Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG RẤT HÀM HỒ

Nguyễn Thanh Giang.

Chương trình truyền hình tối 25 tháng 02 vừa qua đã phát đi những ý kiến sau đây của ông Nguyễn Phú Trọng:
“Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến sửa đổi dự thảo hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy.
Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa.
Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!  Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng nữa. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể… thì nó là cái gì?! Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”.
Vừa nghe xong, như một phản xạ vô điều kiện, tôi bỗng buột miệng: “Trời ơi, cái cậu này ăn nói hàm hồ quá nhỉ!”.
Sao lại có thể quy chụp những người yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, yêu cầu đa nguyên đa đảng, yêu cầu “tam quyền phân lập”; những người tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể …” là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Nguyễn Phú Trọng có biết những ai đã và đang tích cực tham gia những hoạt động trên không?
Đó là cụ Nguyễn Trọng Vĩnh 96 tuổi – nguyên Bí thư tỉnh ủy Thanh hóa, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhà văn kỳ cựu khả kính Nguyên Ngọc, Bộ trưởng, ủy viên TW Đảng Nguyễn Đình Lộc, cố vấn Thủ tướng Nguyễn Trung, phó chủ tịch Quốc hội, giáo sư tiến sỹ Phan Đình Diệu, giáo sư-thứ trưởng Chu Hảo, tiến sỹ-thứ trưởng Trần Nhơn, luật gia – phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội Trần Quốc Thuận, luật gia – phó chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Lê Hiếu Đằng , viện trưởng- giáo sưTương Lai, viện trưởng-tiến sỹ Nguyễn Quang A ….
Trong số đó, về tuổi tác: có người bậc cha chú, có người bậc đàn anh của ông; về trình độ: bậc thầy của ông; về quá trình cách mạng: bậc tiền bối so với ông.Vậy mà Nguyễn Phú Trọng dám thóa mạ họ là những kẻ suy thoái mọi mặt. Dưới con mắt Nguyễn Phú Trọng, họ là những kẻ không còn tư tưởng chính trị đúng đắn, lối sống suy đồi, đạo đức kém cỏi ….
Thật là nghênh ngang, trâng tráo, và hỗn xược.
Không có tự do trưng cầu dân ý để có thể nói tuyệt đại đa số nhưng chắc chắn nhiều người Việt Nam đồng tình với các vị nêu trên. Bản kiến nghị của 72 vị ký tên gần đây chỉ trong vài ngày đã lấy được hàng ngàn chữ ký. Nếu công khai trên mọi phương tiện thông tấn báo chí thì rất có thể sẽ có sự biểu đồng tình của hàng triệu người.
Vậy là ông Nguyễn Phú Trọng không những xấc xược với bề trên mà còn thất lễ với cả bộ phận lớn dân tôc!
Không kinh qua chiến trường, không được thực tế cuộc sống nhào luyện, vận may cứ thế thổi ông lên tận mây nên ông dễ dàng chơi vơi xa rời thực tế, không còn cảm nhận được hơi thở của nhân dân (tôi từng gọi ông là cậu ấm hiện đại). Có người vì nể cái bằng giáo sư-tiến sỹ của ông nhưng những người từng “lều chõng” thì thừa biết rằng nếu được Đảng giới thiệu sang Liên Xô lúc ấy để bảo vê cái luận án “Bảo vệ Đảng” thì nó “khó khăn” đến mức nào? Chưa đỗ lớp mười cũng có thể bảo vệ được một luận văn như thế.
Ông hãnh tiến, ông quá sung sướng, vậy mà, sao ông nỡ chỉ thị đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên khỏi báo Gia đình&Xã hội!
(Ngày 28/12/2012, chính ông chỉ thị giao nhiệm vụ cho lực lượng công an và quân đội phải “ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước”. Hôm 25/2/2013, tại Vĩnh Phú, chính ông lại ra lệnh “Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này”. ).
Thật là dã man, độc ác.
Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên không có lỗi gì. Qua bài viết “Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng”, thấy anh là người có tài, có tâm và rất khảng khái, trung thực.
Một bạn đọc với nick Sinh Viên Cũ của thôn Danlambao đã viết về anh: “Anh không ở trong làng báo nô lệ, nhưng anh mãi mãi ở trong lòng những người dân chân chính, anh là người dám dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm đứng thẳng lưng, anh đã nghe lời mẹ dặn, anh là Phùng Quán thứ 2 của dân tộc này.”
Tác giả Trần Quốc Việt thì cho rằng “anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình.” .
Tôi yêu cầu ông Nguyễn Phú Trọng:
1 – Chỉ thị báo Gia đình&Xã hội thu hồi ngay quyết định đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên.
2 – Xin lỗi toàn Đảng, toàn dân về lời phát biểu hàm hồ tỏ sự khinh thị, dọa nạt, trấn áp đồng bào.
Tôi kêu gọi:
1 – Hãy cùng lên tiếng phản đối và phân tích rõ sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng, tư cách, đạo đức của ông Nguyễn Phú Trọng.
2 -  Hãy vận động các nhà báo trong và ngoài nước cùng Tổ chức Ký Giả Không Biên Giới hỗ trợ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên về cả tinh thần và vật chất
Hà Nội ngày 27 tháng 02 năm 2013
© Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

32 nhận xét:

  1. ông NPT chính là một trong số không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái đạo đức, quan liêu, xa dân, cố bám quyền lực để tận hưởng đặc ân. Chúng tôi khinh thường ô lắm!
    Trả lời
  2. RỪNG XÀ NU TÂN TRUYỆN (trích đoạn cuối) của tác giả NGUYÊN MỘT CỤC:
    Thằng C không giết K ngay. Nó bày ra một cuộc họp ở nhà to, lùa tất cả dân đen tới, rồi nói với mọi người:
    - Nghe nói chúng mày đã viết đơn, thảo kiến nghị cả rồi phải không? Được, đứa nào muốn viết đơn, thảo kiến nghị thì coi thân phận thằng K đây.
    Nó hất hàm ra hiệu cho thằng Trưởng Cầm Kéo to béo nhất. Chúng nó đã chuẩn bị sẵn cả. Thằng Trưởng Cầm Kéo mở túi se lấy ra một tờ quyết định đã tẩm dấu đỏ sẵn. Nó sửa soạn ném vào mặt K. Rồi nó cầm lấy một cây bút.
    Nhưng thằng C bảo:
    - Để đó cho tau.
    Nó giật lấy cây bút. K không kêu lên một tiếng nào. Anh thản nhiên nhìn thằng C. Nó cười sằng sặc. Nó gí cây bút lại sát mặt anh:
    - Coi kĩ cái mặt thằng dân đen muốn kiến nghị này xem sao nào! Số kiếp chúng mày không phải số kiếp kiến nghị kiến nghiếc. Bỏ cái mộng kiến nghị kiến nghiếc đi, nghe không!
    Trả lời
  3. ĐỒNG Ý !
    ĐỒNG Ý !
    ÔNG TRỌNG PHẢI XIN LỖI !
    Trả lời
  4. “Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Chứ gì nữa? Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy. Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì…ì? Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”

    Nói vậy thì có gì mà xồn xồn lên thế?
    Vào thời chiếm hữu nô lệ, thậm chí ngay cả thời trung cổ, các bạo chúa đều nói như thế cả, mà có ai phản đối gì đâu!
    Vậy mà bây giờ dân VN bày đặt ý kiến ý cò.
    Đúng là đồ suy thoái.
    Trả lời
  5. Mấy hôm nay rất bực mình khó chịu, tức mà không làm gì được. Một sự xúc phạm ghê gớm đối.
    Con đường dân chủ còn dài,mọi người hãy kiên định lý tưởng của mình, như thế mới hy vọng một ngày nào đó VN mới thoát ra được vòng kim cô trên đầu.
    Trả lời
  6. ĐỒNG Ý !
    ĐỒNG Ý !
    ÔNG TRỌNG PHẢI XIN LỖI !
    Trả lời
  7. Một con người vốn điềm tĩnh,ôn hòa, trung dung mà chuyển sang hàm hồ ăn nói như kẻ vô giáo dục. Vì cái gì ? vì quyền lợi, quyền lực. Vì nó mà người đang lú đã biến thành kẻ ..quá lú.
    Trả lời
  8. lú nói chuyện này không ai chấp vì chả ai bầu lú lên cả.nhưng hùng hói thì thật suy đồi rồi dân bầu hùng hói lên mà đe dọa dân thạt hết chổ nói CON ĐÁNH BỐ
    Trả lời
  9. Tôi rất đồng tình với bài viết của anh Nguyễn Thanh Giang, nguyễn phú trọng thật là trâng tráo ,bỉ ổi ,vừa ngu vừa lú lại còn hỗn láo với các bậc tiền bối đáng tuổi cha chú hắn, vợ con hắn có được đọc những bài báo và những lời bình của độc giả thì phải biết xấu hổ và nếu còn một chút liêm sỉ thì hãy can ngăn chồng, cha hãy ngậm miệng lại không càng nói càng hành động chỉ tổ cho dân người ta chửi. Mọi người hãy hưởng ứng lời kêu goi ủng hộ nhà báo Nguyễn Đắc Kiên
    Trả lời
  10. Người đứng đầu đảng cầm quyền mà thóa mạ dân như thế thì đảng ấy còn có uy tín không. Đám ngồi nghe những lời ấy có xứng là người không? Trách gì chủ nhà hàng ba tàu đánh đồng chúng với chó.
    Trả lời
  11. Đọc bài của anh Nguyễn Thanh Giang tôi lại nhớ hai câu thơ hình như của anh Bùi Minh Quốc thì phải.
    Nhìn vào đâu cũng không ghìm được cơn lôn mửa
    Cả một thời đểu giả đã lên ngôi
    Trả lời
  12. DÂN NÓI


    Theo cách la hét miệt thị của ông TBT Nguyễn Trọng Lú và bọn tay sai thối mồm chuyên đánh tráo ngôn từ, lừa đảo có hạng, phụ họa, bợ đỡ cho ông thì tất cả dân tộc Việt Nam đều suy thoái, biến chất. Chỉ còn một số không nhỏ trong đảng ông không suy thoái, biến chất mà đã thành SÂU MỌT hoặc CÕNG RẮN, cho nên ông phải bằng mọi cách, dẫu có bán hết Hoàng Sa, trường Sa cả biến đông, Tây Nguyên... làm nô lệ cho Tàu. Hoặc quyết đổ bê tông làm lô cốt trú ẩn trong điếu 4 hiến pháp, phải bảo vệ bằng được số đồng chí không nhỏ này, để có chỗ cho ông Lú ngồi làm TBT mãi mãi, có dịp lại sang Cu Ba giảng giải chủ nghĩa Mác lần nữa cho bọn Braxin nó mở mắt ra, nó khỏi đuổi ông về dọc đường như lần trước thì nhục lắm. Dân chúng tôi thấy chặng đường ông đi, lời ông nói tiền hậu bất nhất không chịu được. Việc đồng chí X làm nghèo đất nước, làm hại nhân dân quá rõ như ban ngày, vì lú, không đủ minh mẫn để quyết sách, ông chỉ còn cách mếu máo khi đọc báo cáo tổng kết nghị quyết T.Ư 6, rồi trả vờ xin lỗi quốc dân đồng bào. Cuối cùng ông chẳng làm được gì ích nước lợi dân, càng ngày cang sa sút, thụt lùi, lừa bịp còn ông ngày nào quốc gia, dân tộc còn nghèo hèn, nhục nhã ngày ấy. Mong ông tỉnh ngộ sớm tiếp thu, chấp nhận những điều các nhân sỹ trí thức, đồng bào cả nước kiến nghị:
    1- Yêu cầu xóa bỏ điều 4 trong hiễn pháp
    2- Không công nhận sự lãnh đạo độc quyền,
    3- Đòi đa nguyên đa đảng,
    4- Đòi quân đội không là của riêng của đảng, chỉ biết bảo vệ đảng,
    5- Đòi tam quyền phân lập.
    Nếu không lại như Nguyễn Trường Tộ nói:" THẤT NHẤT TÚC THÀNH THIÊN CỔ HẬN, TÁI HỒI ĐÂU THỊ BÁCH NIÊN CƠ" nghĩa: Lỡ một bước thành hận vạn cổ, ngoảnh nhìn lại việc đã trăm năm.
    Tôi đồng tình với ông Nguyễn Thanh Giang, mở một phong trào rộng, sâu khắp ủng hộ nhà báo trẻ Nguyễn Đắc Kiên. Phản đối TBT Nguyên Phú Lú ra lệnh cho các nơi"CÁC ĐỒNG CHÍ QUAN TÂM XỬ LÝ CÁI NÀY". Có nghĩa là ông Trọng đòi bỏ tù toàn dân tộc, chỉ trừ một bộ phận không nhỏ đã thành sâu mọt, cõng rắn của ông.

    Trả lời
  13. Hình như các bạn rân chủ bây giờ có mốt ăn nói thiếu i ốt và tự tâng bốc nhau.

    Đọc bài của Thanh Giang, thì phải thấy ông này dốt nát và trâng tráo.

    1. Thứ nhất là ông Trọng là tổng bí thư, là lãnh đạo, ông ý phát biểu nhân danh tổ chức, chứ không phải nhân danh cá nhân.

    Do vậy, việc ông Thanh Giang nói ông Trọng không được quyền phê bình và kỷ luật những người hơn tuổi chứng tỏ ông Thanh Giang rất dốt và trơ tráo.

    2. Bản kiến nghị có khoảng vài ngàn chữ ký mà Thanh Giang nói là được đại đa số dân tộc đồng ý thì ông Giang đúng là nói lấy được. Trong số vài ngàn chữ ký đó có bao nhiêu chữ ký của những người bất mãn, ghét chế độ, ký bừa, mà thậm chí chẳng thèm đọc qua bản kiến nghị đó?

    Để thuyết phục người dân, không gì hơn là sự khiêm tốn và trí thức. Việc những người rân chủ cứ nhẩy cẫng lên, con hát mẹ khen hay, lập luận sơ hở, dữ liệu ngụy tạo... càng nhau chỉ làm cho người dân trong nước chán ghét thêm rân chủ mà thôi.
    Trả lời
    Trả lời
    1. Đề nghị bạn viết là "dân" chủ chớ không khải "rân" chủ.

      Còn đại đa số dân nghĩ thế nào về HP về tự do, dân chủ thì phải qua trưng cầu dân ý mới biết, chứ chỉ lấy ý kiến thì không chính xác lắm.

      Không nên viết lách hay nói năng bằng cách thóa mạ, miệt thị, chụp mũ, coi thường, ngạo mạn với bất kỳ ai mà nên góp ý chân thành với lời lẽ, văn phong phù hợp với văn hóa VN.

      Còn quan điểm và tư duy mỗi người trên thế giới này đếu khác nhau, nên cách hành xử văn minh nhất là tôn trọng ý kiến của mọi người.
    2. Đừng nghe giọng lưỡi tên này, hắn là dư luận viên được quan thầy thuê lên mạng để bảo vệ ĐCS
    3. Theo tin mới nhất, tổng lú là cụm trưởng cụm điệp viên siêu hạng của..việt tân cài vô phá tanh bành cái đảng ma này đó! Ngu vừa thôi cha nội!
  14. Chỉ có cuộc cáh mạng. Cần có 1 sự đổi thay. Cần có sự thay thế.
    Trả lời
  15. Lớp nọ, nối tiếp lớp kia, như sóng biển đông, không bao giờ ngừng đó chính là sự bất diệt trường tồn của dân tộc Việt hơn 4000 năm. Anh Kiên là một trong những người con can đảm nhất, ưu tú nhất, trí tuệ nhất, yêu nước nhất của dân tộc Việt. Anh đã vượt qua sợ hãi, để nói thật lòng mình, anh đã đến với tự do, tụ do cho chính mình, bước đầu của dân chủ. Anh là niềm hứng khởi cho những người con đất mẹ, dám vượt qua sợ hãi, để đến với sự thật, đến với tự do, đến với dân chủ, quyền bẩm sinh của mỗi con người trên trái đất này.Ông Trọng nói như vậy: 4000 năm dân tộc Việt này suy đồi, 86 triệu dân Việt là suy đồi ( điiều 4 HP chưa bao giờ để dân phúc quyết, tự đảng cs VN ghi vào)
    Trả lời
  16. Từ ngày ông trọng lý luận nhóm lò của ông, tôi đã coi khinh trình độ sự bất tài vô dụng của ông rồi.nay ông phát biểu như vậy là dùng mẹo cứt gà cây gậy và củ cà rốt rồi, miệng nói đưa lấy ý kiến dân, đằng sau chỉ đạo bọn đảng đểu căn me đe bắt những người dân có tiếng nói trung thực tâm huyết với vận mệnh đất nước. trọng chỉ biết bảo vệ cái đảng đã thối nát để làm tâm bình phong che chắn cho quyền lợi cá nhân tham lam quyền lực , lợi ích trên sương máu cử dân.
    Trả lời
  17. Tôi nhất trí đề xuất đưa ông lú đi giám định tâm thần ,đi qua bao nhiêu nước mà chẳng anh tây nào ngó tới ,thôi buồn làm gì cho nhức đầu ,không ai chơi mình sang cu má và bắc ủn ỉn chơi ,lấy cam ranh dọa anh mỷ thế mà bọn chúng bỏ đi thật ,cái anh nầy củng thật là ....đểu ,thằng khựa đếch sợ ,mà sợ cái đám x mới chết chứ ,anh x và tham mưu lại thêm 1 trận cười bể pụng ,tưởng gì hóa ra còn thua cả nông đức gân
    Trả lời
  18. Ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư dảng , chắc chắn là người có tư cách đạo đức và tài năng nhất đảng , mà trình độ chỉ như thế thì việc đảng đòi độc quyền lãnh đạo đất nước nghe sao xót xa qúa .Phát biểu của ông Trọng càng khẳng định việc bỏ điều 4 hiến pháp là điều chính xác thưa Ông Nguyễn Thanh Giang .
    Trả lời
  19. hình như các lão bị bệnh lở mồm long nóng sao thằng thì nói bậy ,thằng thì vung tay chén gió.không suy nghỉ mô tê chi hết
    Trả lời
  20. Xem ra con đường đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam còn nhiều chông gai. Khi mà một
    loạt lãnh đạo cao cấp còn thiếu tâm và tầm.
    Trả lời
  21. Cái thằng Nguyễn Thanh Giang là cái đầu buồi gì mà ăn tục nói phét cứ như thánh tướng. Cái loại mày mà có tí chức tí quyền thì cũng coi trời bằng vung thôi, con ạ. Cái loại mày đại diện cho cái mặt mày còn đéo xong mày lại đòi đại diện cho nhân dân.
    Trả lời
  22. Thật là một lũ phản động, Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo đất nước tiêu diệt chế độ phản động và tập đoàn bè lũ tai sai phản động theo thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bán nước, làm nô lệ cho nước ngoài, nhờ Đảng cộng sản lãnh đạo đứng lên dành độc lập tự do, nhà nước Việt Nam hiện nay là nhà nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam lập ra và toàn dân yêu nước tạo nên. Nếu nói xóa Điều 4 Hiến pháp thì mấy ông là bè lũ tay sai. Tui xin lỗi ông trước (tui là con em cộng sản nòi, nên hiểu biết rất nhiều về chế độ và cũng có thể nói: dân chia ra làm 03 loại dân: một loại dân thân Mỹ, tức tụi con em ngụy quyền sài gòn cũ, một loại dân trung lập và một loại dân của Đảng cộng sản thật sự), Tui là một Đảng viên cộng sản nên tui không bao giờ chấp nhận đa nguyên đa Đảng và không bao giờ chấp nhận xóa điều 4 Hiến pháp, mà còn phải bổ sung nhiều hơn nữa; Ví dụ: như:" Đảng cộng sản phải can thiệp trức tiếp và việc điều hành của nhà nước nếu nhà nước thực hiện chưa đúng, Đảng cách chức những quan chức ở Đảng, ở cơ quan nhà nước làm sai trái và Đảng ta phải can thiệp trực tiếp và các công việc và trực tiếp điều hành đất nước"; các ông không thấy sao như Irac đó, từ khi sapdamHucsen bị lập đổ đất nước có ổn định như hồi còn ông ta hay không, hay Pakistan đó, tổng thống đang điều hành đất nước ổn định bị lập đổ đó, có ổn định hay không, hay như Lybya đó, từ khi ông Gadafi bị giết rồi có ổn định hay không hay tất cả đều bất ổn. Đó là một bài học xương máu đối với Việt Nam hiện nay. Độc Đảng Muôn năm, Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm;
    Một người là con em của Cộng Sản Miền Nam
    Trả lời
  23. MỘT NHÀ GỌỊ LÀ LÀM CHÍNH TRỊ MÀ ĂN NÓI ẨU XỊ TRƯỚC THẾ GIỚI NHƯ ÔNG TRỌNG THÌ CÓ XỨNG ĐÁNG LÀM TBT KHÔNG. BỘ CHÍNH TRỊ NÊN KỶ LUẬT NGUYỄN PHÚ TRONG KHỎI CHỨC BÍ THƯ
    Trả lời
  24. Nầy các đồng chí, kỳ nầy là góp ý sửa đổi Hiến Pháp . Chứ đâu có phải là góp ý sửa đổi Tổng Bí Thư đâu mà các đồng chí cứ nhắm vào tôi mà phê hoài vậy. Thật là quá suy thoái đạo đức !!!
    Trả lời

  25. 6000 chữ ký chưa coi là thể hiện nguyện vọng của quần chúng nhân dân, sao một văn
    bản một người viết, nhóm người soạn lại coi là ý chí của Dân tộc ?
    Trả lời
  26. Tướng công an quân đội chịu để người khác sai khiến làm trái với lương tâm đạo đức, làm cho vợ con dâu rể coi thường. Lãnh đạo đảng CSVN đã đẩy quý vị vào con đường tội lỗi.
    Người ngoài chửi lãnh đạo còn đở, tôi chỉ sợ chính con cháu dâu rể của họ coi khinh họ thì mới đau. Ai mà trọng cái thứ cha mẹ tham ăn hốt uống, nịnh bợ xấu xa bao giờ. Đợi con cháu chửi vô đầu thì lãnh đạo mình mới tỉnh.
    Trả lời
  27. Này nặc danh 14.44, mày là thằng bưng bô cho bọn chó hay sao? mà ăn nói quàng xiên vậy?
    Trả lời
  28. Tôi là TBT nhưng tôi cũng là một cá nhân và một công dân VN.

    Tôi phải được nói quan điểm của tôi vì mồm sinh ra để được ăn, được nói chứ không thì sinh ra cái mồm để làm gì.

    Tôi cứ bảo rằng những ai đồng ý bỏ điều 4 HP, đa đảng, tam quyền phân lập, kêu gọi tư do dân chủ, phi chính trị hóa quân đội vv... là suy thoái đạo đức, là tha hóa, là biến chất, là bộ phận không nhỏ đấy làm gì được tôi.

    Trên tôi làm gì còn ai có quyền sa thải tôi được. Tôi đếch sợ.

    Các ông bảo ai cũng được quyền nói mà. Còn sa thải nhà báo là do lãnh đạo báo GĐ&XH quyết định chứ liên quan gì đến tôi.

    Các ông chỉ được cái giỏi vu oan cho tôi. Tất cả những ai ủng hộ giữ điều 4 HP, không đa đảng, không tam quyền phân lập, ủng hộ quân đội tuyệt đối trung thành với đảng đều là người có đạo đức nhất của nước VN và là nguyên khí quốc gia, là tri thức thật.

    Những ai suy nghĩ ngược lại với tôi là phản động và là trí thức dởm hết. Các ông bà không được nói vì thiếu kiến thức.

    Hiểu chửa?

Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Nhà hàng Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và Việt

THANH TUẤN | 27/02/2013 09:53 (GMT + 7)
TT – “Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó” là dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa nhà hàng có tên tiếng Anh là “Beijing snacks”, còn tên phiên Hán – Việt là Bách Niên Lỗ Chử.
  • Tấm biển kỳ thị nói “Không phục vụ người Nhật, Philippines, Việt Nam và chó” – Ảnh: do bà Rose Tang cung cấp cho Tuổi Trẻ
  • Bà Rose Tang sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, hiện đang sống ở New York – Ảnh: Andrew Popper
Cộng đồng mạng đang hết sức phẫn nộ với một tấm biển đầy tính kỳ thị với khách hàng nước ngoài của một nhà hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
“Không phục vụ người Nhật, người Philippines, người Việt Nam và chó” là dòng chữ tiếng Trung và Anh gắn ngay cửa nhà hàng có tên tiếng Anh là “Beijing snacks”, còn tên phiên Hán – Việt là Bách Niên Lỗ Chử. Nhà hàng này nằm ở quận Tây Thành, thành phố Bắc Kinh, gần cổng phía nam khu di tích Cung Vương Phủ, là địa điểm có nhiều khách du lịch.
Tấm biển gây sốc này được bà Rose Tang chụp ngày 22-2 khi về thăm Bắc Kinh. Bà Tang từng có 12 năm làm việc cho đài truyền hình CNN, ABC News của Úc và từng là giáo sư báo chí của Đại học Princeton danh tiếng ở Mỹ.
“Tôi bị sốc vì sự kỳ thị”
Chỉ trong vài ngày, bốn tấm ảnh được đăng trên Facebook của bà, với chú thích là “kỳ thị nhuốm màu chủ nghĩa dân tộc cực đoan”, đã được hơn 3.500 người chia sẻ cùng hàng ngàn người theo dõi và bình luận – điều chưa từng có với Facebook của nữ họa sĩ này.
Bà Tang, 44 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, hiện đang sống ở New York (Mỹ). Bà là một họa sĩ và một tác gia. Trả lời Tuổi Trẻ qua Skype và email, bà Tang giải thích: “Tôi đưa các tấm ảnh lên Facebook vì tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải vạch trần điều này”.
“Tôi quá chán ghét những lời to tát giả vờ yêu nước cùng mang tính kỳ thị kiểu vậy ở Trung Quốc và không còn muốn nghe thêm nữa. Tôi bị sốc vì sự kỳ thị trắng trợn đến như vậy”.
Bà Tang còn kể lại chuyện bà từng bị ném đá và xua đuổi khi bà đi viết bài tường thuật các cuộc biểu tình chống NATO bên ngoài sứ quán Anh và Mỹ ở Bắc Kinh chỉ vì bà viết cho một tờ báo Hong Kong (tạp chí Asiaweek) khi đó.
Vẫn chưa rõ ông chủ của Bách Niên Lỗ Chử đã treo tấm biển này từ khi nào. Nhưng trên các trang web của Sina, Weibo đã có hình tấm biển từ tháng 9-2012. Trên mạng Sina còn có hình nhà hàng He Jian Donkey (Hà Gian Lư Nhục) với tấm biển gần tương tự là: “Cấm người Nhật, Philippines và chó”.
Trả lời BBC tiếng Trung, chủ nhà hàng Vương không chút che giấu: “Tôi tự hào về việc mình làm. Tôi không quan tâm tới những gì người ta nói. Nhà hàng của tôi cũng không có nhiều người nước ngoài tới”.

Làn sóng phẫn nộ từ cư dân mạng
Paul Mooney, một nhà báo tự do ở Bắc Kinh, đã phản hồi dưới tấm ảnh của bà Rose Tang: “Việc chính quyền nói sai về các nước khác và bóp méo lịch sử khiến người Trung Quốc chẳng biết gì cả và phản ứng như vậy”. Bình luận của ông có 234 người “like” (thích) trên Facebook.
Bạn đọc Quốc Vinh từ San Jose, California, lý giải: “Lý do chính là đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách ở biển Đông. Cả ba nước như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đều phản đối Trung Quốc về đòi hỏi lố bịch này. Tuy nhiên, người dân Trung Quốc đã bị bưng bít khiến họ ngây thơ tin rằng đất nước họ đang bị xâm lược chứ không hề biết chính nước họ đang xâm lấn nước khác”. Bình luận của Quốc Vinh được tới hơn 800 người đồng tình.
Một cư dân mạng khác lấy nickname Andrea Wanderer lại bình luận “đây chính là đầu độc thế hệ trẻ bằng lòng hận thù khiến họ lớn lên với lòng thù hận đối với các nước khác ở châu Á”.
Yenni Kwok, một biên tập viên của International Herald Tribune và tạp chí Time, bình luận “chuyện chính trị từ biển giờ đã xuất hiện trên bàn ăn”.
Người chụp hình, bà Rose Tang, hi vọng áp lực từ dư luận và báo chí sẽ “dạy cho chủ hàng Vương và những người như ông một bài học”. Bà Tang nói dù không thấy các biển hiệu tương tự ở khu vực Hồ Hậu Hải gần nơi nhà hàng đó, song “tấm biển này phản ánh một tâm lý chung chi phối [ở Trung Quốc] mấy năm gần đây”. Giải thích cảm nhận này của mình, bà viết: “Trong chuyến thăm gần đây tới Trung Quốc, tôi nghe rất nhiều bạn bè và thậm chí cả những người lạ tôi gặp trên xe buýt đều nói chuyện tranh chấp của Trung Quốc ở Trường Sa. Tất cả mọi người đều hào hứng khoe chuyện Trung Quốc đang trỗi dậy, nhưng nực cười là tất cả gia đình Trung Quốc tôi biết đều cố gửi con cái mình tới nước Mỹ”.

Vẫn còn người Trung Quốc tỉnh táoTrả lời Tuổi Trẻ qua điện thoại, chủ nhà hàng Bách Niên Lỗ Chử xác nhận việc có treo tấm biển với nội dung như vậy. “Các hình ảnh được đăng tải trên là xác thực. Tôi chỉ viết lên những suy nghĩ của mình và không có ý gì khác!” – ông Vương nói. Khi được hỏi ông thấy thế nào nếu người Nhật Bản, người Philippines và người Việt Nam xem được những dòng chữ này, ông Vương chỉ trả lời ngắn gọn “tốt nhất họ không nên xem các dòng chữ ấy!” rồi dập máy.
Trưa 26-2, Tuổi Trẻ đã phản ánh sự việc này với Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, nhưng đến tối cùng ngày vẫn chưa có phản hồi nào.
Từ tháng 9-2012, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc như Sina Weibo, Tengxun Weibo… bỗng rộ lên hình ảnh các cửa tiệm Trung Quốc treo những tấm bảng có nội dung kỳ thị người nước ngoài và những tấm ảnh này đã gây phản ứng cả hai chiều.
Một người có biệt danh Duowanshitouxiong viết trên Tengxun Weibo: “Tôi đi vào cửa tiệm và dùng tay để chỉ món. Người phục vụ hỏi tôi “Biết nói tiếng người không?”. Tôi tức giận đáp lại “Tôi biết nói tiếng người giống như ông vậy”, ông ta cười. Ra về tôi mới thấy cửa tiệm có dán tờ giấy ghi những dòng chữ kỳ thị này”.
Cư dân mạng Wenzi Meifengguonianpangshijin còn bình luận trên Tengxun Weibo: “Ai hô lên quần đảo Điếu Ngư là của Trung Quốc thì được giảm 10%, ai nói Nhật Bản là của Trung Quốc sẽ được giảm 20%”.
Nhiều cư dân mạng cho rằng đây là biểu hiện cho một thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan đáng lên án. “Nơi nào cũng có người tốt kẻ xấu, đừng đánh đồng tất cả” – một cư dân mạng có biệt danh MM Chen An Mu viết trên Sina Weibo. (ĐÔNG PHƯƠNG

TS NGUYỄN QUANG A: PHẢI TRUY CỨU NHỮNG NGƯỜI ÉM NHẸM THÔNG TIN DỰ ÁN BAUXITE TÂY NGUYÊN-KHIẾN ĐẤT NƯỚC MẤT HÀNG CHỤC NGÀN TỶ ĐỒNG ?

THƠ THẾ SỰ CỦA NGUYỄN ĐẮC KIÊN:TÔI THÍCH ĐƯỢC Ở TÙ NHÀ TÙ CỘNG SẢN ?


( Song ngữ Anh-Việt )




Bởi Vì Tôi Khao Khát Tự Do



Nguyễn Đắc Kiên

*. Tặng những người biểu tình ngày 09/12/2012

nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó tôi gặp những người ngay,
ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.

nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ Tự do,
giam giữ những trái tim khao khát Sống.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
tôi muốn được vào nhà tù Cộng sản,
ở nơi đó giam giữ những nhà thơ,
giam giữ kẻ ngủ hoang để thức tỉnh muôn đồng bào vô thức
bắt nhà thơ giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thiên thể Tự do.
bắt Tự do giam vào trong ngục tối,
là mở ra ngàn thơ tứ Con người.
nếu một ngày tôi phải vào tù,
thì chắc chắn là nhà tù Cộng sản,
bởi vì tôi khao khát Tự do.
N.Đ.K.
09/12/12
Because I Desire Liberty



Vietnamese Original Poem by Nguyen Dac Kien
English Version by Tâm Như, Editor of Dan Luan On Line News
12 nhận xét:

NỔ LỚN TẠI TRỤ SỞ CATP HỒ CHÍ MINH


Tin chưa được kiểm chứng từ TP HCM cho biết, vào lúc 17h21 phút hôm nay 27.2.2013, tại trụ sở CA TP. Hồ Chí Minh 459 đường Trần Hưng Đạo, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Ngã ba Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cảnh Chân) người ta nghe thấy một tiếng nổ dữ dội long trời lở đất. Hiện nay chưa có thông tin cụ thể về thiệt hại về người, tài sản và nguyên nhân vụ nổ.

Chúng tôi sẽ cập nhật các tin tức về tình hình mới cùng bạn đọc...
Minh Tuấn (TTHN)

(http://www.tintuchangngayonline.com/2013/02/no-lon-tai-tru-so-ca-tp-ho-chi-minh.html )
2 nhận xét:

ĐẠO CỤ CỦA ÔNG PHƯƠNG TIẾP TỤC NỔ TẠI TRỤ SỞ CÔNG AN TP HỒ CHÍ MINH

 - Nhiều người dân cho biết, vào lúc 17g30 ngày 27/2 đã nghe ba tiếng nổ lớn đã phát ra từ bên trong Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an TP.HCM trên đường Trần Hưng Đạo (P. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM).
TIN LIÊN QUAN
Đường Trần Hưng Đạo đoạn phía trước phòng KTHS bị phong tỏa

PV VietNamNet đã đến hiện trường và ghi nhận đoạn đường Trần Hưng Đạo (đoạn từ đường Trần Đình Xu đến đường Nguyễn Văn Cừ) đã bị phong tỏa.

Nhiều xe chữa cháy chạy vào bên trong, đồng thời ống nước chữa cháy được nối từ họng cứu hỏa bên kia đường kéo thẳng vào nơi xảy ra sự cố.

Không lâu sau đó, đã có xe cứu thương chạy vào bên trong và ít phút sau hụ còi đi ra.

Nhiều phóng viên có mặt nhưng không tiếp cận được hiện trường.

Trao đổi qua điện thoại với PV, Đại tá Lê Anh Tuấn, Chánh văn phòng Công An TP.HCM xác nhận có hiện tượng nổ và cháy bên trong Phòng Kỹ thuật hình sự vào thời điểm nêu trên.

Theo Đại tá Tuấn, những tiếng nổ đã phát ra từ những tang vật thu được từ nhà ông Lê Minh Phương (còn gọi là Phương "cháy nổ) – nơi đã xảy ra nổ sập 3 căn nhà, làm 11 người chết vừa qua.

Đây là những đạo cụ tự chế mà ông Phương dự định sẽ mang ra Vũng Tàu vào sáng 24/2 để thực hiện một đoạn phim có cảnh cháy nổ.

Đại tá Tuấn cho biết thêm, lực lượng tại hiện trường đã xử lý nhanh vụ việc và không có thiệt hại đáng kể nào được ghi nhận.

Trần Chánh Nghĩa – Đàm Đệ Không có nhận xét nào:

CÂU CHUYỆN MIANMAR



 * NGUYỄN TRUNG
          VST - Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này.
Bóng tối vừa qua ở Myanmar bắt đầu từ cuộc đàn áp đẫm máu ngày 08-08-1988 do nhóm các tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân đòi dân chủ. Hàng trăm sinh viên, các nhà sư và những người chống đối khác đã bị giết, hàng nghìn người bị cầm tù. Bất chấp tình hình này, bất chấp lãnh tụ của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) – bà Aung San Suu Kyi – đã bị giam giữ tại nhà từ tháng 7-1989, đảng NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 do chính quyền của SLORC tiến hành, vẫn giành được 329/491 ghế trong quốc hội. SLORC đã ra lệnh hủy bỏ kết quả bầu cử này và trực tiếp chiếm quyền.
Tháng 7-1997 SLORC đổi tên thành  Hội đồng quốc gia vì Hòa bình và Phát triển (SPDC), tháng 5-2008  thông qua hiến pháp mới theo chế độ lưỡng viện và đa đảng. Song trên thực tế, hiến pháp thừa nhận quyền lực bất khả xâm phạm của quân đội bằng việc quy định quân đội được giữ cố định 110/440 ghế của quốc hội và 56/224 ghế của nghị viện liên bang; chính quyền tiếp tục củng cố quyền lực của các tướng lĩnh, loại bỏ các đảng đối lập - trong đó có NLD, vận dụng Luật Hình sự 1996 để đàn áp tiếp. Đất nước ngày càng tiêu điều mọi mặt vì độc tài và tham nhũng. Trong khi đó hầu như không thể chấm dứt được chiến tranh xung đột sắc tộc và nguy cơ ly khai của một số bang. Sự lũng đoạn của Trung Quốc về kinh tế và chính trị ở mức nguy hiểm. Cái nghèo và lạc hậu càng gay gắt thêm do sự cấm vận kéo dài của phương Tây – vì các lý do đàn áp 1988, đảo chính 1990 xóa bỏ kết quả bầu cử và vì vi phạm nhân quyền (tàn sát và bỏ tù nhiều người chống đối, có quá nhiều lính là trẻ em, lao động trẻ em…). Lại thêm sự hoành hành của cơn siêu bão Nargis tháng 5-2008 cướp đi gần 140 nghìn sinh mạng người dân Myanmar… Tất cả dìm đất nước xuống bùn đen…
Tình hình chỉ bắt đầu thay đổi kể từ khi có  cuộc bầu cử tháng ngày 07-11-2010 với thắng lợi của đảng Liên minh vì đoàn kết và phát triển (USDP) của tướng Thein Sein và việc bà Aung San Suu Kyi được trả lại tự do ngày 13-11-2010.
Ngày 30-3-2011 tổng thống Thein Sein nhậm chức, với cam kết trung thành với hiến pháp 2008 và thực hiện Lộ trình dân chủ 7 bước (đã có từ thời Than Swe làm tổng thống, nhưng nằm chết trên giấy), nhằm xây dựng Myanmar dân chủ và hiện đại.
Bước đi đầu tiên của tổng thống Thein Sein là giải thể SPDC (thực chất là hội đồng tướng lĩnh đầy quyền lực, có tiền thân là SLORC), ban bố các biện pháp cải cách.
Tuy nhiên, bước ngoặt có ý nghĩa quyết định có lẽ là sự kiện tổng thống Thein Sein ngày 19-08-2011 chính thức tiếp bà Suu Kyi và thừa nhận tính hợp pháp của NLD. Trong cuộc họp này cả hai bên cam kết thực hiện hòa giải dân tộc, hợp tác và thúc đảy quá trình cải cách ở Myanmar. Để có được sự kiện này, cả hai bên đều phải vượt qua nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất về phía tổng thống là nỗi lo chấp nhận NLD sẽ dẫn tới không kiểm soát được toàn bộ phe đối lập. Còn phía đối lập vừa sợ, vừa nghi ngại; nhiều ý kiến cho rằng bước đi này của Thein Sein chỉ là thủ đoạn chính trị để mua điểm, cho là bà Suu Kyi hoặc là mắc mưu, hoặc là ham danh vọng…Cuối cùng, nhiều hiềm nghi lẫn nhau đã lần lượt vượt qua được. Sự hợp tác trở thành nguyên nhân cơ bản thúc đẩy cải cách đồng bộ và toàn diện.  
Có thể đo sự tiến triển của cách chính trị trong 20 tháng đầu tiên kể từ khi tổng thống Thein Sein nhậm chức bằng các sự việc đã diễn ra. Đấy là những bước cải cách nối tiếp nhau hoặc lồng ghép vào nhau. Mọi biện pháp cải cách đều được thực hiện rất thận trọng, đi dần từng bước, có bài bản kết hợp hài hòa giữa các vấn đề kinh tế và chính trị khác nhau. Đặc biệt quan trọng là thực hiện được nói đi đôi với làm. Thực tế này tạo ra  sự tín nhiệm của nhân dân dành cho tổng thống, trở thành nguyên nhân trực tiếp góp phần đẩy mạnh nhịp độ và quy mô cải cách. Nhờ vậy cải cách ngày càng có điều kiện đi vào những vấn đề cốt lõi: Thực hiện sâu hơn các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.  
Trước hết đấy là các đợt thả tù chính trị, từng bước nới lỏng dần một số kiểm soát dân sự chiểu theo Luật hình sự năm 2008, nới lỏng việc tụ tập đông người, giảm dần việc kiểm duyệt báo chí, từng bước mở rộng tự do ngôn luận...
Sau khi một số đợt thả tù chính trị đầu tiên diễn ra xuôn xẻ, ngày 03-12-2011 chính quyền ban bố luật biểu tình, sau đó tiến hành tiếp các đợt thả tù chính trị, và hoàn tất việc này trước khi tiến hành cuộc bầu cử bổ sung tháng 4-2012.
Tiến triển của tình hình cải cách đã khiến chính quyền ngày 20-08-2012 tuyên bố bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí. Một thời gian sau đó tiếp theo, ngày 24-01-2013, chính quyền tuyên bố xóa bỏ nốt cơ quan kiểm duyệt báo chí và coi như hoàn tất việc thực hiện tự do báo chí. Đây là lần đầu tiên sau 48 năm Myanmar có tự do báo chí. Điều duy nhất trên 200 báo chí tư nhân ở Myanmar bây giờ phải tuân thủ là những mục tiêu quốc gia và những giá trị dân tộc đã được ghi trong hiến pháp.
Ngày 16-01-2013 tổng thống Thein Sein tuyên bố bãi bỏ luật đàn áp những người chống chế độ được ban hành từ năm 1996, với lời giải thích luật này đã quá lỗi thời, không thể sửa được. Tổng thống kêu gọi mọi người bất đồng chính kiến ở trong nước hay đã ra nước ngoài cùng chung tay xây dựng đất nước.
Ví dụ tiêu biểu cho tiến triển của quá trình dân chủ hóa ở Myanmar có lẽ là cuộc bầu cử bổ sung tháng 4-2012, nhằm bầu tiếp 46 ghế còn trống trong Quốc hội và Nghị viện liên bang. Có khoảng 35 đảng tham gia tranh cử, tất cả đều làm theo đúng những quy định của pháp luật. Tại tất cả những nơi bỏ phiếu, cuộc bầu cử được tiến hành tự do, công khai, dưới sự giám sát trực tiếp của đại diện các đảng tranh cử và của các quan sát viên nước ngoài được mời – bao gồm cả các đại diện các đại sứ quán tại Myanmar. Hết giờ bỏ phiếu, hòm phiếu được kiểm đếm ngay tại chỗ và làm biên bản kết quả bỏ phiếu trước sự hiển diện của tất cả những người tham gia giám sát. Cuộc bầu cử trung thực và rất thành công này nói lên nhiều điều về những gì đang diễn ra trong lòng đất nước Myanmar, nhân dân hồ hởi. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi chiếm được 42/46 ghế. Đây thực sự là một thắng lợi lớn, hé mở một tương lai rất hứa hẹn của đất nước này.
Ngày 29-09-2012 trả lời phỏng vấn của BBC, tổng thống Thein Sein nói: Bà Aung San Suu Kyi góp phần quan trọng vào cải cách Myanmar, bà có thể trở thành tổng thống.., nếu được nhân dân Myanmar bầu, ông ta cũng sẽ chấp nhận… Còn giới báo chí Myanmar và quốc tế đánh giá: Tổng thống Thein Sein đã vượt qua được nỗi sợ phe đối lập và giới truyền thông, những nỗ lực cải cách của ông ta là chân thành và cả quyết, nhất là những quyết định của ông liên quan đến quân đội.., ông ta làm tất cả vì đất nước Myanmar... Sự chân thành và quyết tâm cải cách của tổng thống đã tranh thủ được lòng dân, tạo ra hậu thuẫn quan trọng của dân cho những quyết đinh của chính quyền, nỗi sợ của dân đối với chính quyền dần dần được vượt qua…
Quyết định 09-2012 của tổng thống Thein Sein hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone 3,6 tỷ USD do một số nhóm trong quân đội đã ký với Trung Quốc là một ví dụ nữa về ý chí kiên quyết và về quan điểm đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Quyết định này được nhân dân Myanmar nhiệt liệt hoan nghênh, vì nó đã cứu được vùng đất tâm linh của nhân dân trong vùng và tránh được cho Myanmar một thảm họa môi trường sẽ không thế khắc phục được. Trung Quốc đã phản đối quyết liệt, nhưng không đảo ngược được tình hình. (Hiện nay những nỗ lực đảo ngược quyết định của tổng thống vẫn đang tiếp tục).
Một ví dụ khác: Đi vào cải cách kinh tế, Myanmar vấp phải tình trạng tỷ giá đồng tiền quốc gia “Kiat” cao hơn 100 lần giá trị thực của nó so với các đồng ngoại tệ mạnh, ví dụ so với đồng USD. Việc này chính quyền Myanmar giải quyết gọn ghẽ trong vòng vài tháng, thúc đẩy kinh tế đất nước mình phát triển. Nhớ lại thời bao cấp ở nước ta cũng có vấn đề tương tự, bước vào thời đổi mới nước ta phải chật vật khá nhiều năm mới giải quyết được vấn đề này.
Một nền kinh tế nghèo trong quá trình cải cách có hàng núi vấn đề, chưa nói đến những hậu quả do bị cắt đứt mọi liên hệ với bên ngoài vì bị bao vây cấm vận quá lâu. Song nhờ rất nhiều giải pháp thông minh, những tiến bộ Myanmar đạt được trong 20 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Thein Sein thực sự đã khiến cho kinh tế Myanmar khởi sắc – có thể đo được bằng mọi chỉ số như tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất/nhập khẩu, tốc độ thu hút FDI, sự xuất hiện những ngành nghề và sản phẩm mới, sự hồi phục các trường đại học…
Chông gai còn rất nhiều ở phía trước trên con đường đi lên của Myanmar. Chuyện nóng bỏng nhất là vấn đề xung đột sắc tộc đã dịu hẳn đi trong những năm gần đây. Bây giờ, giữa lúc cải cách đang tiến triển, xung đột sắc tộc đột nhiên nóng trở lại ở một vài nơi nguy hiểm, đặc biệt là tại bang Rakhine. Tháng 11-2012 xảy ra vụ đàn áp có đổ máu của cảnh sát chống lại nhân dân và các nhà sư phản đối việc khai thác mỏ đồng Letpedaung; dự án này trị giá 1 tỷ USD, do một số công ty của quân đội và Trung Quốc liên doanh. Tổng thống Thein Sein phải cử bà Suu Kỵ đi can thiệp... Việc xử lý những “tác động phụ” của các dòng vốn FDI từ Trung Quốc, từ Thái Lan… chảy vào Myanmar cho thấy không đơn giản chút nào… Ngay cả hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 2008) còn nhiều điểm chưa ổn, nhất là vấn đề quân đội được giành vĩnh viễn 25% số nghế tại Quốc hội và tại Nghị viên Liên bang. Chính vì lý do này, sau khi thắng cử bà Suu Kyi đã chần chừ mãi không chịu tuyên thệ trung thành với Hiến pháp, sau đó bà đành nhượng bộ… Vân… vân…
Ngày nay, khả năng của chính quyền dân sự Myanmar kiểm soát quân đội bền vững như thế nào? Cuộc đàn áp đẫm máu năm 1988 và việc quân đội thẳng tay xóa bỏ thắng lợi vang dội của NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 để chiếm quyền vẫn là những câu chuyện khó quên. Di sản 20 năm của chính quyền quân phiệt và sự lũng đoạn từ phía Trung Quốc rất nặng nề. Ông Thein Sein và bà Suu Kyi năm nay đều 67 tuổi, những gương mặt nào sẽ có triển vọng là những nhân vật kế tục lãnh đạo sự nghiệp cải cách?... Vân vân… Bất chấp những câu hỏi còn bỏ ngỏ này, vẫn có thể hy vọng cải cách ở Myanmar là không thể đảo ngược. Bởi vì xã hội đạo Phật ở Myanmar còn gìn giữ được nhiều giá trị cao quý, nhân dân Myanmar sau những thập kỷ sống dưới chế độ quân phiệt đã tạo ra cho mình sự giác ngộ mới, giới trí thức Myanmar đang ngày càng lấy lại được vai trò của mình, bối cảnh quốc tế và khu vực vừa thuận lợi vừa thúc đẩy nhân dân Myanmar dấn thân trên con đường cải cách dân chủ.
Trong chuyến đi thăm Myanmar tháng 5-2012 với tính cách là người đi du lịch, tôi may mắn được đại sứ quán ta thu xếp cho gặp nhà báo Thet Win, tổng giám đốc hãng truyền hình Sky Net – hãng truyền hình tư nhân lớn nhất của Myanmar. Những gì tôi mắt thấy tai nghe được trên đất nước Myanmar trong chuyến đi ngắn ngủi này, và những gì tôi được nghe trong hai giờ nói chuyện với Thet Win, càng củng cố niềm tin của tôi vào triển vọng cải cách ở Myanmar.
Hỏi (đai ý): Nguyên nhân gì quyết định nhất cho sự thành công đến nay của cải cách?
Thet Win (đại ý): Quyết tâm chính trị của những người trong các tầng lớp tinh túy (elite) của xã hội Myanmar trong và ngoài chính quyền – bao gồm cả phái đối lập. Sự hòa giải và thống nhất với nhau coi lợi ich quốc gia Myanmar là tối thượng. Vai trò trí thức được phát huy.
Hỏi (đại ý): Vì sao có được kịch bản, lộ trình, cách thực hiện rất khôn ngoan của cải cách? Vì sao có được nhiều giải pháp kinh tế rất thông minh, sáng tạo và hữu hiệu.
Thet Win (đại ý): Giúp tổng thống Thein Sein và nội các là hàng trăm trí thức các loại cho mọi vấn đề của đất nước. Họ không tham gia chính quyền, nhưng vai trò tư vấn của họ vô cùng quan trọng.
Hỏi (đại ý): Những trở ngại lớn nhất cho tương lai của cải cách là gì?
Thet Win (đại ý): Một là làm sao mọi người phải tuân thủ pháp luật. Hai là làm sao thực hiện được công khai minh bạch. Ba là không để cho khoảng cách giầu/nghèo hủy hoại tiến trình cải cách. Bốn là phải chống tham nhũng có hiệu quả.
Tôi cố gợi ông Thet Win nói thêm về những khó khăn và thách thức từ bên ngoài đối với tiến trình cải cách. Trước sau chỉ được câu trả lời (đại ý): Giải quyết tốt bốn thách thức nêu trên, Myanmar chẳng có gì để sợ. Khi chia tay nhau, ông Thet Win tha thiết:Myanmar và Việt Nam đều cần nhau lắm!
Tôi chỉ tiếc mình không có máy ghi âm để thuật lại toàn văn cuộc gặp này!
Sau chuyến đi này, câu hỏi trong tôi “làm thế nào?” Myanmar có thể tiến hành được cải cách như vậy ngày một vỡ vạc ra: Vượt lên nỗi sợ, bắt đầu từ chữ tín, hòa giải, không bạo lực, tất cả vì đất nước Myanmar.
Thế nhưng khi đặt chân xuống sân bay Nội Bài, câu hỏi cũ oằn oại lên trong tôi gấp bội: Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?
Trí tuệ và dân chủ - có lẽ đấy là hai thứ đất nước ta lúc này đang cần nhất.
N.T 
(Tác giả gửi cho viet-studies ngày 27-2-12)