Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

16/02/2012 Thư của LS Trần Vũ Hải gửi các chủ blog về Kiến nghị vụ án Đoàn Văn Vươn

Kính gửi: Các chủ Blog Bauxite Việt Nam, Nhật báo BA SÀM, Quê choa, Xuân Diện, Nguyễn Quang Vinh,
Chúng tôi được biết các trang Blog của Quí Vị có uy tín và số lượng bạn đọc lớn (trong đó có chúng tôi). Liên quan đến vụ án Đoàn Văn Vươn, chúng tôi trân trọng đề nghị Quí vị chủ Blog:
1.    Đăng toàn văn Kiến nghị gửi Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng (VKSNDTPHP) “Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền xem xét thay đổi tội danh và biện pháp ngăn chặn đối với các bị can bị tạm giam trong vụ án chống lại cưỡng chế trái pháp luật tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòngđã đăng tại Blog Xuân Diện (sau đây gọi tắt là “Kiến nghị”). Hiện VKSNDTPHP là cơ quan trực tiếp có thẩm quyền giải quyết những nội dung trong Kiến nghị, tuy nhiên theo thông tin chúng tôi được biết có thể cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an có thể điều tra vụ án này. Nếu cơ quan điều tra  thuộc Bộ Công an điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền là Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

RFI và RFA đăng tin về Kiến nghị vụ án Đoàn Văn Vươn

Việt Nam: Hàng trăm người ký kiến nghị đòi trả tự do cho những bị can ở Tiên Lãng

clip_image001
Người dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng ở gần khu đầm bị cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn. Ảnh chụp ngày 10/01/2012. REUTERS/Stringer

Cuộc hội ngộ cảm động của những nông dân mất đất (phóng sự ảnh được thực hiện lúc 11 giờ ngày 15/2/2012)

Nguyễn Quang Vinh
clip_image002
Hàng trăm người dân tụ tập ngay nơi ngôi nhà anh Đoàn Văn Quý bị phá bởi lực lượng cưỡng chế. Ấm áp đứng cạnh họ là lá cờ Tổ Quốc. Họ là nhân dân. Họ làm nên hai chữ TỔ QUỐC. Họ được quyền sống, được quyền hạnh phúc, được quyền lao động trên mảnh đất của họ. Họ khát khao một cuộc sống bình yên và luôn tin tưởng vào Đảng, Nhà nước về sự công bằng và dân chủ.

Từ Tiên Lãng nghĩ về sự bất trị của nhà nước đức trị

Huỳnh Ngọc Chênh
Từ những năm đầu của thế kỷ 20, cụ Phan Chu Trinh đã vạch ra những ưu khuyết của nhà nước pháp trị và nhà nước đức trị. Cụ nói chủ nghĩa nhân trị (đức trị) đầy rẫy sự tệ hại, tùy tiện và trông chờ may rủi vào cái đức của kẻ cai trị. Thời của cụ kẻ cai trị là nhà nước phong kiến, đứng đầu là một ông vua. Đất nước, dân tình được hay mất, hoàn toàn tùy thuộc vào đạo đức của ông vua này. Vua minh  thì đất nước thịnh trị, vua tồi thì đất nước loạn lạc, dân chúng lầm than, bất công trỗi dậy.
Qua hơn trăm năm rồi, kể từ đó, Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi chủ nghĩa đức trị. Nhân dân đổ bao nhiêu xương máu đứng lên làm cách mạng với mong muốn thay thế một nhà nước phong kiến đức trị  bằng một nhà nước dân chủ pháp trị. Thế nhưng kết quả không như mong muốn. Ngày nay chúng ta vẫn nằm trong vòng cai trị của một nhà nước đức trị. Triều đình phong kiến Nhà Nguyễn bị lật đổ để thay thế bằng một nhà nước siêu phong kiến khác mà đứng đầu, theo ông Nguyễn Văn An,  là vua tập thể.

Nguyên Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Lê Huy Ngọ: Phải có chủ thật sự trên từng mảnh đất, thửa ruộng

clip_image001
"Kinh nghiệm cho thấy tập trung đất đai vào sở hữu toàn dân mà quản lý như vừa qua thì cả hai phương diện hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả quản lý bị hạn chế", ông Lê Huy Ngọ nói. Ảnh: L.P
 
   
SGTT.VN - “Vấn đề lớn nhất không chỉ thuộc về luật nữa mà là Hiến pháp. Phải có chủ thật rõ ràng, cụ thể trên từng mảnh đất, thửa ruộng. Kinh nghiệm cho thấy tập trung đất đai vào sở hữu toàn dân mà quản lý như vừa qua thì cả hai phương diện hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả quản lý bị hạn chế. Nhiều khiếu kiện đất đai thời gian qua cũng có nguyên do từ đây”, nguyên bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Huy Ngọ trả lời phỏng vấn Sài Gòn Tiếp Thị.
Thưa ông, vụ việc ở Tiên Lãng vừa rồi đã bộc lộ rất nhiều vấn đề trong chính sách giao – thu hồi – quản lý đất đai. Nói cách khác cũng là bộc lộ những mâu thuẫn lớn giữa chính quyền và người dân trong vấn đề quản lý, sử dụng đất. Ông nhìn nhận vấn đề này thế nào?
Về vụ việc Tiên Lãng, Thủ tướng đã có kết luận rất rõ ràng. Chúng ta đang chờ xem việc thực hiện kết luận đó ra sao. Tuy nhiên, quan trọng hơn, điều vừa có tính cấp bách, cơ bản, lại vừa lâu dài trong quản lý đất đai từ trước đến nay, là một khi luật chưa đủ cụ thể thì cả hai phía đều khó. Người dân thì chỉ nghĩ đến phần nào có lợi cho mình thì khai thác; người quản lý cũng chỉ nghĩ đến cơ sở để thực thi pháp luật thuận lợi cho người quản lý.

Cưỡng chế Tiên Lãng: Cán bộ không phải là người cai trị

clip_image001
 
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết (Ảnh: GDVN).
 
   
(VTC News) – Nhiều cán bộ, công chức quên rằng mình ăn lương từ tiền thuế của người dân, từ tiền khai thác tài nguyên của đất nước – cũng là từ tài sản của dân, do đó mình là công bộc của dân chứ không phải là những người cai trị, ngồi trên đầu trên cổ nhân dân.
Đây  là một trong những nội dung mà GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên ĐBQH, nguyên Phó Chủ nhiệm UB VH GD TNTN&NĐ của Quốc hội vừa trao đổi với VTC News xung quanh bài học rút ra từ vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Hải Phòng.
- Thưa ông, kết luận của Thủ tướng Chính phủ về vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) được dư luận xã hội rất đồng tình. Nhưng bài học rút ra từ vụ việc này, theo ông là gì?
Thứ nhất, chính sách đất đai bất hợp lý đã tạo ra quá nhiều vụ trục lợi, quyền chính đáng của người dân bị xâm phạm, dẫn đến khiếu kiện gay gắt, kéo dài.
Hiện hơn 70% khiếu kiện liên quan đến đất đai chứng tỏ chính sách pháp luật về đất đai của mình có vấn đề!

Đấu tranh chính trị ở Nga trước ngày bầu cử tổng thống

Nguyễn Minh Cần
Bàn góp – Bài viết nào của nhà chính trị Nguyễn Minh Cần cũng bao quát, gọn ghẽ, kỹ lưỡng. Nhưng trong bài này, thấy cần ghi chú thêm một điều quan trọng nhiều tác giả khác thường bỏ qua nhưng lại không lọt khỏi cặp mắt văn hóa Nguyễn Minh Cần: “Putin cũng nên xin lỗi, chẳng hạn, trước các học sinh, các phụ huynh của họ, trước các nhà giáo vì cuộc cải cách giáo dục kéo dài nhiều năm chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.”
Khi Putin nhảy sang làm chính trị, anh cu sĩ quan an ninh này chỉ đeo lon Thiếu tá rất giỏi ngoại ngữ… tiếng Nga (và một chút tiếng Đức đủ để khai lý lịch là có biết ngoại ngữ, gia đình có “bề dầy văn hóa”). Anh ta thua cậu Đỗ Hữu Ca ở Hải Phòng mấy ngôi sao.
Nhưng tầm trơ trẽn thì hai cậu ngang nhau: thời đại này mà Putin còn mưu mẹo lọt vào làm Tổng thống rồi làm Thủ tướng rồi lại định làm Tổng thống nữa cho đủ 24 năm cai trị, thì đầu óc quả là rất “đại ca”! Cậu Ca Hải Phòng thì ai cũng rõ! Anh này suốt một tháng liền cũng biết leo lẻo ăn nói trong khi vừa đàn áp nhân dân, vừa che giấu tội phạm, vừa khoe tài cán rỗng, vừa lùa cả một bầy những cái loa đê tiện ca ngợi một vương quốc Hoa Phượng Đỏ.
Nay ta thử hình dung, tầm cỡ Đại ca Ca Hải Phòng nếu vẫn cứ tuần tự được một bộ máy nhắm mắt cho leo lên mãi, cái gì sẽ xảy đến, khi đó trách gì cuộc cải cách giáo dục kéo dài nhiều năm chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn!
Suy đi nghĩ lại, cậu La Thăng tuy hớ hênh nhưng có lúc cũng có lý. Phải trảm tướng thôi!
Phạm Toàn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét