Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

Tiến Hợi.

Lâu ngày không đến Nhà hát kịch Hà Nội, hôm nay đến chẳng gặp ai, chỉ gặp mỗi Tiến Hợi.
Nó hỏi có vở mới không ông, mình nói không. Nó nói từ ngày tôi đóng vai nhà thơ trong kịch Sám hối của ông, quay đi quay lại cả chục năm rồi. Bao nhiêu lần ông có vở mới tôi chẳng có vai. Mình nói đùa ông kinh doanh vai Bác Hồ đủ no rồi, cần gì vai khác. Nó bảo hồi này có ma nào thuê tôi đóng đâu. Mớí sực nhớ sau bộ phim Hà Nội mùa Đông năm 1946 của Đặng Nhật Minh, đúng là không ai thuê Tiến Hợi đóng vai Bác Hồ nữa thật.
Chẳng phải nó không còn giống nữa, hay thủ vai kém, mà tự nhiên thế, cả kịch lẫn phim đều vắng bóng nhân vật Bác Hồ.
Ngày xưa thì nó nổi như cồn nhờ vai Bác Hồ. Nó trông ngoài giống y chàng Bác Hồ tại đại hội Tua, hoá trang thì Bác Hồ thời nào cũng giống. Nó còn học được giọng Bác, nhiều khi nghe y chang, khiến nhiều người xem rất cảm động. Kịch, Phim bất kì đoàn nào có vai Bác không thể không mời Tiến Hợi. Rồi các kì lễ lạt, phong trào sân khấu hoá rầm rộ, hễ 30/4 hay 2/9 thì thế nào cũng có vai Bác Hồ xuất hiện trước đám đông, có khi nói đôi câu, có khi chỉ đứng trên ô tô đưa tay vẫy vẫy, chỉ thế thôi nhưng Tiến Hơi vớ được khẳm tiền.
Cả một mùa hè năm 1995, nó chạy xô từ Bắc vào Nam, thu tiền mệt nghỉ. Vào Nghệ an, chỉ đứng cho các cô gái múa vòng quanh chừng 5 phút cũng kiếm được bạc triệu. Để nguyên hoá trang bay vào Đà Nẵng, đứng trên ô tô vẫy vẫy, cười, rồi phát kẹo, cười, vẫy vẫy... nó kiếm gần chục triệu.
Vào Sài Gòn đứng trên khán đài đọc tuyên ngôn xong, bỏ túi cả chục triệu bay ra Hà Nội đến cung văn hóa nói với các em non sông Việt Nam có vẻ vang được hay không... hai triệu ngon ơ.
Thằng Tùng cứt nói Tiến Hợi có 10 ngày kiếm được cả 5 chục triệu. Buôn thuốc phịên cũng không trúng như thế
Thằng Hợi nói mọi người ơn Bác một, tao ơn Bác một trăm.

Trông ngoài thế thôi, tập luyện vất vả lắm. Thằng Hợi chăm nhưng hơi chậm, có cái bệnh mất tập trung, hay quên lời, nhiều khi thấy nó tập vất vả dễ sợ.
Mình nhớ hồi mình làm ở nhà hát, dựng vở gì đó của Phú Thăng, mình có chấp bút biên tập nhưng không nhớ tên vở, chỉ nhớ có vai Bác, mỗi lần làm thoại lời Bác đến khổ.
Thằng Hợi càng khổ hơn. Anh Tạo ( Hoàng Quân Tạo) nhiều lần tru lên đó là thằng Hợi nói chứ không phải Bác nói, ngu ơi! Nhiều lần điên lên anh Tạo quát Bác nói đéo gì nói thế hả!
Được cái thằng Hợi không tự ái, nó hết sức lắng nghe mọi người góp ý, sửa đi sửa lại cả trăm lần nó cũng sửa cho kì được.
Khổ nhất mỗi khi Bác xuất hiện, thế nào cũng có đám đông quần chúng. Đứng thế nào cho ra vị thế Bác, lại không được để Bác xa rời quần chúng.
Lắm khi thấy thằng Hợi lúng ta lúng túng như gà mắc tóc. Anh Tạo quát : Bác! Mày đứng thế đấy hả?
 Mọi người cười rũ.

Quốc Toàn góp ý cho anh Tạo không đựơc gọi Bác Hồ, chỉ gọi Tiến Hợi thôi, tránh phạm huý. Anh Tạo nghe liền.
Nhưng thói quen gọi tên nhân vật, buột miệng vô thức rất buồn cười. Nhiều khi quên, anh Tạo còn kêu lên ôi chà chà xem cái thằng Bác diễn ngu chưa kìa.
Nói xong thì giật mình, sợ bằng chết. Đến khi say nghề quên hết, lại buột miệng kêu lên Bác Hồ ơi, mày diễn cái đéo gì đấy.
Chết cười.
Rồi cuối cùng mọi việc cũng êm thấm cả. Tiến Hợi lại nổi như cồn nhờ vai Bác.
Một đêm diễn xong, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay. Nó khom người kính cẩn bắt hai tay. Hoàng Dũng nói mày ngu thế. Nó bảo sao. Hoàng Dũng nói mày đang vào vai Bác, bắt tay kiểu đó, chẳng may có thằng nào chụp ảnh cái có chết không.
Đêm sau nó nghe lời Hoàng Dũng, lãnh đạo thành phố lên tặng hoa bắt tay, nó diễn vai Bác, bắt tay âu yếm lãnh đạo, lại còn vỗ vỗ vai thân thiện kiểu Bác cháu.
Anh Tạo mắng mày ngu thế. Nó bảo sao. Anh Tạo nói người ta là lãnh đạo, mày là cái đéo gì mà dám vỗ vai người ta? Nó bảo em đang vào vai Bác mà. Anh Tạo nói vào vào cái gì. Hết kịch là hết Bác nghe chưa!
Nó ra hậu đài thở dài nói Hoàng Dũng bảo một đằng, anh Tạo bảo một đằng, tao biết biết làm thế nào?Thằng Tùng cứt nói mày làm Bác mà đéo biết còn hỏi tụi tao.

(Blog Nguyễn Quang Lập)

http://www.viettems.com/index.php?option=com_content&view=article&id=985:tin-hi&catid=202:interesting-entris&Itemid=243

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Một cách nhìn về Cựu hoàng Nordom Sihanouk

Người ta còn nói :” Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh ” : cọp chết để da, người ta chết để tiếng. Có người để lại danh thơm tiếng tốt để lưu danh muôn thưở. Có người để lại tiếng xấu để cho muôn người nguyền rủa. Vì thế, bất cứ ai cũng phải sống “xứng phận” để lưu lại tiếng tốt cho các thế hệ mai sau.. Image 
  Thủ Đô Phnom Penh trong ngày tang lễ Norodom Sihanouk Hôm nay, ngày 15 tháng 10 năm 2012, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin Norodom Sihanouk cựu hoàng Campuchia sống lưu vong tại Bắc Kinh, Trung Quốc vừa qua đời ở tuổi 90 sau nhiều năm chống chọi với nhiều tật bệnh. Hơn 700 tờ báo lề đảng của cộng sản Việt Nam cũng cùng đưa tin, với nhiều lời tán dương “công đức” của vị cựu hoàng này, mặc dù đối với chính thần dân Campuchia, thì Sihanouk chỉ là một “hoàng đế của các hoàng đế ăn chơi trác táng” và là “một ông vua thích được nô lệ cộng sản”, cho nên việc các báo chí lề đảng ca ngợi Sihanouk cũng là một topos lẽ thường. Norodom Sihanouk sinh ngày 31 tháng 10, 1922 là cựu quốc vương, và hiện nay là Thái thượng hoàng của Vương quốc Campuchia. Image Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho con trai của ông là quốc vương Norodom Sihamoni vào ngày 7 tháng 10 năm 2004. Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và hoàng hậu Sisowath Kossamak. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất: Bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ bù nhìn, kể cả lần cuối làm vua - trị vì nhưng không cai trị. Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến khi bị Lon Nol phế truất ngôi vào 18 tháng 3 năm 1970, khi ông đang ở Moscow trong chuyến công du Liên Bang Sô Viết. Image Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp đón Sihanouk tại Hà Nội năm 1970 Thời niên thiếu, Sihanouk học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, rồi sau khi học xong tiểu học, Sihanouk sang học trung học tại tại trường Lycée Chasseloup Laubat tại Sài gòn cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi ông ngoại của Sihanouk là vua Sisowath Monivong băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941. Image Sau 1945 đến cuối thập kỷ 1950, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước. Tháng 5 năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953. Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho cha mình, và giữ chức thủ tướng vài tháng. Sau khi vua cha mất năm 1960, ông lại được bầu làm chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị hoàng thân. Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, Sihanouk chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ và tán thành chính sách Bên thứ 3. Vào mùa xuân 1965, ông đã thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ của cộng sản Bắc Việt ở phía Đông của Campuchia và cho phép Trung Quốc được viện trợ lương thực, thuốc men và vũ khí đạn dược cho Cộng Sản Bắc Việt Nam thông qua các cảng Campuchia, bù lại bằng cách Trung Quốc sẽ mua gạo của Campuchia với giá cao. Image Sihanouk và vợ trên đường Trường Sơn, trở về vùng "giải phóng" Góp phần tuyên truyền cho cộng sản, Norodom Sihanouk cũng nhiều lần lên tiếng rằng phe cộng sản ở Đông Nam Á sẽ chiến thắng trong cuộc chiến ý thức hệ Quốc Gia và Cộng Sản là không thể tránh khỏi và chính Sihanouk cũng cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người tôn vinh và thực hành. Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã ra sức đàn áp chính trị loại bỏ nhiều phe phái chính trị chính ở Campuchia. Tuy vậy, chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông và ý đồ muốn biến Campuchia thành một nước theo chế độ cộng sản của ông đã bị phá sản do thái độ cực đoan của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Đại Cách mạng văn hóa. Dù vậy, với sự yểm trợ của chính quyền Bắc Kinh, ông đã loại bỏ được các phe phái cánh tả. Sau khi bị Lon Nol lật đổ vào ngày 18 tháng 3, 1970, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu chính thức ủng hộ Khmer Đỏ và thành lập chính phủ Khmer kháng chiến, chống chính phủ cộng hòa Khmer của Lon Nol ở Phnom Penh. Vào lúc nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia bù nhìn của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk đã phải từ chức vì thấy được sự tàn bạo của Khmer đỏ trong chính sách diệt chủng của Pol Pot và Iêng Sary. Từ đó Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Không có tiền chuyển lậu ra ngoại quốc, không giống như những nhà cai trị bị lật đổ khác, Sihanouk không có cách nào khác là đành phải nhờ vào sự giúp đỡ của hai nước Trung Hoa và Bắc Triều Tiên bạn hữu. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai nói với ông rằng ông muốn ở lại Bắc Kinh bao lâu cũng được. Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành ra lệnh xây một lâu đài vĩ đại nhìn xuống hồ Chhang Sou On ở Bình Nhưỡng cho ông cư ngụ. Image Tôn Đức Thắng đón Sihanouk tại Hà Nội Tháng 9 năm 1975, Sihanouk đang ở Bình Nhưỡng thì phó Thủ tướng chính phủ Liên Hiệp Quốc Gia Kampuchia, là chính phủ lưu vong do Sihanouk thành lập có sự hợp tác của Khmer Đỏ, viết tắt theo thiếng Pháp là GRUNK -Royal Government National Union of Kampuchia - Khiêu Samphan và bộ trưởng thông tin Ieng Thirith -vợ của Ieng Sary- đến mời. Sihanouk nhớ lại Khiêu Samphan nói với ông: “Nay chúng tôi hết sức sẵn sàng đón chào Ngài. Bây giờ chúng tôi tạo đủ điều kiện trăm phần trăm Cộng Sản. Chúng tôi đã vượt qua Trung Hoa anh em. Với một bước nhảy vọt vĩ đại, chúng tôi có thể đạt tới mục đích của chủ nghĩa Cộng Sản mà không cần kinh qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa”. Điều ấy làm ông hết sức bối rối nhưng ông vẫn hồi hộp về việc trở về nước. Họ cùng về Bắc Kinh bằng tàu lửa. Ở đây, một chiếc Boeing 707 của Trung Hoa đưa họ về Phnom Pênh. Trước khi rời Bắc Kinh, Sihanouk và Monique có Khiêu Samphan đi kèm, đến cáo biệt chủ tịch Mao và thủ tướng Chu. Run rẩy vì bịnh Parkinson, Mao, 82 tuổi, không nói được nhiều. Tuy nhiên, một trong những lời chỉ dẫn của ông sau đây là rõ ràng. Ông ta nói với Khiêu Samphan và Ieng Thirith “Xin vui lòng đừng đưa thái tử Sihanouk và vợ ông vào hợp tác xã.” Với Sihanouk, lời nói nầy chính là lời cứu mạng. Bị bịnh ung thư tới thời kỳ cuối, Chu Ân Lai chỉ còn là cái bóng của mình. Với giọng nói yếu ớt chỉ đủ nghe, ông năn nỉ Khiêu Samphan “Vui lòng tiến lên Cộng Sản chủ nghĩa chầm chậm, từng bước một. Bạn không thể tiến ngay lên Cộng Sản Chủ Nghĩa, phải từng bước một. Xin vui lòng đi từng bước nhỏ, chậm và chắc.” Xúc động hơn là lời khuyến cáo tiên liệu của ông: “Đừng đi theo con đường “Bước Nhảy Vọt vĩ đại” đã thất bại của chúng tôi.” Ông ta nhắc lại những chiến dịch ảo tưởng của Trung Hoa nhằm khẩn trương xây dựng Cộng Sản chủ nghĩa hồi cuối thập niên 1950 đã để lại một nền kinh tế như trong lò sát sinh. Samphan và Thirith cười một cách thông cảm. Nghe nhiều khoa trương việc đang xây dựng một chế độ Cộng Sản thuần túy cho Kampuchia, Sihanouk hiểu ngay những nụ cười ấy nói lên được gì. Image Sihanouk và Mao Trạch Đông tại Bắc King 1970 Ngày 9 tháng Chín lại một lần lễ lớn: Thiên An Môn được trang hoàng cờ, đèn, hoa, chúc mừng Sihanouk, điều mà Đặng Tiểu Bình nói về Sihanouk trước kia “Trở về trong vinh quang.” Khi chiếc máy bay Boeing của Trung Hoa nhắm hướng hạ cánh xuống phi trường Pochentong của Phnom Pênh, Sihanouk nhìn xuống những mái ngói đỏ và cột tháp vàng của thành phố nằm dài bên đưới. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng giêng 1970 ông lại đưa mắt nhìn xuống thủ đô đã quay lưng lại với ông. Phnom Pênh trông lạ hẵn và không có sự sống dưới hơi nóng mặt trời giữa buổi sáng mai. So với mười ngàn người đứng chật đường phố Bắc Kinh để chào từ biệt ông hoàng, ở đây chỉ có một đám đông hỗn tạp ở phi đạo Pochentong. Một nhúm các ông sãi áo vàng nghệ cũng đứng trong đám đông cầu nguyện cho ông trước khi ông lên xe đi vào thành phố vắng tanh. Đó là sự nhượng bộ cuối cùng mà ông đã chứng kiến dưới chế độ Khmer Đỏ ở Kampuchia. Image Sihanouk muốn khóc khi nhìn thành phố ma quái mà một thời được coi là thành phố đẹp nhất của Đông Dương thuộc Pháp. Những đại lộ với hai hàng cây xanh, công quán, những biệt thự theo kiểu nhiệt đới Nam Mỹ, tháp vàng, lâu đài hoàng gia và chùa chiền vẫn còn đây, trong màu tang tóc. Khmer Đỏ giải thích với ông hoàng việc xua dân ra khỏi thành phố là cần thiết vì không có đủ lương thực nuôi dân và cũng vì vấn đề an ninh. Họ không nói với ông hoàng đó là bước đại nhảy vọt tiến lên Cộng Sản chủ nghĩa. Trong việc xua đuổi hàng loạt dân chúng hồi tháng Tư, có ông chú già của Sihanouk, ông hoàng Monireth và một trong những bà cô của ông cũng bị đuổi về vùng quê. Lời yêu cầu của ông được đi thăm những người ấy bị từ khước. Họ trả lời với ông “Họ được chăm sóc cẩn thận. Ngài sẽ được thăm họ khi Ngài từ Nữu Ước trở lại.” Tuy nhiên, không bao giờ ông gặp lại họ. Kế hoạch của Khmer Đỏ trong chuyến đi ba tuần lễ ở Phnom Pênh là tạo niềm tin đối với sự lãnh đạo của ông trước khi họ gởi ông đi Nữu Ước để đòi chiếc ghế cho Kampuchia tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc. Sihanouk và tùy tùng được đưa đi thuyền trên sông Mékông, tiệc tùng sang trọng, các buổi hội tối có tính cách mạng nhưng không bao giờ ông gặp những người dân đã biến mất khỏi Phnom Pênh. Image Sihanouk và vợ tại một trạm dừng chân trên đường Trường Sơn Chẳng bao lâu Sihanouk biết những gì Khmer đỏ nghĩ về những lời khuyến cáo của Chu Ân Lai là từng bước chầm chậm tiến lên Xã Hội chủ nghĩa. Son Sen, tư lệnh Quân đội, và Khiêu Samphan nói với ông Kampuchia sẽ chứng tỏ cho thế giới biết rằng chỉ trong một nhát chổi lớn, họ đã tiến lên Cọng Sản chủ nghĩa hoàn toàn. “Vì vậy tên tuổi đất nước chúng ta sẽ được viết bằng chữ vàng trong lịch sử thế giới như là một quốc gia đầu tiên thành công trong việc cộng sản hóa mà không có bước chân nào là vô ích.” Sau khi trở về Bắc Kinh hồi đầu tháng Mười, ông ta để cho những người trong gia đình và những người theo ông tùy ý lựa chọn. Ông ta, vì là người yêu nước và người đứng đầu quốc gia, sẽ về lại Kampuchia sau khi đại diện cho nước ông ở Liên Hợp Quốc, còn họ muốn ở đâu thì tùy. Một số phụ tá của ông vì xúc động trước cảnh Phnom Pênh nên không dám trở về. Họ đi Pháp. Image Phạm Văn Đồng và Tôn Đức Thắng tiếp đón Sihanouk tại Hà Nội Trên đường đi, Sihanouk ghé qua Pháp. Một số đông người Kampuchia đến chào mừng ông tại phi trường Charles De Gaulle. Sau đó, một số trong bọn họ tới tư dinh của đại sứ Kampuchia ở Paris để nghe ông hoàng lần đầu tiên nói chuyện về sự sinh sống của người dân dưới chế độ Khmer Đỏ. Họ ngạc nhiên vì ông hoàng vốn thường sôi nổi thì bây giờ lại thận trọng. Một người hỏi ông về những binh lính của Lon Nol bây giờ ra sao! Ông ta trả lời là Angkar – tức tổ chức Cộng Sản đầy quyền lực - cho mỗi người một chiếc chiếu, một cái mùng và đưa họ đi trồng lúa. Ông ta nói thêm họ có được những gì họ cần. Ngồi sát cạnh ông, Ieng Sary chỉ cười và những lãnh tụ Khmer Đỏ khác gật đầu tán thưởng. Không có một người bạn cũ nào của Sihanouk có thể vượt qua được mạng lưới an ninh để gặp riêng ông. Sihanouk có thể thấy trước điều gì đang đến. Nhưng vì lòng tự cao, những tình cảm bắt buộc, có thể kêu gọi ông bỏ đi rất nhiều. Tháng 12 năm 1975, ông cùng vợ, bà Monique, mẹ vợ, 22 đứa con và cháu, lên đường trở về Kampuchia. Năm 1991, các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán các bên ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranariddh làm thủ tướng. Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ "trị vì nhưng không cai trị". Do bệnh tật, ông phải đi lại thường xuyên đến Bắc Kinh để chữa trị và an dưỡng. Image Xe Tăng T54 của Nga Sô được nhập qua cảng Pampongthom cho VC Cũng như Hồ Chí Minh là người du nhập chủ nghĩa cộng sản về để mang thương đau cho cả dân tộc Việt Nam qua cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn trong suốt 20 năm, Norodom Sihanouk, mặc dù là Quốc Vương của một nước Quân chủ những ông lại có tư tưởng sùng bái cộng sản, ông ta rất cuồng tín chủ nghĩa Mao, đó là lý do mà ông ta đã hết lòng ủng hộ Khmer đỏ trong công cuộc “giải phóng dân tộc Campuchia”. Vì vậy, sự kiện chế độ Khmer đỏ đã thực hiện chính sách diệt chủng, tàn sát hơn 3 triệu Người dân Campuchia bao gồm tất cả nhân sỹ trí thức và các nhà tư bản, “để vượt qua Trung Hoa anh em. Với một bước nhảy vọt vĩ đại, có thể đạt tới mục đích của chủ nghĩa Cộng Sản mà không cần kinh qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa” chắc chắn là có trách nhiệm của Norodom Sihanouk, một ông hoàng từng được người Khmer bản xứ gọi là Samdec, nghĩa là “cha già dân tộc” lại có góp phần một cách gián tiếp trong vụ diệt chủng hơn 3 triệu người dân! Sao mà giống “Cha già dân tộc” của cộng sản Việt Nam vậy? 
Image 
  Sihanouk và vợ tại một vùng "giải phóng" 
 Chắc chắn là ít người Việt Nam Quốc Gia hiểu được rằng ngay cả việc cộng sản Bắc Việt đã cưỡng chiếm thành công miền Nam Việt Nam vào năm 1975 và bức tử nền Cộng Hòa Đệ Nhị của miền Nam cũng bởi có sự góp phần không nhỏ của ông hoàng Sihanouk. Chính Sihanouk và những người theo Sihanouk thấy trước rằng “cuối cùng Hà Nội sẽ thắng và sẽ là một quốc gia hùng mạnh ở Đông Dương”, ông đổi hướng trung lập, dành cho Hà Nội một vùng đất thánh dọc theo biên giới Việt-Miên, và cho phép Trung cộng viện trợ vũ khí cho cộng sản bắc Việt thông qua những hải cảng ở Kampuchia đó là lý do mà cộng sản Bắc Việt đã xây dựng thành công một đường ống dẫn xăng dầu từ miền Bắc vào tận chiến khu D, đưa cả đại pháo, xe tăng của Nga sô Trung cộng vào tận chiến trường nam với hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược để đánh chiếm Bình Long, An Lộc, làm bàn đạp đánh chiếm cả thủ đô Sài gòn, xóa bỏ tên của một chính thể, một quốc gia trên bản đồ thế giới. Dẫu mới thân cộng chứ chưa chính thức trở thành người cộng sản, nhưng Norodom Sihanouk không những đã mang đau thương tang tóc đến cho dân tộc của ông mà còn cho cả dân tộc Việt nam nữa. Dẫu là ông hoàng, bà chúa hay chủ tịch …. vĩ đại hay bất cứ ai cũng không thoát khỏi quy luật “sinh hữu hạn, tử vô kỳ” Ngày hôm nay 15 tháng 10 năm 2012, ông Hoàng Sihanouk cũng đã qua đời. Thân xác ông vốn từ bụi đất, sẽ trở về với đất, nhưng những gì ông đã làm, những đau thương tang tóc ông đã tạo ra đã mang đến cho dân tộc ông, bởi sự lầm lạc của ông khi sùng bái cộng sản, sẽ là một vết nhơ tồn tại ngàn đời trong bia miệng của thế gian.  
Nguyễn Thu Trâm, Ngày 15 tháng 10 năm 2012


Rất tiếc tác giả bỏ công biên soạn lại có hạt sạn là Hình xe tăng với chú thích "ImageXe Tăng T54 của Nga Sô được nhập qua cảng Pampongthom cho VC" là không đúng. Thực tế đó là T-55 được bốc dỡ tại cảng Preah Sihanouk, ngày 20 tháng 9 2010 sau khi căng thẳng với Thái Lan /REUTERS

Có đôi đảng viên như những con lợn

“Tham ô là có tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm”.
Hình như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.

Tháng 3-1952, nhân dịp Đảng mở đợt vận động “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có bài nói quan trọng trước đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng: Thậm chí, ông Cụ đã nói rất nặng lời về việc: “Có đôi đảng viên như những con lợn (xin lỗi tiếng đó), họ rúc vào vườn rau của Nhà nước, chén một bữa no say”.  Và: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm. Vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta”.
Sáng nay, khi Quốc hội thảo luận công khai trước ống kính truyền hình trực tiếp và sự theo dõi của hàng triệu cử tri, ĐBQH Lê Như Tiến đã nhắc lại lời cụ Hồ. Nỗi lo toan của ĐBQH Lê Như Tiến, cũng như của cử tri, của nhân dân đối với tham nhũng là không thừa. Khi mà thứ “Quốc nạn” đó có hình hài, có con số rõ ràng: Có từ 32-53% người dân được hỏi từng chứng kiến việc đưa hối lộ. 25-40% doanh nghiệp cũng thừa nhận phải trả chi phí không chính thức hàng năm hơn 2% doanh thu. Đây là con số được đưa ra 1 ngày trước (29.10), trong hội thảo “Đối thoại Phòng chống tham nhũng lần thứ 11″ cho khu vực miền Trung – Tây Nguyên do Văn phòng Ban chỉ đạo TƯ về Phòng chống tham nhũng và Đại sứ quán Anh quốc tại Việt Nam phối hợp tổ chức.
Xin hãy lưu ý đến chi tiết người dân “từng chứng kiến việc đưa hối lộ”.
Những con sâu, những bầy sâu, rất khó phát hiện trong các cuộc kiểm thảo. Nhưng trước con mắt nhân dân, nó hiển hiện công khai trắng trợn với hình ảnh “cướp ngày” muôn năm đúng. Những bộ phận không nhỏ, những tập đoàn tham nhũng rất khó xác định trong các cuộc chiến trên văn bản, nhưng ở ngoài đời sống, nó khôi ngô bảnh chọe và đầy quyền lực trong hình hài cụ thể là những người “có quyền và có tiền”.
Nhưng điều nguy hiểm không kèm mà vị dân biểu nói đến sáng nay, là thứ “anh em sinh đôi của tham nhũng”. Đó là lãng phí- cũng một kẻ thù không mang gươm, mang súng. Cặp sinh đôi này “Biến đất công thành đất tư, tiền công thành tiên tư”, làm “Suy kiệt nhựa sống xã hội”. Địa chỉ cụ thể của lãng phí là các DNNN, là Vinashin với món nợ 107 ngàn tỷ đồng, là những nghiên cứu khoa học “Đóng bìa cứng mạ chữ vàng” và chết cứng trong các thư viện khi mà kết quả nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn chỉ đạt 30%. Lãng phí còn là hàng triệu tấn sắt thép, xi măng đang nằm dãi dầu mưa gió. Là hàng trăm ngàn tỷ đồng từ đất bị chôn vùi xuống đất. Là vệ tinh Vinasat trị giá 250 triệu USD, tức hơn 250 ngàn tỷ đồng, trong đó có tới 80% vốn vay đang chưa lấp đầy ¼ băng tần, trong khi nhiều tổng công tiếp tục xin đầu tư hạ tầng trên mặt đất.
Kẻ thù không mang gươm mang súng, kẻ thù vô hình trên giấy tờ nhưng trắng trợn ngoài đời sống này đang khiến các DN “đột quỵ, chết lâm sàng, mất khả năng đề kháng”, khiến hàng triệu lao động “Ở Công ty mất việc, về quê mất đất, đi vướng núi, về vướng sông”, khiến 22 triệu lao động đang khắc khoải vì Chính phủ “xin khất tăng lương”.
“Lãng phí thì không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước của tập thể, thì lãng phí cũng có tội. Tham ô là trộm, cướp, lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho chính phủ, có khi còn tai hại hơn tham ô”- 60 năm trước, Cụ Hồ đã nói thế.
Và điều nguy hiểm nhất đó, ngày hôm nay, trong hiện tại, được dân biểu Nguyễn Như Tiến trích dẫn như một căn bệnh di căn trong tư duy quản lý: “Tham ô là có tội, song lãng phí chỉ là một khuyết điểm”.
Hình như bài học của ông Cụ 60 năm trước vẫn là câu chuyện thời sự của ngày hôm nay.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

Ông Đặng Thành Tâm bất ngờ xuất hiện tại Quốc hội

Sáng nay, ĐBQH Đặng Thành tâm đã bất ngờ có mặt tại nghị trường khi kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII bước sang tuần thứ 2.

Sự xuất hiện của ông Tâm đã thu hút sự chú ý của báo chí. Trông ông già đi rất nhiều với mái tóc đầy sợi bach. Dù cố gắng mỉm cười, bắt tay các vị ĐBQH khác, Tuy nhiên, ông từ chối mọi câu hỏi phỏng vấn, ngoài chủ đề sức khỏe.
Ông Đặng Thành Tâm cho biết đã “khỏe hơn” tuy “bác sĩ vẫn đang tiếp tục theo dõi”. Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Tâm nói sẽ cố gắng theo hết kỳ họp. Trước đó, trả lời báo chí ngày 25-10, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã đồng ý cho ông Đặng Thành Tâm, đại biểu đoàn TP HCM, nghỉ cả kỳ họp thứ tư của Quốc hội vì lý do sức khỏe”.
Việc ông Tâm xuất hiện đã xóa tan mọi đồn đoán về việc ông “Sang Nhật chữa bệnh” và “sẽ nghỉ hết cả kỳ họp”.
Ông Đặng Thành Tâm là Chủ tịch Tập đoàn Tân Tạo, đại biểu QH TP HCM, và là em ruột của cựu đại biểu QH Đặng Thị Hoàng Yến, đã vắng mặt trong tuần đầu tiên của kỳ họp Quốc hội. Vào ngày Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 4, 22-10, việc ông Đặng Thành Tâm vắng mặt đã được Báo Cựu chiến binh dẫn lá đơn của ông Đặng Thành Tâm gửi Trưởng đoàn đại biểu TP HCM trình bày: Đã sút mất 10 kg “do bị áp lực của nền kinh tế”.

Phản biện lại phản biện đã có văn hóa hơn?

Huỳnh Ngọc Chênh
Một
Còn nhớ hồi tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu viết bài "Dắt tay nhau đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ". Bằng lý luận khoa học sắc sảo, ông đã vạch ra rằng động lực phát triển của xã hội là trí tuệ chứ không phải là đấu tranh giai cấp như luận điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin mà hàng triệu tín đồ cộng sản trên thế giới đang mê muội tôn sùng.
Theo lời kể của nhà thơ Bùi Minh Quốc, sau khi viết xong, TS Hà Sỹ Phu đã nhờ ông Thuận Hữu lúc đó là trưởng đại diện báo Nhân Dân tại Đà Nẵng lén đánh máy và photo bài viết ấy ra chừng chục bản. Và chục bản photo lòe nhòe đó đã gây ra cơn chấn động mãnh liệt làm dậy sóng giới lý luận đầu não của đảng CSVN.

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

> Tướng Vĩnh nói về quan hệ Việt-Trung


Đối thoại chiến lược quốc phòng
Việt-Trung lần 3 - 9/2012

QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC QUA HỒI KÝ CỦA CỰU ĐẠI SỨ VIỆT NAM

     * Nguyễn Trọng Vĩnh
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 đến năm 1987. Dưới đây là câu chuyện của ông về thời gian ông làm Đại sứ tại Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:

Nhật Bản sẽ phát triển máy bay tiêm kích mới

Nhật Bản dự định phát triển máy bay tiêm kích mới mang tên F-3. Máy bay dự kiến được sản xuất loạt từ năm 2027. Nó sẽ có tính năng mạnh hơn các tiêm kích thế hệ 5 của Mỹ cả về động cơ và năng lực đối kháng điện tử.
Mẫu chế thử máy bay thế hệ 5 ATD-X Shinshin của Nhật từ năm 2011
Tiêu thức chính mà các nhà soạn thảo dự án đưa ra là phát triển máy bay theo công nghệ tàng hình và có động cơ mạnh.
Việc phát triển động cơ cho F-3 do hãng IHI Corp (Nhật Bản) phụ trách. Hãng này dự định chế tạo động cơ có lực đẩy 15 tấn.  Hiện động cơ F135 của F-35 (Mỹ) hiện có lực đẩy 12,7 tấn và 19,5 tấn ở chế độ tăng lực.
Các thành tựu nghiên cứu động cơ của Nhật Bản mới đây cho ra các tua-bin với lá nén làm bằng gốm ma trận composite (gốm gia cố bằng sợi carbon) cùng buồng đốt tiên tiến.
Động cơ máy bay mới của Nhật sẽ sử dụng các bộ hút khí dạng răng cưa nhằm giảm độ bộc lộ của máy bay trước radar đối phương.
Cơ quan nghiên cứu phát triển TRDI của Nhật cũng đang nghiên cứu chế tạo một loại lớp phủ hấp thụ sóng radar cho F-3 che lưới các anten. Các anten này sẽ là bộ phận của hệ thống đối kháng điện tử tiên tiến, vừa theo dõi cường độ bức xạ của các radar máy bay chiến đấu đối phương, vừa tìm cách chế áp. Nhật Bản dự kiến cần gần 20 triệu USD cho nghiên cứu lĩnh vực này trong các năm 2013-2016.
F-3 có cảm biến ngoài thân, sử dụng vũ khí và thiết bị điện tử hàng không tiên tiến.
Công đoạn thiết kế-thử nghiệm F-3 Nhật dự định vào năm 2016-2017, mẫu chế thử đầu tiên dự kiến cất cánh vào năm 2024-2025.
Được biết mẫu chế thử máy bay thế hệ 5 là ATD-X Shinshin của Nhật cũng đã tiến hành từ năm 2011.
Trần Văn (Theo Lenta, Aviationweek)

Dân Mông Cổ thật vô phúc, dám thanh lý Cụ Tổ Lennin!


Cảnh kéo đổ tượng Lenin hôm 14/10/2012 tại Ulan-Bator

Thủ đô Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin

BBC Cập nhật: 15:00 GMT - chủ nhật, 14 tháng 10, 2012 

Thủ đô Ulan-Bator của Mông Cổ gỡ bỏ tượng đồng cuối cùng của Vladimir Lenin và thị trưởng gọi lãnh đạo cộng sản là "kẻ sát nhân". 

Tượng đã được gỡ từ bệ xuống và đặt lên xe tải trong buổi lễ có sự tham dự của thị trưởng Bat-Uul Erdene.
Trong Chiến tranh Lạnh, Mông Cổ là một quốc gia vệ tinh của Liên Xô.

Ông Bat-Uul nói rằng tượng sẽ được bán đấu giá với mức khởi điểm là 280 đô la Mỹ. Trong diễn văn 10 phút, ông lên án Lenin và các đồng chí cộng sản của ông là "những kẻ sát nhân".

Ông nói Mông Cổ đã khổ sở dưới chế động cộng sản nhưng đã vượt lên để xây dựng một xã hội mở, ông nói.

Phóng viên BBC ở Ulan-Bator nói học sinh phổ thông Mông Cổ đã từng tôn sùng Vladimir Lenin như Thầy Lenin trong nhiều thập niên.

Hồi năm 1990, Mông Cổ đã bỏ hệ thống một đảng và tiến hành cải cách kinh tế và chính trị.

Một đám đông khoảng 300 người đã tập trung để xem bức tượng bị dỡ bỏ. Vài người ném giày vào tượng để tỏ sự khinh bỉ nhà cựu lãnh đạo Xô Viết.

Nhiều tượng của Lenin, người qua đời năm 1924, vẫn còn ở Nga và nhiều nước khác từng nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô.

Nguồn: BBC Tiếng Việt 

Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012

“Không gì lãi bằng buôn vua và không gì chết nhanh bằng buôn vua”.

Trần Hùng
NQL: Mình rất ghét dùng ngôn ngữ bựa quá đáng. Có vài chủ blog  rất thông minh sắc sảo, nhiều ý kiến mới lạ, hấp dẫn, chỉ vì dùng ngôn ngữ bựa dày đặc đến nỗi không ngửi nổi, mình phải bỏ chạy. Cái gì cũng vậy, vừa phải thì lạ miệng ngon xơi, nhiều quá hóa nhàm, ghê răng, ít ai chịu nổi. Bài này dùng ngôn ngữ bựa rất vừa phải, mình thích.
Nhân đọc bài Ông Tâm bà Yến trên blog Nguyễn Thông, nhiều người không đồng tình.
Lão hiểu ý Bác Thông. 
Doanh dân mần chánh trẹo là phù hợp với xu thế thời đại, nhưng xứ Lừa cần cân nhắc kỹ, cũng như muốn làm Mafia nước Vịt thiên đàng không đơn giản tý nào!.
Không ít người đã chết hoặc thân bại danh liệt vì buôn vua: Minh Phụng, Lã Thị Kim Oang, Khánh Trắng, Năm Cam, Bùi Tiến Dũng, Phạm Thanh Bình, Bầu Kiên, Dương Chí Dũng…
Giá như ông Tâm, bà Yến không thích làm dân biểu thì mặc sức làm giàu, ai xoi mói đời tư làm gì.
Giá như Hoàng Hữu Phước không mơ làm ông nghị, thì đâu đến nổi ôm đá và bị cả nước nghi tâm thần.
Giá như Đ L Nguyên Vũ không muốn ghi tên tuổi Danh nhân thì đâu đến nổi loay hoay cắm lá cờ nhân  văn trên thế giới.
Giá như Huỳnh Phi Dũng không thành Huỳnh Uy Dũng, thì chả ai bồn ẻ vào thơ con cóc của ông làm gì.
Giá như Hoàng Quang Thuận không mơ giải Lô ben thì ai biết ông đạo văn và chơi sừng tê giác.
Giá như Lão thợ cạo không ngu mơ thành người hùng Bôn sê vích thì biết đâu bây giờ chẳng ngồi trà đạo với Hải đăng Nguyễn Chí Vịnh, tội gì chai đít gõ phím linh tinh.
Chỉ có Trương Gia Bình quan sát kỹ mặt trống đồng hiểu mật mã của quá khứ nên đã hạ cánh an toàn.
Còn chúa đảo Đào Hồng Tuyển vui với các em vô tư đi, từ Thượng sĩ lên Thượng tá là ngon rồi, lên nữa, hãy coi chừng!

Bắc Triều Tiên hành quyết cựu Thứ trưởng Quốc phòng bằng đạn pháo

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) vẫy chào trong chuyến đi thăm một đơn vị quân đội đóng tại một đảo miền tây nam, ngày 19/08/2012.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (giữa) vẫy chào trong chuyến đi thăm một đơn vị quân đội đóng tại một đảo miền tây nam, ngày 19/08/2012.
REUTERS/KCNA
 
Báo chí Hàn Quốc hôm nay 25/10/2012 đưa tin, ông Kim Chol, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bắc Triều Tiên đã bị bắt từ hồi đầu năm, vì đã phạm tội uống rượu, vui chơi trong dịp tang lễ cố lãnh đạo Kim Jong Il.

Theo nguồn tin này, theo lệnh của Kim Jong Un, người lên thay cha lãnh đạo đất nước từ tháng 12 năm ngoái, ông Kim Chol đã bị bắt từ hồi đầu năm nay. Để thực hiện mệnh lệnh của lãnh đạo Bình Nhưỡng là phải « xóa hết mọi dấu vết, kể cả sợi tóc của ông ta », cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Bắc Triều Tiên đã bị đem ra hành quyết bằng đạn pháo để « xóa hết » mọi vết tích của kẻ phạm tội.
Việc hành quyết ông Kim Chol chỉ là một trong những ví dụ về các vụ thanh trừng các nhân vật trong quân đội và đảng Lao động Triều Tiên, những người bị quy tội đe dọa vai trò lãnh đạo của Kim Jong Un.
Theo các thông tin tình báo Hàn Quốc cung cấp cho Ủy ban Đối ngoại, Thương mại và Thống nhất của chính quyền Seoul, đã có 14 nạn nhân trong các vụ thanh trừng. Trong số này có ông Ri Yong Ho, nguyên Tổng tư lệnh quân đội và ông Ri Kwang Gon, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Bắc Triều Tiên.
Giới phân tích nhận định rằng Kim Jong Un, lên cầm quyền sau cái chết của người cha Kim Jong Il, đã hành động như vậy nhằm củng cố quyền lực và dập tắt mọi chỉ trích, phê phán rằng ông ta còn quá trẻ và không có kinh nghiệm. Tuổi của Kim Jong Un được giữ bí mật. Theo một số ước đoán, ông ta khoảng 28 hoặc 29 tuổi.
Một nguồn tin cho báo Hàn Quốc Chosun Ilbo biết, « Khi Kim Jong Un trở thành lãnh đạo Bắc Triều Tiên sau cái chết của người cha hồi tháng 12 năm ngoái, nhiều sĩ quan cao cấp trong quân đội bắt đầu bất bình ». « Theo các thông tin được tập hợp từ tháng trước, chúng tôi kết luận rằng có hơn một chục sĩ quan quân đội bị thanh trừng ».
Dường như là Kim Jong Un đã ra lệnh cho những quan chức trung thành với ông ta sử dụng tội danh có những hành vi không phù hợp trong thời kỳ tang lễ Kim Jong Un, để loại trừ các đối thủ tiềm tàng.
Một số quan chức khác đã bị xử bắn, kể cả ông Ryu Kyong, nguyên là một quan chức cấp cao trong ngành tình báo Bắc Triều Tiên.
Kể từ tháng 9/2010, thời điểm Kim Jong Un được cha là Kim Jong Il bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, dường như đã có ít nhất 31 quan chức cao cấp bị cách chức.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Để có một nền giáo dục – khoa học hiện đại, cần một nền văn hóa khai phóng

Phạm Xuân Yêm
GS Phạm Xuân Yêm là nhà khoa học vật lý lý thuyết mà tên tuổi quen thuộc với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới từ mấy chục năm nay; ông cũng là một cộng tác viên gần gũi của BVN. Gần đây, tạp chí Văn hóa Nghệ An có bài phỏng vấn ông về những điều kiện để phát triển văn hóa và khoa học của một nước, nhân Hội nghị 6 của BCH trung ương ĐCSVN vừa kết thúc. Tinh thần chung của bài trả lời mà chúng tôi nắm được là: văn hóa và khoa học, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, bao giờ cũng là một lĩnh vực đòi hỏi phải có tự do và dân chủ để phát huy sáng tạo, nó chống lại mọi sự áp đặt bởi độc tôn, chuyên quyền. Thể chế hiện nay ở Việt Nam không có những điều kiện đó nên văn hóa, giáo dục và khoa học đều đang trong tình trạng lẹt đẹt thậm chí có mặt sa sút so với chặng đường trước, và đó là một thực trạng vô cùng đáng tiếc cho một dân tộc lẽ ra đã có thể cất cánh sánh vai cùng nhiều nước trong khu vực.
BVN hân hạnh được tác giả gửi cho bản gốc bài trả lời trên VNHA, xin trân trọng công bố để bạn đọc xa gần tham khảo.
Bauxite Việt Nam

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

> Thơ Thuận - thơ Rắn, thơ Chim

Phượng hoàng đã giúp
Gs Hoàng Quang Thuận làm thơ "THIỀN".
          Bvbqd - Tôi làm ở báo Quân đội nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh hơn 16 năm. Đến năm 2.000 mới về Cần Thơ. Cùng với  nghề báo là chính, tôi cũng khoái văn thơ, cũng "le te" vào Hội Nhà văn Tp Hồ Chí Minh từ năm 1984, nhưng chưa bao giờ nghe đến cái danh Hoàng Quang Thuận.
1 nhận xét:

> MỘT NÉT KHẮC HỌA KẺ "BUÔN VUA"

Khách san Minh Phụng, nay là khách sạn REX - Đà Lạt
Ảnh chụp thời điểm đang xây dở thì Tăng Minh Phụng bị bắt
                   Bvbqd - Lời gan ruột: Tôi chưa hề gặp Đại gia, Gs, thi sĩ  Hoàng Quang Thuận, một nhân tài có thể ở tầm Quốc tế, và cũng gần như độc nhất vô nhị hiếm hoi trong nước, và tất nhiên cũng chưa biết mặt ông ta. Ngoại trừ gần đây mới biết đến tên và ảnh của ông trên các trang mạng. Vì thế, không có nguyên do gì mà tôi phải tác lực thêm hay có sự thôi thúc gì để đưa lên công luận nói xấu ông Thuận. Nhưng, không riêng bài viết về ông Thuận, những ai có bài phê phán sự dối trá, ba xạo, cà chớn, lừa đảo, xỏ lá ba que, mất nhân cách, phá ngang và để lại cho xã hội, cho dân chúng những nỗi bất công, thiệt thòi, nguy khốn là tôi hoàn toàn ủng hộ chính kiến của người viết. Những nhân vật kiểu này trong xã hội không hiếm, càng đứng danh nhà lãnh đạo tầm cao, trí thức, nhà văn hóa này kia càng phải lên án mạnh mẽ. Bởi họ không có nhân cách, nhưng lại mượn danh Phật, Chúa, đạo đức cách mạng...để vụ lợi và che giấu tội ác. Đưa ra công luận những bài viết có nội dung theo tâm thức này chỉ nhằm mong góp chút gì đó nho nhỏ làm sạch môi trường xã hội đang bị mang cái tiếng rất "xuya", rất kêu là công bằng, dân chủ, văn minh.
              Trang Bvbqd là tiếng nói chung, nơi trao đổi thông tin và cả tâm sự, giãi bày riêng tư của cư dân Làng Mạng vốn quen "tay lái nghịch". Thực lòng tôi rất trân trọng những lời comment, những bài viết, tin tức, góp ý của bà con trong Làng Mạng thân thiện gửi đến trang Bvbqd. Tôi cũng không có nguồn tư liệu và những dấu ấn gì liên quan đến ông Thuận. Bài viết dưới đây của Nhà báo Minh Diện và các bài viết khác là sự giãi bày của tác giả, xin đăng nguyên văn:
2 nhận xét:

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

AI TIN THỦ TƯỚNG GIƠ TAY LÊN ?



Ảnh: Nụ cười " tiểu nhân đắc thắng "...

Trưa nay báo mạng cả lề phải lẫn lề trái đưa tin rần rần Thủ tướng xin lỗi vì những yếu kém của Chính phủ ( Tại đây): “Với trọng trách là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng, tôi nghiêm túc nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ và xin thành thật nhận lỗi trước Quốc hội, trước toàn Đảng, toàn dân về tất cả những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành”.

Ts Nguyễn Xuân Diện bình luân tức thì ( tại đây): “Trước hết, cũng xin thành thật hoan nghênh Thủ tướng đã nhận ra lỗi lầm, yếu kém của mình và của Chính phủ, đã mạnh dạn xin lỗi Dân tại Quốc hội. Tuy nhiên, những lời xin lỗi lúc này đều đã muộn. Dân muốn Thủ tướng và Chính phủ những hành động cụ thể! Dân chúng tôi còn hoan nghênh hơn nữa, nếu Thủ tướng từ chức. Vì nếu một Thủ tướng, một chính phủ yếu kém mà còn vận hành thì gây nên tổn thất, đau thương hơn nữa cho đất nước.” 

Mình cũng hoan nghênh lời xin lỗi của Thủ tướng nhưng… e hèm, nhưng mà…

Mình nhớ trước đây vụ Vinashin Thủ tướng cũng nhận lỗi. Nhưng sau đó tại một diễn đàn doanh nghiệp ông nói đại ý: vì trách nhiệm người đứng đầu chính phủ thì ông nhận lỗi thôi chứ ông chẳng ra quyết định nào sai cả. Trước đây nữa ông cũng nói đại ý nếu không chống được tham nhũng thì ông sẽ từ chức. Bây giờ tham nhũng cao như núi dài như sông, chẳng thấy ông từ chức, một lời xin lỗi cũng không. 

Đào Tuấn bình rất hay ( tại đây):”Nhận lỗi về chỉ đạo, điều hành, tuy nhiên, báo cáo chính phủ về tình hình KT-XH lại toàn màu hồng, lại tràn đầy sự lạc quan và rất nhiều hứa hẹn.” Mình có hỏi Nguyễn Vạn Phú, ông nhà báo này rất sành kinh tế, có thể nói sành nhất trong những nhà báo sành kinh tế, là: kinh tế nước mình có cửa nào sáng không? Phú thở dài lắc đầu, nói không, hoàn toàn không anh ạ. Đành phải nói thật với nhau như thế. 

Vì rứa nên sau lời xin lỗi là báo cáo về tình hình KT-XH “toàn màu hồng, lại tràn đầy sự lạc quan và rất nhiều hứa hẹn.” thì có nên tin không nhi? 

Ai tin Thủ tướng giơ tay lên? 

Ai giơ thì giơ, mình không giơ. Mình không tin, hoàn toàn không. Xin thành thật khai báo.

Nguyễn Quang Lập
------------------------------

NÊN LÀM GÌ Ở NHỮNG NĂM CÒN LẠI CUỐI ĐỜI


Bài viết của một tác giả không nhớ rõ tên, có một nội dung quá thâm thuý, dành cho những ai trong tuổi Cao Niên nếu muốn có một đời sống hạnh phúc trong những ngày còn lại trên trần gian này, trước khi thân xác trở về cát bụi thì nên suy luận những điều được nêu ra trong bài viết này.
Những năm còn lại trong cuộc đời ...
Đời người thật ngắn ngủi. Nhớ lại vào lứa tuổi đôi mươi, chúng ta lang thang trong khuôn viên trường đại học, vui cười vô tư và bây giờ đã hơn 40 năm trôi qua rồi. Đời người thoáng chốc đã già !
Bây giờ, những năm còn lại trong cuộc đời của một người, chúng ta cần sống thanh thản, sống thoải mái, sống hạnh phúc vì qua một ngày, chúng ta đã mất một ngày. Vì vậy, một ngày đến, chúng ta vui một ngày. Vui một ngày…rồi không biết được bao nhiêu ngày nửa. Hạnh phúc là do chính mình tạo ra, vui sướng cũng do chính mình tìm lấy vì những niềm vui ấy đã ẩn chứa trong những sự việc nhỏ nhặt xãy ra trong đời sống.
Hạnh phúc là những gì hiện đang ở chung quanh chúng ta, trong tầm tay chúng taNhà nho Nguyễn Công Trứ quan niệm “ Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc. Tri nhàn, đãi nhàn, tiện nhàn, hà thời nhàn”…
Tiền rất quan trọng trong đời sống của con người nhưng tiền không phải là tất cả. Đừng quá coi trọng đồng tiền và cũng đừng lệ thuộc vào đồng tiền, mặc dù biết rằng nếu không có tiền thi làm sao chúng ta sống, làm sao để được thoải mái.
Ta vẫn biết khi ta ra đời ,ta đâu có mang nó đến và khi ra đi, chúng ta cũng không mang nó theo.
Đồng tiền có thể mua một lâu đài to lớn nhưng đồng tiền không mua được mái ấm gia đình.
Đồng tiền giúp chúng ta mua được nhiều thứ tiện nghi trong cuộc sống nhưng đồng tiền không mua được sức khỏe cũng như hạnh phúc trong đời sống.
Quảng đời còn lại thì quá ngắn ngủi, ta phải sống những ngày tháng cho đáng sống, ta phải làm cho cuộc đời thêm phong phú .
Những gì cần ăn thì cứ ăn, cần mặc thì cứ mua sắm, muốn đi du lịch thì cứ đi. Tập cho mình có nhiều đam mê, tự tìm niềm vui cho chính mình.
Vào trong internet để gửi thư cho bạn bè, để chia sẻ một tin hay, một chuyện vui, một bản nhạc, đọc những bài viết có giá trị, hay “chat” với người quen biết. Chúng ta cần trao dồi bộ óc để trí nhớ vẫn còn sáng suốt. Nếu có người bạn cần giúp, ta cứ mở lòng nhân ái, tốt bụng với mọi người. Rảnh rổi đi làm những việc từ thiện xã hội, giúp một tay tại những nơi tôn kính như nhà Chùa, nhà Thờ,… lấy việc giúp người làm niềm vui, đó là những thú vui trong tuổi già.
Hơn nửa đời, chúng ta dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho chính mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho thanh thản, vui vẽ. Việc gì muốn thì làm, ai nói sao thì mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình. Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức, ăn uống quá kiêng cử thì không đủ chất bổ dưởng, quá nhàn rổi thì buồn tẻ, quá ồn ào thì khó chịu…
1 nhận xét:

DANH SÁCH 95 UVTW ( LƯU HÀNH TRÊN MẠNG ) BỎ PHIẾU KHÔNG KỶ LUẬT ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG

Lưu ý: Trong danh sách các UVTW bỏ phiếu không tán thành kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng có Trợ lý TBT Hồ Mẫu Ngoạt  

1. Nguyễn Sinh Hùng -  Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội
2. Lê Hồng Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
3.  Phùng Quang Thanh – Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng
4.  Lê Thanh Hải  – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư TU TP.HCM
5. Đinh Thế Huynh – Ủy viên Bộ Chính trị,Trưởng ban tuyên giáo
6. Trương Hoà Bình – Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao
7. Nguyễn Thị Kim Ngân – Bí thư TƯ Đảng – Phó Chủ tịch Quốc hội.
8. Hoàng Trung Hải – Phó Thủ tướng Chính phủ 
9. Nguyễn Thiện Nhân Phó Thủ tướng Chính phủ
10. Vũ Văn Ninh Phó Thủ tướng Chính phủ 
11. Tô Lâm Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an 

12. Bùi Quang Bền – Thứ trưởng Bộ Công an
13. Nguyễn Tấn Dũng – Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ
14. Phạm Quý Ngọ – Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an, Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an
15. Đặng Văn Hiếu – Thượng tướng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Công an

16.  Nguyễn Văn Bình – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
17. Nguyễn Thái Bình – Bộ trưởng Bộ nội vụ
18. 
Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ Công Thương
19. Phạm Vũ Luận -Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
20. Vương Đình Huệ -Bộ trưởng Bộ Tài chính

21. Phạm Bình Minh – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
22. Đào Ngọc Dung – Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương
23. Đinh Tiến Dũng – Tổng Kiểm toán Nhà nước
24. Phạm Thị Hải Chuyền Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
25. Hoàng Tuấn Anh -Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch 
26. Cao Đức Phát – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
27.  Hồ Xuân Sơn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao 
28. Hà Hùng Cường - Bộ trưởng Bộ Tư pháp 
29. Trịnh Đình Dũng – Bộ trưởng Bộ Xây dựng
30. Huỳnh Phong Tranh – Chánh Thanh tra Chính Phủ 

31. Nguyễn Văn Giàu -Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
32. Trương Thị Mai – Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội
33. 
Nguyễn Thị Nương- Trưởng Ban Công tác Đại biểu quốc hội
34.  Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 
35. Trần Bình Minh – Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam
36. Trần Văn Minh – Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
37. Nguyễn Đình Phách Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham

38. Nguyễn Văn Nên – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
39. Đặng Ngọc Tùng – Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
40. Nguyễn Tuấn Khanh – Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
41.Mai Trực – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
42. Nguyễn Tấn Quyên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
43 Thào Xuân Sùng – Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương
44. Nguyễn Thế Trung – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Dân vận Trung ương
45. Nguyễn Quốc Cường – Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
46.  Giàng Seo Phử – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc47. Trần Văn Minh – Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương
48. Nông Quốc Tuấn – Phó Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc
49. Nguyễn Hạnh Phúc – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
50. Vũ Ngọc Hoàng – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương
51. Bùi Thị Minh Hoài – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương
52. Nguyễn Thị Thanh Hoà – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam53. Nguyễn Văn Quynh – Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương

54. Võ Văn Dũng – Bí thư Tỉnh uỷ Bạc Liêu
55. Dương Thanh Bình – Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau
56. Lò Văn Giàng – Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu
57. Lê Hoàng Quân – Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh
58.Nguyễn Thị Thu Hà – Phó Bí thư Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh 
59. Nguyễn Chí Dũng – Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Thuận
60. 
Phạm Hồng Hà – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Nam Định
61  
Lương Ngọc Bính Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình
62.Huỳnh Minh Chắc – Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang
63. Đào Tấn Lộc – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Yên
64.Ngô Thị Doãn Thanh – Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND Thành phố Hà
65.Trần Thanh Mẫn – Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND Thành phố Cần Thơ
66. Nguyễn Tuấn Minh -Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
67. Nguyễn Tấn Hưng – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước
68. Nguyễn Xuân Cường – Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Kạn
69. Đỗ Văn Chiến – Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái
70. Trần Thế Ngọc – Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang
71. Trần Cẩm Tú – Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình
72. Bùi Văn Nam -Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình
73.Nguyễn Sáng Vang – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang
74. Nguyễn Thành Phong – Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre

75. Lê Hữu Phúc – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị
76. Võ Văn Phuông – Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh
77. Lê Thanh Quang – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hoà

79. Bùi Thanh Quyến – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương
80. Phan Văn Sáu – Bí thư Tỉnh uỷ An Giang
81. Nguyễn Thanh Sơn – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang
82. Mai Văn Ninh – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hoá  
83. Lê Vĩnh Tân – Bí thư Tỉnh uỷ Đồng Tháp
84. Phùng Thanh Kiểm – Bí thư Tỉnh uỷ Lạng Sơn
85.  Nguyễn Doãn Khánh- Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ
87. Võ Minh Chiến – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng 
88. Nguyễn Thanh Bình – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh
89. Nguyễn Đức Hải -Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam
90.  Phạm Xuân Đương – Bí thư Tỉnh uỷ Thái Nguyên
92. Mai Tiến Dũng – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
93. Hồ Mẫu Ngoạt  – Trợ lý Tổng Bí thư
94.  Trần Đơn – Thiếu tướng, Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 7 – Bộ Quốc phòng
95.  Lê Hữu Đức – Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
1 nhận xét: