Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

QUỐC HỘI NÍN LẶNG

Quốc Hội nín lặng!



Phạm Chí Dũng 
Ẩn từ “công giáo thầm lặng” bị đặt ngoài luồng ở Trung Quốc nên được chuyển hóa vào Quốc Hội Việt Nam. Hầu như đồng nghĩa với “quyền im lặng,” một lần nữa trong không biết bao nhiêu kỳ họp, Quốc Hội Việt Nam giữa 2015 lại làm rạng ngời ý chỉ “cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến Pháp” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.

TIẾNG THAN NÃO LÒNG CỦA ÔNG HỮU THỌ

Tiếng than não lòng của ông Hữu Thọ!


Viet-studies. Đặng Kiên Trung

Tôi vừa đọc bài của Bình Minh trên báo điện tử Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 11/6/2015, mở đầu bài viết: Tại cuộc Hội thảo khoa học “Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên số” do Khoa Báo chí & Truyền thông – Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn phối hợp Quỹ Konrad Aderiauer Stiftung (KAS) tổ chức tại Hà Nội ngày 10/6/2015, nhà báo Hữu Thọ – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương buồn rầu chia sẻ: “Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay…”. Ông nói thêm:“Vừa rồi trong một cuộc hội thảo bàn về nguyên nhân sai sót của báo chí, các ý kiến đã tổng kết rằng có tới 6 nguyên nhân. Nhưng theo tôi thì chỉ có 2 nguyên nhân. Một là nhiều tờ báo in rất khó khăn về tài chính nên số phụ và trang điện tử ra quá nhiều, cái sai chủ yếu ở đó. Hai là con người làm báo, trong đó, nhiều phóng viên, nhà báo còn thiếu trách nhiệm rèn luyện đạo đức người làm báo… “.

BÊN NGOÀI TRỜI CÒN CÓ TRỜI

23/06/2015

Bên ngoài trời còn có trời

Tương Lai

Đây là mượn ý câu của Lý Giác, sứ Tàu đời nhà Tống, “thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu” tạm dịch là ngoài trời còn có trời, đừng có coi thường. Viên sứ Tàu sống ở thế kỷ thứ X này xem ra hiểu biết hơn, có viễn kiến hơn ngài ngoại trưởng họ Vương thế kỷ XXI (không hiểu có phải hậu duệ của Tổng binh Vương Thông thế kỷ XV đời nhà Minh bị nghĩa quân Lê Lợi đánh cho tơi tả để Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo: “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn toát mồ hôi”) dám tuyên bố liều mạng và xấc xược rằng: việc xây đắp các đảo nhân tạo, trong đó có Gạc Ma vừa cướp của Việt Nam, là xây trên sân nhà chúng nó.

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

DÒNG ĐỜI - NGUYỄN TRUNG

  1.  Rất cảm ơn tác giả, đã yêu quý và tin cậy gửi cho trang nhà Nguyễn Đào Trường tiểu thuyết "DÒNG ĐỜI", tiền thân của tiểu thuyết"LŨ". Xin được đưa lên blogs mời quý độc giả thưởng lãm (Xin bấm vào mũi tên bên phải cuối bài để đọc các phần tiếp)


NGUYỄN TRUNG

DÒNG ĐỜI

Tiểu thuyết





TẬP I

DÒNG XOÁY

1.

Cuốn theo dòng đời cùng năm tháng
Một mảnh tình riêng ta trong ta…

Trung tá Phạm Trung Nghĩa vóc người cao lớn, thời thanh xuân vốn nổi tiếng là đẹp trai và có duyên. Trong đám nữ sinh cùng học ngày xưa, trong đám bè bạn con gái trên đường đời sau này, không biết đã bao nhiêu người yêu thầm nhớ vụng Nghĩa trong lòng. Đám bè bạn con trai tị nạnh về hình dáng ưa nhìn của anh phần nào, nhưng nhiều người thực sự vừa ghen vừa mến dáng điệu nói năng hiền từ và hình như không bao giờ vội vã của Nghĩa.
Bây giờ tóc ông đã ngả sang màu muối tiêu, đuôi mắt nheo lại sâu hơn nữa sau cặp kính trắng. Những gì còn lại của nét mặt thanh tú thuở xưa hình như chỉ tăng thêm sự đôn hậu cho giọng nói tiếng cười của ông.
Đám bè bạn đồng chí thân thuộc thời chinh chiến gọi ông là công tử bột. Vì lính tráng gì mà to lớn, trắng như Tây, mặt mũi chẳng một chút dấu vết phong sương hay khói lửa của chiến trường.
- ...
- Cha mẹ sinh ra thế, da dẻ mình không bắt nắng mà...
- Béo tốt thế này, thủ trưởng cắt bớt khẩu phần của anh Nghĩa giành cho thương binh đi!
- ...
- Anh Nghĩa, cho em xin một đứa con làm giống!
- ...
- Đừng cho nó! Cho mình em thôi!
- Không, em cũng xin một đứa, nhỡ anh hy sinh mất thì hoài...
- ...
Những giai thoại, những khoảnh khắc như thế nhiều lắm. Nghĩa nhớ không xuể.
Nhiều lúc thiếu ăn hay sốt rét trong rừng, hoặc sau những chiến dịch dài ngày, Phạm Trung Nghĩa gầy rộc đi rất nhanh, xanh như tàu lá, chứ không sạm nắng. Được chăm sóc, anh cũng lại người rất nhanh.
Nghĩa còn được đồng đội và cấp trên tặng cho danh hiệu “lính tạch tạch xè”(*) [(*)Tạch tạch xè: “tts” = tiểu tư sản], vì học thức và cách sống nho nhã phần nào, con nhà giáo nòi mà. Song điều mọi người đều thấy là Nghĩa rất thích âm nhạc, như một niềm đam mê, đam mê đến lãng mạn.
Những lúc cùng đơn vị nằm ém quân hàng ngày, hàng tuần trong vùng đường 9 Nam Lào hay vùng rừng núi Quảng Trị – Thừa Thiên, những lúc nằm im chịu phi pháo địch đánh cầm chừng hoặc cấp tập dội xuống từng đợt, từng đợt, mặc... Những lúc trận đánh lắng xuống, những đợt đơn vị nghỉ xả hơi và củng cố lại sau mùa chiến dịch, những khoảnh khắc thư giãn chờ lệnh cấp trên giữa những buổi họp hành. Nghĩa là khi nào được rỗi rãi, thích thú nhất đối với Nghĩa là bật cái bán dẫn National lên, dí sát vào tai để khỏi làm phiền những người chung quanh, dò dò tìm tìm. Để tâm hồn trầm bổng theo âm nhạc.., nhất là đôi khi Nghĩa bắt được đài tiếng nói Việt Nam phát đi một bản giao hưởng nào đó... Ôi, đấy là những lúc thế giới riêng của Nghĩa trở nên bất khả xâm phạm. Cũng vì thói quen này, đối với Nghĩa quà thưởng của cấp trên, hoặc những thứ nhân dân địa phương tiếp tế cho, không gì quý bằng mấy cục pin. Ba-lô Nghĩa nặng đến mấy, lúc nào cũng phải có vài cục pin Văn Điển dự trữ.
Trong những giây phút như thế, nằm giữa chiến trường, có lúc Nghĩa thả những suy tư của mình bay đi đâu đó, có lúc như đang tâm sự với Nguyệt, vui đùa với hai con mình, nhớ đến bố mẹ, gia đình, những bước đường đời... Đấy là cách Nghĩa cố quên đi những nỗi nhớ thương da diết. Những lần như thế, không hiếm trường hợp anh phải chuốc lấy nhiều điều day dứt hơn, về thân phận biết bao nhiêu con người anh đã giáp mặt giữa sống và chết trong chiến tranh, về đất nước...

HOA LẠ TUYỆT VỜI

Giống hoa lan kỳ lạ này có đầu và cánh hoa trắng muốt giống như chim hạc đang bay.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

KHÔNG NÊN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG MẠC THÁI TỔ

  Lớn | Vừa | Nhỏ  
KHÔNG NÊN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG
MẠC THÁI TỔ...
Không nên đặt tên đường Mạc Thái Tổ, 
Mạc Thái Tông
Trần Thị Băng ThanhBáo Tiền Phong 14.6.2015

TP - Đối sách ngoại giao của nhà Mạc dâng đất, dâng sổ hộ tịch kể cả việc xin nội thuộc nhà Minh, chấp nhận trở thành những "ty" lệ thuộc tỉnh Quảng Tây thì đó là một sai lầm, không thể coi là có công với đất nước.

 
Di tích thành nhà Mạc để chống nhà Lê còn ở Lạng Sơn. Ảnh: Lương Anh

GÓP Ý VÀO QUÁ TRÌNH TIẾN ĐẾN ĐẠI HỘI

15/06/2015

Góp ý kiến vào quá trình tiến đến Đại hội lần thứ XII của Đảng

Tương Lai

Đã có khá nhiều ý kiến đóng góp về Văn kiện sẽ đưa trong Đại hội XII của Đảng, về quy trình bầu cử và chuẩn bị nhân sự cũng như nhiều vấn đề cụ thể khác. Tôi không có điều kiện đọc hết, nhưng qua một số bài tìm thấy trên mạng, đã có rất nhiều những ý kiến sâu sắc và rất thuyết phục như ý kiến của ông Nguyễn Thu Giang – Đoàn luật sư TPHCM, nguyên phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM về ứng cử, đề cử của cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư hay ý kiến của ông Lê Công Giàu ở Chi bộ ấp 4B, Khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TPHCM cô đọng, ngắn gọn mà rất sâu sắc.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp thiết thực và cụ thể hết cần thiết rất đáng trân trọng đó, cũng rất cần những đóng góp về cơ sở lý luận của việc xây dựng Báo cáo chính trị và Quy chế lựa chọn nhân sự với những quy trình ứng cử, bầu cử từ cơ sở đến Đại hội thì tôi chưa đọc được, cũng có thể đã có nhưng tôi chưa tìm thấy. Vì thế, trong ý kiến đóng góp với quá trình chuẩn bị tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII, tôi muốn góp thêm vào chủ đề này. Với tư cách một người làm nghiên cứu, tôi sẽ cố gắng tiếp cận từ bình diện lý luận gắn với thực tiễn để trình bày ý kiến đóng góp với Đảng và cũng qua đó mong nhận được sự thẩm định của công luận về những ý tưởng đã trình bày và những kiến nghị với Đại hội XII. Tôi sẽ tập trung trình bày mấy vấn đề sau đây:

GIẤC MƠ TỰ CƯỜNG VÀ CUỘC ĐẤU ĐÁ

  Lớn | Vừa | Nhỏ  
GIẤC MƠ TỰ CƯỜNG VÀ

CUỘC ĐẤU ĐÁ

BÙI THANH HIẾU
Sau loạt bài sử dụng cụm từ '' nhóm lợi ích ''  hay con đường đi đến'' tư bản man rợ'' và các '' diễn biến nội bộ '',  để ám chỉ sự mâu thuẫn nội bộ về tư tưởng đang lớn mạnh trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Những cây viết lý luận hàng đầu của cộng sản Việt Nam tiếp tục  dân sâu hơn như con bạc khát nước vào vòng xoaý tương tàn, tranh giành quyền lực.
  Tất cả những bài viết lý luận đó đều mang đầy dấu ấn của sự tranh giành, đánh phá, quy kết nhau này , đều che đậy dưới một ý nghĩa là bảo vệ CNXH.
Nét đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản luôn là vậy. Bất cứ cuộc thanh trừng để tranh giành quyền lực nào khi diễn ra trong chế độ cộng sản cai trị, đều núp dưới những mỹ từ vì lý tưởng CNXH. Kẻ nào chiến thắng cũng là kẻ bảo vệ CNXH, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, hoà bình cho đất nước.

"LŨ" TIẾNG VỌNG HÀN THÁI HƯ


“LŨ” - Tiếng Vọng Hàn Thái Hư

Nguyễn Khắc Mai


” là tiểu thuyết tiếp nối “Dòng đời” của Nguyễn Trung. 
Trong “Dòng đời” chìm nổi những số phận bị cuốn trôi theo thời cuộc của mấy gia đình, kẻ “bên ni”, người “bên tê”, như trong một bài hát kháng chiến của Phạm Duy. Những thân phận này bị cuốn hút không thể cưỡng lại vào cuộc sống đương đại, ý thức được, hoặc không ý thức được . “” là đoạn trường tiếp theo của nhóm gia tộc ấy và các hậu duệ. Cuộc sống không ngừng xô đẩy tất cả những thân phận này vào một không gian và thời gian ngày một quyết liệt hơn của đất nước độc lập thống nhất đã bước sang thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21. 

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

BA KỊCH BẢN TRÊN BIỂN ĐÔNG

13/06/2015

Ba kịch bản trên Biển Đông

Nguyễn Hưng Quốc (blog)

Mấy tuần vừa qua, Mỹ liên tục lên án gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa và kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay tức khắc những hành động mà họ cho là phi pháp, khiêu khích và nguy hiểm ấy. Mặc kệ, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng, thậm chí còn đặt cả mấy khẩu pháo trên những hòn đảo nhân tạo ấy. Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?
Theo tôi, sẽ có một trong ba kịch bản sau đây:
Thứ nhất, Biển Đông sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.

TÔ VĂN TRƯỜNG - MẠN ĐÀM

MẠN ĐÀM với ông Phó Ban Tuyên giáo Trung ương



* TÔ VĂN TRƯỜNG

TS. Vũ Ngọc Hoàng Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Ban thường trực Ban tuyên giáo Trung ương, ngay từ khi còn làm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, rồi  Chủ  tịch, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nổi tiếng là người thông minh, tâm huyết, chịu khó nghiên cứu và thẳng thắn. 

Tuy nhiên, khi mới được đọc bài viết gần đây của ông với tiêu đề: “Lợi ích nhóm” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” – cảng báo nguy cơ  đăng trên Tạp chí cộng sản, tôi thấy cần phải trao đổi lại với  tác giả xung quanh nội dung bài viết nói trên.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

NÊN CHĂNG TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI

12/06/2015

NÊN CHĂNG TỔ CHỨC ĐỐI THOẠI

Nguyễn Đình Cống

Thư ngỏ gửi BCH Trung ương và toàn thể đảng viên ĐCS VN
Mấy ngày qua (từ 7 đến 10 tháng 6 năm 2015) trang Bauxite liên tục đăng chương cuối tiểu thuyết LŨ của Nguyễn Trung, trong đó mấu chốt là cuộc đối thoại giữa đại diện lãnh đạo ĐCS VN với đại diện của doanh nhân và trí thức.Ý kiến tổ chức đối thoại công khai về tình hình đất nước giữa các quan điểm khác nhau là một đề xuất rất hay. Vừa rồi Lê Hồng viết bài “ Về một số quan điểm xuyên tạc Chủ nghĩa Mác Lê nin”, đăng báo QĐND, mà nội dung chủ yếu là chống lại những phê phán bị cho là xuyên tạc, đồng thời  bảo vệ sự trong sáng và hoàn hảo của chủ nghĩa đó. Nhân việc này Đỗ Như Ly có đề nghị TBT báo QĐND mở cuộc tranh luận trên báo về đúng sai của CNML. Tranh luận trên báo ( bút chiến) cũng là việc làm tốt, nhưng sẽ tốt hơn khi tổ chức được nhiều cuộc đối thoại như đề xuất của tác giả tiểu thuyết  LŨ.

SỰ THẬT VỀ 3 DANH NHÂN

SỰ THẬT VỀ "BA DANH NHÂN
VĂN HÓA THẾ GIỚI" CỦA VN
GIẢI TỎA MẤY NGỘ NHẬN VỀ
“BA DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI” CỦA VIỆT NAM  
 
Phùng Hoài Ngọc 
tễu blog - 08.06.2014
 
Từ trước đến nay, có lẽ bắt đầu từ 1965,  thông tin nhà nước (qua báo chí, đi vào sách vở và thực tiễn) đều lần lượt nói ba vị Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO  tôn vinh là  “Danh nhân văn hóa thế giới”.
Dân chúng nói theo đài báo. Nhà trường nói theo Bộ, còn đưa vào sách. Thầy nói, trò tin. Ai cũng tin hết.
Rồi một thời gian sau lại có ý kiến nói “sự việc không phải như vậy”. Thông tin nhiễu loạn, chẳng còn biết thế nào nữa ! Vậy thì phải vào cuộc tìm văn bản gốc của UNESCO, nói có sách mách có chứng.

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

KỲ 2 KỲ 3 HIỆN TRẠNG ĐẤT NƯỚC

Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 2)

Nguyễn Trung



Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 2)

Lời tác giả:

Kính thưa bạn đọc,
Hiện trạng đất nước, và những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đấy là nội dung chủ yếu trong phần đối thoại giữa một bên là đại diện lãnh đạo của đất nước, và một bên là đại diện giới doanh nhân và trí thức. Cuộc đối thoại này là phần chót và cũng là phần kết của tiểu thuyết “Lũ”.

Vì tính chất thời sự nóng bỏng của những vấn đề hệ trọng đang diễn ra – cụ thể là: (1) Tình hình mọi mặt của đất nước đặt ra đòi hỏi gay gắt phải cải cách thể chế chính trị; (2) ĐCSVN nắm quyền tuyệt đối và toàn diện, nhưng đang tha hóa và bất cập nghiêm trọng; (3) Trung Quốc đang từng giờ lấn chiếm biển Đông bằng đẩy mạnh xây dựng những căn cứ quân sự nổi trên các đảo và bãi chiếm của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa, để quyết thực hiện đường lưỡi bò bằng sức mạnh quân sự, đồng thời can thiệp ngày càng nguy hiểm bằng các phương tiện kinh tế và chính trị vào nội tình nước ta, với hệ quả gây ra cho nước ta là trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên chưa bao giờ nước ta bị uy hiếp hiểm nghèo như hôm nay. 

Vì 3 lý do như vậy, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phần đối thoại này trong tiểu thuyết “Lũ”. Thiết tha mong mỏi cả nước, trước hết là các đảng viên ĐCSVN còn tâm huyết với đất nước, cùng suy nghĩ.

Hà Nội, 07 – 06 – 2015


Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 3)

Nguyễn Trung



Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 3)

Lời tác giả:

Kính thưa bạn đọc,
Hiện trạng đất nước, và những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đấy là nội dung chủ yếu trong phần đối thoại giữa một bên là đại diện lãnh đạo của đất nước, và một bên là đại diện giới doanh nhân và trí thức. Cuộc đối thoại này là phần chót và cũng là phần kết của tiểu thuyết “Lũ”.

Vì tính chất thời sự nóng bỏng của những vấn đề hệ trọng đang diễn ra – cụ thể là: (1) Tình hình mọi mặt của đất nước đặt ra đòi hỏi gay gắt phải cải cách thể chế chính trị; (2) ĐCSVN nắm quyền tuyệt đối và toàn diện, nhưng đang tha hóa và bất cập nghiêm trọng; (3) Trung Quốc đang từng giờ lấn chiếm biển Đông bằng đẩy mạnh xây dựng những căn cứ quân sự nổi trên các đảo và bãi chiếm của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa, để quyết thực hiện đường lưỡi bò bằng sức mạnh quân sự, đồng thời can thiệp ngày càng nguy hiểm bằng các phương tiện kinh tế và chính trị vào nội tình nước ta, với hệ quả gây ra cho nước ta là trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên chưa bao giờ nước ta bị uy hiếp hiểm nghèo như hôm nay. 

Vì 3 lý do như vậy, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phần đối thoại này trong tiểu thuyết “Lũ”. Thiết tha mong mỏi cả nước, trước hết là các đảng viên ĐCSVN còn tâm huyết với đất nước, cùng suy nghĩ.

Hà Nội, 07 – 06 – 2015


HIỆN TRẠNG ĐẤT NƯỚC - NGUYỄN TRUNG

Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 1)

Nguyễn Trung



Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 1)

Lời tác giả:

Kính thưa bạn đọc,
Hiện trạng đất nước, và những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đấy là nội dung chủ yếu trong phần đối thoại giữa một bên là đại diện lãnh đạo của đất nước, và một bên là đại diện giới doanh nhân và trí thức. Cuộc đối thoại này là phần chót và cũng là phần kết của tiểu thuyết “Lũ”.

Vì tính chất thời sự nóng bỏng của những vấn đề hệ trọng đang diễn ra – cụ thể là: (1) Tình hình mọi mặt của đất nước đặt ra đòi hỏi gay gắt phải cải cách thể chế chính trị; (2) ĐCSVN nắm quyền tuyệt đối và toàn diện, nhưng đang tha hóa và bất cập nghiêm trọng; (3) Trung Quốc đang từng giờ lấn chiếm biển Đông bằng đẩy mạnh xây dựng những căn cứ quân sự nổi trên các đảo và bãi chiếm của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa, để quyết thực hiện đường lưỡi bò bằng sức mạnh quân sự, đồng thời can thiệp ngày càng nguy hiểm bằng các phương tiện kinh tế và chính trị vào nội tình nước ta, với hệ quả gây ra cho nước ta là trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên chưa bao giờ nước ta bị uy hiếp hiểm nghèo như hôm nay. 

Vì 3 lý do như vậy, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phần đối thoại này trong tiểu thuyết “Lũ”. Thiết tha mong mỏi cả nước, trước hết là các đảng viên ĐCSVN còn tâm huyết với đất nước, cùng suy nghĩ.

Hà Nội, 07 – 06 – 2015

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

HIỆN TRẠNG ĐẤT NƯỚC

10/06/2015

Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 3)

Nguyễn Trung

Lời tác giả:
Kính thưa bạn đọc,
Hiện trạng đất nước, và những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đấy là nội dung chủ yếu trong phần đối thoại giữa một bên là đại diện lãnh đạo của đất nước, và một bên là đại diện giới doanh nhân và trí thức. Cuộc đối thoại này là phần chót và cũng là phần kết của tiểu thuyết “Lũ”.
Vì tính chất thời sự nóng bỏng của những vấn đề hệ trọng đang diễn ra – cụ thể là: (1) Tình hình mọi mặt của đất nước đặt ra đòi hỏi gay gắt phải cải cách thể chế chính trị; (2) ĐCSVN nắm quyền tuyệt đối và toàn diện, nhưng đang tha hóa và bất cập nghiêm trọng; (3) Trung Quốc đang từng giờ lấn chiếm biển Đông bằng đẩy mạnh xây dựng những căn cứ quân sự nổi trên các đảo và bãi chiếm của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa, để quyết thực hiệnđường lưỡi bò bằng sức mạnh quân sự, đồng thời can thiệp ngày càng nguy hiểm bằng các phương tiện kinh tế và chính trị vào nội tình nước ta, với hệ quả gây ra cho nước ta là trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên chưa bao giờ nước ta bị uy hiếp hiểm nghèo như hôm nay. Vì 3 lý do như vậy, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phần đối thoại này trong tiểu thuyết “Lũ”. Thiết tha mong mỏi cả nước, trước hết là các đảng viên ĐCSVN còn tâm huyết với đất nước, cùng suy nghĩ.
Hà Nội, 07 – 06 – 2015

MỸ SẼ ĐÁP TRẢ HÀNH ĐỘNG CỦA TQ Ở BIỂN ĐÔNG

Mỹ sẽ đáp trả hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông buộc Mỹ phải chuẩn bị phương án và đưa ra một sự đáp trả thích đáng, kể cả dùng sức mạnh quân sự.
Tham vọng bá chủ Biển Đông
Tham vọng bá chủ Biển Đông

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

G7 RA TUYÊN BỐ

G7 ra tuyên bố phản đối hành vi bồi đắp xây đảo quy mô lớn của Trung Quốc


Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)

 
(GDVN) - Mặc dù không chỉ đích danh, nhưng G7 tuyên bố phản đối mạnh mẽ các hành vi đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực, hành vi bồi đắp xây đảo quy mô lớn...

Các nhà lãnh đạo G7 trong một bữa ăn tối ở lâu đài Elmau, Đức ngày 7 tháng 6 năm 2015