Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Làng So xứ Đoài

Thăm những làng Việt cổ: LÀNG SO - XỨ ĐOÀI ĐẸP NHẤT ĐÌNH SO

Lang Vì vậy, Xu Đoài Làng So xứ Đoài Nguyễn Xuân Điền Nguyễn Xuân Diện Tam quan families Vì vậy. Tam quan đình So. Ảnh: Internet Ảnh: Internet Xu Đoài Đẹp first families Vì vậy, Xứ Đoài đẹp nhất đình So Dân gian tứ Chiềng co cau: Cầu Nam - chùa Bắc - families Đoài Dân gian Xu Đoài Again co cau:. Đẹp families Vì vậy, để có thể families...
-->đọc tiếp...

CHƠI VỚI KẺ CÔN ĐỒ KHU VỰC

Theo ANHBASAM
Theo Mỹ mất Đảng; theo Tàu mất nước. Câu nói phổ biến này ở Việt Nam đã cô đọng lại nan đề địa chính trị mà Đảng Cộng sản đang phải đối mặt. Bốn mươi năm sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, cái Đảng đã giành được độc lập và thống nhất cho đất nước đang mất đi phần lớn tính chính danh của mình. Dường như có quay ra đề cao đạo đức của Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đến mấy cũng không thể khôi phục lại lòng nhiệt huyết của Đảng cũng như loại bỏ được nạn tham nhũng đã bắt rễ tràn lan trong guồng máy. Trách nhiệm lớn nhất của chế độ là đã thất bại trong việc chỉnh đốn nền kinh tế sút kém. Nhưng ngoài ra, dư luận cũng xem thường sự bất lực của Đảng trong việc bảo vệ các lợi ích của Việt Nam trước Trung Quốc.
Theo cách nhìn nhận của những người dân thường ở Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh, Bắc Kinh đã rũ bỏ vỏ bọc “trỗi dậy hòa bình” và quay lại với vai trò lịch sử của mình là kẻ côn đồ trong khu vực. Tuyên bố nực cười của họ đối với tài nguyên khoáng sản biển trên toàn bộ biển Đông chỉ là một ví dụ nổi trội nhất. Việc Trung Quốc xây dựng một chuỗi các con đập trên thượng nguồn sông Mê Kông ở tỉnh Vân Nam và hậu thuẫn cho kế hoạch xây dựng thêm mười một con đập phía hạ lưu ở Lào đe dọa làm mất đi đợt lũ lụt hàng năm vốn mang lại sự màu mỡ cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang săn đón các nguồn tài nguyên khoáng sản và lâm sản của Lào, thách thức quyền bá chủ của Việt Nam ngay tại sân sau của họ. Còn ở ngay tại Việt Nam, sự gia tăng đầu tư của các công ty kỹ thuật, xây dựng và khai thác mỏ Trung Quốc — đáng chú ý nhất là dự án bauxite nhiều tỷ đô la của Chinalco ở Tây Nguyên — đã thu hút sự chỉ trích nặng nề. Hàng hóa giá rẻ và thường là kém chất lượng của Trung Quốc đã tràn ngập thị trường Việt Nam, đè bẹp các nhà sản xuất nội địa.
Những người dân thường ở Việt Nam muốn trả đũa. Họ không nghĩ đến việc lực lượng vũ trang của Việt Nam không sánh được với Trung Quốc hay Việt Nam rất dễ bị tổn hại trước các cuộc trả đũa kinh tế. Các nhà phân tích phương Tây thường lý giải “sự lấn lướt” của Trung Quốc bắt nguồn từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân tộc trong dân chúng và sự tận tụy thái quá của các cơ quan an ninh Trung Quốc. Thế nhưng đối với những người dân Việt Nam bình thường thì rõ ràng là sự gây hấn của Trung Quốc có sự điều phối từ Bắc Kinh. Điều đó không có gì mới: chủ đề lớn xuyên suốt lịch sử đất nước này, điều mà mọi người đều được học ở trường, là sự chống trả ngoan cường và cuối cùng giành thắng lợi trước những kẻ xâm lược. Và hầu hết các đạo quân tràn qua biên giới Việt Nam trong 2.000 năm qua đều là quân Trung Quốc. Chẳng có lý gì để tin rằng lần này sẽ khác.
Quan hệ đối tác gai góc
Việt Nam và Trung Quốc có chung 1.350 km đường biên giới và nhiều thứ khác. Cả hai nước đều là những nước theo chế độ cộng sản kiểu Lenin với một nền văn hóa chính trị được định hình bởi các khái niệm tân Nho giáo về hệ thống thứ bậc sắp xếp theo tài năng và các mối quan hệ xã hội. Đảng cộng sản cầm quyền ở mỗi nước đã trụ lại được bằng cách rũ bỏ nền kinh tế kiểu Mác-xít trong khi vẫn dung dưỡng một bộ máy an ninh nhà nước rộng khắp. “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của họ cho phép các thị trường tự do, năng động cùng tồn tại với hàng ngàn doanh nghiệp nhà nước, trong đó doanh nghiệp nhà nước thống trị lĩnh vực công nghiệp nặng. Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều đang bị công kích không ngớt bởi những lời chỉ trích mạnh bạo của những người bất đồng chính kiến trên mạng Internet. Những yếu tố văn hóa và chính trị chung này là nền tảng cho một mạng lưới các mối quan hệ tham vấn giữa hai Đảng và hai Nhà nước nhằm vào việc duy trì sự hợp tác giữa hai chế độ.
Tuy nhiên, quan hệ song phương thường là gai góc. Sự chênh lệch quá lớn về tầm quan trọng về địa chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam nói lên một điều rằng mối quan hệ này về cơ bản là không bình đẳng. Họa hoằn có khi nào đó người Trung Quốc chú ý đến Việt Nam, thì họ thường chỉ coi đó như là một tỉnh lị ngang ngạnh mà bằng cách nào đó đã vuột khỏi tầm tay của mình. Ngược lại, 90 triệu dân Việt Nam luôn thường trực thái độ dè chừng trước những người hàng xóm phương bắc, vốn đông hơn họ gấp 15 lần và có nền kinh tế lớn gấp 50 lần. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không cúi đầu khuất phục Bắc Kinh khi sự toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa. Ngoại trừ Hồ Chí Minh, những vị anh hùng vĩ đại nhất của họ đều là những viên tướng đã làm quân xâm lược Trung Quốc từ triều đại này đến triều đại khác phải thoái lui. Gần đây nhất là năm 1979, khoảng 20.000 binh sĩ Trung Quốc đã phải thiệt mạng khi Đặng Tiểu Bình tìm cách “dạy cho Việt Nam một bài học” vì đã cả gan lật đổ chế độ Pol Pot do Bắc Kinh bảo trợ ở Campuchia và trở thành đồng minh của Liên Xô.
Vào giữa thập niên 1990, quan hệ Trung Quốc và Việt Nam đã trở lại êm dịu hơn. Cả hai nước đều bận rộn với cải cách kinh tế trong nước, Liên Xô đã giải thể, và Trung Quốc thì quảng bá việc “trỗi dậy hòa bình” của họ với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), giờ đây bao gồm cả thành viên mới là Việt Nam. Thương mại song phương dần mở rộng, hai nước thảo luận về việc nâng cấp các “hành lang thương mại” từ vùng tây nam Trung Quốc không tiếp giáp biển tới các cảng biển của Việt Nam, và đàm phán về việc phân định biên giới trên đất liền. Thậm chí những tuyên bố xung khắc về quyền sở hữu các rặng san hô, bãi đá và bãi ngầm ở biển Đông dường như đang được xử lý một cách hài hòa, nếu không nói là gần đạt tới giải pháp cuối cùng.
Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi trong năm 2009. Dù là do tính toán hay sự cố ngoại giao, Trung Quốc không còn bằng lòng với việc gác lại các yêu sách chồng lấn. Tháng 5 năm đó, Trung Quốc đã đưa ra trước Liên Hiệp Quốc một tấm bản đồ mập mờ tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với trên 80% diện tích biển Đông. Sau đó căng thẳng leo thang nhanh chóng, thách thức mức độ gắn kết của ASEAN, và lôi kéo các nước ngoài khu vực – gồm cả Hoa Kỳ — vào cuộc. Việt Nam và Philippines phải gánh chịu phần lớn áp lực từ bước tiến này của Trung Quốc muốn ngụy tạo các “bằng chứng” mà, cho dù không phù hợp với luật pháp quốc tế, rất khó để bác bỏ. Tinh thần dân tộc chủ nghĩa đang sục sôi ở cả ba nước, đe doạ gây ra xung đột vũ trang trên biển. Chính sách phục tùng trước Trung Quốc của Hà Nội bị phá sản.
Nhiều nhân sĩ, trí thức ngoài Đảng, cũng như một số bên trong Đảng, tin rằng giải pháp là tìm kiếm một liên minh kinh tế và quân sự trên thực tế (de facto) với Mỹ. Tuy nhiên, những thành viên cao cấp trong Đảng còn rất hoài nghi về ý định của Mỹ, họ vẫn tự coi mình như còn bị trói chặt trong cuộc xung đột một mất một còn với chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Họ chỉ miễn cưỡng thực hiện những cải cách nhắm tới việc xây dựng khả năng cạnh tranh kinh tế toàn cầu của đất nước và lôi kéo Hoa Kỳ vào làm đối trọng lại với Trung Quốc. Nhóm “bảo thủ” trong Đảng ngậm miệng trước các đòi hỏi của Hoa Kỳ muốn Việt Nam tôn trọng các quyền tự do dân chủ, vì sợ rằng mục tiêu thực sự của Washington là lật đổ chế độ cộng sản. Bất chấp tất cả những xích mích gần đây, họ vẫn không tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ phản bội lại một đảng cộng sản cầm quyền rất giống với chính Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vẫn đang trông ngóng miếng bánh từ trên trời rơi xuống
Thật ra, hiện nay Trung Quốc chẳng mấy quan tâm tới việc giúp các anh bạn cộng sản bám lấy quyền lực so với việc khai thác tài nguyên trong khu vực và vươn vòi bạch tuộc kinh tế ra xa. Với nguồn tín dụng xuất khẩu dồi dào và khả năng vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng nhà nước, các công ty Trung Quốc đã trở thành những đối thủ đáng gờm trong việc phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam, đặc biệt là xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Nói chung, các công ty Trung Quốc không chèn ép các nhà thầu Việt Nam, mà thay vào đó họ giật lấy các hợp đồng từ tay các đối thủ cạnh tranh từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ hoặc châu Âu bằng cách chào thầu với giá thấp. Thế nhưng các nhà phê bình cáo buộc các doanh nghiệp Trung Quốc về việc sử dụng lao động đồng hương, hoàn thành công việc với chất lượng thấp, thường xuyên chậm tiến độ và vượt dự toán tổng kinh phí. Phe diều hâu ở Việt Nam còn khẳng định thêm rằng sự phụ thuộc vào các nhà thầu Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược như năng lượng sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Một chủ đề tranh cãi khác là thâm hụt thương mại tăng cao của Việt Nam với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ mà nhà kinh tế Trần Văn Thọ gọi là “cơn sóng thần công nghiệp”. Cán cân thương mại của Việt Nam với các nước ASEAN khác và với Nhật Bản là tương đối cân bằng, và có thặng dư lớn với Liên minh châu Âu và Mỹ. Nhưng với Trung Quốc lại bị thâm hụt 16,4 tỷ USD vào năm 2012, giúp cho Trung Quốc có thặng dư thương mại song phương là 40%. Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều ở dạng bán thành phẩm để gia công tiếp trong các nhà máy chế biến xuất khẩu của Việt Nam: vải vóc, khóa kéo, khuy, dây điện, bảng mạch và đủ loại vật tư khác. Nhưng Trung Quốc cũng cung cấp các loại máy móc thiết bị để trang bị cho các nhà máy và xây dựng cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Cấu phần thứ ba và rất dễ thấy là hàng tiêu dùng, được bán với giá rẻ hơn các đối thủ nội địa. Báo chí Việt Nam thường xuyên đăng các bài cáo buộc Trung Quốc tuồn hàng độc hại hoặc chất lượng kém vào Việt Nam, còn bất cứ động thái khiêu khích nào của Bắc Kinh ở biển Đông cũng lập tức dẫn đến việc kêu gọi tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.
Lẽ ra mọi việc phải diễn ra theo chiều hướng khác. Theo dự đoán của các nhà kinh tế, tới lúc này đáng ra Việt Nam đã phải giành trọn miếng bánh khỏi tay Quảng Đông. Với chi phí lao động thấp hơn đáng kể, Việt Nam là một lựa chọn hợp lý cho các nhà máy từ trung tâm chế xuất của Trung Quốc khi cần di dời tới nơi rẻ hơn. Các ngành công nghiệp may mặc và giày dép cần nhiều lao động từ lâu đã chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; các ngành này đã có được bước khởi đầu trong thâp niên 1990 khi hàng may mặc và giày dép xuất khẩu của Trung Quốc bị EU và Mỹ áp hạn ngạch. Tuy nhiên, năng suất lao động vẫn còn thấp, tiền lương thực tế tăng ở mức 10% một năm trong giai đoạn 2006-11, và Việt Nam nhìn chung là đã thất bại trong việc thu hút các nhà sản xuất vốn dĩ đóng cơ sở tại Trung Quốc. Do chi phí lao động tiếp tục tăng ở cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, các nhà máy đang chuyển sang Campuchia, Bangladesh, hay thậm chí Myanmar thay vì Việt Nam.
Tình hình kinh tế Việt Nam không phải là hoàn toàn xấu. Cùng với việc kinh tế toàn cầu dần phục hồi, khu vực đầu tư nước ngoài của Việt Nam lại đi lên một lần nữa. Thay vì chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc, một số công ty đa quốc gia và các nhà thầu của họ đã đa dạng hóa bộ phận sản xuất bằng cách mở thêm các nhà xưởng tại Việt Nam. Theo những chứng cứ chưa đầy đủ hiện có, dường như đang hình thành một xu hướng đầu tư rõ rệt vào các dự án có chất lượng cao hơn mà có thể được hưởng lợi từ các ưu đãi thuế hào phóng. Các hãng thiết lập hoặc mở rộng nhà máy lắp ráp bao gồm những cái tên nổi tiếng như Canon, Samsung, Intel và IBM, Hitachi, Panasonic và Nokia. Tuy nhiên, gần như tất cả các vật tư đầu vào để sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam đều là nhập khẩu, một phần từ Trung Quốc. Những gì được thêm vào ở Việt Nam chủ yếu chỉ là sức lao động chân tay – điều Trung Quốc có thể làm hiệu quả hơn và trên một quy mô lớn hơn nhiều.
Sai lầm chiến lược toàn diện
Năm 2008, khép lại một giai đoạn nồng ấm trong quan hệ song phương, hai tổng bí thư Hồ Cẩm Đào và Nông Đức Mạnh tuyên bố xây dựng một “quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện”. Và nếu Trung Quốc thực sự quan tâm đến việc vun vén một mối quan hệ đặc biệt với chế độ cộng sản duy nhất khác trên thế giới theo đuổi “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” — và qua đó củng cố ảnh hưởng ngoại giao ở Đông Nam Á — thì Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng giúp đỡ. Mặc dù các nhà cầm quyền Việt Nam thừa nhận không lo lắng về sự mất cân bằng thương mại song phương, đó vẫn là một trách nhiệm chính trị kinh niên. Trung Quốc nhập khẩu lượng lớn cao su, than, dầu, gỗ, nông sản, và thậm chí các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, nhưng lại chẳng màng tới hàng công nghiệp của Việt Nam. Một động thái thân thiện như gia tăng nhập khẩu hàng công nghiệp sẽ không gây tốn kém nhiều cho Trung Quốc, mà lại là tin rất tốt lành cho Hà Nội. Trên hết, một đề nghị chân thành về việc cùng khai thác tài nguyên khoáng sản và cùng quản lý nguồn hải sản trong khu vực tranh chấp song phương ở biển Đông có thể trở thành một bước đi làm thay đổi cục diện – cho quan hệ của nước này với Việt Nam và cả với ASEAN.
Tuy nhiên, thực tế là quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội đã trở nên bất ổn một cách nguy hiểm kể từ thỏa thuận năm 2008. Sức ép của Trung Quốc về các vấn đề chính trị và chiến lược đã o bế các nhà lãnh đạo Việt Nam có lẽ đến mức đe dọa sự sống còn của họ. Chế độ Bắc Kinh đã tăng cường được vị thế của mình trước những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Quốc bằng cách phô trương sức mạnh của họ ở biển Đông. Trong khi đó những nỗ lực kháng cự lại một cách thiếu hiệu quả của Hà Nội trước các hành động khiêu khích của Trung Quốc đã dần làm xói mòn vị thế của nhà cầm quyền Hà Nội trước công chúng Việt Nam. Ngoại trừ xung đột vũ trang, rất khó hình dung ra Trung Quốc còn có thể làm điều gì nữa để đẩy nhanh sự thất bại của những người lẽ ra đã vừa là bạn bè, vừa là đồng minh về mặt ý thức hệ của họ ở Việt Nam. Rất có thể, nếu các lãnh đạo Việt Nam hiện nay mất vị trí của mình, lớp lãnh đạo thay thế họ sẽ tìm cách hâm nóng quan hệ với Hoa Kỳ – một kết cục thất bại hoàn toàn do Trung Quốc tự chuốc lấy.
Đáng lo ngại hơn, một cuộc xung đột vũ trang không phải là điều viễn tưởng. Trung Quốc có hỏa lực áp đảo so với Việt Nam, nhưng Hà Nội đang nhanh chóng gia tăng khả năng răn đe trên không và trên biển. Nếu bị dồn vào chân tường, lịch sử cho thấy rằng người Việt Nam sẽ đánh trả. Một tính toán sai lầm của bên này hay bên kia đều có thể dẫn đến đụng độ vũ trang. Nó sẽ diễn ra gay gắt và đẫm máu, với những hậu quả không thể lường trước. Trung Quốc có thể tiếp tục thủ vai kẻ bắt nạt – nhưng cũng có nghĩa họ đang tiếp tục đùa với lửa.
Tác giả: David Brown
Người dịch: Huỳnh Phan, THA
Hiệu đính: David Brown, THA
06-07-2013
David Brown là một nhà báo tự do đã từng sống ở cả miền Nam và Bắc Việt Nam, từng là nhà ngoại giao Mỹ (từ thời chế độ Sài Gòn), và trong những năm gần đây đã quản lý dự án bảo tồn môi trường, biên tập báo chí và dạy học ở Việt Nam. Hiện nay ông Brown đang sinh sống ở California, Hoa Kỳ.
Bài viết này được đăng tải lần đầu tiên trên số tháng 6, 2013 của tạp chí điện tử China Economic Quarterly, do công ty Gavekal Dragonomics (Hương Cảng) xuất bản.
(Tựa đề do TSYG đặt)

Bảo Vệ Tự Do và Vai Trò Của Đối Kháng

Aung San Suu Kyi
Đỗ Kim Thêm dịch
 

Lời người dịch: Sau khi trở về Miến Điện vào năm 1988 Aung San Suu Kyi lãnh đạo Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (National League for Democracy, NLD) để đấu tranh chống chế độ quân phiệt. NLD thắng lớn trong cuộc tuyển cử năm 1990 nhưng bị các tướng lãnh phủ nhận kết quả. Từ đó, bà bị quản thúc tại gia, sống cách biệt với gia đình tại Anh. Năm 1991 bà được giải Nobel Hoà Bình nhưng không thể đi nhận giải, vì sợ sẽ bị cấm trở lại Miến để tiếp tục đấu tranh. Hiện nay, nhờ Miến cải cách sâu rộng nên bà được tự do vào năm 2010 sau 15 năm bị quản thúc. Tháng 3 năm 2013 bà được tái đắc cử vào chức vụ Chủ tịch NLD. Triển vọng NLD nắm quyền và thay đổi chế độ quân phiệt vào cuộc bầu cử tự do vào năm 2015 trở thành hiện thực. Bà là biểu tượng cho khát vọng tự do của người dân Miến và trở thành ngọn đuốc hy vọng chung cho các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới.





Đánh giá (12 Bình chọn)

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Từ một bản luận văn

                             

Đó là bản luận văn thạc sĩ văn học mang đề tài “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Tác giả luận văn là Đỗ Thị Thoan, còn được biết đến trong văn giới với bút danh Nhã Thuyên. Người nghiên cứu này còn trẻ (sinh 1986), đề tài lại về một hiện tượng của văn học đương đại rất mới mẻ, nhưng đã được bộ môn Văn học Việt Nam hiện đại của khoa Ngữ văn, Đại học Sư Phạm Hà Nội, chấp nhận cho làm. Luận văn đã hoàn thành, đã được hội đồng chấm cho điểm 10 cách đây ba năm. Bây giờ một làn sóng phê phán bản luận văn đang được dấy lên bằng những bài viết chỉ trích người làm, người hướng dẫn, người chấm, và cả cơ quan chủ quản trong việc này. Giọng điệu các bài viết rất gay gắt, phẫn nộ, đòi xử lý trách nhiệm của tất cả những ai có dính líu đến bản luận văn. Và thông tin nghe được cho biết Nhã Thuyên đã bị chấm dứt hợp đồng giảng dạy ở khoa Văn ĐHSPHN, giáo viên hướng dẫn cô cũng bị thôi chức trưởng bộ môn, và bản luận văn sẽ bị đưa ra phanh phui, mổ xẻ.
Để sang một bên nội dung các bài viết phê phán bản luận văn của Nhã Thuyên đúng sai thế nào, ta hãy xét sự việc dưới góc nhìn pháp luật. Khoa Ngữ văn, ĐHSPHN, là một cơ sở đào tạo sau đại học có pháp quy. Các học viên cao học, nghiên cứu sinh muốn được đào tạo tại đây đã phải trải qua các kỳ thi tuyển. Đề tài của họ đã được thẩm định. Người hướng dẫn được phân công và hội đồng chấm luận văn được thành lập đều phải theo đúng quy trình của Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành, và phải được cấp trên quyết định. Cuộc chấm luận văn được tiến hành theo đúng các thủ tục quy định. Biên bản cuộc chấm cũng như các phát biểu của thành viên hội đồng, các điểm số đều được lưu lại hồ sơ khoa học của khoa. Nghĩa là quá trình làm luận văn và chấm luận văn, bậc thạc sĩ cũng như bậc tiến sĩ, đều được tiến hành và giám sát bằng một quy trình đã được chuẩn hóa về pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Do đó, khi có yêu cầu xét lại bản luận văn thì đòi hỏi đầu tiên là phải tuân thủ đúng quy trình đã có. Bộ, hoặc Trường, hoặc Khoa phải có quyết định thành lập một hội đồng chấm lại luận văn, hoặc giả là hội đồng phúc tra luận văn. Hai hội đồng cũ và mới phải được đối thoại, tranh luận với nhau trên cơ sở khoa học. Kết luận của hội đồng cũ và mới phải được coi trọng ngang nhau trên bàn của cấp ra quyết định cuối cùng. Bản thân người làm luận văn là chủ thể chính của văn bản bị đưa ra mổ xẻ, phê phán, phải được có quyền có tiếng nói trình bày, bảo vệ và phản biện công trình khoa học dưới dạng luận văn của mình. Các ý kiến trên dư luận chỉ là thông tin bên ngoài, không thể là coi là chứng cứ khoa học, càng không thể coi là áp lực số đông làm ảnh hưởng, thậm chí xuyên tạc, bản chất khoa học của vấn đề. Trong khoa học, tiếng nói của nhà khoa học phải được coi trọng và đề cao. Hiện tại, việc “xử lý” Nhã Thuyên và giáo viên hướng dẫn cô, là đã sai quy trình pháp luật, quy trình khoa học. Hội đồng thẩm định lại luận văn chưa có, cuộc họp xét lại luận văn chưa diễn ra, bản luận văn chưa được xem xét lại, người làm và người chấm luận văn chưa được tranh luận lại, thế thì lý do nào để cắt hợp đồng giảng dạy của Nhã Thuyên và cắt chức của người hướng dẫn khoa học bản luận văn đó?
Không ai có tội trước khi bị tòa kết tội. Nguyên lý cơ bản đó của tố tụng pháp đình, áp dụng trong trường hợp này là: bản luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”, và tác giả của nó, và người hướng dẫn làm nó, và hội đồng chấm nó, chưa thể bị quy kết tội phạm gì khi chưa có một đánh giá khách quan, khoa học, từ một hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia của ngành. Bởi vì đây là một đề tài khoa học, một luận văn khoa học, nên chỉ chịu sự giám định về mặt khoa học. Nhất là khoa học văn học đòi hỏi rất lớn sự tinh tường và tử tế.
Hà Nội 27.7.2013
Phạm Xuân Nguyên Từ một bản luận văn.docPhạm Xuân Nguyên Từ một bản luận văn.doc
35K   Xem   Tải xuống

Hy vọng gì …

Posted by basamnews on July 29th, 2013
 Nguyên Ngọc
1Mấy hôm nay dư luận xôn xao vụ luận văn thạc sĩ của chị Nhã Thuyên. Cái đất nước mình thật lạ: thỉnh thoảng, chẳng hiểu sao, lại lui về thời kỳ đồ đá, nhất là trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa.
Nhân vụ này, tôi chợt nhớ anh Trần Độ, theo tôi là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi và hay đến hiếm hoi từng có được trong suốt quá trình đời sống văn học nghệ thuật của ta trước nay.
Tôi xin kể một chuyện:
Hồi ấy, đầu năm 1979, tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà Văn Việt Nam. Anh Độ bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương. Một hôm anh bảo tôi sang chỗ anh chơi, và hỏi  về Hội Nhà văn tôi định làm những gì. Tôi nói với anh về ý định, về các kế hoạch trù tính của tôi, và kết luận: với những việc ấy, nếu làm giỏi thì trong mươi năm, dở hơn thì khoảng vài ba mươi năm, hy vọng sẽ nâng cao được mặt bằng chung lên một bước, và trên cơ sở ấy mong có thể xuất hiện một vài đỉnh cao mới …
Anh Độ ngồi im một lúc, rồi nói, châm rãi: Mình tán thành tất cả kế hoạch của cậu, đều đúng và cần thiết …  Nhưng có điều mình nghĩ thế này cậu ạ, trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới …, cậu nghĩ coi, có đúng không? …
Tôi quen anh Độ đã lâu, từ hồi anh còn làm Chính ủy Quân Khu Đồng bằng, biết anh là một người rất tốt, yêu văn nghệ và quý trọng văn nghệ sĩ …, nhưng cũng chắc đến thế thôi, anh có được học hành, đào tạo gì gọi là cơ bản và hệ thống về chuyện này đâu. Ý kiến của anh khiến tôi giật mình, kinh ngạc. Không ngờ anh tinh tế, sâu sắc, thậm chí cũng có thể nói uyên bác đến thế.
Chúng tôi thân nhau từ đấy, tâm huyết.
Cho đến nay tôi vẫn nghĩ chúng ta đã bỏ mất một người lãnh đạo văn nghệ giỏi nhất, hay nhất, tốt nhất mà ta đã từng có thể có. Bao giờ mới tìm lại được một người như vậy?
Nhắc lại chyện này tôi không có ý nói rằng luận văn của Nhã Thuyên về một hiện tượng văn học bên lề đã là khẳng định một trường phái văn học mới, nhóm Mở miệng đã là một trường phái văn học mới như anh Độ từng mong. Nhưng chỉ mới một hiện tượng hơi lạ như vậy, bàn về một hiện tượng hơi lạ như vậy, mà đã hô hoán cháy nhà um cả lên, rồi ngang nhiên trừng trị, cách chức …, thì liệu còn hy vọng chút gì thoát ra khỏi ao tù nữa. Thế mà chính những kẻ la làng ấy lại luôn miệng đòi hỏi đỉnh cao, đỉnh cao …
Không phải cái gì ở bên lề cũng là trường phái mới, đương nhiên rồi. Nhưng cũng đương nhiên là trường phái mới thì hẳn phải xuất hiện từ bên lề.
Nhân đây cũng xin được nói luôn: hiện đang có một cái gọi là hội đồng lý luận văn học nghệ thuật  trung ương ban bố mọi thứ đúng sai về văn học nghệ thuật trên cả nước này. Mà đứng đầu cái hội đồng ấy thì theo dư luận là mấy người chẳng dính dáng gì và chẳng biết chút gì về văn học nghệ thuật cả. Trong cuộc gặp của Tổng bí thư Nguyên Văn Linh với văn nghệ sĩ cách đây mấy mươi năm, anh Nguyễn Đăng Mạnh có nói một câu chấn động, anh bảo Đảng khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ. Có người cho là giận mà nói quá. Nay với cái hội đồng vừa kể có người đứng đầu như vừa nói, lại có quyền hành lớn nhất về văn học nghệ thuật  trên đất nước đau khổ này, thì quả là một sự sĩ nhục to lớn đối với toàn bộ giới văn nghệ và lý luận văn nghệ
Đỉnh cao với đỉnh thấp, hy vọng gì nữa.
N.N.

5 phản hồi tới “Hy vọng gì …”

  1. Hoai Phong nói:
    Bác Ngọc ơi,
    Xin trân trọng và chân thành cảm ơn Bác-cảm ơn sự trung thực,thẳng thắn nhưng trí tuệ trong các phát biểu của Bác,để cho cuộc đời còn có một chút hy vọng.
  2. Ông Tây Cụp nói:
    Đảng không chỉ khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ, mà còn lo sợ họ cổ xúy tự do tư tưởng, phê phán độc tài, ca ngợi các giá trị nhân văn, vạch mặt những kẻ ích kỷ, dối trá, nhẫn tâm…
  3. Thang Du nói:
    Đảng ta coi khinh văn nghệ sỹ, nhưng cũng ất sợ họ. Văn học nghệ thuật không tiếp làm được nhưng chuyện long trời lở đất , nhưng lại có sức mạnh khai sáng cho đồng bào mình, từ đó mà tạo thành lực luong đứng lên đập tan xiềng xích.
  4. 5134249974 nói:
    Chúc bác Nguyên Ngọc sức khỏe dồi dào. Chúc Bác mãi là ngọn đuốc cho nền văn học tiến bộ. Chúng cháu nguyện tiếp thu những tư tưởng tiến bộ và lòng dũng cảm của Bác.
  5. trươnghuyền nói:
    Bác Nguyên Ngọc kính mến! Đất nước đang nằm rên xiết dưới gót giày của bọn độc tài cộng sản toàn trị. đến khi nào mới có”ĐẤT NƯỚC ĐỨNG LÊN”. Làm sao có được nhiều rất nhiều Nhã Thuyên.
    Mong lắm thay

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Hội đàm Mỹ Trung, Mỹ Việt


Hai động tác của Obama

Phạm Thị Hoài
Đó là hai động tác trong cuộc gặp ở Nhà Trắng mà nếu là Chủ tịch Trương Tấn Sang, tôi sẽ thấy ít nhiều bị xúc phạm.
 Ở phút thứ 12:15, trong khi ông Chủ tịch Việt Nam đang phát biểu thì ông Tổng thống Hoa Kì điềm nhiên thò tay vào túi áo vét, lấy một mảnh giấy ra nghiên cứu. Trong 20 giây đồng hồ tiếp theo, Obama bỏ mặc vị khách của mình để “tranh thủ làm việc riêng”, ngay cả khi ông Trương Tấn Sang đã dứt lời và người phiên dịch đã bắt đầu phần mình. Chỉ thiếu điều ngài Tổng thống rút điện thoại ra tranh thủ nhắn tin cho vợ.
 Ở phút thứ 15:43, ngài Tổng thống duỗi mạnh tay trái để cổ tay áo vét co lên, mặt đồng hồ ở cổ tay áo sơ-mi hiện ra, và kín đáo một cách lộ liễu liếc đồng hồ, nếu không muốn nói là trong một phần mười giây ông đã giơ đồng hồ vào mặt Chủ tịch Sang. Obama là người hoàn hảo trong các thủ tục về trang phục. Ông thừa biết rằng để cổ tay áo sơ mi thò ra ngoài cổ tay áo vét quá 2 phân là hỏng. Song ở đây ông cho nó thò hẳn ra cả mươi phân, bất cần lịch lãm, để làm nhiệm vụ rung chuông báo hết giờ. Trong thời gian biểu ngày 25-7 của Obama, phần dành cho vị nguyên thủ quốc gia từ Việt Nam quả thật rất khiêm tốn.
Ngoại giao, theo nhà văn Ý Giovanni Guareschi, là nghệ thuật nói những điều mình không nghĩ. Tôi thường thán phục những nhà bình luận chính trị, họ chẻ nhỏ, xăm soi và lắp ghép từng lời đầu môi chót lưỡi của giới chính khách dưới kính hiển vi để dự báo những điều không thể dự báo. Tất nhiên tôi rất mừng vì quan hệ Việt-Mỹ đã được đẩy lên một tầm cao mới. Song sự trọng vọng của phía Mỹ với đối tác Việt ở tầm cao mới như thế nào, hai động tác nêu trên của Obama đã gửi đi một thông điệp không che giấu. Còn đâu là những động tác giả, đâu là những động tác thật, đó lại là công việc không đáng ghen tị của các nhà bình luận mà tôi thán phục.
Nhưng người đáng thán phục nhất là ông Trương Tấn Sang. Hoặc ông không để ý đến hai động tác này. Hoặc có để ý, nhưng không bận tâm. Hoặc có bận tâm nhưng không tỏ thái độ. Rút cuộc thì chuyến công du của ông không được phép sứt mẻ chỉ vì một sự nhạy cảm thái quá.

Theo pro&contra 
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả





Đánh giá (41 Bình chọn)

Bình luận về chuyến đi Hoa Kỳ của CTN Trương Tấn Sang

Hoàng Submitted on 2013/07/27 at 09:41
Về chuyến đi Mỹ của CTN TTS có vài điểm chú ý :
1.Tuyên bố chung có 2 điểm mới : Mỹ tôn trọng thể chế chính trị tại VN và công khai tuyên bố hợp tác quốc phòng an ninh. Trước đây ANQP chỉ tự hiểu trong ….
2. Khi TTS cho xem bức thư này là có ý nói : VN CS chúng tôi không phải là cố ý lựa chọn vào phe chống Mỹ. Khi mới thành lập nước Ông HCM đã muốn Mỹ trợ giúp để giành độc lập, đã bầu cử đa đảng và tên nước là VNDCCH. Nhưng do Mỹ làm ngơ nên để giành độc lập VN phải tìm đồng minh khác. Ngày nay chúng tôi cũng đang làm theo HCM.

3. Không phải ngẫu nhiên mà VN tham gia TPP ngay từ đầu. Mỹ muốn VN mạnh lên và hạn chế TQ nên Mỹ đặt ra TPP và tư vấn cho VN tham gia TPP vì VN từ đầu đâu có biết TPP là gì. TPP mang lại lợi ích cho cả VN và Mỹ. Hiện nay VN đang xuất siêu sang Mỹ vì Mỹ chưa bán vũ khí và nhiều thứ khác cho VN. Đối với TQ, VN nhập siêu vì phải mua nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ TQ. Nhưng VN đã bắt đầu có kế hoạch đầu tư 2 tỉ USD xây dựng nhiều nhà máy sợi và dệt tại VN để đáp ứng TPP và các nước khác cũng đang và sắp đầu tư vào sợi, dệt , da thuộc tại VN (Texhong mới đầu tư nhà máy sợi lớn tại Quảng Ninh) . Khi đó VN sẽ nhập bông của Mỹ, cán cân thương mại Mỹ-Việt, Trung-Việt sẽ thay đổi.
4. Việc tiếp đón đơn giản : Mỹ cũng vừa đón Tập Cận Bình với nghi thức tương tự. Và 2 bên Mỹ Việt không muốn tạo cớ cho TQ vu là VN-Mỹ liên kết kiềm chế TQ.
———
Duong Vinh Khong Submitted on 2013/07/27 at 09:27
1. Trích phát biểu của Tổng thống Obama:
Vào cuối cuộc gặp, Chủ tịch Sang chia sẻ với tôi bản sao lá thư của Hồ Chí Minh gửi Harry Truman. Và chúng tôi đã bàn về việc Hồ Chí Minh thực sự có cảm hứng nhờ Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, và những lời nói của Thomas Jefferson. Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ.
2. TRÍCH BỨC THƯ HỒ CHÍ MINH GỬI TỔNG THỐNG TRUMAN
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Việt Nam dân chủ cộng hòa – Hà Nội
Xin gửi tới ngài Tổng thống Hoa Kỳ, Washington DC
Thay mặt chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin trân trọng thông báo cho ngài rằng trong quá trình các cuộc hội thoại giữa Chính phủ Việt Nam và đại diện Pháp, Pháp đòi hỏi sự ly khai của Nam Bộ và sự trở lại của quân đội Pháp tại Hà Nội, trong khi đó dân và quân đội Pháp đang hoạt động chuẩn bị cho một cuộc đảo chính ở Hà Nội và xâm lược quân sự. Vì vậy, bản thân tôi đưa ra lời yêu cầu tha thiết tôn trọng nhất tới Ngài và những người dân Mỹ để can thiệp khẩn cấp và hỗ trợ độc lập cho chúng tôi và giúp làm cho các cuộc đàm phán phù hợp với các nguyên tắc của Điều lệ Đại Tây Dương và San Francisco.

Kính
HoChiMinh
Nguồn: – CVEC, Archives.gov hochiminh-truman
Ông sang đã làm tất cả những gì mà ông ấy có thể làm trong hoàn cảnh hiện nay hãy thông cảm và biết ơn ông ấy.
Theo Ba Sàm

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Một số bài thơ của nhóm ’’MỞ MIỆNG’’

Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chức tự do XB thế giới IPA – (Ac hen ti na) trao tặng giải nhất năm 2011. Xin giới thiêu cùng các bạn 3 chùm thơ của 2 nhà thơ Nhóm MỞ MIỆNG (Bùi Chát và Lý Đợi) cùng chùm thơ của nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh -’’chưa MỞ MIỆNG’’ !Thơ Bùi Chát
Thói
- Các ông cho chúng tôi được biết sự thật nhé!- Các ông cho chúng tôi được ngủ với vợ/chồng chúng tôi nhé!- Các ông cho chúng tôi được thở nhé!- Các ông cho chúng tôi được bình đẳng trước pháp luật nhé!...- Các ông cho chúng tôi được suy nghĩ khác với các ông nhé!- Các ông cho chúng tôi được chống tham nhũng nhé!
- Các ông cho chúng tôi được tự do ngôn luận nhé!
- Các ông cho chúng tôi được lập hội vỉa hè nhé!
- Các ông cho chúng tôi được viết bài thơ này nhé!
- Các ông cho chúng tôi được ghét các ông chống đối các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được tự do biểu tình nhé!
- Các ông cho chúng tôi được bầu cử tự do nhé!
- Các ông cho chúng tôi được bảo vệ tổ quốc nhé!
- Các ông cho chúng tôi được học ngoại ngữ nhé!
- Các ông cho chúng tôi được phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa – Trường Sa nhé!
- Các ông cho chúng tôi được giỏi hơn các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đi chùa đi nhà thờ nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đọc bản Tuyên ngôn nhân quyền nhé!
- Các ông cho chúng tôi được sở hữu mảnh đất tổ tiên chúng tôi để lại nhé!
- Các ông cho chúng tôi được tố cáo các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được là người Việt Nam nhé!
- Các ông cho chúng tôi được giữ gìn truyền thống nhé!
- Các ông cho chúng tôi được yêu thêm gia đình bạn bè ngoài các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được xây dựng đất nước nhé!
- Các ông cho chúng tôi được biết diện tích mặt đất và biển đảo của chúng tôi nhé!
- Các ông cho chúng tôi được biết tên của đất nước chúng tôi 20 năm nữa nhé!
- Các ông cho chúng tôi được không theo các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được sống riêng tư không bị dòm ngó nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đá đít các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được yêu nước nhé!
- Các ông cho chúng tôi được đi bằng đôi chân của chúng tôi nhé!
- Các ông cho chúng tôi được xuất bản bài thơ này sau khi viết xong nhé!
- Các ông cho chúng tôi được chờ các ông đến bắt nhé!
- Các ông cho chúng tôi được từ chối các ông nhé!
- Các ông cho chúng tôi được ước gì chúng tôi chẳng ước điều gì nhé!
- Các ông cho chúng tôi được mưu cầu hạnh phúc và mưu cầu không hạnh phúc nhé!
BC
xxx
Trích từ tập Bài thơ một vần của Bùi ChátAi?
Tôi gặp gỡ những người cộng sản
Những người anh em của chúng tôi
Những người làm chúng tôi mất đi ký ức
Mất đi tiếng nói bản thân
Mất đi những cái thuộc về giá trị
Chúng tôi còn sở hữu duy nhất một điều
Nỗi sợ
Tôi trò chuyện với những người cộng sản
Những người anh em
Những người muốn chăn dắt chúng tôi
Luôn biến chúng tôi thành đồ hộp
Hy vọng chúng tôi đời đời biết ơn
Những người cộng sản
Anh em chúng tôi
Chưa bao giờ thấy họ tự hỏi
Trong ngồi nhà đen đủi này
Ai muốn thừa kế di sản của họ?
*
Không thể khác
Những người anh em
Đã phản bội chúng tôi
Đã ném chúng tôi vào ngục
Đã nhuộm đỏ màu da chúng tôi
Đã hy sinh mạng sống chúng tôi
Cho những giấc mơ ngột hứng của họ
Những người anh em
Vẫn lừa lọc chúng tôi
Vẫn tước đoạt ánh sáng, giọng nói chúng tôi
Vẫn dọa chúng tôi
Bằng súng và thực phẩm
Ngoài sức tưởng tượng của họ
Chúng tôi
Dưới bầu trời đen thẳm
Từng ngày từng ngày
Không lúc nào ngơi nghỉ
Việc nghĩ đến họ

Cầu
Nguyện
-----------------
Thơ LÝ ĐỢIKhi kẻ thù ta buồn ngủ
………………
Thì chúng ta đã ngủ

Vợ và con gái và bọn đàn bà [nói chung] đang mơ ăn thù đủ*
Đám nhà thơ nghĩ mình nằm trong hũ
Bọn chính khách thì móc đứng mình trong tủ
Bọn công an mắt bị bưng mủ
Tất cả là giấc ngủ
Quên đi chuyện ấp ủ
Nguyên đây chỉ vần… ủ!
Chúng đột kích ta từ phía sau
Mở toang cửa vào vườn rau
Đắp đường làm cầu
Diệt xong bến Văn Lâu
Giành đánh trống chầu
Có trời mới biết nó là gìCó trời mới biết nó là gì…

Thì đó là bản sắc văn hóa Việt Nam

Nó giống như một xác chết thối
Giống như một cái gối cũ
Như một vết thương bưng mủ
Được lôi lên từ vũng bùn
Đầy mùi xú ế…
Chứ còn nghi ngờ gì nữa, rõ khổ…
---------------------
Tạ với thung xưa Tôi nắng chiều ùa về gò xưa
Bằng đôi cánh chuồn chuồn
Như chớp vào chiều cánh hoa bằng lăng tím
Tìm bóng em dẻo thơm nước mắt
Bên cái nghèo lấp lánh
Bên cái ngày tôi bỏ chính tôi đi
Tôi là nắng mà không thành sóng nước
Tôi là em mà không tìm ra tiếng gọi
Kỷ niệm ngày xưa đuổi khói lên trời
Vì mong manh nên không đầu không cuối
Vì rong chơi xé áo bọc đường về
Tôi lau mồ hôi gọi tên em dưới sao đêm
Bầu trời ngày xưa còn thẹn thùng tiếng ếch
Sương khói cánh cò đậu trắng trong tôi
Tôi phả hơi vào đám rêu ngày về
Có tiếng lá rơi trong chiều nắng rụng
Tôi cơn nắng ùa về mong vun cao cái tên
Trang thơ thập thò nhánh rẽ Như muốn chở gió chở nước Chở cỏ cây muộn màng hối lỗi Chở gò đồ
----------------- và ’’Chưa MỞ MIỆNG’’Thơ NGUYỄN QUỐC CHÁNH
Phan ThiếtỞ đâu tao không biết, nhưng ở đây phải khác Đây là Phan Thiết.
Bây giờ là 7 giờ.
Mặt trời đỏ bừng bừng.

Bây giờ biển lặng.
Bây giờ biển nhiều rong.
Bây giờ biển không đông người tắm,
Chỉ vài người nằm và ngồi khí công.

Một gã xà lỏn, cụt chân, làm trò vĩ nhân
Đang xoay vòng vòng trên cái trụ nổi gân.
(À, hắn rất giống kẻ sống sót từ mấy thế kỷ trước,
Và cũng không khác phế binh của hàng triệu tàu chìm.)

Ở đâu biển cũng mặn, đôi khi đắng, nhưng ở đây, biển tuyệt vời là mùi nước mắm.
Lịch sử của biển tất nhiên, ở đâu cũng là chiến tranh, nhưng ở đây, biển khác hẳn.
Giấc mơ của biển, ở đâu chắc cũng nối liền các đảo với các lục địa mãn kinh.
Nhưng ở đây, giấc mơ của biển, vĩnh viễn là chai nước mắm.
Nên ở đây, chỗ nào cũng, thường xuyên, bốc mùi thum thủm.
Hậu, hậu, nhưng không phải là hậu… Nhìn thẳng: mặt tao trơ.
Nhìn nghiêng: mặt tao lệch.
Nhìn xuống hoặc lên: mặt tao đều bết.

Đứng cạnh Miên: tao lộng lẫy vàng.
Đứng cạnh Tây: tao hoang mang xẹp.
Đứng cạnh Tầu: tao khép nép hí.

Kiếp trước: cốt của tao là khỉ.
Kiếp này: cộng đồng của tao là ma.
Kiếp sau: quốc gia của tao là công xã.

Hồi xưa tao xăm mình đánh Tầu.
Bây giờ ông tao nghêu ngao bán đậu hủ.

Hồi đó tao gồng mình chống Tây.
Bây giờ bố tao ngồi vỉa hè sửa giày.


Hồi nãy tao bán mạng chống Mỹ.
Bây giờ vợ tao nôn nao lấy Huê Kỳ.

Đôi khi tao muốn quên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn tin: ôi những người khóc lẻ loi một mình!
Đôi khi tao muốn điên: ôi những người khóc lẻ loi một mình!


xxx
Phỉnh
(ưa phỉnh, phỉnh dỗ, phỉnh mũi, phỉnh nịnh, phỉnh phờ, lừa phỉnh, phỉnh gạt)
Để giết chuột, không gì bằng keo diệt chuột của công nghệ sinh học Việt nam.
Để giết bọn văn nghệ, không gì bằng lùa chúng vào Hội nhà văn Việt nam.
Để giết lũ sinh viên, không gì bằng cấp cho chúng bằng tiến sĩ Việt nam.

Để chơi trò ngu dân, không gì bằng làm lãnh tụ tinh thần Việt nam.
Để chơi trò bù nhìn, không gì bằng làm đại biểu quốc hội Việt nam.
Để chơi trò văn hiến, không gì bằng làm công dân thủ đô Việt nam.

Để biết ngày mai ra sao, không gì bằng nghe thầy bói Việt nam.
Để biết quá khứ thế nào, không gì bằng đọc lịch sử Đảng cộng sản Việt nam.
Để biết hiện tại tới đâu, không gì bằng lái xe qua các nẻo đường Việt nam.

Để lấy cảm hứng đồi trụy, không gì bằng nhậu thịt chó vỉa hè Việt nam
Để lấy cảm hứng phản động, không gì bằng ra vào hải quan Việt nam
Để lấy cảm hứng anh hùng, không gì bằng chui xuống địa đạo Việt nam

&
Để hiểu nghĩa của từ phỉnh, không gì bằng làm công dân nước CHXHCN Việt nam.
Nguyễn Quốc Chánh

VỀ NHÃ THUYÊN

Tại hội nghị lý luận phê bình ở Tam Đảo, phải đến khi bác Nguyễn Văn Lưu lên phát biểu rất nặng về cái luận văn của Đỗ Thị Thoan thì mình mới biết có nó. Và cho đến bây giờ thì mới biết thêm là nó đã ra đời 3 năm nay rồi.

Mình nghĩ, trước bất kỳ một hiện tượng văn học nào cũng cần có người nghiên cứu nó, một cách khoa học và trung thực. Mình không rành lắm nhóm "mở miệng" dù thi thoảng có đọc, và quả là mình không hợp với món này. Có điều kiện mình sẽ nói thêm. Nhưng nghiên cứu về nó như một hiện tượng văn học là điều nên và cần làm. Cũng như Nhân văn giai phẩm ấy, cho đến tận giờ, nếu không có cái công trình của bác đại tá công an nhà văn Lê Hoài Nguyên- Thái Kế Toại công bố khi đã về hưu thì ai hiểu nó như thế nào...

Hôm nay mình đọc bài của GS TS Trần Đình Sử, mình thấy bác này rất ôn tồn mà minh bạch, bác đề nghị một cách ứng xử vừa khoa học vừa nhân văn. Mình xin bác ấy rinh về đây:


Cuộc phê phán luận văn của Đỗ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ



1.Một cách hành xử quá nóng vội
 
Cuộc phê phán luận văn thạc sĩ năm 2010 của giảng viên đại học Đỗ Thị Thoan hiện đang rầm rộ khắp cả nước, trên các báo lớn, báo nhỏ với đủ các từ quy kết nặng nề như “phản văn hóa”. “phản động,”, “mượn danh khoa học để làm chính trị”, “ngụy khoa học”, “sự lệch chuẩn”, “sự nổi dậy của rác thối”, tham vọng soán ngôi của thơ rác…Một đám cháy đang bùng lên dữ dội trên văn dàn.  Mật độ cấp tập của sự phê phán không kém gì với các cuộc phê phán tác phẩm Vào đời của Hà Minh Tuân năm xưa mà tôi đã nhắc đến với sự xử lí oan đối với cả cuộc đời nhà văn đại tá quân đội. Đồng thời với sự phê phán là các đề nghị cách chức, xử lí những người hữu quan, và thực tế đã không tiếp tục kí hợp đồng giảng dạy với cô giáo Nhã Thuyên một cách vội vàng, chưa đủ thủ tục pháp lí. Thông thường người ta chỉ xử lí sau khi đã nghị án rõ ràng, có người bào chữa, có ý kiến của đương sự. Đằng này tất cả đều làm rất nhanh, bên trên, sau lưng đương sự, thiếu các thủ tục dân chủ tối thiểu trong một xã hội được coi là đề cao dân chủ thì thật tiếc là thiếu sự đàng hoàng. Tại sao chúng ta không tổ chức đối thoại, nêu câu hỏi để yêu cầu nhà khoa học trẻ giải trình, mà chỉ cho phép phê phán, như là một tội lỗi đương nhiên không cần bàn cãi? Tại sao chúng ta lại hành xử một sự kiện văn hóa một cách thô bạo, y như hồi những năm 50, 60, khi chúng ta đang còn ít kinh nghiệm?  Giả thử luận văn thạc sĩ Đỗ Thị Thoan có sai lầm nghiêm trọng chăng nữa thì cũng cho người ta cơ hội để nhận thức và sửa chữa, tương lai của cô còn rất dài, chọn được một người có trình độ học thức để làm giảng viên đại học đâu phải câu chuyện dễ? Chúng ta phải tin vào con người. Mọi sự đều sẽ thay đổi, không có gì là bất biến.

Thái độ ứng xử vơi Hội đồng chấm luận văn và người hướng dẫn cũng vậy. Họ là nhứng người làm việc hợp pháp theo quy chế của ngành, thống nhất trong toàn quốc, lẽ ra phải được quy chế bảo vệ. Nay có một ý kiến hô lên có vấn đề, thế là lập túc đòi xử lí họ, vô hiệu hóa họ. Điều này tạo ra một tiền lệ nguy hiểm sẽ phá hoại bản thân nền đào tạo trên đại học của nước nhà. Nay mai, sẽ có người khác hô lên, luận án này có vấn đề, luận án kia có vấn đề, thế là lại xử lí, mà ý kiến bất đồng trong khoa học xã hội và nhân văn bao giờ cũng có, nhất là trong thời buổi nhạy cảm như hôm nay. Sự đánh giá của các hội đồng và các cá nhân thông thường không khớp nhau. Người ngoài hội đồng cũng thường có ý kiến khác. Theo tôi, làm to chuyện một vấn đề không lớn không phải là giải pháp hay.

     2. Sự xung đột về thế hệ

Nhã Thuyên thuộc thế hệ trí thức học tiếng Anh đầu tiên, một chủ trương sáng suốt của ngành giáo dục, học sinh phải học tiếng Anh từ tiểu học, các luận văn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đề phải có trích dẫn tài liệu tiếng Anh. Mà đã học tiếng Anh thì đương nhiên tiếp thu văn hóa của thế giới tiếng Anh, trong đó ý thức về đa nguyên văn hóa là điều trở thành niềm tin tự nhiên của nền văn hóa ấy. Mà nếu ngày nay có lưu học ở Trung Quốc hay lưu học ở Nga, Ucraina, thì ở các nước đó văn hóa đa nguyên cũng đã là niềm tin tự nhiên rồi. Thế hệ trẻ tương lai của đất nước ta là một thế hệ như thế, không có thế hệ khác. Tôi không nói đa nguyên chính trị ở đây, chỉ riêng đa nguyên văn hóa ở Việt Nam cũng đang là một thực tế mà ta không thể phủ nhận. Các loại triết thuyết, các loại tôn giáo, tín ngưỡng đều có, tất nhiên sắp xếp theo một trật tự của ý thức hệ thống trị. Luận văn được viết ra trên một thực tế là văn hóa, văn học chúng ta là một thực thể đa nguyên, trong đó có trung tâm và bên lề luôn luôn xung đột. Trung tâm dĩ nhiên là đối tượng chủ yếu của nghiên cứu rồi, mà các hiện tượng bên lề cũng là đối tượng đáng được nghiên cứu. Đối với các nhà phê bình văn học thế hệ trước, trong đó có tôi, chúng ta tin văn hóa, văn học chỉ có trung tâm, ngoài ra là thù địch, không có ngoại biên, bên lề, không có cái khác, do đó khi tiếp cận luận văn này rất lấy làm bức xúc. Qủa thật, điểm danh các tác giả tham gia phê phán luận văn thạc sĩ này như Chu Giang Nguyễn Văn Lưu, Phong Lê, Vũ Hạnh, Nguyễn Ngọc Thiện, Văn Chinh…đều thuộc thế hệ trước. Sự khác biệt thế hệ khó hiểu nhau, thế hệ mới nói những điều mà thể hệ trước khó hoặc không thể hiểu được, thế là xảy ra xung đột đã làm tóe lửa, tạo thành đám cháy lớn trên văn đàn và thiệt hại cho các cá nhân hữu quan. Nếu không suy nghĩ đến vấn đề này thì sẽ còn xảy ra xô xát nhiều nữa, mà thiệt hại trực tiếp sẽ là sự tiến bộ của nền khoa học nước nhà, mặc dù mọi nghị quyết của Đảng đều thiết tha mong mỏi để cho nền khoa học nước nhà tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và các nước tiến tiến trên thế giới. Nếu xử lí không thỏa đáng sẽ làm e sợ, giảm sút  nhu cầu tiến bộ của cả một thể hệ mới.

     3. Sự xung đột về khung tri thức khoa học hay là hệ hình khoa học

Trung tâm và ngoại biên là một cặp khái niệm để mô tả cấu trúc của các nền văn hóa và văn học. Có trung tâm thì có ngoại biên. Nếu chủ đề yêu nước, chủ nghĩa xã hội là chủ đề trung tâm của văn học thì các chủ đề như nữ quyền, hậu thực dân, tân lịch sử, giới tính…là các chủ đề ngoại biên. Nếu lí luận mác xít đối với nước ta là trung tâm, thì các lí thuyết khác như phân tâm học, cấu trúc luận, kí hiệu học, tự sự học… là ngoại biên. Nếu văn học dân tộc Kinh là trung tâm, thì văn học các dân tộc ít người là ngoại biên. Nếu văn học cách mạng là trung tâm thì các biểu hiện lệch lạc trước đây là văn học ngoại biên. Trong thơ Tố Hữu, các bài thơ tình của ông là ngoại biên. Trong sáng tac của Nguyễn Đình Thi, Con nai đen, Nguyễn Trãi ở Đông Quan là ngoại biên.  Trong Kháng chiến chống Pháp, trong sổ tay thơ của các chiến sĩ, ngoài các bài thơ cách mạng của Tố Hữu, Chính Hữu, thế nào cũng có đôi bài thơ mới của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… như là một thứ ngoại biên, phải giấu kĩ, nếu bị phát hiện thì không phải đùa. Trong xuất bản hôm nay, các thứ thơ như Bóng chữ, thơ Trần Dần thực ra vốn là thơ ngoại biên, bên lề. Nói gọn lại, toàn bộ các tác phẩm bị cấm đoán, bị phê phán trong giai đoạn trước đều là thứ văn học ngoại biên. Các tác phẩm, tác giả văn học đô thị miền Nam được xuất bản hôm nay đều bị coi là ngoại biên. Trong báo chí hôm nay, các bài viết theo kiểu “chuyện hôm nay mới kể” là các đề tài ngoại biên, bởi thời trước không thể kể ra được. Văn học dân gian hiện đại rất sống động và phát triển, nhưng ngoài truyện vui Ba Phi, thơ Bút tre ra đều là ngoại biên hết. Văn hóa dân gian quá khức, như ca dao, tục ngữ có phân thanh và phần tục, như các bộ “Kho tàng”  thì chỉ ghi phần thanh, loại bỏ phần tục vì coi chúng là “không có tính giáo dục”. Đó là cách tự  làm nghèo vốn dân gian của ta. Cấu trúc văn học không đối xứng, trật tự thường là không bình đẳng. Đó là sự thật lịch sử mà ai cũng biết.

Trong công cuộc đổi mới văn học của chúng ta hôm nay vấn đề đổi mới thơ, đổi mới văn học đã trở thành một vấn đề của trung tâm, được trung tâm quan tâm. Trong các thời trước, đổi mới, làm thơ không vần như Nguyễn Đình Thi là bị cấm, coi là bất hợp pháp. Đổi mới thơ như Hoàng Hưng, Lê Đạt, Dương Tường, Đặng Đình Hưng cũng từng bị phê phán. Nhưng trong đổi mới thơ cũng có trung tâm và ngoại biên. Đổi mới kiểu Nguyễn Quang Thiều hôm nay được coi là trung tâm, nhưng khi mới xuất hiện, đối với một số người là ngoại biên, là thơ tây dịch sang thơ ta. Thơ của nhóm “Mở miệng” cũng là một thứ ngoại biên. Chúng ta có thể không thích nó, thậm chí ghét bỏ nó, nhưng nó vẫn là một phần, dù là rất bé nhỏ, rất phụ, đã lui vào quá khứ của quá trình văn học. Hiểu như thế mọi hiện tượng văn học ngoại biên đều đáng được xem xét, đều có ý nghĩa để soi sáng lịch sử văn học từ chỗ này hay chỗ khác. Vì vậy tạo ra vùng cấm trong nghiên cứu văn học là không nên. Điều này đúng như nhà lí luận văn học Lã Nguyên trong bài tham luận tại Hội nghị lí luận phê bình văn học Tam Đảo, đã được tạp chí của Hội đồng lí luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương đăng tải, muốn đổi mới phê bình văn học của chúng ta nhất thiết phải đổi mới khung tri thức lí thuyết, nếu không các sự cố do không hiểu nhau, hiểu nhầm, hiểu chệch sẽ xảy ra nhiều hơn, gây xáo trộn nhiều hơn trong đời sống bình thường.

4. Đối với trường Đại học sư phạm Hà Nội

Đại học sư phạm Hà Nội là một trường lớn của Quốc gia, để xảy ra một việc như trên là đáng tiếc. Tôi mong Khoa Ngữ văn, Ban Giám hiệu, các tổ Bộ môn cần có sự rút kinh nghiệm sâu sắc để làm tốt công tác đào tạo của mình.

Trong bài này chúng tôi chưa muốn nêu ý kiến về luận văn của Đỗ Thị Thoan, mà chỉ mới nêu vấn đề về cung cách xử lí vấn đề, sự xung đột thế hệ và xung đột về hệ hình nghiên cứu. Vấn đề là có đáng huy động lực lượng để làm một chiến dịch to lớn quy mô toàn quốc như thế không? Tôi mong sao những người có trách nhiệm đã sáng suốt đứng ra xử lí rất tốt sự cố Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư năm nào, thì nay sẽ lại góp phần làm giảm bớt tính nghiêm trọng đối với một luận văn cao học.

16 – 7 – 2013
Trần Đình Sử

Tôi đã nghĩ về việc bỏ CHDC Đức ra đi

Phạm Kỳ Đăng lược dịch
Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel trả lời phỏng vấn trên tờ Tuần báo Thế giới chủ nhật (Welt am Sonntag) ngày 21.07.2013
clip_image002
Foto: Reto Klar