Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

DƯƠNG KHIẾT TRÌ LÀM GÌ VIỆT NAM

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì sang gặp các lãnh đạo Việt Nam nhằm mục đích gì?

Published on July 1, 2014   ·   No Comments
NGUYENPHUTRONG-DUONGKHIETTRI

Sau hơn 1 tháng xảy ra sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở vùng biển của Việt Nam đã gây ra phản ứng mạnh mẽ phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam từ Trung Quốc. Lãnh đạo cấp cao Việt Nam đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương phản đối Trung Quốc nhưng không làm tổn hại quan hệ hữu nghị 2 nước Trung Việt và cử sứ thần đàm phán với Trung Quốc trên 30 lần (theo thông báo của BNG Việt Nam – cấp cao nhất là PTT, BT BNG Phạm Bình Minh). Kết quả Trung Quốc chỉ đáp lại Việt Nam không được quấy rối hoạt động của Trung Quốc, chủ quyền biển Đông, Hoàng Sa của Trung Quốc là không bàn cãi. Nếu Việt Nam cố tình quấy rối Trung Quốc thì Việt Nam phải gánh chịu hậu quả. Tập Cận Bình người đứng đầu Trung Quốc cũng đã nói thẳng với PCTN Nguyễn Thị Doan khi tham dự hội nghị ở Thượng Hải rằng Trung Quốc thấy không cần có cuộc gặp cấp cao 2 nước, có gặp đ/c Phú Trọng cũng không giải quyết được gì. Việt Nam cần chấm dứt quấy rối Trung Quốc, điều đó có nghĩa là cánh cửa thương lượng ở cấp cao 2 nước để giải quyết sự kiện Hải Dương 981 đã đóng cửa.

GIÚP ĐỂ XÂM LƯỢC

2400. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn “đồng chí” hay quốc gia, dân tộc?

Posted by Admin on June 30th, 2014
Trần Sơn Lâm
30-06-2014
(GDVN) – Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam…Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc “đồng chí, anh em”?
LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông.
Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả!
Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước.
H1Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt – Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.
Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.
Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam
Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.
Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác.
Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.
Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.
Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.
Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.
Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội.
Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để “dạy cho Việt Nam một bài học”. Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989.
Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.
Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.
Về mặt kinh tế ngoài việc khuyến khích thương nhân Trung Quốc thực hiện các hành vi phá hoại nền kinh tế của ta như mua vó bò, mua đỉa, lá vải, hoa thanh long…họ còn tìm mọi thủ đoạn để đội vốn, đưa công nghệ lạc hậu vào các dự án, công trình của ta làm ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển kinh tế và hiệu quả của đồng vốn đầu tư của Việt Nam.
Qua các hành vi trên, quả thực không thể hiểu nổi giới chức Trung Quốc theo hệ tưởng gì, nó hoàn hoàn toàn xa lạ với các học thuyết tư tưởng, tôn giáo tiến bộ của nhân loại. Những hành động của lãnh đạo Trung Quốc đối với láng giềng chỉ cho thấy một lòng tham vô đáy, bành trướng, hung hăng.
Trung Quốc không chỉ bành trướng lãnh thổ, mà còn di cư ồ ạt những người thuộc dân tộc Hán đến các quốc gia khác và đang gây ra những vấn đề nhức nhối, dẫn đến phản ứng gay gắt về sắc tộc tại những khu vực này. Tại đất nước họ, sự phân hóa giầu nghèo, khoảng cách phát triển và bất công xã hội đang tăng lên. Tất cả những vấn đề này đang làm cho xã hội Trung Quốc bất ổn, đời sống người dân bất an, đánh bom khủng bố nổ ra liên tục. Điều đó cho thấy chính các nhà lãnh đạo Trung Quốc còn không được lòng dân của họ.
Đây là gốc của vấn đề chúng ta cần làm rõ để xác định rõ ràng rằng, Nhà nước ta khác với Trung Quốc. Chúng ta đặc biệt tôn trọng lợi ích dân tộc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình cũng như của các nước láng giềng. Chúng ta không đi xâm lược, chúng ta không gây hấn, khiêu khích với ai, nhưng chúng ta cũng sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Khởi kiện Trung Quốc là lựa chọn tốt nhất cho Việt Nam, phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền
Việc chúng ta khởi kiện Trung Quốc xâm lược, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, 7 bãi đá ở Trường Sa (năm 1988, 1995) và cả những hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam như vụ giàn khoan 981 ra tòa án quốc tế việc là một việc làm rất cần thiết, vì đây là đất của ta, vùng biển của ta đã được Hiệp định Geneva công nhận và bản thân Trung Quốc đã ký vào hiệp định này.
Theo thăm dò trên các mạng xã hội cho thấy, kết quả tính đến ngày 27/6 trong tổng số người được hỏi tại báo mạng Dân trí có 250375(96%) tán thành kiện Trung Quốc, có 9126(4%) không tán thành. Các báo mạng khác đều cho thấy tỷ lệ tán thành ý kiến kiện Trung Quốc luôn ở tỷ lệ đa số.
Bản thân hội Luật gia Việt Nam cũng đã hai lần tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc và khẳng đỉnh cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và nêu rõ nếu kiện chúng ta sẽ thắng.
Tôi cho rằng, việc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế cũng sẽ làm cho quan hệ của ta với Trung Quốc trở nên bình thường, bớt căng thẳng và không gây nên nguy cơ xung đột quân sự vì nếu Việt Nam và Trung Quốc không tự phân xử được thì để quốc tế phân xử.
Trung Quốc có thể không tham gia vào vụ kiện này và có thể không chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Quốc tế, nhưng thế giới văn minh sẽ thấy rõ bản chất côn đồ, ngoài vòng pháp luật của Trung Quốc và uy tín quốc tế của họ sẽ xuống dốc.
Đến thời điểm này, không đắn đo gì nữa, chúng ta cần nhận thức một cách sâu sắc rằng, dư luận quần chúng chính là Hội Nghị Diên Hồng trong thế kỷ 21 và phải xác định rõ mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung quốc là mối quan hệ bình đẳng giữa hai nước độc lâp, có chủ quyền, bình đẳng, phải tôn trọng lợi ích, sự toàn vẹn lãnh thổ theo các hiệp định quốc tế đã được 2 bên cùng ký kết, cần giải quyết mọi bất đồng theo luật pháp quốc tế.

CHUYỆN XƯA

CHUYỆN XƯA NAY MỚI NÓI - KỲ 11 : Hội nhà văn của nước ta – kỳ 2….



       ĐẠI HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 7 ( 23/25-4-05) :

                                         ( tiếp theo)

Chính “bóng tối” hiện đang bao phủ trên rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân đã che đậy tội lỗi cho những tên cán bộ tham nhũng và sa đoạ của Đảng và Nhà nước, giúp chúng lọt lưới trừng phạt của pháp luật và được hưởng đặc ân “xử lý nội bộ” vốn là một  thủ đoạn ngạo mạn,  ngồi xổm lên luật pháp.
Minh bạch hoá từ việc nhỏ như tài sản của cán bộ cho tới việc lớn như  chi tiêu ngân sách Nhà nước là bước khởi đầu đi tới một xã hội dân sự .
Nhà văn Hoàng Quốc Hải đòi “minh bạch” ngay trong kiểm duyệt tác phẩm :

“ Chúng ta đang sống trong một xã hội công dân , đòi hỏi mọi sự phải giải quyết minh bạch. Vì vậy những tác phẩm bị kiểm duyệt toàn bộ hoặc kiểm duyệt một phần  cần được công bố công khai . Và nói rõ tác giả đã vi phạm những điều nào , điều nào theo luật định. Nếu tác giả không chấp thuận, họ có quyền khiếu nại việc đó ra toà dân sự…”

MỘT QUỐC GIA ĐANG TỰ SÁT

30/06/2014

MỘT QUỐC GIA ĐANG TỰ SÁT?!

Võ Thị Hảo
Trước họa xâm lăng đang chẹn cổ,  nếu Việt Nam chậm cải cách thể chế  nghĩa là tự sát.
Một quốc gia gần trăm triệu dân mà tự sát trong thời đại đầy những cơ hội cứu dân cứu nước và cường thịnh này thật khốn nạn thảm khốc biết chừng nào!
Ta nghe, nay dường như trong không trung, trong bầu trời Việt Nam, trong sự đớn hèn và đồng lõa đã thoảng mùi tự hoại từ tấm thân vô giá của đất nước. Nếu cứ đà này, một mai thôi, khi nhìn đến, nước Việt đâu chẳng thấy, chỉ còn là mảnh hồn oan. Hồn oan nước Việt dật dờ ngàn đời oán khí chẳng tan.
Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào cắm chốt ở lãnh hải Việt Nam, ngày một tăng thêm những hành động xâm lấn, lòng dân một mặt sục sôi căm hận hành động của Trung Quốc, một mặt lại phẫn nộ vì nhà cầm quyền Việt Nam đã chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ đất nước, thậm chí còn cấm đoán, đàn áp  dân xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Nhiều câu hỏi đặt ra: Đất nước này đang thuộc về ai?
Trách nhiệm cứu nước đang dồn lên vai mọi công dân Việt Nam. Con đường nay đã khác. Muốn thoát họa xâm lăng thì phải “thoát Trung”. Muốn “thoát Trung”, trước hết phải thoát ý thức hệ lạc hậu, phản tự nhiên, nền tảng của chính thể độc tài để cải cách thể chế. Đó chính là thực hiện cuộc Cách mạng Nhung Việt Nam, vừa cứu nước, vừa tránh được thương đau cho muôn dân.

KHÓ CHO VN

30/06/2014

Bốn khó khăn về mặt tâm lý - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lăng


Mạc Văn Trang
Mưu đồ xâm lăng, thống trị Việt Nam đã được Trung Cộng tính toán từ lâu, thực thi từng bước, mà bất cứ ai là người dân Việt có chút lương tri, trách nhiệm với đất nước đều thấy rõ. Một số vụ việc cụ thể, tiêu biểu là: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa 1974; chiếm đoạt một số cứ điểm quan trọng sau chiến tranh biên giới phía Bắc 1979; đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa 1988; lấn chiếm khoảng 1500 km2 trong quá trình xác định, ký kết Hiệp định biên giới Việt – Trung (1999) và gần đây là hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kèm theo đó là những hành động xâm lăng tàn bạo, thái độ trâng tráo, bất chấp tất cả, đúng nghĩa một kẻ xâm lược trắng trợn, đòi độc chiếm Biển Đông…
Thực tế là “ta càng nhân nhượng, giặc càng lấn tới, vì chúng quyết cướp nước ta”, khuất phục dân ta, bắt dân ta phải sống dưới sự cai trị của chúng. Ách cai trị của Trung Cộng không phải để “khai hóa văn minh” như các nước tư bản phương Tây, mà là sẽ phát động những cuộc “cách mạng văn hóa” để tiêu diệt hàng chục triệu người làm Trung Cộng “ngứa mắt” (?); là thực hiện mưu đồ diệt chủng như Pôn Pốt đã làm ở Campuchia; là tiến hành quá trình Hán hóa như ở Tây Tạng, Tân Cương; là sẵn sàng cho xe tăng nghiền nát nhiều ngàn người trong một đêm, tại cuộc biểu tình mồng 4 tháng 6 năm 1989 ở quảng trường Thiên An Môn… Đó là viễn cảnh của Việt Nam dưới ách cai trị của Trung Cộng.

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

NƯỚC CỜ SẮP ĐẾN CỦA TRUNG QUỐC

Nước cờ sắp đến của Trung Quốc
BVB blog 24.6.14

            * LỮ GIANG
Hôm 16.6.2014, Giáo Sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã viết bài “China’s Information Warfare Campaign and the South China Sea: Bring It On!” (Chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc và Biển Đông: Hãy bàn cãi nó!) trên tờ The Diploma của Nhật Bản, cho rằng Trung Quốc đang mở một mặt trận mới để thực hiện âm mưu xâm chiếm Biển Đông. 
Trên đài RFI của Pháp, Trọng Nghĩa đã giới thiệu bài này, kèm theo là bản dịch toàn văn bài đó. Tiếp theo, các websites trong nước, từ chinhphu.vn, nguyentandung.org đến các báo online khác đều đăng lại bài đó dưới đầu đề “Bộ mặt thật ‘Tam chủng chiến pháp’ của Trung Quốc về Biển Đông”.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

QUỐC THỔ TRẦM LUÂN DÂN TỘC LUỴ

26/06/2014

“Quốc thổ trầm luân dân tộc lụy…” (Tây Hồ Phan Chu Trinh)

Nguyễn Thượng Long
Vì những hoạt động chống Pháp trong phong trào Duy Tân, tháng 3 – 1908 Phan Chu Trinh bị thực dân Pháp bắt giữ lần thứ nhất ở Hà Nội rồi chúng mang cụ về Huế và giam ở nhà lao Thừa Phủ. Ngày 04- 4-1908 cụ bị Pháp đầy ra Côn Đảo, lúc đi ngang qua cửa Thượng Tứ cụ đã than lên bốn câu tứ tuyệt vô đề:
“Luy tuy thiết toả xuất Đô Môn
Khảng khái bi ca thiệt thượng tồn.
Quốc thổ trầm luân dân tộc luỵ
Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn.” (PCT)

NHÀ BÁO

Nhà báo Phạm Chí Dũng hội luận
với giáo sư Carl Thayer và
người Việt ở Úc
Ngày 14/6/2014, một cuộc hội luận về chủ đề TPP và Biển Đông đã được Đài SBTN Úc châu tổ chức. Tham gia cuộc hội luận này có giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc, đại diện cộng đồng người Việt ở đất nước những chú chuột túi Kangaroo, và nhà báo Phạm Chí Dũng từ dân tộc đang phải hứng chịu tủi nhục bởi Trung Quốc.
Dưới đây là phần diễn đạt của nhà báo Phạm Chí Dũng trong tương tác với các vấn đề đặt ra từ người điều phối chương trình SBTN - luật sư Nguyễn Văn Thân - và các diễn giả khác.

ĐẠI VỆ CHÍ DỊ - CHỮ KÊ

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 69.
NGƯỜI BUÔN GIÓ

Bấy giờ quân Tề ngày càng ngang ngược, mỗi lúc lại đưa thêm chiến thuyền vào biển Vệ. Vệ điều ngư dân ra chống đỡ, thế giặc mạnh như chẻ tre. Thuyền bè nước Vệ xểnh ra là bị đánh tan nát, tháo chạy như vịt trên biển. Tàu thuyền cập bến sửa chữa không kịp.Nước Vệ cực chẳng đã, không còn cách nào khác. Một mặt vẫn phải đưa thuyền dân binh, vệ binh ra biển. Mặt khác dâng tấu liên tiếp đến Tề, dòng dã hơn 50 ngày dai dẳng mà ngoài chiến hải chẳng đầy lùi quân Tề một tấc. Trái lại thế của Tề ngày càng mạnh hơn.
Có người dâng kế tính chuyện sai sứ đi khắp nơi cầu cứu, mới tính đến chuyện đó đã thấy các triều thần lảng ra. Người dâng sớ đến từng đại thần. Đại thần nào đọc sớ xong cũng phán giống nhau.
- Phải bình tĩnh, kiên trì dùng ngoại giao, giữ vững ổn định chính trị. Không được manh động lúc này.
Sanh Hường cai quản nghị viện, vốn ngầm cánh với Vệ Kính Vương, cả hai đều chủ ý muốn nhịn quân Tề.  Khi thấy người hỏi đến mình, Hường khéo léo sai thuộc hạ nói thác rằng việc lớn là cần phải giữ nghiêm triều chính, ổn định chính trị, giữ hòa khí hai nước.

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

T Q ĐÂM VỠ TÀU KIỂM NGƯ V N

Tàu Trung Quốc hành xử như cướp biển, đâm vỡ tàu Kiểm ngư Việt Nam

Published on June 24, 2014   ·   No Comments

13g50 ngày 23-6, khi theo tàu CSB 8003 đến hỗ trợ tàu kiểm ngư 951, phóng viên Tuổi Trẻ nhìn thấy một vật thể tròn to, màu đỏ trôi dập dềnh ở phía xa, về hướng các tàu Trung Quốc.
Các sĩ quan cho biết đó là phao bè cứu sinh tự thổi của tàu kiểm ngư 951. Đó là hậu quả cú đâm trí mạng của tàu Trung Quốc làm chiếc phao này dù được chằng buộc rất chắc chắn đã bị hất tung xuống biển.

THẬT KHÔNG

TƯỚNG Nguyễn Chí Vịnh rơi lệ vì Trung Quốc

Published on June 24, 2014   ·   1 Comment
NGUYENCHIVINH-BIENDONG

Dương Minh Long, mình biết, là một nhà nhiếp ảnh có tài.
Anh đã dự và chụp bức ảnh tướng Vịnh đang nói chuyện với kiều bào tại Sứ quán ta ở Praha, cộng hòa Sec vào lúc 18g25 ngày 11.6.2014.
Trong khi nói chuyện, trao đổi với kiều bào về tình hình biển Đông, tướng Vịnh xúc động và Long đã chụp đúng thời điểm tướng Vịnh rơm rớm nước mắt, ảnh rất ấn tượng. Ông Vịnh nhìn hầm hố thế thôi, dễ xúc cảm.
Và 1 câu hỏi rất hắc cùng với câu trả lời rất nhanh của tướng Vịnh gửi cho chúng ta một thông điệp quan trọng:
- “Xin Thượng Tướng cho biết hiện nay quan hệ giữa Việt Nam và TQ là mối quan hệ anh em, quan hệ bạn bè – hay quan hệ đồng chí?” – Một kiều bào hỏi.
- “Tôi xin trả lời anh luôn: quan hệ của chúng ta hiện nay với TQ là quan hệ láng giềng!” – Tướng Vịnh trả lời.
Một câu trả lời rất tuyệt, nhiều ý nghĩa và thời điểm căng thẳng này.
Một câu trả lời gợi mở sự thay đổi rất lớn về chủ trương của nhà nước trong quan hệ với Trung Quốc.
THEO BLOG NGYỄN QUANG VINH

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN

CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NHÂN QUYỀN VIỆT NAM TẬP KẾT ĐẾN LIÊN HIỆP QUỐC

VN tuyên bố về nhân quyền ở LHQ
Bốn nhà hoạt động Nguyễn Quang A, Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Thị Vy Hạnh và Trịnh Hữu Long tại Liên Hiệp Quốc
Các nhà hoạt động đã có mặt ở Liên Hiệp Quốc trước phiên họp về Việt Nam
Việt Nam sẽ ra tuyên bố về chuyện họ chấp nhận bao nhiêu trong số hơn 200 khuyến cáo của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại phiên họp chiều nay ở Geneva.

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH GENEVE

Toàn văn Hiệp định Genève
20.7.1954 và Bản Tuyên bố
cuối của hội nghị         
         
Thứ trưởng Tạ Quang Bửu & thiếu tướng Delteil kí kết
Thứ trưởng Tạ Quang Bửu & thiếu tướng Delteil kí kết
Trần Xuân An dịch
HIỆP ĐỊNH VỀ SỰ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM, 20-7-1954

NĂM NHẬN ĐỊNH

Năm nhận định về quan hệ Việt-Trung (1)

Từ Linh
clip_image001Giữa những ngày giàn khoan 981 nghênh ngang thách thức chủ quyền Việt Nam và gây không ít hoang mang, bài này xin được góp một số ý nghĩ về bốn bên liên quan: Mỹ, Tàu, Đảng và dân. Có ý sẽ làm người lạc quan phật lòng, có ý sẽ làm người bi quan bất đồng, có ý có thể chủ quan, nhưng xin chép cả vào đây, như góp một cái nhìn tham khảo. Bài chia làm năm phần, tương ứng với năm câu hỏi-đáp, xin tóm gọn như sau:
1. Mỹ có đối đầu Tàu vì Việt Nam không? Không! Người hùng giờ thấm mệt, thích chăm việc nhà và việc gần hơn lo việc thiên hạ quá xa.
2. Tàu có đánh Việt Nam không? Đánh làm gì khi Tàu gần như đã có những gì họ muốn: một chế độ ngoan như tay sai, một lãnh thổ họ tha hồ tung hoành và đang từng bước trở thành thuộc quốc.
3. Đảng có cứu nước không? Làm gì có, vì có quá nhiều dấu hiệu cho thấy Đảng đang hành xử như tay sai mẫn cán của Tàu, lo giữ ghế hơn lo giữ nước.
4. Chỉ còn lại dân? Đúng! Khi dân là những người tự do, không sợ hãi, không bị ngoại bang bịt miệng trói tay.
5. Họ đang đẩy dân vào thế bất tuân dân sự? Vâng! Và đây sẽ là cuộc đấu tranh: ngoài chống giặc ngoại xâm, trong chống bọn bán nước, giành lại cho dân quyền lực chính đáng của mình.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

BÁC BA PHI

BÁC BA PHI ĐI THĂM MỸ - KỲ 114


                          (tiếp theo)



Cả nước có bao nhiêu xã ? Rồi thì các Ban bệ của đảng. Rồi Hội đồng chính phủ, các cơ quan ban ngành đoàn thể….Kể sao cho xiết ? Nếu coi cứ mỗi quan tham  là một con chuột thì cái đàn chuột đang đục khoét, gặm nhắm cơ thể đất nước Việt Nam này phải lên tới cả mấy chục vạn con. Oi chao ôi thử tưởng tượng cả một đàn chuột khổng lồ đông như kiến cỏ vậy, xúm lại đục khoét  thì có mà xác khủng long đi nữa rồi cũng chỉ còn xương với da.
Đó…đó chính là ý nghĩ của bác Ba Phi về bộ máy của đảng và Nhà nước là vậy. Nó phải khổng lồ hơn gấp trăm lần quan lại triều đình bất kỳ thời phong kiến nào. Ngày xưa chỉ có một vua ngồi mãi trên ghế cao ở triều đình, quan lại tham nhũng cũng chỉ có một số ở cấp trung ương, xuống đến tỉnh, đến huyện, đến xã thì số quan tham cũng chỉ là thiểu số so với số quan thanh liêm. Còn bây giờ…ôi chao ôi 16 ông Bộ chính trị là 16 ông vua…mấy trăm ông Uỷ viên Ban chấp hành là mấy trăm ông đại thần, rồi toả xuống tỉnh huyện xã…biết bao nhiêu là ông lớn nữa. Khổ thay trong cái đám quan lại của đảng và Nhà nước đó, khó kiếm anh nào không tham nhũng, không ăn cắp tiền của dân, chẳng thằng nào nào thanh liêm hết, thằng nào cũng chỉ nhăm nhăm móc tiền công quỹ.
Đó…đảng , Chính phủ trong con mắt bác Ba Phi là vậy . Chỉ có điều bác không nói ra . Bác cũng giống như đại đa số người trong nước, thừa biết đảng Nhà nước phần lớn tham nhũng, ăn cướp của dân cả thôi , nhưng nói ra có ích gì , có xoay chuyển được gì , có khi mang vạ vào thân, thôi tốt hơn hết là mặc kệ họ muốn làm gì làm, vận nước đã thậm cấp chí nguy vậy rồi, thôi thì mặc xác , muốn ra sao thì ra, đảng ăn cắp cũng được, đảng bán nước cho Tàu cũng được, mặc cha đảng, thằng dân cứ nhắm mắt kiếm sống, ngày ngày mang tiền về nuôi vợ con là được.
Tâm trạng bác Ba Phi y vậy. Nhưng sức mấy bác thổ lộ những ý nghĩ thầm kín cho “lão già” nghe.
“ Bác đánh giá thế nào về đảng và Nhà nước hiện nay ?”
“ Tôi không biết nha…Anh về nước mà hỏi mấy ông Nguyễn Phú Trọng , Trương Tấn Sang,  coi họ trả lời sao nha ?”
 “ Lão già” cười cười  :
“ Tôi muốn hỏi bác, một nông dân Nam bộ sau khi đi thăm Mỹ về, chứng kiến xã hội văn minh thì bác nghĩ gì về đảng và Nhà nước hiện nay ? Tôi muốn hỏi bác chớ ba cái thằng cha đó hỏi làm gì, vạch đầu gối ra hỏi còn có lý hơn…”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Tôi có biết ba cái ông Đảng Nhà nước ở tận đẩu tận đâu mà nghĩ gì về họ. Hàng ngày tôi chỉ thấy ba ông cán bộ xã với mấy cha cảnh sát giao thông chứ có thấy ông đảng Nhà nước nào đâu ?”
“ Lão già” bật cười :
“ Đó đó…mấy ông đó chính là Đảng, Nhà nước đấy…”
Bác Ba Phi cười  theo :
“ Nếu mấy cha đó mà là Đảng Nhà nước thì phải thừa nhận đảng , Nhà nước ta ăn tiền như điên…”
“Lão già” còn muốn hỏi bác Ba Phi nữa , nhưng bác cứ lảng chuyện nên xoay sang hỏi câu khác :
“ Thôi được rồi, nếu không muốn nhận xét về đảng, Nhà nước ta thì thôi cũng được. Tôi chỉ muốnhỏi bác sau mấy tháng đi thăm Mỹ bác thấy xã hội Mỹ nó khác ta ở chỗ nào ?”
Bác Ba Phi ngẫm nghĩ rồi trả lời rụt dè :
“ Qua gần hai tháng ở bên này tôi thấy xã hội Mỹ có nhiều điểm văn minh tiến bộ hơn xứ mình nhiều lắm. Trước tiên là những mối quan tâm hàng ngày của họ  khác xa người mình. Người mình tối ngày chỉ lo chuyện con cá lá rau, đầu tắt mặt tối kiếm tiền nuôi vợ nuôi con. Ngược lại bên này, người Mỹ ngày ngày chỉ tìm cách sống sao cho sướng . Nào sinh nhật, nào hội hè, nào du lịch…lúc nào cũng thấy họ nhảy nhót, ca hát, cười nói vô tư. Người Mỹ đối với mọi người xung quanh kể cả người nước ngoài rất thân thiện. Còn dân mình mặt mũi lúc nào cũng nghiêm trọng, đăm chiêu, lúc nào cũng như lo lắng chuyện gì đó. Nhất mấy ông trong chính quyền, mấy cô trong cơ quan Nhà nước. Mặt mũi lúc nào cũng như cái tủ lạnh, nhìn ai cũng như quân thù quân hằn. Lạ thế.  Mặc dầu tôi không biết tiếng Mỹ nhưng sang đây ngần ấy ngày mà chưa thấy cảnh khóc lóc, thở than nào trên tivi. Nước mình ngược lại, mở tivi ra là thấy cảnh  than trời, khóc đất . Nhân tiện tôi hỏi ông, sao trong cải lương, phim ảnh của mình khóc nhiều vậy nhỉ ?”
“ Lão già “ bật cười :
“ Bác nhận xét chí lý lắm, chẳng cứ cải lương với điện ảnh, ngay trong nhạc tiền chiến ngày xưa cũng toàn là “giọt mưa thu” với đêm đông”, còn nhạc bây giờ cũng toàn là “não tình” sướt mướt khóc than “mất em”, “mất anh” rồi…”
Chị Kelly Thi ngồi sau xe từ nãy chỉ nghe chuyện, giờ mới reo lên :
“ Hai bác phát hiện ta dân ta mau nước mắt là đích đáng lắm .Năm ngoái tôi về Việt Nam có ra Huế chơi. Buổi tối mấy chị bạn rủ xuống thuyền trôi trên sông Hương nghe ca Huế. Oh My God… suốt cả mấy giờ liền tôi bị tra tấn bởi đủ thứ đàn, phách, nhạc, lời  ca than mây khóc gió, người cứ nhão ra như bánh tráng trụng nước. Lúc lên bờ, tôi hỏi ông phụ trách : các bác hát hay thì thật là hay nhưng tối nào cũng cứ than mây khóc gió thế này thì còn tinh thần đâu mà “ hăng hái dũng cảm, thông minh, sáng tạo tiến lên hiện đại hoá, công nghiệp hoá” như khẩu hiệu to tổ bố ở trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố ?” Ong phụ trách nhìn tôi như nhìn người ngoài hành tinh :” Tôi thấy chị cũng là người Việt Nam sao chị hỏi vậy ? Ca cổ là vốn quý của dân tộc, may mắn lắm mới được thưởng thức một đêm như thế này chị không thấy hạnh phúc sao ?”. Vài cô ca sĩ và các tay đờn nghe tôi hỏi vậy thì xúm lại. Tôi đang lo có thể bị kết tội  coi thường văn hoá dân tộc mà nếu không may, cái mảy nảy cái ung thì biết đâu tôi chẳng bị mời lên Sở công an  điều tra xét hỏi , chậm trễ ngày về Mỹ đi làm nhỡ mất job thì nguy.”
Rất may có một anh thanh niên đánh đàn kìm nhảy vào bênh tôi :
” Chị ấy nhận xét đúng đấy.Suốt cả buổi toàn nghe nỉ non, than khóc thì rũ ra là phải rồi, còn tinh thần đâu mà phấn đấu tiến lên nữa. Nhưng chị thông cảm, những bài ca nhạc này là do ông tôi để lại cho bố tôi, bố tôi truyền lại cho tôi, rồi tôi lại truyền cho con tôi. Cứ như thế sao mà thay đổi được…”.
Vớ được anh đờn kìm này tôi mừng quá, hỏi luôn :
“ Tôi có nói là cần thay đổi đâu ? Tôi chỉ muốn hỏi tại sao não nề, buồn thảm vậy thôi ?”.
Anh thanh niên cười buồn :
“ Chắc  do nước mình là nước nhược tiểu… cả mấy ngàn năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà không ngóc nổi đầu lên nên mới buồn rầu vậy…có thể gọi đó là nỗi buồn nhược tiểu …”
Bác Ba Phi lắc đầu :
“ Nước mình so với khối nước trên thế giới đâu có thua kém gì, sao lại gọi là nhược tiểu được. Dân mình buồn chắc do đói kém, thiếu ăn thôi…”
“ Lão già” phản đối :
“ Dân đói kém thiếu ăn thì có hát hỏng gì đâu, chính lớp ca sĩ trẻ giàu có, ăn chơi xả láng vẫn hát nhạc “não tình”  khóc gió than mây kìa…Chẳng qua cái tình tự dân tộc mình nó vậy nên mới vậy …”
Chị Kelly Thi bật cười :
“ Ong lý giải theo kiểu “đánh bùn sang ao” vậy thì tác dụng gì. Theo tôi thanh niên bây giờ thích hát nhạc “não tình” là vì Đảng và Nhà nước khuyến khích tụi nó lao vào yêu đương nhăng nhít, hưởng thụ vật chất, ăn chơi sành điệu để quên đi những vấn nạn như mất dân chủ, tham nhũng, ngoại xâm đang rình rập…Quên hết những thứ đó đi, chớ có quấy rầy Đảng để đang lo vơ vét và ngấm ngầm bán nước cho Tàu…”
Bác Ba Phi than thầm, đó quay đi quay lại trở về chuyện chống cộng, chửi Đảng, chửi Nhà nước. Hình như mọi câu chuyện với chị Kelly Thi và “lão già” đều dẫn tới chỗ đó thì phải. Bác nghe rồi để ngoài tai cũng không được mà hùa theo với hai người đó sa đà vào chuyện chính trị chính em thì cũng không xong, bác đành đánh trống lảng :
“ Thôi ta về cho sớm, ăn chia tay với chủ nhà rồi chị Kelly Thi cho tôi về .  Ut nhà tôi giờ này chắc cũng về rồi. Tôi phải bảo nó lấy vé cho tôi về Việt Nam sớm thôi. Ở bên này mãi sốt ruột quá…”
Chị Kelly Thi tròn mắt :
“ Ua sao kỳ vậy ? Người trong nước sang đây chỉ muốn ở lại càng lâu càng tốt để hưởng không khí tự do dân chủ, tiện nghi vật chất . Sao bác lại khăng khăng đòi về sớm vậy…”
Bác Ba Phi thở dài :
“ Ay cái tính tôi nó vậy…cả đời cứ phải loanh quanh xó nhà, chết khiêng ra đồng thì nhắm mắt mới yên. Còn cứ ở đồng đất nước người, xa xôi ngàn dậm vậy có cho tôi ăn yến tôi cũng chịu , chẳng ăn đời ở kiếp được…”
Chị Kelyy Thi gật đầu :
“ Tâm lý mấy ông bà già Việt Nam kỳ quặc thật. Ở bên này cũng có nhiều ông như vậy, vượt  biên bằng được , đào thoát khỏi chế độ cộng sản bằng được, sang bên này coi như được lên thiên đàng, ấy vậy mà sau hai, ba chục năm, trở về già, cha nào cha nấy cứ nhấp nhổm trở về quê sống mới kỳ chớ…”
“ Lão già” cười hềnh hệch :
“ Ay ấy…trừ tôi  nha…tôi có sống tới năm 90 tuổi bảo tôi về Việt Nam sống tôi cũng chịu…thà chết dấm chết dúi ở bên này còn sướng hơn chui đầu về cái địa ngục cộng sản đó…”


 (còn tiếp)

         

CHUYỆN XƯA NAY MỚI NÓI

CHUYỆN XƯA - NAY MỚI NÓI : Hội nghị lý luận phê bình VĂN HỌC – Kỳ 5

                    TP Hồ Chí Minh 9-2007

                  Đảng ơi, xin cứu chúng tôi
                                                                                    

Phải nói ngay rằng ngày xưa, thời bao cấp, các nhà phê bình văn học nằm trong lực lượng chiến sĩ cảnh vệ trên mặt trận văn hoá văn nghệ của Đảng nên “quyền” lớn  và “lợi” cũng lớn lắm.
Ngày đó làm công tác “ nghiên cứu lý luận phê bình” dễ dàng và thuận lợi biết chừng nào. Cứ đón gió, lắng nghe ý kiến các anh Năm ( tức Trường Chinh), anh Lành ( tức Tố Hữu)…rồi thì cứ mang tính đảng, tính giai cấp , tính nhân dân ra mà “giã” thì thằng nào cũng chết.
Còn nhớ vào cái thời huy hoàng rực rỡ đó, cứ mỗi lần đồng chí Sóng Hồng( tức Trường Chinh),đồng chí Lê Đức Thọ, đồng chí Xuân Thuỷ, đồng chí Tố Hữu ra tập thơ là mấy nhà “phê bình văn học” cấp quốc gia như Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Vũ Đức Phúc, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức…lại tranh nhau “thổi” lên mây xanh. Rồi đối với  dân sáng tác, chẳng may anh nào bị cấp trên chê một câu là các nhà phê bình xúm vào đánh đòn hội chợ , thật chẳng khác gì quạ ngửi thấy mùi xác chết. Trên bảo đánh một, các phê bình gia của đảng thừa thế xông lên đánh gấp hai ba khiến các nhà văn, nhà thơ “phạm huý” coi như cầm chắc gác bút đi cầm cuốc dăm bảy năm.

HÃY MỞ TO MẮT

Xin hãy mở to mắt

Nguyễn Trung


Tiếp theo những sự kiện gây hấn liên tục từ mấy năm nay ở Hoa Đông và khu vực bãi san hô Scarbourough, sự kiện giàn khoan HD 981 và việc Trung Quốc đang ráo riết xây dựng các căn cứ nổi tại các bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập thuộc nhóm các đảo Trường Sa của Việt Nam (Trung Quốc đánh chiếm năm 1988) đánh đi một tín hiệu báo động với các nước trong khu vực và cả thế giới: Trung Quốc đang bước vào thời kỳ thực hiện quyết liệt khát vọng bá chiếm Biển Đông, với mục tiêu trước mắt trở thành đế chế đại dương. 
Toàn bộ bước đi nói trên của Trung Quốc mở đầu một giai đoạn mới của quá trình thực hiện khát vọng trở thành siêu cường vào khoảng giữa thế kỷ này. Với những tính toán dựa trên thực tế là cục diện quốc tế sau chiến tranh Iraq (2003 -2010) đã chuyển sang thế giới đa cực với nhiều diễn biến mới phức tạp, Trung Quốc trong nhiệm kỳ Hồ Cẩm Đào (khóa 17 của ĐCSTQ 2007 – 2012) đã chủ trương kết thúc thời kỳ giấu mình chờ thời , để chuyển sang thời kỳ thể hiện sức mạnh thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”, với những bước đi cứng rắn được xác định tại đại hội 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thời Tập Cận Bình.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

ĐẰNG SAU CÔNG HÀM

ĐẰNG SAU PHẠM VĂN ĐỒNG LÀ NHỮNG AI?

Published on June 18, 2014   ·   No Comments
phamvandong

Cách đây hơn một tháng, khi nói đến những bế tắc của chính quyền Việt Nam trong cuộc đương đầu với sự bành trướng trên Biển Đông của Trung Quốc, hầu như mọi người đều cho đó là hậu quả của các chính sách sai lầm của đảng Cộng sản Việt Nam kể từ sau Hội nghị Thành Đô năm 1990: “Lấy giặc làm bạn”.
Bây giờ, khi Trung Quốc đưa vấn đề Biển Đông lên Liên Hiệp Quốc với những bằng chứng pháp lý sờ sờ về việc thừa nhận cả Hoàng Sa lẫn Trường Sa là của Trung Quốc qua bức công hàm do Phạm Văn Đồng, Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ký ngày 14 tháng 9 năm 1958, người ta mới thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền trên Biển Đông từ lâu lắm, chỉ 4 năm sau Hiệp định Geneva phân đôi đất nước.
Từ đó, hầu như mọi sự phê phán đều tập trung vào Phạm Văn Đồng.
Dĩ nhiên, sự phê phán ấy hoàn toàn đúng.
Nhưng nên nhớ một điều: Phạm Văn Đồng thường than thở tuy ông là thủ tướng lâu nhất nhưng cũng là một thủ tướng bất lực nhất, bất lực ngay cả trong việc sắp xếp hay thưởng phạt nhân sự dưới quyền. Một thủ tướng không thể cách chức một chủ tịch tỉnh hay chủ tịch huyện liệu có thể một mình quyết định một chính sách quan trọng liên quan đến lãnh thổ và lãnh hải của đất nước như trong cái công hàm ông ký?
Chắc chắn là không.
Có thể khẳng định dứt khoát: tác giả của cái công hàm bán nước năm 1958 không phải chỉ là một mình Phạm Văn Đồng. Mà, ít nhất, của cả Bộ chính trị. Trong Bộ chính trị lúc ấy, Phạm Văn Đồng chỉ là người đứng hàng thứ tư, sau Hồ Chí Minh, Lê Duẩn và Trường Chinh và trên Lê Đức Thọ, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Chí Thanh.
Không thể chỉ đổ tội cho một mình Phạm Văn Đồng mà quên đi cái tội của những người có quyền lực hơn ông, hơn nữa, có thể đã chỉ thị cho ông trong việc ký kết cái công hàm khốn nạn ấy.
Trong số những người ấy, không thể loại trừ Hồ Chí Minh.
THEO FB NGUYỄN HƯNG QUỐC

BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG

Biển Đông trên bàn cờ lớn của Trung Quốc

Published on June 18, 2014   ·   No Comments
biendong

Đối với nhiều người, hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông luôn khó hiểu. Quan sát sự khác biệt giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, Ryan Santicola kết luận Trung Quốc không có cách tiếp cận nhất quán. Brad Gloasserman cũng thấy khó giải thích lý do Trung Quốc lại chọc giận nhiều nước láng giềng của họ cùng một lúc. Tuy nhiên, xem xét các động thái của Trung Quốc dưới lăng kính văn hóa chiến lược của Trung Quốc có thể cho chúng ta một gợi mở đáng suy ngẫm.
Người Trung Quốc thường nhìn chính trị quốc tế như một ván cờ lớn, trong đó mỗi nước đi là một phần trong chiến lược tổng thể để giành chiến thắng. Có ba điều quan trọng trong bàn cờ đó. Thứ nhất, sự bí mật và mưu kế là tối quan trọng để đánh bại đối một đối thủ mạnh hơn mình. Thứ hai, người Trung Quốc tính toán dài hạn, hướng đến thay đổi tiệm tiến hơn là có tính cách mạng, và tận dụng các cơ hội. Người Trung Quốc không thiếu kiên nhẫn như người Phương Tây. Họ có thể kiên nhẫn đợi chờ thời điểm chín muồi để hành động. Thứ ba, các chiến lược gia Trung Quốc không coi ‘chiến tranh’ là ưu tiên hàng đầu. Như Thomas G. Mahnken đã chỉ ra, người Trung Quốc tin rằng chiến lược chủ yếu nhằm tạo ra “thế” để không chiến mà thắng. Những hiểu biết này giúp phần nào giải mã những việc Trung Quốc đang làm ở Biển Đông.
Chiến lược lớn của Trung Quốc
Là một cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc cần có các khu vực ảnh hưởng ở xung quanh biên giới (vùng đệm an ninh). Nói cách khác, Trung Quốc cuối cùng sẽ tìm mọi cách để đẩy Mỹ ra khỏi Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Do Trung Quốc không đủ khả năng ganh đua với Mỹ về quân sự, chiến lược lớn của Trung Quốc là tránh đối đầu trực diện với Mỹ, sử dụng áp lực để thu phục các nước láng giềng, buộc họ phải tự rời khỏi vòng tay của Mỹ.
Trong chiến lược lớn ấy, Biển Đông là đấu trường chính vì ba lý do. Một là Biển Đông là một vùng biển nửa kín án ngữ nhiều tuyến đường biển chủ chốt đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Thứ hai, các quốc gia vừa và nhỏ ở xung quanh Biển Đông có ít khả năng cưỡng lại sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. Cuối cùng, sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông yếu hơn nhiều so với ở Biển Hoa Đông. Từ nhãn quan chiến lược của Trung Quốc, Biển Đông là yếu huyệt của toàn bộ hệ thống an ninh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương.
Bằng chứng cho mưu đồ của Trung Quốc ở Biển Đông là yêu sách đường lưỡi bò. Yêu sách này không có cơ sở pháp lý và trái với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Trung Quốc công khai yêu sách này tháng 5/2009 trong công hàm phản đối Báo cáo chung của Việt Nam và Malaysia nộp lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc. Bất chấp sự chỉ trích và đề nghị giải thích của nhiều nước, Trung Quốc tránh né làm rõ ranh giới và bản chất của yêu sách đó. Sự mập mờ tạo ra mức độ linh hoạt lớn hơn cho Trung Quốc để diễn giải quyền và tài phán của nước này đối với một vùng biển rộng lớn mà Trung Quốc gọi là “vùng nước lịch sử’, chiếm tới 80% Biển Đông.
Trò chơi của Trung Quốc ở Biển Đông
Các sự vụ ở Biển Đông hé lộ một chiến lược tinh tế của Trung Quốc để chèn ép các quốc gia yêu sách khác ở đây. Chiến lược này có 4 thành tố. Thứ nhất, Trung Quốc phát triển một lực lượng hải quân đủ khả năng để ngăn chặn Mỹ ở bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất, và cũng đủ sức để đè bẹp hải quân của các quốc gia Đông Nam Á.
Thứ hai, Trung Quốc sử dụng lực lượng tàu bán quân sự và dân sự làm phương tiện để thay đổi nguyên trạng. Đến nay, với các tàu cá và tàu chấp pháp, Trung Quốc đã giành được kiểm soát đối với bãi Trăng Khuyết (Scarborough Shoal) và đang tiến hành bao vây điểm đóng quân của Philippines ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).
Thứ ba, Trung Quốc sử dụng giàn khoan di động khổng lồ để kiểm soát không gian biển. Từ ngày 1/5/2014, TQ đã điều dàn khoan Hải Dương 981 và hơn 100 tàu đủ loại đến vùng nước Việt Nam tuyên bố vùng thềm lục địa hợp pháp của họ. Hải Dương 981 không đơn thuần là một giàn khoan dầu, mà nó còn là một cột mốc chủ quyền.
Sự vụ giàn khoan 981 đáng báo động ở mức độ bạo lực. Các tàu cá và tàu chấp pháp của Trung Quốc, có sự yểm trợ của tàu chiến, không ngần ngại sử dụng cách “đánh nguội”, như đâm húc, sử dụng loa công suất lớn, và bắn vòi rồng, để phá hỏng và đe dọa các tàu đối phương. Máy bay của Trung Quốc bay ở tầm thấp để uy hiếp các thủy thủ Việt Nam. Va chạm và vòi rồng đã làm bị thương nhiều thủy thủ và làm nhiều tàu của Việt Nam hư hỏng.
Để bảo vệ giàn khoan, Trung Quốc đã tùy tiện áp đặt hạn chế đi lại ở quanh khu vực giàn khoan. Lúc đầu, Trung Quốc tuyên bố khu vực cấm tàu bè nước ngoài với bán kính 1 hải lý từ vị trí giàn khoan. Khoảng cách này sau đó được nâng lên thanh 3 hải lý. Trên biển, các tàu Trung Quốc chủ động thiết lập vùng cấm ở phạm vi 20-25 hải lý từ giàn khoan. Một tàu đánh cá của Việt Nam đã bị đâm chìm ở vị trí cách giàn khoan 17 hải lý.
Thứ tư, Trung Quốc sử dụng ngoại giao để đánh lạc hướng dư luận. Lãnh đạo Trung Quốc liên tục hứa hẹn “phát triển hòa bình”. Mặc dù chủ trương theo đuổi việc giải quyết các tranh chấp qua con đường song phương, Trung Quốc từ chối thỏa hiệp về vấn đề chủ quyền. Trung Quốc cũng trì hoãn các nỗ lực hướng đến xây dựng một Bộ Quy tắc Ứng xử, mặc dù đây là một trong các cam kết trong Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông ký năm 2002. Tại các hội nghị quốc tế, các quan chức và học giả Trung Quốc thường né tránh bàn luận chi tiết về cơ sở pháp lý của yêu sách đường lưỡi bò và đổ lỗi cho các bên tranh chấp khác cũng như Mỹ là nguyên nhân buộc họ phải quyết đoán. Phát biểu của Tướnng Wang Guanzhong tại Đối thoại Shangri-La 13 vừa rồi là một ví dụ điển hình.
Trung Quốc đang buộc các đối thủ chơi ván cờ của họ, và ván cờ đó Trung Quốc có lợi thế. Các “va chạm nguội” có thể đủ để bẻ gãy ý chí của đối thủ nhỏ hơn trong khi tránh được sự can thiệp mạnh mẽ từ phía Mỹ.
Phản ứng của các nước trong khu vực
Các quốc gia yêu sách ở Biển Đông có ít “lá bài” để đáp trả Trung Quốc. Pháp lý là lựa chọn tốt cho Philippines, nhưng không phải cho Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Kinh tế Việt Nam hiện phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Năm 2013, 28.1 % xuất khẩu của Việt Nam, phần lớn là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu, là từ Trung Quốc. Nguy cơ từ các đòn trả đũa kinh tế và triển vọng mịt mờ của các con đường pháp lý làm cho lựa chọn này không hấp dẫn trong ngắn hạn. Trong khi đó, ở Việt Nam, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã biến thành bạo động gây lo ngại cho giới đầu tư nước ngoài. Chủ nghĩa dân tộc thực sự là một hòn than hồng rất dễ gây bỏng tay.
Cả Hà Nội và Manila đều cố gắng kêu gọi sự hỗ trợ của ASEAN. Nhưng họ đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm sự nhất trí trong ASEAN để nêu đích danh và phê phán hành vi của Trung Quốc. Khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, ngày 10/5/2014, ASEAN ra một tuyên bố riêng rẽ về Biển Đông. Tuy nhiên, tuyên bố này né tránh việc lên án hành vi đơn phương của Trung Quốc.
Lo ngại về khả năng leo thang thành xung đột vũ trang, cả Việt Nam và Philippine đều tránh triển khai tàu chiến đến điểm nóng. Ở sự vụ giàn khoan, dù Việt Nam tuyên bố sẵn sàng sử dụng “mọi biện pháp cần thiết”, các nhà lãnh đạo Hà Nội cũng nói rõ Việt Nam sẽ không nổ súng trước. Rõ ràng, rất khó để biện minh cho việc nổ súng trước trong luật pháp quốc tế. Nếu họ nổ súng, Mỹ cũng không cứu họ. Nếu một cuộc xung đột vũ trang xảy ra, Việt Nam rõ ràng yếu thế trước hỏa lực từ không quân và hải quân của Trung Quốc. Như vậy, do không có bất kỳ sự hỗ trợ chiến lược nào đáng kể, Việt Nam buộc phải chọn giải pháp an toàn. Tại Đối thoại Shrangri-La vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng của Việt Nam đã chọn “tông” phát biểu vừa phải, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng giàn khoan trong khi nhấn mạnh mối quan hệ tổng thể tốt đẹp giữa Việt Nam và Trung Quốc để kêu gọi Trung Quốc lùi bước.
Mỹ cần can dự mạnh mẽ hơn
Washington đã tái khẳng định vai trò lãnh đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương qua chính sách “tái quân bình” với một loạt các biện pháp quân sự, kinh tế và ngoại giao. Mỹ cũng là nước lớn tiếng trong việc phê phán các hành động đơn phương của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa có một chiến lược toàn diện và lâu dài để đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu Mỹ để xu hướng hiện tại tiếp diễn, vị thế của họ ở Biển Đông sẽ bị suy giảm.
Trước nguy cơ thất thế ở một khu vực chiến lược trọng yếu, Mỹ nên thực hiện bốn biện pháp. Một là, Mỹ nên lên án và phản ứng mạnh mẽ trước các mưu đồ nhằm thay đổi nguyên trạng. Hai là, Mỹ nên có biện pháp cụ thể để đảm bảo an toan hàng hải và thúc đẩy việc áp dụng nghiêm túc UNCLOS 1982. Mỹ nên có tuyên bố rõ hơn và mạnh hơn bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Ba là, Mỹ nên thúc đẩy các cuộc thảo luận nghiêm túc về một bộ quy tắc ứng xử có ràng buộc và các giải pháp căn bản, lâu dài cho các tranh chấp. Mỹ không nên đơn thương độc mã làm các việc trên, mà nên hợp tác với các chặt chẽ với các quốc gia yêu sách và các quốc gia sử dụng biển để xây dựng một trật tự pháp luật minh bạch và đáng tin cậy ở Biển Đông.
Bóng đang ở phía sân của Mỹ, và Mỹ cần phải một phản ứng quyết liệt hơn./.
Bản dịch từ bài gốc Tiếng Anh: South China Sea in China’s Grand Strategy, CSIS xuất bản tại:http://csis.org/files/publication/Pac1444.pdf
Đỗ Thanh Hải
Theo NCQT

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

MỘT NƯỚC NHẬT TẠI CHÂU Á

MỘT NƯỚC NHẬT MỚI TẠI CHÂU Á

THÔNG LUẬN
"...Như vậy khi Nhật đã quyết định đóng một vai trò chủ động để duy trì hòa bình và công lý trong vùng, nhất là với hậu thuẫn tích cực của Mỹ và nhiều đồng minh khác, thì Trung Quốc không có chọn lựa nào khác hơn là một thái độ biết điều..."

 Đối thoại Shangri-La 13 đã là dịp để thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định một lần nữa điều mà ông đã từng tuyên bố tháng 10 năm trước, rằng chính sách đối ngoại của Nhật đã thay đổi và thế giới, nhất là các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, sẽ thấy một nước Nhật mới mạnh dạn và quả quyết hơn hẳn nước Nhật mà người ta vẫn biết từ sau Thế Chiến 2.

TS HÀ VŨ

TS Hà Vũ: ‘TQ chiếm nốt Trường
Sa, chính thể VN thay đổi mới
có liên minh quân sự Việt-Mỹ’ 
 Tải .
Bấm, nghe TS Cù Huy Hà Vũ trả lời Trà Mi - VOA
                                                

            
Trà Mi phỏng vấn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (Ảnh: Khải Nguyễn)
Trà Mi phỏng vấn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (Ảnh: Khải Nguyễn)