưu trưởng
2- Trung tướng Trần Tất Thanh-Tư lệnh Quân khu 2

3- Thiếu tướng Trần Minh Thiết

4- Thiếu tướng Vũ Xuân Thuỷ

5- Thiếu tướng Phạm Minh Thanh

6- Đại tá Hoàng Bình Quân

7- Đại tá Lai Thế Cường

8- Đại tá Cao Tiến Lãm

9- Đại tá Ngô Quang Vinh

10- Đại tá Lê Văn Hân
Điều xót xa là: những người bị tử nạn trong đó nhiều sĩ quan từng là sĩ quan chỉ huy chống bành trướng Trung Quốc ngoan cường tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang: Tham mưu trưởng Đào Trọng Lịch, ông đang chuẩn bị vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tướng Đào Trọng Lịch nguyên là Sư đoàn trưởng Sư 316; Tướng Trần Tất Thanh, Nguyên Sư đoàn trưởng Sư 31 ?
Về vụ tai nạn máy bay này, đã có lúc chủ blog nghe một vài thông tin đề nghị tìm hiểu xem có liên quan gì tới Hoa Nam tình báo của Trung Quốc không? Để có thêm thông tin, chủ blog đã tìm gặp Tướng Lê Duy Mật, ông nguyên là Tư lệnh Mặt trận Hà Giang trong giai đoạn 1984-1988, là cấp trên của Tướng Đào Trọng Lịch và Trần Tất Thanh; Thời điểm chiến tranh hai vị này mang quân hàm Đại tá...Sau đây lời kể của Tướng Lê Duy Mật về vụ tai nạn máy bay này...

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

TIỀM LỰC QUÂN SỰ CỦA VIỆT NAM


Ghi chú: Tài liệu và hình ảnh từ Wikipedia & Google và Tổng Hợp (July 16, 2012)

Một tài liệu quân sự khá chi tiết nhưng không biết trung thực bao nhiêu? Tuy nhiên cũng gíup ta hiểu được phần nào về tiềm lực quân sự của CSVN hiện nay.
---------------------------------------------------------------
Nhìn chung thì lực lượng quân đội VN so với TQ còn quá chênh lệch, nhưng nhiều nhà nghiên cứu chiến lược cho rằng quân đội VN có thể gây tổn thất lớn nếu TQ mở cuộc tấn công. Sự trổi dậy mạnh mẽ đầy tham vọng của TQ gây bất ổn hòa bình trong khu vực, đe dọa an ninh hàng hải tại tuyến đường vận chuyển hàng hóa qua biển Đông, nên các cường quốc bị ảnh hưởng can thiệp vào như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Ấn Độ, mới đây thì có Anh Quốc và Canada cũng lên tiếng. Ngoài ra còn có Israel và Nga cung cấp vũ khí và chuyển giao công nghệ quốc phòng cho VN. Các nước Tây phương này đương nhiên thấy cần ra sức giúp VN hiện đại hóa quân đội trong thế hổ tương để chống lại chủ trương” Đại Hán” bành trướng.
Việt Nam hiện đại hóa quân đội như thế nào? Liệu có thể chống trả được một cuộc tấn công của TQ không?
QUÂN CHỦNG BỘ BINH
1

Bản đồ phân chia Quân khu của Việt Nam
Cả nước chia làm 8 quân khu: Quân khu 1, bảo vệ vùng đồi núi Đông Bắc, bộ tư lệnh (BTL) đặt tại Thái Nguyên. Quân khu 2, bảo vệ miền thượng du Tây Bắc, BTL đặt tại Việt Trì (Phú Thọ). Quân khu 3, bảo vệ lưu vực sông Hồng, BTL đặt tại Hải Phòng. Quân khu 4, bảo vệ Bắc trung phần, BTL đặt tại TP. Vinh (Nghệ An).Quân khu 5, bảo vệ Nam trung phần và Tây Nguyên, BTL đặt tại TP. Đà Nẳng. Không có quân khu 6 và 8. Quân khu 7, bảo vệ vùng Đông Nam phần, BTL đặt tại TP. Hồ Chí Minh.Quân khu 9, bảo vệ lưu vực đồng bằng sông Cữu long, BTL đặt tại TP. Cần Thơ. Quân khu Thủ đô, bảo vệ Thủ đô Hà Nội và BTL đặt tại Hà Nội.
Bộ binh tác chiến
2
Súng trường cá nhân TAR-21

VN duy trì khoảng 455.000 quân tác chiến chủ lực. Gồm 67 lữ đoàn và sư đoàn mỗi đơn vị từ 5.000 đến 12.500 quân. Lực lượng biên phòng có 150.000 quân. Một trung đoàn nhảy dù, nhiều tiểu đoàn đặc công và một sư đoàn Thủy quân Lục chiến. Khoảng 40.000 quân thuộc các đơn vị yểm trợ: Truyền tin, cơ khí, công binh, quân y, quân vận, … Có khoảng 5.000.000 quân trừ bị. Sư đoàn TQLC và các đơn vị đặc công trang bị vũ khí cá nhân loại tân tiến nhất hiện nay TAR-21 dùng loại đạn 5.56 mm do Israel cung cấp. Số còn lại là sử dụng vũ khí cá nhân AK-47. Việt Nam tự chế tạo được các loại súng cộng đồng như đại liên 7.62 mm, 12.7 mm và 14.5 mm, đại bác không giật 57 mm & 75 mm, các loại súng cối từ 60 mm đến 120 mm, có nhà máy chế tạo đạn dược, cùng nhiều quân trang quân dụng khác cung cấp cho quân đội. 
Binh chủng Tăng & thiết giáp
3
Tank T-55M3

TÀU NGẦM MỸ CÓ THỂ TIÊU DIỆT HẠM ĐỘI NAM HẢI CỦA TRUNG QUỐC TRONG PHÚT... MỐT

Phamvietdao.net: Còn nhớ cách đây khoảng dăm, bảy năm gì đó, Nga cho thể nghiệm một loại tàu ngầm mới; chiếc tàu này vừa lảng vảng ở vùng biển Bắc Âu thì bị "troạng" ( vỡ ) phần đầu làm cho toàn bộ thủy thủ đoàn tiêu...
Sau cú này Nga cú lắm vì thủ phạm gây ra vũ troạng này là do tàu ngầm Mỹ; rồi cả 2 bên đều chọn phương án im lặng: Bên Mỹ thì xì tiền ra đền, nghe nói Mỹ đền cho Nga hơn tỷ USD, về tiền Nga lãi to; đổi lai Nga phải ngậm bồ hòn làm ngọt, nuốt mối nhục này và tuyên bố: tàu Nga "troạng" là do sự cố kỹ thuật, có thể húc phải một con cá heo nào đó chăng??? Qua sự cố này cho thấy ngay cả tàu ngầm Nga cũng chưa là cái đinh gì so với tàu ngầm Mỹ nhá...
Tàu ngầm hạt nhân Hoa Kỳ đã xuất hiện gần khu vực bãi cạn Scarborough nơi Philippines và cộng đang có tranh chấp về chủ quyền. Ngoài ra, có tin rằng sẽ có thêm tàu chiến Mỹ xuất hiện tại Biển Đông trong thời gian tới.
SSN NORTH CAROLINA Ở VỊNH SUBIC
Tàu chiến Mỹ xuất hiện chỉ một ngày sau khi Trung cộng ra lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông bắt đầu từ ngày 16/5 trong đó có cả bãi cạn Scarborough. Ngoài ra, các nguồn tin khác cho hay sẽ có thêm nhiều tàu chiến Mỹ xuất hiện tại bờ biển Philippines trong thời gian tới. 

Tàu ngầm USS North Carolina thuộc lớp Virginia, do Northrop Grumman Newport News thiết kế và đóng mới.

26/07/2012 Đế quốc Trung Hoa đã xâm lược nước ta bằng những thủ đoạn tinh vi nhất

Thái Bình
Những thủ đoạn xâm lược của đế quốc Trung Hoa rất thâm hiểm và đa dạng, điểm lịch sử mấy chục năm qua, ta thấy rõ âm mưu, hành động và bước đi của họ.
1. Trên đất liền:
– Biên giới hiện nay không đúng với biên giới thời Pháp - Thanh.
– Năm 1979 Trung Cộng đưa hàng chục vạn quân tiến hành chiến tranh xâm lược các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, gây biết bao tội ác, giết hại đồng bào ta, phá hoại rất nhiều tài sản của dân ta tại những nơi bọn chúng chiếm đóng.

Anti-China?

TS. Phạm Gia Minh
clip_image001
Trong các cuộc tuần hành hòa bình mang tính tự phát, thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo diễn ra hiện nay ở Hà Nội và nhiều thành phố khác, nhân dân cả nước và cộng đồng quốc tế đã có dịp cảm nhận một cách sinh động truyền thống yêu nước vốn luôn thường trực trong huyết quản con người Việt Nam mỗi khi sơn hà gặp nguy biến.

Chính sách ngoại giao dùng kinh tế để gây sức ép của Trung Quốc

Bonnie S. Glaser, The Diplomat ngày 25/7/2012
Trần Ngọc Cư dịch
clip_image002
Quyết tâm của Trung Quốc trong việc dùng đòn bẫy kinh tế để giải quyết các tranh chấp quốc tế nhằm có lợi cho mình là một xu thế đáng lo ngại.

Chết vì tay Trung Quốc: “Sát thủ” hacker đỏ

Đoan Trang
Trung Quốc đã xây dựng được một đội “hacker đỏ” chuyên nghiệp, mối đe dọa có sức phá hoại tương đương một mạng lưới điệp viên dày đặc, mà xét cho cùng có khi lại hiệu quả hơn sử dụng điệp viên. Bởi lẽ thay vì phải chi hàng tỷ đô la cho việc đào tạo gián điệp, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật cao thì hoàn toàn có thể làm mọi thứ chỉ qua mạng.
Hai tác giả Peter Navarro và Greg Autry đưa ra một loạt lời buộc tội: “Những “tin tặc đỏ” đã xâm nhập vào mạng của NASA, Lầu Năm Góc, Ngân hàng Thế giới; tấn công Phòng Công nghiệp và An ninh trực thuộc Bộ Thương mại Mỹ dữ dội đến mức cơ quan này phải phá bỏ hàng trăm máy tính; xóa sạch mọi ổ cứng của dự án Máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35; và gần như ném bom rải thảm hệ thống kiểm soát không lưu của Không lực Hoa Kỳ”.

Chuyên gia Dương Danh Dy (*): Trung Quốc sẽ còn kiếm cớ khiêu khích

Hải Phong (thực hiện)
clip_image001
 
Chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy
 
Chuyên gia về Trung Quốc Dương Danh Dy đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên báo Nông thôn Ngày nay.
Thưa ông, vừa rồi báo chí Trung Quốc có đưa tin về việc phía Trung Quốc thành lập một đơn vị cấp sư đoàn để huấn luyện, chỉ huy các hoạt động quân sự cho lực lượng ngư dân của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa (Việt Nam). Ông đánh giá thế nào về động thái này từ phía Trung Quốc?
- Đúng như tôi đã từng dự báo, tất cả những động thái này đều nằm trong ý đồ chiến lược của Trung Quốc và họ sẽ chưa dừng lại.
Từ việc thành lập thành phố Tam Sa, tuyên bố mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng biển chủ quyền VN, rồi đề xuất vũ trang cho tàu cá, ngư dân của họ... Tất cả đều là đường đi nước bước đã được họ tính toán kỹ lưỡng.
Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng về chiến lược tại Biển Đông, Trung Quốc coi như đã “hết bài”.
Theo tôi, đó là ý kiến rất chủ quan. Đến năm nay vừa đúng 50 năm tôi nghiên cứu về Trung Quốc, trong đó có 34 năm sống và làm việc ở nước họ nên tôi rất hiểu người Trung Quốc.

27/07/2012 Bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc trong quá trình dài quan hệ “môi răng” giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Trọng Vĩnh
Khách quan mà nói, trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của Việt Nam, cùng với Liên Xô, Trung Quốc giúp ta khá nhiều, nhân dân ta rất biết ơn. Sau khi giải phóng miền Nam, Nhà nước ta đã cử một đoàn đại biểu cấp cao do Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp sang cám ơn lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc. Nhưng năm 1974, những người lãnh đạo Trung Quốc đã dùng lực lượng mạnh đánh quân đồn trú Cộng hòa miền Nam Việt Nam cướp quần đảo Hoàng Sa của chúng ta, rồi tháng 2 - 1979, để tặng cho Mỹ một món quà và cứu bọn tay sai Pôn Pốt, Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân xâm lăng nước ta, giết hại đồng bào ta từ người già, trẻ nhỏ đến phụ nữ mang thai, chiếm đất đai của ta, tàn phá triệt để các tỉnh biên giới nước ta trước khi buộc phải rút lui. Tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học” như vậy là Đặng Tiểu Bình đã tự xóa hết mọi tình nghĩa, nợ nần rồi còn gì nữa, mà gần đây báo chí Trung Quốc vẫn kể công, phê phán Việt Nam “Vong ân bội nghĩa”? Sau này để giảm tội ác xâm lược, họ gọi trẹo ra cuộc đánh phá ấy là cuộc “phản kích tự vệ”! Ai xâm lược họ mà họ phải đưa 60 vạn quân để “tự vệ”? Nhà cầm quyền Trung Quốc quả là có tài và thói quen đổi trắng thay đen, dùng từ ngữ xảo trá, bịp bợm không ai bằng!!!
Trước thái độ “kể công” đó của giới hữu trách Trung Quốc, tôi buộc phải viết bài này để vạch trần bộ mặt thật của những người lãnh đạo Trung Quốc.
I. Bành trướng, bá quyền ích kỷ nước lớn là tư tưởng xuyên suốt của những người lãnh đạo Trung Quốc
Tháng 9-1950, tại Hội nghị Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta phải chinh phục trái đất, đó là mục tiêu của chúng ta”.
Trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963, ông Mao nói : “Tôi sẽ làm Chủ tịch 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam châu Á”.
Trong cuộc họp BCH TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 8-1965, Chủ tịch Mao Trạch Đông khẳng định: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapo… một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…”.
Trong cuộc họp giữa 4 đảng cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Lào tại Quảng Đông tháng 4-1963, Thủ tướng Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi lớn, nhưng không có đường ra, nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho con đường xuống Đông Nam châu Á”.
II. Những phương án thu phục và khuất phục Việt Nam
1. Thu phục Việt Nam bằng tư tưởng Mao Trạch Đông
Muốn xuống Đông Nam Á, trước hết và tất yếu cần qua Việt Nam.
Ngay từ năm 1950, sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cử cố vấn Trung Quốc sang và viện trợ cho Việt Nam vũ khí, xe vận tải giúp Việt Nam đánh Pháp. Đoàn cố vấn còn có nhiệm vụ truyên truyền tư tưởng Mao Trạch Đông. Họ đã đề nghị cho dạy tư tưởng Mao Trạch Đông trong trường đảng Việt Nam, lãnh đạo ta đã chấp nhận. Lúc chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức theo kinh nghiệm các vị cố vấn giới thiệu cho ta, ta phạm sai lầm nghiêm trọng: đấu tố tràn lan, quy kết sai lầm làm nhiều cán bộ bị bắt, nhiều người chết oan. Khi phát hiện, Hồ Chủ tịch phải đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi đồng bào. Từ đó ta tỉnh ngộ không dạy tư tưởng Mao Trạch Đông và không làm theo kinh nghiệm Trung Quốc nữa.
Những người lãnh đạo thấy không chinh phục Việt Nam bằng tư tưởng Mao Trạch Đông được, họ chuyển sang dùng phương án khác.
2. Mạnh tay giúp xây dựng kinh tế để Việt Nam hàm ơn và phụ thuộc Trung Quốc
Từ 1955 đến 1963, lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam rất nhiều nhà máy, nhiều công trình: nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá (Cao Xà Lá); nhà máy bóng đèn phích nước; nhà máy sứ Hải Dương; nhà máy hóa chất Việt Trì; nhà máy dệt Minh Phương; nhà máy sản xuất mỳ chính (bằng đậu xanh); khu gang thép Thái Nguyên; nhà máy phân đạm Hà Bắc; công trình thủy điện Thác Bà, cầu Việt Trì, v.v. Trung Quốc giúp ta hàng loạt nhà máy còn có mục đích là Việt Nam sẽ phải phụ thuộc về nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện.
Đến khi Mỹ hất cẳng Pháp gây chiến ở Việt Nam thì phần lớn các nhà máy mà Trung Quốc giúp bị ném bom tàn phá và một số xí nghiệp hoạt động không có hiệu quả thành ra việc giúp xây dựng kinh tế không còn mấy ý nghĩa. Vả lại từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, ta đã không đồng ý với lập trường của những người lãnh đạo Trung Quốc, họ thấy rằng “phương án kinh tế” cũng không thu phục được Việt Nam theo họ nên họ lại chuẩn bị phương án khác.
3. Hình thành 2 gọng kìm hòng uy hiếp và khuất phục Việt Nam
Ở phía Bắc, Trung Quốc mở những con đường từ nội địa ra sát biên giới các tỉnh Việt Nam, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiến quân.
Lãnh đạo Trung Quốc trang bị cho Pôn Pốt đủ mạnh để nắm nó làm gọng kìm phía Tây Nam Việt Nam. Được sự khuyến khích của lãnh đạo Trung Quốc, năm 1977, bọn Pôn Pốt xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Nam bộ Việt Nam, đánh phá, giết hại đồng bào ta. Không đừng được, quân ta tiến vào tiêu diệt Pôn Pốt, cứu dân Kmer khỏi họa diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình huy động 60 vạn quân đánh ta, vừa để cứu tay sai Pôn Pốt vừa để làm lễ vật “làm ăn” với Mỹ, vừa để nói lên rằng giữa Trung Quốc và Việt Nam không còn chung ý thức hệ, không còn là “đồng chí”.
Việt Nam vẫn không khuất phục.
III. Giúp Việt Nam chống Pháp đồng thời hạn chế thắng lợi của Việt Nam làm Việt Nam suy yếu phải phụ thuộc Trung Quốc
Giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp, Trung Quốc cũng có động cơ vì lợi ích của họ. Nếu Việt Nam thắng, Trung Quốc sẽ có một khu đệm an toàn ở phía Nam giống như Triều Tiên ở phía Bắc. Không giúp chẳng may mà Việt Nam không đứng vững, Pháp thắng thì ở mặt Nam Trung Quốc sẽ là đế quốc Pháp, mà Pháp là một nước tham gia “liên quân 8 nước” đánh triều đình nhà Thanh (TQ), buộc nhà Thanh phải nhượng cho các nước phương Tây những “tô giới” ở Thượng Hải và những điều kiện thiệt thòi khác.
Sau chiến thắng vang dội Điện Biên Phủ của Việt Nam tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất tưởng như “bất khả xâm phạm” của quân Pháp, Chính phủ và giới quân sự Pháp cực kỳ dao động. Lo ngại Quân đội nhân dân Việt Nam có thể thừa thắng tổng tấn công đồng bằng Bắc Bộ, ngày 18-5-1954, Thủ tướng Pháp Lanien (Joseph Laniel) đã cứ Tướng Êli (Paul Ély) sang Đông Dương truyền đạt chỉ thị cho Tướng Nava (Eugène Navarre), Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp: “Lúc này phải lấy mục tiêu chính, trên tất cả các cái khác là cứu đội quân viễn chinh”.
Trong tình hình đó, nếu lãnh đạo Trung Quốc thực tâm giúp Việt Nam thì rất có thể đã buộc Pháp phải rút toàn bộ quân Pháp khỏi Đông Dương.
Nhưng, ngược lại, những người lãnh đạo Trung Quốc đã phản bội nhân dân Việt Nam, đàm phán với Pháp trên lưng Việt Nam. Ngay từ ngày 24-8-1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố: “đình chiến ở Triều Tiên có thể dùng làm mẫu mực cho những xung đột khác” (ý nói đến cuộc chiến tranh Đông Dương, chỉ “đình chiến” thôi và hai miền song song tồn tại).
Từ ngày 8 tháng 5 đến 23 tháng 6-1954, Trưởng đoàn Pháp trong khi tránh tiếp xúc với Việt Nam đã đàm phán trực tiếp với Trưởng đoàn Trung Quốc 4 lần, đi tới thỏa thuận về những nét cơ bản về một hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương.
Ngày 17-6-1954, Thủ tướng Chu Ân Lai gặp Trưởng đoàn đại biểu Pháp Biđô (Georges Bidault) đưa ra những nhân nhượng chính trị có tính chất cơ bản…
Ngày 23-6-1954, Thủ tướng Chu Ân Lai gặp Măngđet PhơRăngxơ (Mandès-France), Thủ tướng mới của Pháp đã đưa ra những nhượng bộ mới: “chia cắt Việt Nam, 2 miền Việt Nam cùng tồn tại hòa bình…”.
Một ngày sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký, ngày 22-7-1954, trong khi ăn cơm với Ngô Đình Luyện, em ruột Ngô Đình Diệm, Chu Ân Lại đã gợi ý “đặt công sứ quán của Sài Gòn ở Bắc Kinh”. Ngô Đình Diệm không đồng ý. Nhưng đây là bằng chứng lãnh đạo Trung Quốc công nhận chính quyền Ngô Đình Diệm và âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.
Trong Hội nghị Giơ-ne-vơ, Việt Nam đòi định giới tuyến quân sự tạm thời là vĩ tuyến 13, tổ chức Tổng tuyển cử trong vòng 6 tháng để thống nhất nước nhà. Lúc đầu đoàn đại biểu Trung Quốc đề ra vĩ tuyến 16 làm giới tuyến 2 miền Việt Nam. Sau đó lại nói: “Vĩ tuyến 16 khó có thể thỏa thuận”, ép Việt Nam nhân nhượng: “Có những điều kiện không công bằng và hợp lý để Chính phủ Pháp có thể chấp nhận được… không nên làm phức tạp, lôi thôi… kéo dài đàm phán để cho Mỹ phá hoại”.
Trong tình thế Mỹ, Pháp Trung Quốc chung một lập trường, Trung Quốc ép buộc Việt Nam phải chấp nhận giải pháp: “Các nước tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào và nhân dân Campuchia, ngừng bắn trên toàn chiến trường Đông Dương, Pháp rút quân, vĩ tuyến 17 là vĩ tuyến quân sự tạm thời, chia Việt Nam làm 2 miền, tiến tới tổng tuyển cứ tự do trong cả nước sau 2 năm để thống nhất đất nước”.
Để ngăn cản ta tiếp tục chiến đấu, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, tháng 7-1955, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình dọa: “dùng lực lượng vũ trang để thống nhất đất nước sẽ có 2 khả năng: một là thắng, và một khả năng nữa là mất cả miền Bắc”. Ngày 11-5-1956, ông Mao Trạch Đông nói với những đồng chí lãnh đạo ta: “tình trạng nước Việt Nam bị chia cắt không thể giải quyết được trong một thời gian ngắn mà cần phải trường kỳ… nếu 10 chưa được thì phải 100 năm”. Tháng 7-1957, Mao Trạch Đông lại nói: “Vấn đề là phải giữ biên giới hiện có, phải giữ vĩ tuyến 17… thời gian có lẽ dài đấy. Tôi mong thời gian dài thì sẽ tốt”. Những người lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh với Việt Nam là: “chỉ có thể dùng phương châm thích hợp là trường kỳ mai phục, tích trữ lực lượng, chờ đợi thời cơ”.
Rõ ràng là những người lãnh đạo Trung Quốc không muốn cho Việt Nam thống nhất để mạnh lên, hãm Việt Nam trong tình trạng yếu kém để dễ khống chế. Một nửa Việt Nam là khu đệm an toàn phía Nam cho Trung Quốc yên ổn làm ăn là được.
IV. Nhân dân Việt Nam quyết tâm chống Mỹ để thống nhất Tổ quốc, Trung quốc giúp Việt Nam và dùng Việt Nam làm con bài để làm ăn với Mỹ
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, chính quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên ra sức phá hoại Hiệp định, lê máy chém đi khắp nơi giết hại những người cộng sản và những người dân yêu nước, nhưng giới lãnh đạo Trung Quốc vẫn ngăn cản nhân dân Việt Nam đẩy mạnh vũ trang. Tháng 5-1960, hội đàm với phía Việt Nam họ nói như sau: “Không nên nói đấu tranh chính trị hay đấu tranh vũ trang là chính… không phải là cướp chính quyền ngay mà cuộc đấu tranh vẫn là trường kỳ, dù Diệm có đổ cũng không thể thống nhất được…”. Mặc họ cản, bức xúc quá, nhân dân miền Nam vẫn đồng khởi, phát triển chiến tranh du kích, miền Bắc chi viện đồng bào ruột thịt của mình, không ai cản được.
Khi Mỹ đưa quân vào miền Nam, ném bom miền Bắc, lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam đánh Mỹ.
Vì sao Trung Quốc giúp Việt Nam đánh Mỹ? Có 3 lý do:
Một là: đề phòng phải gặp lại tình hình năm 1950, khi quân Bắc Triều bị quân Mỹ - Hàn dồn sát đến sông Áp Lục, bom đã rơi vào đất Trung Quốc, Trung Quốc đã phải đem 50 vạn quân “kháng Mỹ viện Triều”, tổn thất nặng nề mới lập lại được vĩ tuyến 38 phân chia 2 miền Nam Bắc Triều Tiên…
Chính vì thế mà tháng 1-1965, qua nhà báo Mỹ Ét-ga-xnâu (Edgar Snow), Mao Trạch Đông nhắn Washington: “Quân đội Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau” và trong cuộc đàm phán Trung Mỹ cấp Đại sứ tại Vac-sa-va , phía Trung Quốc làm cho Mỹ hiểu rõ câu nói của Mao Trạch Đông: “Người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người”. Nghĩa là mặc Mỹ đánh nhau ở miền Nam Việt Nam, Trung Quốc không muốn lại đánh nhau với Mỹ.
Hai là: Lãnh đạo Trung Quốc bấy giờ đương muốn giương cao ngọn cờ lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới mà không giúp Việt Nam là nước đã thắng trận Điện Biên Phủ lẫy lừng, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa trên thế giới, thì sẽ mất uy tín.
Ba là: cạnh tranh với Liên xô trong việc tranh thủ Việt Nam. Trong khi Liên xô giúp Việt Nam xe tăng, máy bay tên lửa, v.v. mà Trung Quốc không giúp thì sợ Việt Nam ngả theo Liên Xô.
Năm 1963, Tổng bí thư Đặng Tiểu Bình thông báo với lãnh đạo Việt Nam ý kiến của lãnh đạo Trung Quốc “sẽ viện trợ cho Việt Nam 1 tỷ nhân dân tệ nếu Việt Nam khước từ mọi viện trợ của Liên xô”.
Sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 của chúng ta vào gần khắp các thành phố ở miền Nam, cả vào Sứ quán Mỹ, Bộ tổng tham mưu chính quyền miền Nam và Mỹ đều dao động, lộ rõ ý muốn chấm dứt ném bom để ngồi vào đàm phán. Chúng ta chủ trương “vừa đánh vừa đàm” để kéo Mỹ xuống thang, thì lãnh đạo Trung Quốc ngăn cản, họ cho rằng: “Lúc này Việt Nam chấp nhận đàm phán chưa phải là thời cơ và trên tư thế cao, đã nhân nhượng một cách vội vã”.
Ngày 9-10-1968, lãnh đạo Trung Quốc gặp Thứ trưởng Ngoại thương Việt Nam ở Bắc Kinh yêu cầu báo cáo với lãnh đạo Việt Nam rằng: “sự thỏa hiệp của Việt Nam với Mỹ là một thất bại lớn… nên để cho Mỹ bắn phá trở lại khắp miền Bắc, để Mỹ phân tán mục tiêu oanh tạc, chia sẻ bớt khó khăn cho miền Nam”. Viên tướng M. Taylo (Maxwell Taylor) gọi là “quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.
Trong mấy năm liền cho đến 1972, lãnh đạo Trung Quốc đề nghị giúp vận chuyển hàng phục vụ chiến trường từ miền Bắc đến miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia trên con đường mòn Hồ Chí Minh, hứa cung cấp đủ xe, người lái và khoảng 20 vạn quân để bảo đảm công việc này. Ý đồ thâm hiểm của họ là nắm mạch máu chiến tranh của 3 nước Đông Dương để điều khiển cuộc chiến tùy ý họ, để buôn bán với Mỹ và chuẩn bị bàn đạp xuống Đông Nam Á. Tất nhiên lãnh đạo Việt Nam không thể chấp nhận.
Năm 1969, Nichxơn lên làm Tổng thống Mỹ, ông ta cảm thấy bế tắc trong cuộc chiến tranh, muốn rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam mà vẫn giữ được chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Ông ta nghĩ đến con bài Bắc Kinh; Trung Quốc cũng nhìn thấy thế yếu của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam nên thời kỳ 1969-1973, Trung Quốc và Mỹ tăng cường tiếp xúc bắt tay công khai với nhau, không chỉ bàn bạc các vấn đề tay đôi, mà cả các vấn đề thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước Đông Dương.
Tháng 7 và tháng 10 năm 1971, Kitxingiơ (H. Kissinger) đặc phái viên của Nichxơn sang Bắc Kinh và ít lâu sau Nichxơn đích thân sang thăm Trung Quốc. Họ thỏa thuận với nhau các vấn đề trên lưng nhân dân Việt Nam.
Ngày 1-3-1972, Kitxingiơ nói với các nhà báo rằng: “Từ nay Tổng thống và tôi chỉ còn việc nhìn về Mascơva mà nghiền nát Việt Nam”.
Khi Trung Quốc thông báo cho ta: trong chuyến thăm Bắc Kinh của Nichxơn hai bên sẽ bàn cả vấn đề Việt Nam, lãnh đạo của chúng ta thẳng thắn nói: “Việt Nam là của chúng tôi, các đồng chí không được bàn với Mỹ về vấn đề Việt Nam, các đồng chí đã nhận sai lầm năm 1954, bây giờ không nên sai lầm một lần nữa”.
Cuối cùng bất chấp chiến dịch B52 ác liệt, bất chấp mọi mưu ma chước quỷ của những người lãnh đạo Bắc Kinh, Việt Nam anh dũng kiên cường, độc lập tự chủ vẫn thực hiện được lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “ đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, thống nhất Tổ quốc.
Sau khi bình thường hóa quan hệ trở lại năm 1990, những người Trung Quốc giương chiêu bài đạo đức giả, lừa phỉnh “16 chữ và 4 tốt” nhưng rất hung hăng leo thang gây hấn ở biển Đông, cắt cáp 2 tàu khảo sát của chúng ta, liên tiếp bắn giết ngư dân ta, bắt tàu cá của ta để đòi tiền chuộc, luôn to mồm tuyên bố một cách vô lý chủ quyền gần hết biển Đông và các quần đảo của Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhiều lần dọa đánh Việt Nam và Philippines… những việc này đang làm nóng dư luận quốc tế và sục sôi tâm huyết của toàn dân Việt Nam trong thời gian gần đây thì mọi người đều đã biết rõ.
Chú thích:
Một số trích dẫn lời lãnh đạo Trung Quốc là từ các nguồn sau:
(1) Từ những sách báo của nhà báo thân Trung Quốc Edgar Snow.
(2) Từ hồi ký của Kitsinger , cựu ngoại trưởng Mỹ.
(3) Từ những cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Trung Quốc và lãnh đạo Việt Nam.
N.T.V.
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

CCB ĐẶNG VIỆT CHÂU VIẾT TIẾP VỀ TRẬN ĐÁNH CAO ĐIỂM 772 ĐÊM 11 RẠNG NGÀY 12/7/1984

Phamvietdao.net: Trong phần tiếp theo này, CCB Đặng Việt Châu có nêu một chi tiết còn nhiều tồn nghi: Trong trận đánh 12/7/1984 với Mật danh MB 84 này, phía ta đã không sử dụng pháo binh vì lý do thời tiết; quá nhiều sương mù? Chủ blog đã gọi điện thoại "căn vặn " rất nhiều CCB Đặng Việt Châu về chi tiết pháo binh ta có hiệp đồng tác chiến trong chiến dịch MB 84 này? Sương mù nên pháo binh ta không bắn được, thế tại sao pháp binh Trung Quốc lại bắn được? Cách đây 2 hôm chủ blog đã gặp một số CCB của Sư 313, tình cờ gặp một pháo thủ pháo 105 của sư đoàn này; CCB này khẳng định: CCB có tham gia chiến đấu trận này, bắn yểm trợ cho mũi tấn công 685 và 233? CCB còn cho biết anh được bằng khen trong trận này...Sắp tới chủ blog sẽ đưa cuộc trò chuyện này lên...
Rất mong các CCB 356 xác minh giúp trong trận 12/7/1984 pháo binh ta có tham chiến khi đánh 772 không? Nếu tham chiến thì ở tầm, mức quy mô nào?
Đặng Việt Châu, người ngoài cùng bên trái cùng các CCB 356...  

Ngày 12/7/1984, ta đánh 3 điểm: Trung đoàn 876 - Sư đoàn 356 đánh 772, nổ súng lúc 4h10 phút; Trung đoàn 174 - Sư đoàn 316 đánh 233, nổ súng lúc 2h30 phút; Trung đoàn 141 - Sư đoàn 312 đánh 1030, nổ súng lúc 10h30 phút. Cũng trong thời gian ấy Tiểu đoàn 7 - Trung đoàn 149 tiến công cao điểm 685. Trong khoảng không gian hẹp, giờ nổ súng của 3 đơn vị ở vào các thời điểm khác nhau thì còn đâu yếu tố bất ngờ.
Những ngày trước đó, ta tổ chức hành quân chiếm lĩnh vị trí chiến đấu, tuy trời mưa, mây mù bao phủ song không  phải cả ngày mà cũng có lúc tạnh ráo. Địch ở trên cao 1509, 1250, 685... tầm quan sát bao quát, ta đưa cả một đội hình lớn vào thì không thể không có sơ suất. Trước đó, đường hành quân chiến đấu độc nhất chỉ có Quốc lộ số 2, quân đi ngày đêm như trẩy hội. Đơn vị nào? Ai chỉ huy? Ở đâu? Hàng ngày chắc chắn đều nằm trên bàn làm việc của chỉ  huy đối phương. Trong khi đó việc chuyển quân, bố trí lực lượng của địch thì ta hầu như chỉ biết qua các đài quan sát phía trước của trinh sát đơn vị báo về. Địa hình, sơ đồ các tuyến phòng thủ của đơn vị F 313 trước đây không để  lại cái gì.
Ngày 27 đến 29/4/1984, địch đánh chiếm một loạt các cao điểm 1509; 772; 685; 233; 1250; 1030..., biết chắc ta sẽ tổ chức tiến đánh để lấy lại nên các tuyến hào và công sự chiến đấu của F313 trước đây địch giữ nguyên hiện trạng đồng thời triển khai các tuyến mới và địa đạo và hàng rào đơn, gài rải các loại mìn phòng khi ta tiến đánh. Khi ta tiến đánh, địch rút vào địa đạo và tuyến công sự phía sau.
Sáng 12/7/1984, bộ đội Tiểu đoàn 3 tràn lên D3 - 772. Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2 bị pháo địch ngay từ vị trí xuất phát tiến công nên từ 4h10 phút trở đi của ngày 12/7 chi có một phân đội đặc công của E821 do đồng chí Tố chỉ huy, sau đó là phân đội đi đầu của Đại đội 11 do đồng chí Minh Đại đội trưởng chỉ huy. Phân đội tiếp theo do đồng chí Nguyễn Hữu Thanh - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3; Tiếp là Đại đội 10 - Tiểu đoàn bộ do tôi (Đặng Việt Châu) tràn lên,  vì không có pháo binh bắn phá trận địa địch trước đó nên đại đội đặc công, phân đội đi đầu của C11 bị vướng mìn, sau đó là pháo cối 60; 82ĐKZ của địch dội vào...

TS NGUYỄN MINH PHONG NÓI BÀI GỐC CỦA ÔNG ĐÃ BỊ BÁO NHÂN DÂN CẮT BỎ VÀ VIẾT THÊM


NTT: Tôi đang ăn trưa ở Huế thì nhận được điện thoại của nhà văn Nguyễn Đình Chính cho số ĐT của người muốn gặp tôi. Tôi gọi ngay. Thì ra người ấy là TS Nguyễn Minh Phong – tác giả của bài viết “Không ai được lợi dụng lòng yêu nước!” đăng trên báo Nhân Dân vừa rồi. Giọng nói của ông Phong rất nhẹ nhàng: “Anh Tạo ơi, anh đưa bài em đăng trên báo Nhân Dân về đăng lại trên Blog của anh, khiến dân mạng vào “ném đá” em ghê quá. Thực ra bài của em đã bị báo cắt bỏ và viết thêm vào, nó mới thế. Nói thật là em rất thích thơ của anh (trong đó có bài Tuổi 30…) và kính trọng con người anh… Em xin gửi anh bài gốc để so sánh với bài cùng tên đã đăng trên Báo ND trong tháng 7/2012 để anh tiện so sánh và mọi người hiểu ạ…”. Tôi càng đọc bản gốc, so sánh với bản in trên báo Nhân Dân càng thấy lạ.
  
 Bản gốc:
KHÔNG AI ĐƯỢC LỢI DỤNG LÒNG YÊU NƯỚC
TS NGUYỄN MINH PHONG
Sinh ra trên trái đất và lớn lên dưói ánh mặt trời, mỗi người đều có một gia đình để yêu thương, một nghề nghiệp làm sinh kế và có một Tổ quốc để gắn bó, phụng sự.
Lòng yêu nước là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, dù đó là nguyên thủ quốc gia hay người dân bình thường.
Lòng yêu nước là tài sản thiêng liêng, gắn liền với lòng tự hào, tự tôn dân tộc, cần được nâng niu, bảo vệ, phát huy, nhưng cũng cần tránh bị ngộ nhận, lạm dụng, lợi dụng…!
Qua dòng chảy thời gian và qua các thế hệ, với mọi người Việt Nam, lòng yêu nước như đã trở thành một giá trị cao quý tự thân, máu thịt và được “di truyền” từ đời này sang đời khác, với những biểu hiện ngày càng sinh động, đa dạng, cụ thể. Ai vì lý do nào đó phải xa quê hương, mới càng thấm thía, khắc khoải và thêm sâu đậm tình yêu xứ sở, nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi “cha sinh mẹ dưỡng”. Có đi xa mới thấy nhớ quay nhớ quắt những bờ đê, ao làng, lũy tre, hàng cau, ngôi nhà của ông bà và mẹ cha, nhớ dẫy phố nhỏ, con ngõ nhỏ và thấy thân thương hơn màu xanh hiền hòa của ruộng đồng, nương rẫy, với bóng câu trắng, tiếng chim gù giữa trưa hè ngợp nắng; nhớ tiếng chó sủa những đêm hội trăng rằm, tiếng đàn bầu trong bóng trăng lu, nhất là tiếng nói mộc mạc, tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru con ngủ, những nụ cười và tấm lòng cởi mở của người thân, bè bạn, bà con lối xóm nơi quê nhà…
12 nhận xét

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Bản đồ Trung Quốc 1904 không có Hoàng Sa, Trường Sa

TT - Bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” (Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của TQ được thực hiện dưới thời nhà Thanh) xuất bản năm 1904 ghi rõ cực nam TQ là đảo Hải Nam, không hề bao gồm Hoàng Sa, Trường Sa.
Dòng chữ Hán này đọc từ phải sang có nghĩa: Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
Tiến sĩ Mai Hồng chỉ vào tấm toàn đồ Trung Quốc, dừng lại ở cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam. Không hề có Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa) trong tấm bản đồ quý và chính thống này - Ảnh: Việt Dũng
Hơn 30 năm giữ trong tay tấm bản đồ quý, sau khi tra cứu, dịch lại nội dung in trên bản đồ, tiến sĩ Mai Hồng, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện - Viện Hán Nôm, quyết định chia sẻ bằng cứ lịch sử mình có.
* Ông có thể cho biết tấm bản đồ này đã tới tay ông như thế nào?
- Tôi có được bản đồ từ những năm 1977-1978, trong thời gian làm công tác quản lý một kho sách Hán Nôm. Thời gian đó, việc sưu tầm các tài liệu về bản đồ không thuộc chức năng bảo quản của nơi tôi công tác (giờ là Viện Hán Nôm). Không hiểu xui khiến thế nào, hôm ấy một cụ già chuyên bán sách cho cơ quan tên là Nguyễn Văn Cồng (Phú Xuyên) giới thiệu tấm bản đồ này và khuyên tôi nên mua nó. Tôi giấu gia đình trích hơn một tháng lương ra mua bản đồ về.
* Được biết đây là một tấm bản đồ quý, được làm một cách công phu và dài hơi...
- Đúng vậy, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” của NXB Thượng Hải in năm 1904 có chất liệu bằng giấy, được in màu, có bìa cứng ở ngoài, gấp gọn lại như một cuốn sách. Bên trong là hơn 35 miếng ghép dán trên nền vải bố (cũng may nhờ chất liệu này nên bản đồ vẫn còn giữ được nguyên dạng sau một khoảng thời gian dài), kích cỡ mỗi miếng ghép khoảng 20x30cm. Do đọc được chữ Hán, sau khi có bản đồ, tôi dịch nghĩa lại khoảng 600 chữ cổ đã giải thích một cách rõ ràng xuất xứ, niên hiệu, thời gian thực hiện bản đồ.
Theo đó, đây là một công trình tiếp thu phông tư liệu từ đời Tần, đời Hán, rồi được viết liên tục trong gần hai thế kỷ (1708-1904), từ thời vua Khang Hi đến thời vua Quang Tự, một tấm bản đồ được đích thân các hoàng đế nhà Thanh huy động lực lượng giáo sĩ, những người tài giỏi về thiên văn và toán pháp điền dã thực hiện.
Cụ thể hơn, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708), vua Khang Hi tuyển các giáo sĩ phương Tây như Bạch Tấn Lôi Hiếu, Tư Đỗ Đức Mỹ, ban đầu với mục đích chế tác Vạn lý thành đồ. Vào năm 1711, vua sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh đo đạc đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Có những vị giáo sĩ phương Tây rất uy tín đã giúp vua Khang Hi nhà Thanh lập bản đồ có thể kể tên như: Lợi Mã Đậu (Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest)...
Năm 1904, NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của Sái Thượng Chất, chủ biện (tương đương với giám đốc bây giờ) đài thiên văn ở Dư Sơn. 
Giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia
Ngày 4-7, tiến sĩ Mai Hồng đã chủ động liên hệ, giao lại bản đồ cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia bảo quản và trưng bày. Thông tin từ bảo tàng cho biết khi tiếp nhận, đây là một bản đồ nguyên vẹn, chiều ngang 115cm, chiều dọc 140cm. Bảo tàng đang làm các thủ tục bảo quản sơ bộ, hoàn thiện hồ sơ, làm thủ tục nhập kho (đăng ký giá trị pháp lý hiện vật) trước khi trưng bày. Buổi lễ tiếp nhận bản đồ sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào sáng 24-7 với sự tham gia của một số nhà sử học.
Tiến sĩ Mai Hồng đã cất giữ tấm bản đồ quý chứng minh các quần đảo biển Đông không phải của Trung Quốc - Ảnh: Việt Dũng
* Những cứ liệu lịch sử hữu ích có từ tấm bản đồ này là gì, thưa ông?
- Trong tấm bản đồ này, chủ biện Sái Thượng Chất có lý lẽ rất khiêm tốn, đánh giá cao thành quả của các giáo sĩ phương Tây, những người vốn đi trước Trung Hoa về thiên văn và toán pháp. Chủ sự bản đồ cũng ghi nhận nhìn vào bản đồ “rõ ràng như trong lòng bàn tay”, đặc biệt “tại các cửa biển ở các miền duyên hải đều phỏng họa các đường thủy tàu thuyền ra khơi vào cảng”, trong đó không hề xuất hiện hình in, vẽ, tính toán, đo đạc tới các quần đảo ở biển Đông. Chính họ tự nhận đất đai mình tới cực nam Trung Quốc chỉ tính đến đảo Hải Nam.
* Ông suy nghĩ gì khi quyết định công bố tài liệu này?
- Theo tôi, tấm bản đồ gốc này cung cấp một số thông tin rất tốt cho việc tranh biện trên bàn quốc tế, một bằng cứ đến từ chính Trung Quốc sẽ tránh cho chúng ta việc bị lấn át. Đây cũng có thể là một tài liệu tốt để các học giả nghiên cứu chủ quyền biển đảo trong nước sử dụng.
NGA LINH thực hiện
Đại Nam nhất thống toàn đồ (bản đồ Việt Nam vẽ năm 1834) đã có Hoàng Sa, Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam - Nguồn: NXB Bản Đồ
 Địa đồ chính thống, giá trị cao
Bức “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” này thuộc nhóm địa đồ độc lập in thành bức rời với kích thước khá lớn (115 x 140 cm), trong lịch sử hai triều Minh - Thanh của Trung Quốc, nhóm địa đồ in rời kích thước lớn loại này có gần 60 bức.
Về kỹ thuật trắc địa, “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” ứng dụng kỹ thuật phương Tây với hệ kinh vĩ độ khá chuẩn xác, gần giống như các bản đồ ngày nay. Đây là địa đồ được thực hiện bởi quan chức chuyên môn ở đài thiên văn - một cơ quan nhà nước của triều Thanh. Vì vậy, có thể nói bức địa đồ này mang tính chính thống. Là loại địa đồ hành chính, bức địa đồ này có tầm quan trọng ngang với Đại Thanh đế quốc toàn đồ 1905 và có giá trị cao hơn bức địa đồ chuyên ngành bưu chính có trước đó là Đại Thanh bưu chính công thự bị dụng dư đồ (1903, Trung - Anh văn đối chiếu).

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

NHẬT KÝ CỦA NGUYỄN VĂN HÒA C 5, E 982 GIAO CHIẾN VỚI QUÂN TRUNG QUỐC TẠI CAO ĐIỂM 211 VÀ 255 THANH THỦY HÀ GIANG

Phamvietdao.net: Đây là đoạn copy nguyên văn trên Quân Sử Việt Nam, chủ blog chưa có điều kiện montage lại do đó hơi khó đọc; CCB nào thông thạo trận đánh này, nhất là ký hiệu các địa danh, diễn giải thêm để mọi người nắm được chính xác thồng tin từ phía bên ta về trận đánh sinh tử này, một trận đánh mà cả hai phía đều thừa nhận nhau: là những đảng viên cộng sản dũng cảm, anh hùng chiến nhau? Thế mới đau !
Ảnh chụp từ vệ tinh: Điểm F là Cao điểm 772...

NGUYỄN VĂN HÒA C5-E982 nói về chiến thuật của TQ từ chiều tối 1/6/1985-5h 3/6/1985:

-Sau khi mất 6B rạng sáng 31/5/1985. Pháo TQ bắn cấp tập xuống 6B và 6A. Chiều tối 1/6 nhìn sang sườn 400 thấy lính TQ mặc quần áo đen, tụt dây từ 400 xuống (rất nhanh nhẹn). Chưa ai hiểu đó là lính gì. Vì bọn lính chết trên sườn 6B toàn mặc quần áo màu xanh như lính VN (chỉ khác là tóc mình dài đến vai,tóc chúng nó thì cắt cua hoặc đầu trọc) và những bóng đen ẩn hiện phía chân đồi Cây khô.
-Tất cả mũi B2 đã vào vị trí chiến đấu. Tôi lôi 1 khẩu trung liên mới đét của bọn TQ bỏ lại và...ngắm bắn thử vào cái đám di động dưới chân Cây khô. Những tiếng la hét thất thanh vang lên,đúng là địch rồi.Chúng ào sang phía sườn Tây bắc 6B (hình như nó không bỏ chạy về phía TQ). Không thể dùng M79 được vì quá gần. Tất cả phải dùng lựu đạn cầu bi và quả na để nói chuyện. Bọn này quá nhanh, ném lựu đạn nghe "cạch" là nó mất tích hoặc nằm bẹp xuống khe đá. Hội ý nhanh:Phải đếm 1,2,3 rồi ném, chỉ ném khi nhìn thấy nó. Được 1 lúc thì chúng nó rút, vì trời cũng tối quá rồi, sương mù không nhìn thấy gì nữa.
-Khi sườn Tây bắc yên ắng. Anh em mới lôi 1 thằng đã chết vào hầm, soi đèn pin thấy: Quần áo đen, 2 cùi tay, 2đầu gối đều đệm 1 miếng kiểu "tích kê quần áo", chân quấn xà cạp, mũ lưới,gắn tai nghe, súng AK báng gấp,túi rất nhiều tiền, hình như chúng vừa lĩnh lương. Chúng quá hiện đại so với lính mình. Tất cả B2 đều nhận định:Đây là lính sơn cước.
-Cả đêm 1/6/85 pháo TQ liên tục trút xuống 6B,6A, yên ngựa giữa 6B và 6A. Sáng sớm 2/6/1985 nhìn lên 6B, không tin vào mắt mình nữa, tất cả cây cối gục hết, yên ngựa giữa 6B và 6A cũng tương tự+can nước của vận tải vung vãi khắp cái yên ngựa đó.

-Anh em đều nghĩ:Mình sẽ chết trên cái 6B này, không chết vì pháo, thì cũng chết vì đói khát. Nó bắn đứt cái yên ngựa kia thì không ai có thể sang chi viện cho mình (nhưng chẳng hiểu sao sang tới ngày 3/6/1985 lính vận tải vẫn mang được hàng tới được 6B, quá tài)
-Từ 1/6/1985-5h 3/6/1985 TQ chỉ dùng lính sơn cước tấn công (toàn quần áo đen) lúc chập tối, thời gian còn lại TQ chỉ bắn pháo sang 6B, 6A.
-Về chuyện ngừng bắn để lấy xác lính tử trận:
 
Từ 1/6/1985-5h 3/6/1985 xác lính TQ (cả lính phòng ngự+lính tái chiếm) bốc mùi nồng nặc ở sườn 6B. Anh em chỉ ném ra xa cho khỏi thối (cũng không dám treo, làm nhục thi thể lính TQ, lính ta cũng rất mê tín, nên sợ MA NÓ VỀ BÓP CỔ). Phía TQ cũng không lên, hoặc không dám lên lấy xác tử sĩ. Mà xác lính TQ cũng bị pháo của cả 2 bên nó phang xuống, chắc cũng bay sạch. Chẳng thấy có cái lệnh ngừng bắn nào của cả VN và TQ, để thu dọn tử sĩ.
Từ 5h 1/6/1985-5h 3/6/1985:
-Mũi B1 của thằng Hường đánh đỉnh 6B tưởng là khó nhất, hóa ra là ngon ăn nhất. Pháo ta dập xuống có 1 lát, chúng nó xung phong lên thì bọn Tàu đã chết hết rồi.
-Mũi B3,đánh lên 6B từ thung lũng Gọi hồn bị hy sinh nhiều nhất vì dính phải mìn định hướng (Tên là thung lũng Gọi hồn vì nếu lính chết dưới đó, khó mang xác lên được, chỉ còn cách đứng ở trên cao gọi hồn mà thôi. Nó còn gọi là thung lũng Nhà tôn, vì dưới đó có mấy cái nhà mái tôn, TQ nó làm không biết từ bao giờ, có cả mấy cái máy xát gạo ở đấy nữa)...
-Mũi B2 của anh là nguy hiểm nhất, vì nó giáp với 400. Các cửa hầm, địa đạo (TQ xây dựng) đều hướng về 400, Cây khô.Trước 1/6/1985 bọn anh đi trinh sát nhiều lần, nhưng không phát hiện ra những vị trí này. Nên khi B2 chiếm lĩnh sườn Bắc và Tây bắc, lính TQ té hết, bỏ lại khắp nơi vũ khí, quần áo...Cũng chính ở vị trí này mà B2 phải hứng chịu nhiều đạn bắn thẳng nhất. Bản thân anh lúc 5h 3/6/1985 cũng bị DKZ từ 400 nó nện đúng hầm, anh bị thương+3 đồng đội mất xác khi đang ăn thịt hộp và khư khư ôm 3 bao tải quần áo của lính TQ(dự định là 5/6 C7 vào thay, mấy tải quần áo này sẽ mang xuống thị xã để bán).
-Lính TQ tái chiếm 6B rất dũng cảm (có thể là duy ý chí), bị pháo ta nện khi mới xuất hiện từ phía 400, Cây khô, họ ít khi rút lui mà vẫn tiến lên sườn 6B để rồi bị ăn đủ các loại lựu đạn của B2 (trong đó có rất nhiều lựu đạn lính TQ bỏ lại). Mà trong mấy ngày đó, chẳng thấy nó cho người đi thu xác lính tử trận, thối um, ruồi bâu rình rình.
-TQ nó quá thông thạo địa hình của mình, anh nghĩ lại rồi, nó bắn 01 quả vào đúng miệng hầm vì:
+) Hầm nó đào(trước 1/6/85)nên nó căn tọa độ chính xác.
+) Chiều tối hôm 1/6, anh đã dùng khẩu đại liên và bắn xuống chân đồi Cây khô từ vị trí này, nên lộ vị trí.
+)Có thể 3 thằng kia hút thuốc lá, nên lộ vị trí(Thuốc lá 999,Bông hồng của TQ bỏ lại rất nhiều)
NGUYỄN VĂN HÒA C5-E982:
-Khoảng 5h 3/6/1985, anh bị thương nhẹ bên bả vai (nhưng di chứng của sức ép phải kéo dài tới 10 năm, điều này chỉ có anh và người thân biết). Khoảng 6h lính vận tải đã lên tới 6B, không biết chúng nó lên kiểu gì, sương mù vẫn dày đặc. Khiêm nát (trong sử sách VN có gọi là: Đồng chí Khiêm đấy-rượu cả vò,chó cả con,nát lắm) biết tin anh bị thương, nó khóc "mày mà xuống thì làm gì còn ai". Anh cũng rưng rưng lắm, lúc này mới thấm thía tình đồng đội, nhưng bả vai dập nát, 2 tai thì ù đặc,biết làm sao được. Nhưng trong đầu vẫn nghĩ:Bọn Tàu không thể tái chiếm được 6B,chỉ cần phát hiện chúng từ xa rồi gọi pháo,còn thằng nào liều mạng xông lên thì diệt nốt,thế là xong. 2 thằng vận tải xúm vào khiêng anh lên võng. Anh nói:Kệ mẹ tao,đi với chúng mày rồng rắn nó bắn bỏ mịa.Thế là mình anh bò từ 6B sang 6A,pháo nó dập liên hồi khắp trận địa.Cũng may là 6B vẫn còn chút ít màu xanh của cây(đã bị đổ gục sau đêm 1/6/85), nên mới thoát, chứ sau vài ngày nữa thì đồi bạc trắng hết, bọn TQ trên 400 nó phệt thẳng xuống, có mà bò lên...mây.
-Bọn C5, mũi B1 nó xung phong từ 6A sang 6B mất có 10 phút. Anh bò từ 6B sang tới chân giữa 6B và 6A mất...13h, cũng may mà không bị thương thêm vì đạn pháo. Đến đoạn đường có tên là: Đường tăng.  Đây mới là chỗ nguy hiểm nhất.Vô số thằng lính rút tới chỗ này,lại bị TQ nó bắn chết.Đây là 1 đoạn đường chỉ khoảng 100m,thoát khỏi chỗ này là yên tâm mà...ngủ. Kiểu như đoạn đường phản gương ấy, chỉ cần 1 con thú rừng chạy qua cũng nhìn rõ.TQ thừa biết điều này,luôn có 1 khẩu 12ly7 sẵn sàng nhả đạn.Anh cứ nhổm dậy là nó bắn,phải hàng chục lần,đúng là như đùa. Cuối cùng tặc lưỡi,kệ, chết có số, tranh thủ nó bắn vừa dứt. Thế là cắm đầu chạy, đạn 12ly7 lại bắn vèo vèo, rít nghe rợn gáy, lại may lần nữa, không bị dính viên nào. Rồi anh quẹo trái(chẳng biết trái hay phải nữa).
-Ngã vật xuống, mấy thằng vận tải đã đợi sẵn đến vỗ vỗ vào vai, thì thào, mồm sặc mùi thuốc lào:Tưởng mày chết rồi!
-Chẳng biết các điểm cao khác thì thế nào chứ  6B-211, cả 2 bên  không có lệnh ngừng bắn nào, không có kiểu nhường nhịn nào, cứ nhìn thấy nhau là "trảm".
-Ví dụ:Nếu VN cho phép TQ lên thu hồi xác chết la liệt trên 6B-211. Nó chỉ cần mang cờ Hồng thập tự+giấu thủ pháo trong cạp quần, rồi ném xuống hầm(còn rất ít hầm vì bị bọn C5 nó ngứa tay ném thủ pháo tan tành hết rồi) thì bọn anh toi hết à. Không nghe "ĐÀI TÀU" đâu, "THÂM NHƯ TÀU" ai tin được.Nó mà ngồi trên miệng hầm, bọn anh ngồi dưới "TRÊN RĂNG,DƯỚI LÀ CÁC LOẠI CẮT TÚT" thì chầu trời hết à? Người yêu ở quê bị thằng khác nó "khử" ư? Anh nói không sai câu nào đâu, ngày đó 23 tuổi, nhân danh trung đội trưởng B2, C5-E982,Đảng viên Đảng CSVN!
NGUYỄN VĂN HÒA mũi B2, C5-E982:
-1 khi bọn anh (C5 nói riêng và VN nói chung) đã tập trung phòng thủ thì không thằng nào có thể mò  lên 6B  được(Bác Tài đã nói câu này với Dove"tơ va rít"( Dove đồng chí tiếng Nga là nike name của một Cựu chiến binh TQ tham gia trận đánh này phản hồi lại trên mạng).Trong những ngày ấy(từ 1/6-5/6 lính C7 của thằng Đổng trọng Hoàn vào thay) lính C5 chẳng biết mình ăn uống, ngủ nghỉ thế nào, mà hình như không ngủ, luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
-Cái C5-E982 ấy,chiếm 6B-211 và phòng ngự hết 5/6/1985 thì được thay ra vì cũng kiệt sức rồi. Khi rút xuống, điểm danh lại chỉ còn 18/120 người lành lặn và thương nhẹ như anh. 06/18 thằng ấy mệt mỏi, phờ phạc, đi không vững, da dẻ xám ngắt...kiểu "PHỈ PHUN RÔ VỀ HƯU". Nhưng vẫn tung tăng xuống tận(không nhớ) dạo chơi. Gặp 1 đám cưới thế là vào nhẩy múa loạn xị ngậu, rượu bét văn nhè. Thằng thợ chụp ảnh khoái quá nói:"Xin các anh 1 pô ảnh kỷ niệm", thế là nó chụp. Chẳng biết thế nào mà sau 20 năm(năm 2005), cái thằng "mồm loe" C5-E982 nó tìm thấy và phục chế lại và cho mỗi thằng 1 cái(nguyên bản chỉ là 1 bức hình đen trắng bé tẹo).


3 nhận xét:

  1. Đọc bài viết nhật ký Nguyễn Văn Hòa đơn vị C5, F982 , người trực tiếp chiến đấu trên mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang những năm 1985 của thế kỷ 20 trước, nhân chứng sống lịch sử không ai cãi được. Thấy cán bộ chiến sỹ ta trên mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang chiến đấu với bon Tàu, ngoan cường dũng cảm quá, tổn thất, thương vong lớn. cụ thể như đơn vị anh khi xuất trận 120 người, được lệnh rút xuống, để dơn vị khác thay thế. Khi xuống chỉ còn 18 người trong đó 6 người bị thương. Mấy chục năm nay nhân dân cả nước không hề hay biết gì. Nghe theo bọn cộng sản Đại Hán, thật đáng trách những kẻ có quyền cứ một mực bưng bít miệng bình, ém nhẹm thông tin, lại còn cử nhiếu sứ quán sang nó cảm ơn mới nhục quốc thể chứ. Ước gì thời nay có được sứ giả tài ba, trí dũng như Giang Văn Minh, khi trình quốc thư, nó ra vế đối hòng bôi nhọ dân Viết, xỉ nhục, mắng nhiếc thậm tệ sứ giả. Giang Văn Minh lập tức đối lại thẳng thừng, xỉ nhục nó đau đớn hơn câu ra. Nghe nói: (Chúng ức quá không chịu nổi đòn vỗ mặt của sứ Việt. sau đấy chúng mổ bụng ông xem gan ông to mức nào). Nguyên văn như sau:
    " 銅柱志今薹以戮
    滕江自古血由紅"
    Phiên âm: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục,
    Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
    Nghĩa: Cột đồng xưa nay ghi vết nhục
    Bạch Đăng từ cổ máu còn loang.
    Hay như sứ giả Nguyễn Biểu, được lệnh vua đi đàm phán với Trương Phụ chỉ huy tôi cao của quân Minh, chúng tiếp ông rất giã man bằng mâm cỗ đầu người, ông điềm nhiên rót rượu uống chén đầy, khai vị cầm đũa móc hai con mắt ở đầu người trên mâm cỗ bỏ vào miệng, làm chén rượu nữa, tỉnh bơ đọc thơ cho chung nó nghe, Thơ rằng:
    Chú Tàu ta bảo cho mày biết,
    Chiếm đất nhăm nhe đồng hóa nòi,
    Mấy bận tràn sang đều thất bại,
    Không chừa bành trướng ắt là toi.
    Làm chung kinh hãi khí phách dân việt.
    Trả lời
  2. Sau 27 năm 12-7-2012 có một đoàn CCB lên Thanh Thủy thăm lại chiến trường xưa có rẽ vào đoàn kinh tế quốc phòng 313. Hôm đó tôi có hỏi anh chính ủy đoàn KTQP 313 là đoàn CCB nào đấy, anh thượng tá chính ủy đoàn vốn cũng là lính 313 hồi 84-85 mới trả lời: Đoàn CCB Thái Nguyên - Đông anh lên thăm lại chiến trường xưa, trước các anh ấy đóng bên Cao Bằng. Tôi nói : À thế là lính của E567 trước tăng cường cho 313 đấy. Nghe vậy anh Chính ủy đoàn lè lưỡi trầm trồ: Thế ra là các anh 567 trước đánh nhau dữ dội ở 6B, lính trung đoàn này chiến ác lắm.
    Thế mới biết cái sự dũng cảm của thế hệ trước cứ lưu truyền mãi trong nhân dân Vị Xuyên. Để rồi cho đến bây giờ nhắc đến các anh là nhắc đến những ngày chiến trận ác liệt để gìn giữ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.
    Trả lời
  3. Đọc không thiếu một dấu phẩy của bất cứ trang sử nào đã được bác PVĐ chủ blog ghi lại theo chứng nhân thuật lại các trận đánh tại HG nơi các cao điểm vô tiền khoáng hậu trong quân sử VN cận đại.Càng đọc say sưa các sử kiện càng khinh bỉ bọn lãnh đạo của ĐCSVN đã ươn hèn che dấu cuộc chiến đẫm máu nơi những cao điểm đẫm máu 772,211 ...của các chiến sĩ anh hùng các sư (F) đã bị cố tình quên lãng. Đau đớn thay suốt bao năm qua ĐCSCN đã áp đặt toàn dân Việt ôm ấp 16 chữ vàng + 4 tốt cho những tham vọng đớn hèn.Lịch sử sẽ phán xét bọn lãnh đạo vô minh này. Xin trân trọng cảm ơn bác Đào và những nhân chứng các trận đánh trên các cao điểm 772,211... Khâm phục vô cùng.
    Trả lời