Ngày
16-2-2012, một số hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương (dưới
đây gọi là Hội) gửi đơn tố cáo ông Hà Huy Chương, Chủ tịch Hội khi điều
hành hoạt động Hội đã vi phạm pháp luật về công tác tổ chức và tài
chính.
Tỉnh
ủy Hải Dương đã giao cho Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy, xác minh làm
rõ các nội dung tố cáo trong đơn. Ngày 11-5-2012, UBKT Tỉnh ủy ra Thông
báo số 53-TB/UBKTTU kết luận về 9 nội dung tố cáo (trong số 18 nội dung)
đối với ông Hà Huy Chương, tuy nhiên, thông báo này không được các hội
viên tố cáo đồng tình.
Theo
đơn tố cáo, năm 2008, Hội được UBND tỉnh cấp 100 triệu đồng in hai cuốn
sách “Mĩ thuật Hải Dương” và “Kiến trúc Hải Dương” (gọi tắt là “Mĩ
thuật” và “Kiến trúc”), mỗi cuốn 50 triệu đồng. Giấy phép cho in 300
cuốn nhưng ông Hà Huy Chương quyết định in 1.000 cuốn sách “Mĩ thuật”
với giá 123.000 đồng/cuốn để bán lấy lãi. Tổng số tiền in cuốn “Mĩ
thuật” lên đến 123 triệu đồng, do đó không có tiền trả cho nhà in. Ông
Chương cùng kế toán làm chứng từ khống, lập hợp đồng giả in cuốn sách
“Kiến trúc”, rút tiền, trả cho nhà in. Đến nay, cuốn “Kiến trúc” vẫn
chưa in nhưng chứng từ khống đã được quyết toán.
Ông Hà Huy Chương, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hải Dương.
Giả dối lên ngôi
Giả dối lên ngôi, đạo đức suy đồi
Thanh Quang, phóng viên RFA
Lời bình của Hà Sĩ Phu:
Có hay không một “Quốc nạn Giả dối”?
Gian lận trong phòng thi tốt nghiệp trường THPT Đồi Ngô, Lục Nam, Bắc Giang |
Bây giờ nếu mở cuộc trưng cầu dân ý với câu hỏi “xã hội ta bây giờ có giả dối không”
thì tôi dám chắc trăm phần trăm dân chúng sẽ cười vào mũi Ban Tổ chức
rằng: Hỏi vớ vẩn thế mà cũng hỏi, điều ai cũng biết tỏng mà còn hỏi,
điên à?
Nhưng
nếu mở cuộc thi sáng tác về “quốc nạn giả dối” thì các tác phẩm sẽ vô
cùng phong phú, và rất có thể sẽ xuất hiện những tác phẩm “tương xứng
với thời đại” vì tư liệu thì ngồn ngộn, trên dối trá to, dưới dối trá
nhỏ, trong nhà ngoài ngõ… đâu đâu chả sờ thấy dối trá, xử tội dối trá
thì có mà tù cả nước.
Có
lẽ chỉ cần hai chữ LÊN NGÔI là đủ nói lên tất cả: Vì đã lên ngôi (dĩ
nhiên là ngôi cao, ngôi thống trị) thì nó “thống trị xã hội”, nó làm
thoái hóa cả “hệ thống” tức là “từ A đến Z” và tình trạng đương nhiên là
“trầm kha”. Mặt khác đã “lên ngôi” thì vua chúa nào rồi cũng đến lúc
mất ngôi, "vua Dối trá" cũng vậy, có thể nào trường cửu?
Tuy
vậy nói về Dối trá khó nhất là tìm ra nguyên nhân vì từ đó mới có
phương sách chữa trị. Trong 5 câu hỏi mà Blogger Alan Phan đề cập dưới
đây thì câu thứ tư (Yếu tố nào đã gây nên những hệ quả này: dân trí,
kinh tế, lịch sử hay thể chế?) hẳn là câu trung tâm.
Xin
để bạn đọc cùng suy nghĩ. Riêng tôi lưu ý đến ý kiến của GS Trần Kinh
Nghị: “làm thì láo, báo cáo thì hay” cùng thói “chạy theo thành tích” vốn phát xuất từ thời XHCN ở Miền Bắc”…, và “Nó bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc”… Cả hai yếu tố mà GS Trần Kinh Nghị đề cập đều là những yếu tố nhất thời nổi lên, mà đã nhất thời thì còn cơ may sửa đổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét