Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Sống với Trung Quốc

Tạ Duy Anh
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông
(Nguyễn Trãi)
Lời tự bạch:
Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Người thất học còn phải chịu trách nhiệm trước sự hưng vong của xã tắc, nữa là một kẻ ít nhiều có đọc qua vài trang sách Thánh hiền.
Tôi có ba tư cách để viết chuyên luận này: Tư cách con dân Việt, tư cách chiến binh Việt bẩm sinh và tư cách một kẻ sĩ Việt.

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN (TỪ ĐỢT 1 ĐẾN ĐỢT 4)

Để ký tên vào Lời kêu gọi này, xin đồng bào trong và ngoài nước gửi e-mail về địa chỉ loikeugoi2012@gmail.com, ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức danh (nếu có) và địa chỉ.
Danh sách dưới đây đã được rà soát để loại bỏ trùng tên.
Bauxite Việt Nam

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Người việt nam hèn hạ

(Theo blog Hanwonders)
Bài viết này sẽ không có một chữ việt nam nào được viết hoa.
Bởi chúng ta có xứng đáng được trân trọng như vậy không? Không hề.
Cách đây đã lâu, tôi đọc “người trung quốc xấu xí” của ông Bá Dương (Đài Loan), chưa bàn tới hay/ dở/ đúng/ sai của nội dung cuốn sách gây tranh cãi ầm ĩ đó, tôi chỉ nhớ lại cảm giác giật mình của tôi khi đó. Khi tôi đọc lướt qua vài trang sách. Tôi như vỡ ra một niềm cảm khái mà từ lâu nó cứ âm ỉ trong lòng. Tôi biết thế giới đã từng có những cuốn “Người Mỹ xấu xí”, “Người Nhật Bản xấu xí”, rồi mới đến cuốn của ông Bá Dương. Tôi vừa đọc, vừa tự hỏi, tại sao người việt nam chúng ta không có một cuốn như thế này? Tại sao chúng ta cứ tự ru ngủ mình trong cái điệp khúc dân tộc việt nam là “cần cù, nhân hậu, thông minh, kiên cường, bất khuất, đoàn kết thương yêu nhau,…” & nhìn đâu cũng thấy anh hùng, liệt sĩ… Nếu thực sự chúng ta có những tố chất đó, nếu thực sự chúng ta là những người như thế, sao kết quả chúng ta hiện nay lại là một đất nước như thế này?
Một đất nước mà hơn phân nửa các cô cậu tú tài đi thi cử nhân khoe rằng mình có quay cóp một cách hoàn toàn không có chút tự trọng (đó là được hỏi, còn báo chí không cần hỏi vẫn có những hình ảnh phao thi trắng cả trường thi! Vậy thì thi cái gì? Thi xem ai quay cóp giỏi hơn chăng?). Trong đó còn có cả những đứa trẻ bảo rằng năm nay không thi thì năm sau thi, chứ làm bài mà phỉ báng “thần tượng Su-Ju” của nó là nó không thi! Mặc cho bao nhiêu tâm sức, kỳ vọng của gia đình, nhà trường, xã hội – những nền tảng đã cho nó có được cuộc sống và kiến thức để mà tiếp cận được với Su-Ju danh giá của nó. Thế mà nó vẫn được rất nhiều đứa trẻ khác tung hô! Chính là những đứa trẻ sẵn lòng khóc lóc, quỳ gối, hôn ghế… trước thần tượng. Một dân tộc gì đã sản sinh và nuôi dạy ra một thế hệ kế thừa như thế?

TÂN HOA XÃ QUẢNG BÁ VỀ KHÔNG QUÂN, HẢI QUÂN VIỆT NAM

Cách đây vài ngày, trên Tân Hoa xã, một trong những tờ báo chính thống của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết nói về “mục đích xây dựng không quân của Việt Nam”.
Nội dung bài viết khá dài, chủ yếu phản ánh những nội dung mang tính chất suy đoán cá nhân của tác giả khi đánh giá về quá trình xây dựng và phát triển bình thường của Không quân Việt Nam hiện nay. 

Bài viết này sau đó đã được nhiều trang mạng, diễn đàn khác đăng lại, đáng chú ý những trang web, diễn đàn này là nơi thường xuyên đăng tải, bình luận  các vấn đề liên quan đến khả năng quân sự của Việt Nam, nhất là hải, không quân.

Dưới đây là những nội dung của bài viết được đăng tải nguyên văn trên Tân Hoa xã. Một số bình luận, đánh giá, suy đoán cá nhân, quy chụp, gây tổn hại quan hệ ngoại giao của tác giả bài viết này khi nói về sức mạnh không quân của Việt Nam và Trung Quốc đã được loại bỏ.
“Làm thế nào để tiêu diệt các mục tiêu cách bờ biển tương đối xa là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Việt Nam đã bỏ tiền mua của Nga máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 trang bị tên lửa X29 và X-31. 


Máy bay chiến đấu Su-27UBK của Không quân Việt Nam


Để tiến hành tuần tra trên biển, năm 2008, Việt Nam đã thành lập Cảnh sát. Lực lượng này đã được trang bị máy bay tuần tra C-212 400 mua của Công ty máy bay quân dụng Airbus. 
Hiện nay, với mạng lưới phòng không nhất thể hóa, do Bộ tham mưu Không quân Việt Nam quản lý, được bố trí theo hình bậc thang, đồng thời có sự liên kết hệ thống trao đổi số liệu. 


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU do Nga chế tạo.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

LỜI KÊU GỌI THỰC THI QUYỀN CON NGƯỜI THEO HIẾN PHÁP TẠI VIỆT NAM

Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây kêu gọi chính quyền và toàn thể nhân dân thực thi những quyền con người đã được Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam và những Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ghi nhận và bảo đảm. Trong những quyền đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo Điều 69 Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001) và theo Điều 19, Điều 21, Điều 22 về những quyền dân sự và chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập năm 1982.
Trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh những quyền con người phổ quát được ghi trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791, khẳng định “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Trên tinh thần đó, chúng tôi yêu cầu Quốc hội Việt Nam hủy bỏ Điều 88 Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam về “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam và Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/3/2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng”.

” Thế lực thù địch” ở ngay trong nội bộ Đảng!

Báo Quân đội nhân dân ngày 27-12 đưa tin: Tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Tạp chí Cộng sản và Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong cán bộ, đảng viên hiện nay. Ban tổ chức hội thảo đã nhận được hơn 90 bản tham luận từ các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo quản lý các cấp, các tướng lĩnh.
Quả là ít có hội thảo nào mà số bản tham luận lại nhiều đến thế. Điều đó đã thể hiện đây là vẫn đề cấp thiết, là trăn trở lớn của xã hội từ lâu, bộc lộ rõ từ gần 3 thập niên đã qua. Và hiện nay đã trở thanh căn bệnh trầm kha nặng nề, biến chứng phức tạp. Nguyên TBT Lê Khả Phiêu gọi là “ung thư” quá nặng, hết thuốc chữa. Từ thực trạng đó phải coi đây hội thảo đặc biệt, rất nhiều người mong chờ, kỳ vọng, ít nhất là thay đổi một cách nhìn chủ quan, khô cứng, duy ý chí, bảo thủ, đánh lừa nhân dân. Qua đây, có thể coi việc Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam xuất phát từ thực tế tình hình trong Đảng và đất nước, nhạy bén, chọn lọc, xác định và xoáy sâu vào chủ đề này là một liều thuốc được chăng?
Đây là nội dung không mới, nhưng đề tài này vẫn rất thời sự và hóc búa. Gần 20 năm qua trên báo QĐND thường có chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình”. Ai? Thế lực nào “diễn biến”, “thù địch” thì chưa thấy rõ. Nhưng “tự diễn biến”, phá từ nội bộ phá ra, chính mình tự phá mình thì ai cũng thấy.
 
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đưa tin về Hội thảo này, tác giả Vũ Xuân đã viết: Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cụ thể: Về nội hàm khoa học những khái niệm mà Đại hội XI của Đảng và trực tiếp là Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) chỉ ra, đòi hỏi trả lời: ‘Tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là gì? Mức độ, sự giống và khác nhau, biểu hiện căn bản chủ yếu, mối quan hệ ‘tự diễn biến’ và ‘tự chuyển hóa’ với “diễn biến hòa bình”; Về việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ’tự chuyển hóa’ trên các lĩnh vực, các cấp, các ngành; Về dự báo sự biến động của tình hình, lý giải ở tầm cao hơn, ở mức độ sâu hơn việc phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ trong tiến trình không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế….
Điểm nổi bật là các tham luận tại hội thảo đã phát hiện, góp phần tháo gỡ những lực cản, vướng mắc về chủ quan và khách quan: Từ nâng cao nhận thức tư tưởng tới dỡ bỏ những ách tắc về cơ chế vận hành, từ đổi mới phương thức thực thi tới đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát và từng bước hoàn thiện chế độ chính sách…
Các tham luận đều thống nhất khẳng định: Công tác phòng, chống ‘tự diễn biến’, ‘tự chuyển hóa’ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đây là nhân tố quyết định thành công trong công tác này.
Ghi nhận trên đây được đăng trên báo QĐND là nét mới về ‘nhãn quan tả thực’, khác xa với những bài nếp cũ chỉ hô khẩu hiệu, trích nghị quyết và biểu dương thành tích một chiều, che giấu yếu kém, sai lầm nội bộ, đổ lỗi cho khách quan, cho “địch phá hoại”! Có phải chăng đây cũng là sự mở đầu cho đổi mới cách tuyên truyền của báo “lề phải”? Những căn bệnh tự diễn biến, tự chuyển hóa đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. PGS. TS Vũ Huy Phúc khẳng định đó chính là những nguy cơ “tự tan vỡ từ bên trong”.
Mới đây, tại Bộ Công an, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những thách thức đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện nay, nổi lên là các thế lực thù địch chống phá quyết liệt sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta bằng diễn biến hòa bình, chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lý…
Nhiều người cho rằng, đó vẫn là cách chỉ đạo theo tư duy cũ, nếp quen. “Thế lực thù địch” ở đâu thì chưa thẳng thắn chỉ ra được, chưa có chứng cứ, vụ việc, con người cụ thể, nhưng rõ ràng giặc nội xâm trong một bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức, lối sống, đi ngược lại quan điểm, đường lối của Đảng, vi phạm dân chủ nghiêm trọng thì “nhìn ở đâu cũng thấy, sợ ở đâu cũng có” (Nguyến Phú Trong). “Thế lực thù địch” ngay trong lục phủ ngũ tạng cơ thể Đảng đã công khai trắng trợn tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, thậm chí độc đoán chuyên quyền thì thấy quá rõ. Đó là nguy hại của ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’, không nên né tránh đến mức đồng chí X,Y,Z…”.
Tinh thần tự phê bình, kiểm điểm của Nghị quyết Trung ương 4 và những cảnh báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bản nghị quyết về sự tồn vong của chế độ đã được nhiều đại biểu dẫn lại như lời cảnh báo, cảnh tỉnh với đội ngũ đảng viên. Các tham luận cũng tập trung phân tích tình trạng suy thoái trong một bộ phận đảng viên lãnh đạo.
Nhiều nhà nghiên cứu quân đội đã chỉ ra, ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ là nguy cơ xảy ra từ bên trong mỗi con người, mỗi tổ chức.  Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, sự xa rời mục tiêu lý tưởng của Đảng…Điều quan trọng là giải pháp để đấu tranh với nguy cơ nói trên để củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng.
Nhà báo Hữu Thọ phát biểu tại Hội thảo
Nhà báo Hữu Thọ phát biểu tại Hội thảo
Nhắc lại bài học của Đảng cộng sản Liên Xô, cựu nhà báo Hữu Thọ (Nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương) nêu rõ, chỉ có sự suy thoái của lãnh đạo ở cấp cao nhất của Đảng mới có thể đưa đến sự suy sụp của Đảng. Do vậy phải phân tích và đấu tranh với các biểu hiện tự chuyển hóa, tự diễn biến ngay trong đội ngũ lãnh đạo.
Cựu nhà báo lão thành cũng trăn trở: “Tôi nhận thấy mối quan hệ giữa đảng viên và người lãnh đạo có khoảng cách ngày càng xa trong tình đồng chí chung chiến hào”.
Theo ông Hữu Thọ, sự xa rời ấy dẫn đến tình trạng đội ngũ cán bộ tham mưu hiện nay tuy hùng hậu, bằng cấp đầy đủ nhưng không dám can ngăn thậm chí không dám phản ánh sự sai trái của một số chính sách. Đội ngũ tham mưu cũng không phản ánh trung thực những luồng ý kiến dư luận phàn nàn về đạo đức, lối sống của một số vị lãnh đạo. “Mà lãnh đạo ngày càng không muốn nghe những lời nói thẳng. Chỉ muốn nghe lời nói khen bùi tai nên đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”, ông Hữu Thọ kết luận.
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn
 Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Cục trưởng Cục Tuyên huấn – Tổng Cục chính trị, Bộ Quốc phòng phân tích: “Diễn biến” bắt đầu từ sự suy thoái đạo đức, hoài nghi, dao động về chính trị, mất định hướng, khủng hoảng niềm tin, vô cảm, buông lỏng kỷ cương, nói và làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng. Đồng thời, cũng là quá trình diễn biến trong nội bộ mỗi chúng ta’’.
Trung tướng Vũ Hải Triều (Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II, Bộ Công an)  bổ sung thêm, lòng tin của đảng viên và người dân đang ngày càng giảm sút trước thực trạng một bộ phận lãnh đạo quản lý kinh tế xã hội yếu kém. Rồi những vấn đề khác về đời tư, lối sống, tình trạng thất thoát, tham nhũng… Theo ông Triều, dư luận đặc biệt bức xúc quanh câu chuyện bổ nhiệm và sử dụng những cán bộ không có đức tài. Hàng loạt yếu kém yếu kém nói trên đang làm mai một niềm tin của những đảng viên chân chính và của mọi tầng lớp nhân dân.
PGS. TS Vũ Văn Phúc nói thẳng ra rằng những căn bệnh ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đang tiềm tàng và hiện hình ngay trong không ít cán bộ đảng viên nhưng rất khó định lượng. Đó chính là những nguy cơ tự tan vỡ từ bên trong”. Theo ông Phúc, những “kẻ thù từ bên trong” ấy nằm ẩn khuất ngay trong đội ngũ, trong chính mỗi con người, rình chờ ai đó mất cảnh giác hay do dự, ngập ngừng để “tấn công”.
Thực trạng ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ đã lộ diện ngay trong nội bộ đã được báo động từ Đại hội VI của Đảng: “Vấn đề đạo đức xã hội đang được đặt ra một cách cấp bách. Trong xã hội ta đang diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai lối sống: lối sống có lý tưởng, lành mạnh, trung thực, sống bằng lao động của mình, có ý thức tôn trọng và bảo vệ của công, chăm lo lợi ích của tập thể và của đất nước, với lối sống thực dụng, dối trá, ích kỷ, ăn bám, chạy theo đồng tiền”. Thế nhưng, suốt 26 năm, qua 5 nhiệm kỳ Đại hội, nhiệm kỳ nào trong Nghị quyết Đảng cũng đánh gia như vậy, thậm chí còn sâu hơn, phân tích rõ hơn. Nhiệm kỳ nào cũng nêu quyết tâm cao, “kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi”, nhưng ‘tự diễn biến’ rất nguy hại ấy ngày càng nặng nề. Đến cuối tháng 12-2011, Hội nghị Trung ương 4 vẫn nêu là “cấp bách”, đâu có khác hai chữ “cấp bách” trong Báo cáo Chính trị Đại hội VI cách đây 26 năm?
Lần này, Hội nghị Trung ương 4 chỉ rõ, lại liên tiếp 2 Hội nghị cùng chuyên đề này là 5, 6 nhưng kết cục vẫn là các ẩn số X,Y,Z…Hội thảo lần này nói thẳng, nói thật là thế, liệu rồi khi thực hiện có đi đến đâu? Các “thế lực thù địch” của Đảng, của dân lâu nay chỉ lo cố thủ trong nhiều thứ vỏ bọc, như nhà báo Hữu Thọ nói rằng họ “đã quy tụ xung quanh những người thiếu trung thực”. Chính vì thế mới đẻ ra thành bầy sâu, thành “bộ phận lớn”. Chính những kẻ đó mới là “thế lực thù địch”. Đừng để cho những kẻ ‘tự diễn biến, tự chuyển hóa’ lợi dụng chức quyền, thế lực tiếp tục có cơ hội cố thủ vững, cố kết chặt hơn; để rồi làm hại, bắt bớ những người trung thực, thẳng thắn, vu cho họ là “thế lực thù địch”, kết tội họ là bôi nhọ lãnh đạo, nói xấu Đảng, Nhà nước, quy chụp người trung kiên, yêu nước là “phản động”. 
Trung tướng, Phó GS,TS Nguyễn Tiến Bình nói: “Khi người cán bộ, đảng viên bị cuốn hút vào vòng xoáy của chủ nghĩa cá nhân cơ hội, thực dụng, chạy theo những toan tính cá nhân vì lợi ích gia tộc hoặc “lợi ích nhóm” thì họ chỉ mang danh “cán bộ của Đảng, Nhà nước”, lợi dụng chức quyền và điều kiện công tác để vụ lợi, trở thành những người giàu tiền bạc và nhiều của cải, nhưng nghèo tâm huyết và thiếu dũng khí, chắc chắn không thể là người tận tâm, tận lực vì nước, vì dân; trái lại còn làm tổn hại lợi ích của đất nước và của nhân dân, làm tổn thương uy tín và sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị”. Nhìn rõ sự vật, hiện tượng, con người để đặt tên gọi chính xác nhất: Ai làm mất uy tín Đảng cộng sản và Nhà nước, làm thiệt hại đến lợi ích chính đáng của nhân dân và kìm hãm sự phát triển của đất nước, vi phạm dân chủ nghiêm trọng, làm lung lay chế độ, làm xa rời, tách biệt khoảng cách dân với Đảng, đưa tới nguy cơ tồn vong của Đảng thì đó chính là thế lực thù địch của cách mạng, của toàn dân.  
Trước thực trạng bệnh tứ chứng nan y lâu năm trong Đảng, cần nhận diện và nghiêm khắc trừng trị “thế lực thù địch” ngay trong nội bộ. Cần gì tìm ở đâu xa?

NHÀ PBVH NGUYÊN HOÀNG ĐỨC – NHÂN CÁCH VÀ TÀI NĂNG CỦA NHÀ VĂN MẬU DỊCH



“Sao lại không, nhiều đằng khác! Chẳng hạn như chuyện của Hội nhà văn Việt Nam, mỗi năm có nửa nghìn người đòi vào Hội, người ta xét được vài chục người. Sự kết nạp đó dựa trên định lượng và định tính nào? Và có bao nhiêu người vào hội phải kèm theo đôi giầy Italia, vé du lịch ăn chơi tỉnh nhà, rồi thứ vốn giời trồng được. Nhà thơ kia năm ngoái được bỏ 14 phiếu nhưng xướng lên là zero to tướng, năm nay lên đầu bảng vì sợ bị kiện.

Có người phản pháo lại đó là tin thất thiệt vậy việc trước kia nhà văn Hồ Anh Thái, dự giải, lúc sơ khảo được hầu hết phiếu, lúc chung khảo lại rớt thì sao? Còn thình lình một ông ngang nhiên bước vào phòng hội đồng xét tuyển nữa, ông vào với tầm vóc gì hay là có khả năng can thiệp? Tóm lại, từ giải thưởng, đến kết nạp hội viên, chẳng có định tính, định lượng gì. Đã đến lúc nên nói: chính ban giám khảo phải được “kết nạp” trước khi chấm người khác. Nếu ông là phở mậu dịch ninh thuốc bắc vài chục nước liệu có thể nếm được món yến sào không? Ông là kèn lá thổi tì tèo trên miệng chưa hết một bài đã héo quắt lại, ông lấy thước đo nào để đo giàn hợp xướng?
Nhà PBVH Nguyễn Hoàng Đức

PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Đức, bài trước chúng ta có đề cập đến văn học mậu dịch, nói chung là hàng đồng loạt kém chất lượng. Như vậy có thể võ đoán quá chăng? Khi nói về tài năng và nhân cách của những người khác, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ phải chăng cũng cần rất thận trọng?
NHĐ: Tại sao lại không thận trọng?! Câu nói “phở mậu dịch, kịch ti vi” đâu có phải của tôi, mà của giới văn bút, của nhân dân và xã hội đấy chứ. Ngày nay, khi toàn bộ xã hội đã đổi mới gần ba mươi năm, trong khi cơ chế bao cấp của văn học mậu dịch vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng phải giới văn học tem phiếu là lực lượng văn bút nhưng lạc hậu nhất xã hội sao? Vả lại cả xã hội đang muốn thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp bởi lý do nhà nước không thể ôm đồm làm tốt được việc kinh tế, nhà nước chỉ nên quản lý thôi. Chỉ có để cho kinh tế tư nhân phát triển thì kinh tế toàn quốc mới tăng trưởng. Để không võ đoán dẫn đến cái nhìn lệch lạc bất công, hôm nay tôi nghĩ chúng ta nên bàn thật sâu mang tính nguyên lý về cái gọi là nhà văn mậu dịch.
PV: Hay quá, thế thì còn gì bằng! Tôi xin lắng nghe!
NHĐ: Tôi xin kể một câu chuyện thực 100%, nó rất giản dị nhưng ngay cả  nếu được lựa chọn hay bỏ phiếu vẫn khó có cái gì cướp được giải quán quân của nó. Nó hiện diện như một phép lạ.
PV: Tôi hồi hộp quá! Nó như thế nào?
NHĐ: Hồi cuối những năm tám mươi thế kỷ trước, có một quán phở ở ngay phố Ngô Quyền nơi gần giáp phố Tràng Tiền (nếu tôi nhớ không nhầm). Đó là quán đặc trưng mậu dịch, với khách hàng lờ phờ ra vào, nhân viên lừ đừ đi lại, một mùi ẩm mốc như thứ gì bị ruồng bỏ, hoang vắng như sa mạc. Nói ngắn gọn: một cửa hàng ở nơi đắc địa bậc nhất mà rất điêu tàn. Để cứu vãn cửa hàng đó đã mời một chuyên gia bán phở ở ngoài tới làm cửa hàng trưởng kỹ thuật (tất nhiên cửa hàng trưởng thật phải là bí thư chi bộ và được nhà nước ban cho con dấu). Mọi người kể câu chuyện về chuyên gia này mắt trố ra vì kinh ngạc, những người nghe mắt cũng mở to không kém. Đó là chuyên gia này đặt ra yêu cầu: nồi nước dùng cho 500 bát phở chẳng hạn, nó được cho vào bao nhiêu cân xương loại nào, bao nhiêu mì chính,  bao nhiêu muối và nước mắm. Khi bán hết 500 bát, sẽ không có chuyện đổ nước lã thêm vào nồi.
Có nhiều lần, khi vài người xếp hàng đến lượt thì hết nước dùng, họ năn nỉ hãy đổ nước lã vào bán thêm cho họ mấy bát thôi mà, “vì dù có đổ thêm nước lã, phở của ông vẫn ngon hơn phở người khác”. Chuyên gia nấu phở thẳng thắn trả lời “tôi không thể làm được việc đó, mấy đồng lãi của vài bát phở không thể đổi lấy uy tín một đời của tôi”. Trời ơi, câu chuyện quả là huyền thoại. Huyền thoại thứ nhất, đó là người bán phở cũng đòi sống danh dự như chữ “tín” thường hằng. Huyền thoại thứ hai, mọi người giật mình vì lần đầu người ta được đánh động về “định tính và định lượng”. Cái lâu nay chẳng hề có khái niệm mà tất cả mọi người đều nghĩ, xếp hàng đến nơi được mua là may lắm rồi! được xin cho là may lắm rồi! ai dám nhà nghèo còn đòi xôi gấc. Câu chuyện thật giản dị, nhưng ngay đến bây giờ tôi vẫn tin nó có giá trị như một huyền thoại.
PV: Câu chuyện đó có liên quan gì đến ngày nay không?
NHĐ: Sao lại không, nhiều đằng khác! Chẳng hạn như chuyện của Hội nhà văn Việt Nam, mỗi năm có nửa nghìn người đòi vào Hội, người ta xét được vài chục người. Sự kết nạp đó dựa trên định lượng và định tính nào? Và có bao nhiêu người vào hội phải kèm theo đôi giầy Italia, vé du lịch ăn chơi tỉnh nhà, rồi thứ vốn giời trồng được. Nhà thơ kia năm ngoái được bỏ 14 phiếu nhưng xướng lên là zero to tướng, năm nay lên đầu bảng vì sợ bị kiện. Có người phản pháo lại đó là tin thất thiệt vậy việc trước kia nhà văn Hồ Anh Thái, dự giải, lúc sơ khảo được hầu hết phiếu, lúc chung khảo lại rớt thì sao? Còn thình lình một ông ngang nhiên bước vào phòng hội đồng xét tuyển nữa, ông vào với tầm vóc gì hay là có khả năng can thiệp? Tóm lại, từ giải thưởng, đến kết nạp hội viên, chẳng có định tính, định lượng gì. Đã đến lúc nên nói: chính ban giám khảo phải được “kết nạp” trước khi chấm người khác. Nếu ông là phở mậu dịch ninh thuốc bắc vài chục nước liệu có thể nếm được món yến sào không? Ông là kèn lá thổi tì tèo trên miệng chưa hết một bài đã héo quắt lại, ông lấy thước đo nào để đo giàn hợp xướng?
PV: Hình ảnh tổng quát của mậu dịch là gì?
NHĐ: Tổng quát nhất, đó là cảnh xếp hàng. Xếp hàng có khi chỉ để mua nước lã tráng qua hàng xương. Nhưng vẫn phải xếp hàng, vì chỉ có xếp hàng thì cái cửa hẹp chen chúc mới đẻ ra quyền hành. Chẳng hạn, đóng dấu công chứng là thứ hiển nhiên nhưng cũng bị bắt xếp gạch rồng rắn, từ đó mới có cò công chứng. Tại cửa Hội nhà văn mới đây, người ta không thể cãi nổi việc có rất nhiều cò bu đen bu đỏ đòi “giúp đỡ” đánh quả. Và xếp hàng cũng tạo ra những hứa hẹn, nào “hãy đợi đấy”. Trước kia, vé xe vừa bán đã hết vì người ta tuồn vé cho con phe để hai bên cùng xơi. Ngày nay cũng chẳng khác mấy, có xếp hàng thì mới thấy độ quan trọng của quyền lực, mới có hứa hẹn, mới có sắp xếp. Hẹn đợt này thì phải sang năm. Hẹn sang năm thì lùi thêm vài năm nữa…
PV: Anh từng nói sáng tạo văn học là cái thuộc tư duy cá nhân. Tại sao nhiều người lại hám vào Hội đến thế, việc vào đó có làm cho văn của họ lớn lên đâu?
NHĐ: Tôi vừa bàn việc này với nhà thơ Lương Tử Đức. Anh ta khá thạo món Trung Hoa học. Anh có nói: Người Trung Quốc quan niệm, trong lục súc tranh công, tức muôn loài tranh công thì có 4 nấc:
1-     Thấp nhất là loại tranh ăn. Giống muông thú rồi người ta cạnh tranh nhau giành miếng ăn để sinh tồn, hay như người Việt nói “ghen vợ ghen chồng không nồng bằng ghen ăn”.
2-     Cao hơn một tí, nhưng vẫn thấp là loại tranh công danh. Là người mong có tí danh ở đời như “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Nhưng loại cầu danh để kiếm lợi như hội viên ở tỉnh có khi xin được nhà, ở trung ương thì gần gũi nên làm cò để đánh chặn đứa ở xa về.
3-     Loại cao hơn là tranh làm. Đó là những người tranh làm việc khó, để người khác được nhàn. Người Việt nói “thế gian chuộng của chuộng công, nào ai có chuộng người không bao giờ”.
Xét vào giới thơ thẩn Việt thấy rõ một điều là hầu hết họ chỉ tranh nhau làm việc dễ, một bài thơ mấy câu làm trong mấy chốc, rồi thì cũng thi thố, đội vòng nguyệt quế, rồi vào hội để mơ ngày chấm người khác, hay làm cò đánh chặn?
        4-Loại cao nhất là tranh khổ, như chúa Jesus tranh đóng đanh trên thập giá để cứu chuộc loài người, Đức Phật ngồi trơ xương dưới gốc bồ đề để tạo ra con đường giác ngộ chúng sinh, hay thánh Gandhi chân trần áo thụng lăn xả vào gươm giáo để đòi độc lập cho dân Ấn Độ…
Xét vào các nhà văn thơ mậu dịch, thì họ mới chỉ có vài tác phẩm ăn theo tuyên truyền, hội hè nức nở chúc tụng vui vầy, đâu có thấy những cơn trăn trở của bất công đau khổ, như chính họ đã thú nhận “chúng ta không có tác phẩm ngang tầm thời đại, chỉ có bé và vừa”. Vừa rồi có người còn thú nhận “chúng ta chỉ là tép”. Mậu dịch chỉ có phở nước nhạt! Và có thể nói, mậu dịch cũng chỉ có thể tạo ra những con tép văn chương. Những con chim sẻ vào hội bay theo đàn mà không thể là đại bàng bay cô độc. Đó là một giàn quen hát đồng ca, khó mà tìm thấy một người biết hát đơn ca.
PV: Theo anh trình độ văn học của mậu dịch ở cấp nào?
NHĐ: Tất nhiên ở mức tranh công danh rồi, họ đâu có thể tranh việc làm bởi vì phóng sự bây giờ rất thiếu, họ không muốn viết cái gì phải vất vả, họ đâu có thể tranh khổ, vì họ muốn được “thích đủ thứ” mà.
PV: Nếu thế thì khó mà có tác giả và tác phẩm lớn?
NHĐ: Câu hỏi đó đã là câu trả lời rồi.
PV:Cám ơn anh, đề tài này tôi nghĩ vẫn còn nhiều cái để nói.
NHĐ: Tất nhiên! Chúng ta đã bàn về vấn đề nguyên lý đâu.
PV: Hẹn anh lần sau. Xin cám ơn!

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

ROMANIA: NOEL 1989 GIẢI PHÓNG CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI GIA ĐÌNH TRỊ

Noël đẫm máu của Ceausescu (1)
Cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Ceausescu tại Rumani năm 1989

(LND : Cuốn « Những ngày cuối cùng của các nhà độc tài » do tuần báo L’Express và NXB Perrin phối hợp phát hành vào tháng 10/2012, tập hợp 24 bài viết chọn lọc của các nhà sử học và nhà báo nổi tiếng của Pháp, do Diane Ducret và Emmanuel Hecht chủ biên. Từ Mussolini, Hitler, Stalin cho đến Mao Trạch Đông, Tito, Ceausescu, Pôn Pốt, Saddam Hussein, Ben Ali…cuốn sách phác họa lại một nửa thế kỷ với những cuộc đảo chính, nổi dậy, âm mưu, các cuộc tàn sát, sự dối trá của các chế độ cầm quyền, và đặc biệt là sự cáo chung của các nhà độc tài. Trước hết xin phép giới thiệu với độc giả bài viết của Marion Guyonvarch và Eric Pelletier về mùa Noël đầy khói lửa năm 1989 tại Rumani).
Năm 1989, khi các « cuộc cách mạng nhung » liên tiếp diễn ra ở Đông Âu, « Conducator » Ceausescu vẫn điều hành Rumani với bàn tay sắt. Nhưng các cuộc nổi dậy ở Bucarest ngày 21/12/1989 đã làm đảo lộn tất cả. Bốn ngày sau đó, nhà độc tài và vợ đã bị xử bắn sau một phiên xử chớp nhoáng.
Đó là sự giận dữ, bất lực hay nỗi sợ hãi ? Một luồng khí lạnh chạy dọc theo xương sống Nicolae Ceausescu, hôm 21/12/1989. Khuôn mặt bị phân hủy, được chiếu sáng bởi ánh mặt trời mùa đông yếu ớt, chỉ còn là một chiếc mặt nạ hóa đá. Chỉ có đầu mũi nhọn như chiếc nỏ của ông ta là còn giữ lại những nét của « Conducator », con người quyền lực gần như là một Thượng đế, đã lãnh đạo nước Rumani cộng sản từ một phần tư thế kỷ.
Bốn hôm trước đó, các vụ nổi dậy đã nổ ra ở Timisoara, miền tây đất nước, phản đối lại vụ trục xuất mục sư Laszlo Tokes khỏi nhà thờ. Lực lượng an ninh đã nổ súng vào đám đông. Một vụ tàn sát. Vừa mới công du Iran về, người đứng đầu đất nước đã cho tổ chức một cuộc mít-tinh lớn được truyền hình trực tiếp, trước trụ sở Trung ương Đảng ở Bucarest. Ở phía dưới ban-công là những người công nhân được huy động đến để vỗ tay mướn.
Nhưng những tiếng gào thét càng lúc càng to, không thể dập tắt nổi : « Timisoara ! Timisoara ! Timisoara ! ». Trước khi vội vã rời đi, Ceausescu có thể nhận ra những lá cờ Rumani màu xanh-vàng-đỏ, những người biểu tình vứt bỏ các huy hiệu cộng sản. Cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ này trở thành biểu tượng của một cuộc nổi dậy, sẵn sàng truất phế một trong những nhà độc tài kiểu Stalin cuối cùng của châu Âu.
« Dòng Danube tư duy », biệt danh của Ceausescu, đã trôi ngược dòng lịch sử, bị đe dọa bởi các cuộc cách mạng hòa bình ở các nước láng giềng : Praha, Varsovie và cả Berlin, từ khi bức tường nổi tiếng bị sụp đổ chỉ trong một đêm - đêm 9/11 trước đó. Liên Xô của ông Gorbachev cố gắng cứu vãn chế độ cộng sản bằng cách đổi mới, dù phải chấm dứt chiến tranh lạnh.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Thọ Xương hay Hóc Xương từ sự man rợ của báo lá cải?

 
 
 
 
 
 
2 Votes

Nụ cười trong sáng của trẻ thơ và sự nhọc nhằn lầm bụi của cô giáo (ảnh được cung cấp từ học viên Đăk Na, Tu Mơ Rông, Kon Tum)
Chu Mộng Long – Truy tầm từ nguyên là công việc của từ nguyên học, khảo cổ học, mà công việc ấy có những giới hạn nhất định. Cái gọi là cổ không chắc gì đã cổ nhất trong cõi vô cùng của tồn tại và trong giới hạn sở kiến của chúng ta, trong khi, rất nhiều trường hợp, nhất là ngôn ngữ, nói như J.Derrida, cuộc truy tầm quá khứ trở thành trò chơi vô tăm tích, cuối cùng ngôn ngữ chỉ là ngôn ngữ của ngôn ngữ mà mọi cách diễn dịch đều không bao giờ tới hạn.
 Đó là lí do, F.Saussure buộc phải chọn nghiên cứu cấu trúc đồng đại trong lí thuyết ngôn ngữ học của mình để dọn đường cho ngôn ngữ học hiện đại.
A.Einstein nói, chúng ta đã nhìn thế giới và lịch sử như chúng ta nghĩ hơn là như nó vốn có. Tất cả đều được hợp thức hóa bởi tư duy của con người hơn là bản chất phức tạp của sự thật.
Vậy là chữ canh trong canh gà Thọ Xương thuộc canh gì? Tín hiệu âm thanh của thời gian hay món ăn đặc sản của người Hà Nội thì có cãi nhau đến cùng trời cuối đất cũng không ngã ngũ bởi hai lối tư duy đối lập. Cả hai cách hiểu đều có cái lí của sự tồn tại về ngữ nghĩa của từ, kể cả đặt trong ngữ cảnh hiện thực lẫn văn cảnh trong văn bản và liên văn bản.
Về ngữ cảnh hiện thực, nếu xét thời điểm lịch sử ra đời của bài thơ, là thứ ngữ cảnh không xác định, hơn nữa, bất luận trường hợp nào, trải qua thời gian, văn bản tự nó tách khỏi ngữ cảnh gốc để đi vào đời sống và chuyển hóa vào ngữ cảnh khác, ngữ cảnh của tiếp nhận mà lí thuyết tiếp nhận hiện đại đã vạch ra. Vì thế, cô giáo hay các cháu học sinh, nếu không bị áp đặt bởi thói quen một cách hiểu, có quyền đặt bài ca dao trên vào ngữ cảnh tiếp nhận mới mà họ đang sống là canh gà với ý nghĩa là món đặc sản mang lại hương vị của quê hương đất nước thì cũng không có gì phải mang ra tố cáo, phê phán, nếu không nói cần phải khuyến khích trong xu hướng hiện đại hóa giáo dục và sáng tạo trong tiếp nhận hiện đại.
Về văn cảnh (ngữ cảnh trong văn bản, khác ngữ cảnh hiện thực) của bài thơ, trên mặt cấu trúc văn bản, đâu cứ vế đầu là tiếng chuông thì vế sau phải là âm thanh tiếng gà báo hiệu thời gian. Mà nếu cứ đòi hỏi một cấu trúc cân đối chặt chẽ như thế thì cái món ăn kia việc gì cứ phải là thứ vật chất thường tình. Thơ ca luôn tồn tại những nghịch lí và mọi thứ trong thơ ca luôn hóa giải bằng sự thăng hoa tinh thần. Canh gà không chỉ mang nghĩa âm thanh thuần túy báo hiệu thời gian hòa cùng tiếng chuông tĩnh tại của đạo hay vũ trụ mà cũng có thể mang nghĩa hương vị của đời hay sự sống đang thăng hoa thì sao? Canh gà từ nghĩa một món ăn đặc sản gợi lại một khoảnh khắc ấn tượng trong cái nhịp điệu sống động của cuộc đời xen vào trong cái nhịp điệu lặng lẽ, đều đặn của đất trời. Bài thơ miêu tả một thế giới chan hòa giữa đời và đạo, giữa vũ trụ và nhân sinh; trong cái mịt mờ của sương khói, mỏng manh của tạo vật, và sự lặng lẽ của thời gian, có cái sôi động của cuộc đời. Hai câu lục vừa thực vừa ảo, vừa rõ nét vừa mơ hồ mong manh: Gió đưa cành trúc la đà, Mịt mù khói tỏa ngàn sương. Hai câu bát mang vẻ đẹp cân đối, cấu trúc luân phiên chuyển đổi trong sự đối lập giữa đạo và đời, giữa vũ trụ và nhân sinh, giữa vô và hữu, giữa thiêng liêng và trần tục, giữa tĩnh và động, giữa hiện hữu và xa vời: Tiếng chuông Trấn Vũ/ canh gà Thọ Xương, Nhịp chày Yên Thái/ mặt gương Tây Hồ. Trong quan hệ liên văn bản, cũng đâu phải chỉ có một nghĩa canh là canh giờ mà vẫn tồn tại canh như là một thứ ẩm thực: “Tương Bần, cà Láng, dưa La/ Cá rô đầm Sét, canh gà Thọ Xương”. Đó không phải là câu ca dao mới bịa ra, mà có bịa cũng đã là một cách chuyển hóa, tiếp nhận rất dân gian, sao lại cấm trẻ em?
Lâu nay tôi bị ảnh hưởng thói quen hiểu canh gà là canh giờ, bây giờ tôi có quyền chuyển sang cách hiểu khác bởi tính mơ hồ đa nghĩa của văn học. Một từ như “canh gà” mơ hồ về nghĩa từ vựng lẫn ngữ cảnh, văn cảnh sẽ luôn luôn tồn tại không dưới một cách hiểu. Tôi đồng quan điểm với một số còm sĩ trên blog Hiệu Minh và nói thêm về cách tiếp nhận này. Sự đồng tình hay phản bác cách hiểu của chúng tôi hoàn toàn theo tinh thần tự do và tôn trọng, thậm chí chê/chửi chúng tôi dốt cũng chẳng sao, miễn đừng hùa nhau cắn xé một cách man rợ như cách đối xử với cô giáo Hà Thị Thu Thủy vừa rồi!
Quay lại câu chuyện lịch sử chữ nghĩa, các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm cũng đã chỉ ra một chữ canh (更) trong bảng chữ Nôm cũng có thể mang cả hai nghĩa khác nhau: canh giờ hoặc món canh gà, cho nên bắt buộc canh phải là canh giờ chẳng có gì thuyết phục. Mà cái sự giải thích của cơ quan được cho là có trình độ cao nhất nước là cái Viện Nghiên cứu Hán Nôm ấy cũng không phải là chân lí, trong khi họ chỉ nghiên cứu Hán Nôm chứ đâu phải là chuyên gia toàn bách về ngôn ngữ và văn học. Đối với nghiệp vụ của chính họ mà họ lại nhầm đọc chữ Tứ (四) ra chữ Tây (西) đó sao, chưa kể trong một số công trình nghiên cứu Hán Nôm, bạt ngàn những cách dịch những bài thơ Hán hoặc Nôm rất chủ quan thô thiển, thì để hiểu văn học cho ra văn học trong tính phức tạp và đa nghĩa của nó càng không thể lấy họ làm chuẩn mực. Trong thế giới hoài nghi khoa học này, ý kiến của các chuyên gia cũng chỉ là một kênh thông tin trong sự đa chiều, đa thanh của thông tin chứ không thể nói nhờ họ mà chúng ta đã “đi đến cùng của sự thật” .
Điều đáng hoài nghi là họ “không tìm thấy” bài thơ Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) với ngữ cảnh khá xác định của Dương Khuê  trong Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập như có người đã chỉ dẫn:
“Nguyên bản cuốn Vân Đình Dương Khuê Thượng Thư Tiên Sinh Thi Tập hiện đang lưu trữ tại thư Viện nghiên cứu Hán Nôm. Sách này có chép bài thơ mang tên Tối ức Thọ Xương thang (Nhớ nhất canh Thọ Xương) của Dương Khuê. Nguyên văn viết:
裊裊搖風竹,
蒼蒼鎮武鐘,
壽昌多故舊,
同買燉雞湯。
煙鎖西湖水,
杵驚安泰鄉,
河城斯美景,
最耐客思量
“Niểu niểu dao phong trúc,
thương thương Trấn Vũ chung,
Thọ Xương đa cố cựu,
đồng mãi đốn kê thang.
Yên tỏa Tây Hồ thủy,
chử kinh Yên Thái hương,
Hà thành tư mỹ cảnh,
tối nại khách tư lương.”
Nôm na nghĩa là: Gió lay trúc phất phơ, chuông Trấn Vũ xa thẳm, quán Thọ Xương nhiều ông bạn cũ, đều đến mua canh gà hầm. Khói sương vây bủa mặt nước hồ Tây, nhịp chày kinh động làng Yên Thái, cảnh đẹp này của Hà Thành, khiến khách nhớ nhung nhất.
Phía dưới có một dòng chữ nhỏ, chú rằng “sau khi bài này làm ra, sĩ phu tranh nhau ngâm tụng. Bà Thọ chủ quán Thọ Xương mắng tiếng, đích thân đến nhà ta xin chữ, song lại cầu ta diễn ra quốc âm ngõ hầu hiểu được trọn nghĩa. Ta liền bỏ hai câu cuối mà diễn lại rằng: Gió đưa cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương, mịt mùng khói tỏa ngàn sương, dịp chày Yên Thái mặt gương Tây hồ.”
Đây là một bài thơ hay gắn liền với một câu chuyện thú vị, khó bịa ra, nếu không có trình độ Hán Nôm và năng lực văn chương. Tôi nghĩ, “không tìm thấy” hay là các chuyên gia ở Viện này đã cố tình che giấu một sự thực nhạy cảm, vì nếu công bố ra sự thật này, dư luận lại ném đá về phía các học giả, các nhà giáo dục lâu nay đã từng áp đặt một cách hiểu duy nhất cho người học?
Một cán bộ nghiên cứu trẻ kể với tôi rằng, đã từng phát hiện bao nhiêu sự thật trong đống tàng thư cổ ấy, nhưng có những sự thật đành sống bụng chết mang theo chứ không được công bố. Một anh táy máy tra cứu, đối chiếu một số văn bản từ của Đào Duy Từ,  Lưu Hương kí (được cho là của Hồ Xuân Hương) thấy có hiện tượng các cụ xưa khi đi sứ cuỗm nguyên của người nước lạ mang về nhưng không ghi xuất xứ, và đời sau cứ thế ngộ nhận là sản phẩm của người nước mình.
Trở lại vấn đề, tiếp nhận văn học luôn là một hiện tượng phức tạp và đầy tính sáng tạo. Sao cứ phải bắt người học phải hiểu theo một cách hiểu của thói quen định sẵn. Đến lúc không thể bắt trẻ em phải nghĩ như người lớn, và càng không thể bắt người lớn phải cầm tay chỉ việc cho trẻ em làm theo ý đồ của mình. Nếu vẫn duy trì một quan niệm như vậy thì mọi phương pháp dạy học mới đều chỉ là hình thức giả tạo, mất thời gian, vô hiệu quả. Phải tháo vòng kim cô trên đầu trẻ để trẻ em có quyền được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, nếu sự tự do sáng tạo ấy không tùy tiện và có hại cho đời sống văn hóa thẩm mĩ của cộng đồng, dân tộc.
Mọi tri thức, từ triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học đến văn hóa, văn học… đều phải có tính cập nhật. Tính cập nhật ở đây cần hiểu theo nghĩa rộng nhất là sự ứng dụng, chuyển hóa và sáng tạo theo nhu cầu của thời đại. Tri thức về quá khứ là tri thức kinh nghiệm, học quá khứ không đồng nghĩa với chôn mình trong quá khứ mà rút kinh nghiệm, chuyển hóa quá khứ vào trong thực tại để sống cho nhu cầu thực tại và tương lai. Với cái nhìn ấy, đến lúc phải viết lại tri thức và thực hiện một phương pháp tiếp nhận tri thức mới, nếu không, nền giáo dục của chúng ta đã tụt hậu sẽ mãi mãi vẫn tụt hậu.
Nhớ lại câu chuyện Thành ngữ sành điệu của tuổi teen, một sự gây hấn ôn hòa của thế hệ mới vào những định kiến cũ. Những câu như: Một con ngựa đau cả tàu được ăn thêm cỏ hay Yêu nhau trong sáng phang nhau trong tối… xuất hiện như một cách tiếp nhận và chuyển hóa đầy sáng tạo các thành ngữ, tục ngữ cổ điển và cả từ ngữ có nguy cơ thành tử ngữ thành những sinh ngữ mới phù hợp với hoàn cảnh hậu hiện đại mà chúng đang sống.
Tôi thích nhất câu Ngu mà tỏ ra nguy hiểm có tầm khái quát thời đại. Có khi chúng ta dựa vào định kiến cũ mà gây nguy hiểm cho thế hệ mới đang cần sức bật để vươn tới tương lai.
Đáng phẫn nộ ở sự vụ này vẫn là sự man rợ của báo lá cải đánh hơi nồi chõ, lợi dụng tự do dân chủ và quyền lực ảo của mình, đem chuyện không đáng phải tố cáo mang ra bêu riếu giữa công luận và định hướng dư luận ném đá vào cá nhân và tổ chức bất chấp truyền thống tôn sư trọng đạo và mọi hậu quả đớn đau cho người khác.
Bây giờ thì sự tranh luận đã chuyển sang không khí vui vẻ rồi, nhưng đừng vì thế mà quên tội ác của kẻ đầu têu buôn chuyện để làm hại một cô giáo trẻ đầy tự trọng, làm mất danh dự của nhà trường đầy uy tín, nơi đào tạo cô giáo và nơi cô giáo đang làm việc; và, quan trọng hơn, nó còn làm ảnh hưởng, nếu không nói là chùn bước khi tiến đến mục tiêu cải cách giáo dục của cả ngành giáo dục chúng ta.
Đến lúc cô giáo Hà Thị Thu Thủy phải lên tiếng. Trường Lomonoxop, nơi cô giáo làm việc phải lên tiếng, kể cả Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, nơi đào tạo cô giáo, và cơ quan chủ quản là Bộ giáo dục và Đào tạo cũng phải lên tiếng. Và mỗi chúng ta cũng phải lên tiếng để bảo vệ cho danh dự cá nhân cô Hà Thị Thu Thủy, cho Trường Lomonoxop và cho cả sự nghiệp cải cách giáo dục của chúng ta!
Các em học sinh lớp 7 còn biết lập hội lập nhóm trên Facebook để bảo vệ cô giáo của mình, sao người lớn chúng ta lại hèn đến mức không dám cất lên một lời thẳng thắn đòi danh dự cho đồng nghiệp của chúng ta?

Share this:

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

Đông Kính Chủ*

 Thế thái chuông đâm hồi thủng thẳng



ĐÔNG KÍNH CHỦ

Nguyễn Đào Trường

Kính Chủ động đây biết chủ đâu?
Đất trời trốn chạy ẩn hang sâu
Trần gian tục lụy mùi chân giả
Cửa Phật hương loang khói quyện sầu.
Thế thái chuông đâm hồi thủng thẳng
Nhân tình mõ nện tiếng dồn mau 
Chủ vờ lốt Phật vơ nhan nhản
Chủ thật tâm minh kính đếm đầu.
NĐT


THU

Thu về xào xạc tre vàng
Cây bàng đỏ lá rụng quang sân trường
Hững hờ gió cuốn chiều buông
Mây lang thang chở nỗi buồn cô đơn.
Hai lần chín trái chẳng thơm
Quả ngon dành phật thắp hương trên chùa.
NĐT


*Rút trong tập" Chiều chát" 
  1. NXB Thanh Niên ấn hành,HN 2001
                  

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Hòa tấu ghita hay nhất Thế Giới


BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KỲ

http://dongson1.info/





Cách đây mấy năm, mình đi du lịch Trung Quốc. Trên đường đi, anh hướng dẫn viên người bản địa, nói tiếng Việt như ranh kể chuyện vui... Người Trung Quốc cho rằng đất nước họ hình con kê (gà). Nếu mất Tây Tạng thì con kê đó gầy như suy dinh dưỡng, nghèo đói là cái chắc. Xem ra toàn bộ cổ cánh và phần hậu màu mỡ đều là khu tự trị. Nào là Nội Mông, Hồi Ninh Hạ, Tây Tạng, Tân Cương...đã giúp có được Trung Quốc ngày nay. Tự trị Quảng Tây như quả trứng vàng dưới bụng no căng...Hihi...Lại lời người xưa, vùng ấy, mấy lị Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến hình như cùng với nước Việt làm thành cái đùi gà thơm phức, béo ngậy. Lí giải tại sao mấy nơi này hay có bạo loạn, xích mích khiến Bắc Kinh đau đầu. Sẽ còn bất ổn dài dài vì đó là đất đi cướp khi con người đã biết đến văn minh, hòa hiếu. Mình chả biết gì phong thủy nên không hiểu suy luận của người xưa về việc này? Gà suy dinh dưỡng thì biết thế nào rồi đấy...Nhìn tấm bản đồ TQ qua các thời kì thì thấy con gà đó được thay đổi da thịt từng thời kì cho đến lúc này thì đang có nguy cơ béo phì...Bệnh béo phì (theo y học hiện nay) còn khó chữa hơn cả suy dinh dưỡng. Thế mới khổ...
Nước Việt mình khác gì cái chân gà. Thêm Laos, Thailand, Camphuchia nữa thì con gà này có chân to quái dị luôn. Chả thế mà Mao chủ tịch muốn lấy hết mấy nước đó. Nhưng đến giờ con gà này vẫn không có chân. Thảo nào cứ hay bị nghiêng ngửa, chao đảo? Thảo nào mà chinh chiến liên miên để mong gà mọc chân? Vậy mà ở nước Việt những kẻ có quyền, có lực lại rắp tâm tự chặt chân dâng cho con gà đó. Phàm dùng chân khác thì lắp kiểu gì cũng không thể liền được, chỉ như đứng trên nạng. Chưa biết chừng đứng chả xong còn bị sụp bẹp tan thây...
Ngay trước mặt con gà có một cái ao lớn đầy nước và thức ăn. Lúc này gà đã ăn gần hết thóc dự trữ nó có, trong khi ao các nhà hàng xóm lại chứa tuyền những thức ăn ngon từ đáy ao lên đến mặt nước ngay trước mỏ gà, mà bảo gà nhịn không mổ, không uống nước sao được? Khổ thế...Mà phàm là gà thì có dạy dỗ, nói chuyện được không? Hay có bậc cao tăng, minh sư nào tụng kinh, giảng pháp trước khi giúp gà hóa kiếp làm người nhỉ?

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/cf/B%E1%BA%A3n_%C4%91%E1%BB%93_h%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Trung_Qu%E1%BB%91c.png

Bản đồ Trung Quốc ngày nay.

PS: Có lần mình nghe ai nói, ở đảo Hải Nam vẫn còn làng người Việt lâu đời...Giá mà được đến đó tìm hiểu? Biết đâu có người đủ tài viết một tiểu thuyết nổi tiếng như "Cội rễ" nhỉ? Phải chăng nhóm người Việt đó là cư dân đầu tiên của hòn đảo này??? 


Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

GIANG THANH GIẢ LÚ LẪN TRONG "PHIÊN TÒA THẾ KỶ'

Khi tòa thẩm vấn, Giang Thanh luôn nói "không biết", "không nhớ", rồi đòi đi vệ sinh. Nhưng khi bị kết tội, bà này vùng vẫy, thét lên đòi phản biện, mồ hôi đầm đìa, huyết áp lên đến 210/110. 

Xét xử Giang Thanh - phiên tòa thế kỷ ở Trung Quốc

Ngày thứ hai của phiên xử đặc biệt, phiên tòa của nhóm số 2 diễn ra trước, vào chiều 23/11. Nhóm số 1 diễn ra sau, vào 15h ngày 24/11, để đúc rút kinh nghiệm. Theo sự sắp xếp của phiên trước, người bị dẫn ra đầu tiên vẫn là Vương Hồng Văn. Vương không yêu cầu luật sư biện hộ, so sánh với mấy đồng bọn của ông ta, trong ấn tượng của tôi, thái độ nhận tội của Vương Hồng Văn là tốt nhất.
Khi tòa chỉ ra ông ta cùng với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên cùng âm mưu vạch ra kế hoạch, do ông ta đến Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, vu cáo với Mao Trạch Đông rằng Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình cản trở Đặng nhậm chức Phó Thủ tướng, ông ta công nhận, không né tránh. Vương Hồng Văn nói: "Tôi là người có tội, tôi xin nhận tội trước nhân dân cả nước".
Sau những ngày xét xử Vương Hồng Văn, Trần Bá Đạt, ngày 26/11, Giang Thanh lần đầu được đưa ra xét hỏi. Cho đến cuối năm 1976, tòa tiến hành 5 phiên xét xử Giang, lần nào bà ta đều tỏ ra ngoan cố, chống đối thẩm phán và coi thường tòa án.
Thái độ ngạo mạn của Giang Thanh tại phiên tòa. Ảnh: AP

Trong phiên xử ngày 26/11, khi được hỏi vào đêm 17/10/1974, trong cuộc họp bí mật với Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Triệu Văn Nguyên, và phái Vương đến Hồ Nam gặp chủ tịch Mao Trạch Đông vu cáo Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, bà ta có vai trò như thế nào, Giang Thanh giả vờ không nghe thấy rồi lại chối cãi đến cùng, kiên quyết không nhận tội. Bà ta luôn nói "tôi không biết", "không rõ", "không nhớ" để thể hiện sự chống đối của mình. Trước sự bất hợp tác của Giang Thanh, diễn biến phiên tòa không có nhiều tiến triển.
Sau đó, tòa gọi Vương lên làm chứng. Sau đây là đoạn đối thoại của Vương với thẩm phán.
- Trước khi đến Hồ Nam gặp Mao chủ tịch vu cáo Đặng Tiểu Bình, ông âm mưu việc này với ai?
- Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên.
- Ai triệu tập?
- Giang Thanh.
- Khi bàn bạc các âm mưu, Giang Thanh nói gì?
- Giang Thanh nói "Đặng Tiểu Bình không đồng tình với cách mạng văn hóa".
- Mọi người bàn bạc ra sao rồi quyết định cử ông đi Trường Sa?
- Sau khi nghiên cứu về Đặng Tiểu Bình, Giang Thanh hỏi tôi giờ làm thế nào. Tôi đề xuất đi Trường Sa tố cáo, Giang, Trương, Diêu đều đồng ý.
- Vậy việc để ông gặp trước khi chủ tịch tiếp khách nước ngoài là ý của ai?
- Ý của Giang Thanh. Giang nói, ông nên đi sớm đi, trước khi chủ tịch gặp khách nước ngoài.
- Sao lại phải như vậy?
- Vì lo sợ Đặng Tiểu Bình đi cùng khách nước ngoài tới Trường Sa và sẽ lộ sự thật với chủ tịch.
- Vì sao các ông vu khống Đặng Tiểu Bình?
- Để cản trở việc Đặng Tiểu Bình ra làm phó thủ tướng thứ nhất của Quốc vụ viện.
- Khi ông đi Trường Sa có nhắc đến thủ tướng Chu không?
- Trước ngày 10/12 khoảng một tuần, Bộ Chính trị họp, Giang Thanh gọi tôi lại nói rằng bà ấy đã gặp thủ tướng Chu, nói về vấn đề nhân sự của đại hội, chủ yếu cho chức vụ tổng tham mưu trưởng. Thủ tướng tỏ ý không đồng tình với bà ấy, bà ấy nói với tôi rằng: "Tôi bảo lưu quan điểm của mình" và cho biết các ông Diệp (Kiếm Anh), Đặng, Lý (Tiên Niệm) thường xuyên đến gặp thủ tướng tại bệnh viện.
Trong quá trình trả lời tòa, Vương không hề nhìn Giang Thanh. Trước việc đồng bọn phản bội mình, Giang Thanh yên lặng, nhiều lúc nhìn chằm chằm Vương. Đột nhiên, bà ta kêu to: "Tôi phải đi vệ sinh", khiến việc hỏi đáp phải tạm dừng.
Khi từ nhà vệ sinh quay lại, không thấy Vương Hồng Văn trong tòa, Giang Thanh lại hét lên: "Vương Hồng Văn đâu, ông ta ở đâu?" Sau khi Vương quay lại bà ta mới lại yên lặng. Tòa hỏi Giang Thanh: "Những điều Vương nói có đúng không?" Giang trả lời: "Không đúng". Tòa đành phải ghi vào biên bản: Bị cáo phủ nhận. Sau nhiều lời làm chứng của các bị cáo còn lại và của những cán bộ làm việc bên cạnh thủ tướng Chu Ân Lai, Giang vẫn không nhận tội.
Đối mặt với sự ngoan cố của Giang Thanh, thẩm phán trưởng Tăng Hán Chu tuyên bố: "Những lời khai của nhân chứng và những chứng cứ đã đủ nói lên tội lỗi của Giang Thanh, bất chấp bị cáo công nhận hay phủ nhận, sự thật là không thể chối cãi. Giải bị cáo đi".
Đến lúc này, Giang Thanh một mực phản kháng, cố vùng ra khỏi tay của nữ cảnh sát áp tải, hét to: "Tôi còn phải phản biện về vấn đề này. Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự đều là giả dối. Sao không cho tôi đối chất với Vương Hồng Văn..." Cho đến khi bị áp giải ra khỏi tòa án, bà ta vẫn không ngừng kêu gào.
Sau khi về buồng giam, Giang Thanh vẫn không thể bình tâm trở lại, toàn thân vã mồ hôi, bác sĩ đo huyết áp lên đến 210/110.
"Luật Hình sự quy định có thể đối chất, có thể biện hộ, mà họ không cho tôi biện hộ. Vương Hồng Văn chỉ nói thật có một câu đó là đi Trường Sa là ý của anh ta. Vương Hải Dung, Đường Vấn Sinh là hai con chuột, thấy thuyền của Mao chủ tịch sắp chìm thì nhảy sang thuyền của Đặng Tiểu Bình", Giang Thanh nói trong nước mắt đầm đìa.
"Tôi biết các vị đi báo cáo với họ, bàn về việc lần sau làm sao đối phó tôi. Tôi không sợ, tôi có tinh thần '5 không sợ'. Chỉ cần tôi không đổ thì tôi sẽ còn tiếp tục đến cùng", Giang Thanh nói với các nhân viên giám hộ.
Phần tiếp: Giang Thanh chối tội đến phút cuối
Vũ Hà (theo Sina)
( Vnexpress )

Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập như hiện nay

Vũ Cao Đàm
Chẳng mấy ngày nữa bước vào năm mới. Tôi giật mình đọc hai bài phân tích rất quan trọng: “Trung Quốc có khả năng đổ bộ và chiếm đóng Trường Sa bằng tàu cá?” của Nguyễn Trung Chính và “Nhìn vào năm tới – 2013” của Đoàn Nam Sinh vừa đăng trên Bauxite Việt Nam ngày 22/12/2012. Bài viết đưa ra một cảnh báo rất đáng quan ngại về nguy cơ nhãn tiền: Trung Cộng đang ráo riết chuẩn bị hoàn tất mưu đồ bá chiếm Biển Đông làm ao nhà của họ.
Cách đây mấy năm, một vị lãnh đạo cấp cao yêu cầu tôi viết một bài phân tích chính sách, tôi đã đưa ra nhận định: “Chưa bao giờ Việt Nam bị cô lập trên trường quốc tế như hiện nay”.
Đọc hai bài viết có tính cảnh báo rất cao của các anh Nguyễn Trung Chính và Đoàn Nam Sinh, tôi thấy cần thiết phải nêu thêm một lời cảnh báo nữa về tình thế nước sôi lửa bỏng của Việt Nam với những người đang có trọng trách lãnh đạo đất nước. Việt Nam đang sa lầy trong cái nghịch cảnh cực kỳ trớ trêu: các vị lãnh đạo lúng túng trong cái bẫy ý thức hệ vô cùng hiểm độc của Trung Cộng, đang đẩy đất nước vào một tình thế ngày càng bị cô lập, nguy hại khôn lường cho vận mệnh của dân tộc trước những mưu đồ xâm lược của bọn cộng sản xâm lược Đại Hán.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bị cô lập trên trường quốc tế, nhưng cũng có những lúc đưa ra được những đối sách khôn khéo nhằm tranh thủ đồng minh trong việc thực hiện mục đích của mình. Ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam đang phải ứng phó với những hoàn cảnh hết sức éo le, nếu không đưa ra được những giải pháp kịp thời, dũng cảm, chấp nhận hy sinh quyền lợi của Đảng để xoay chuyển tình thế, thì không thể lường trước được những mối hiểm nguy mà Tổ Quốc chúng ta đang và sẽ phải đối mặt trong tương lai cận kề.
*
Bi kịch cô lập lần thứ nhất
Đó là vào thời kỳ ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, Chính phủ Hồ Chí Minh phải rút về căn cứ địa Việt Bắc, quân đội Pháp nhanh chóng chiếm đóng hầu như tất cả các thành phố lớn của Việt Nam, và lập nên chính phủ thân Pháp của Cựu hoàng Bảo Đại.
Đây là giai đoạn mà Chính phủ Hồ Chí Minh hoàn toàn bị cô lập trên trường quốc tế: Liên Xô nghi ngờ Hồ Chí Minh; Cộng sản Đại Hán chưa thống nhất Trung Hoa; Tổng thống Truman của Hoa Kỳ chấm dứt quan hệ hợp tác với Hồ Chí Minh – mối quan hệ được thiết lập từ thời Tổng thống Roosevelt. Roosevelt chủ trương ủng hộ phong trào giải phóng thuộc địa, còn Truman thì chống lại sự bành trướng của phong trào cộng sản quốc tế. Việt Nam lâm vào tình thế trớ trêu của lịch sử: giải phóng thuộc địa, nhưng xây dựng một quốc gia cộng sản. Và đương nhiên Truman phải ủng hộ Pháp tái chiếm Đông Dương để ngăn chặn con bài đô-mi-nô cộng sản lan tỏa trong vùng Đông Nam Á. Đó là căn nguyên sâu xa của việc Mỹ can thiệp vào cuộc chiến ở Đông Dương.
Tình thế cô lập này của Chính phủ Hồ Chí Minh kéo dài cho đến tháng 10/1950. Sau chiến thắng biên giới, căn cứ địa kháng chiến được nối liền với khối các nước cộng sản qua đất Trung Hoa đại lục vừa được thống lĩnh trong tay Mao Trạch Đông.
Sau khi nối liền với khối các nước cộng sản, Chính phủ kháng chiến Hồ Chí Minh được giải tỏa khỏi tình thế cô lập trên thế giới, nhận được sự chi viện từ các nước “anh em”, trước hết là Liên Xô và Trung Quốc, nhưng bước vào một tình thế trớ trêu mới của lịch sử: Việt Nam trở thành “tiền đồn” của phong trào cộng sản quốc tế, đối đầu với một phía Việt Nam khác cũng trở thành một “tiền đồn” của phe chống cộng quốc tế.
Bi kịch cô lập lần thứ hai
Bi kịch cô lập lần này bắt đầu từ sau khi hàng loạt chính phủ theo chế độ XHCN sụp đổ và Trung Cộng trở thành kẻ thù phản bội lại các cam kết của phong trào cộng sản quốc tế đối với Việt Nam, nói chính xác hơn, là bọn cộng sản Đại Hán trút bỏ cái mặt nạ “anh em” đạo đức gỉả, lộ nguyên hình bộ mặt thật, là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam.
Các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam lo ngại trước sự cô lập này, đã thực hành những hoạt động con thoi nhằm “bình thường hóa” quan hệ giữa hai đảng cộng sản “anh em” và nối lại các quan hệ giữa hai nhà nước lân bang “môi hở răng lạnh”.
Trong khi một số nhà lãnh đạo Việt Nam ngây thơ tin vào giọng lưỡi “Bốn tốt”, “Mười sáu chữ vàng”, thì bọn gian manh Hán Cộng đã lừa những người lãnh đạo các cấp hết ký hàng loạt cam kết, từ trao đất, trao rừng, trao các cơ sở kinh tế cho “ông bạn vàng”, đến ngây ngô trao cả cứ điểm chiến lược quân sự Tây Nguyên.
Công bằng mà nói, một số nhà lãnh đạo cũng đã bớt ngây thơ về cái tình “đồng chí”… “quốc tế vô sản”, lòng yêu nước chừng mực nào đó cũng đã thức tỉnh họ, nhưng họ chợt nhận ra sự bơ vơ, và nhất là sự bế tắc không tìm ra lối thoát.
Với nhân dân, đâu đâu họ cũng thấy dân trở thành “thế lực thù địch”! Đấy là mới nói cái đám “con dân cụ Hồ” đang ngày càng quay lưng với Đảng, chưa nói đến cái đám “dân theo Mỹ Ngụy” đã được xem là “thế lực thù địch” của Đảng từ khuya.
Nhìn các nước lân bang: kẻ thì không cùng ý thức hệ “tiên tiến của nhân loại”, kẻ cùng ý thức hệ thì lại đang lung lay, hoặc đã nằm trọn trong quỹ đạo thao túng của ông bạn vàng bốn tốt.
Với các nước xa hơn, dân chúng đã làm những phép thử đơn giản mà chuẩn xác. Mở trang mạng BBC của Anh thấy có tường lửa chặn: chắc Anh là thế lực thù địch. Mở trang mạng RFI của Pháp cũng thấy có tường lửa chặn: chắc Pháp cũng là thế lực thù địch… Dân đen đâu có tài liệu lý luận sâu xa để mà nghiên cứu! Họ chỉ cảm nhận trực tiếp như thế cũng đủ.
Vậy là chỉ còn có “Đảng ta” chơi với “Đảng ta”…
*
Với chính sách đối nội, đối ngoại như thế, Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tự cô lập mình, cô lập mình với dân, cô lập mình trên trường quốc tế.
Nỗi lo của Đảng về nguy cơ sụp đổ nhãn tiền là đúng.
Nỗi lo của Dân về nguy cơ của ách Bắc thuộc hiện đại cũng lại càng rất đúng!
V.C.Đ
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN