Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

PHONG THỦY ĐẠO LA - HÀ NỘI

PHONG THỦY ĐẠI LA- THĂNG LONG- ĐÔNG ĐÔ-HÀ NỘI…VÀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC CHO 8 TRIỆU NGƯỜI DÂN ( Phần 1)

KTS TRẦN THANH VÂN.
Phong thủy hồ Tây

Kinh đô Thăng Long là thành phố sông nước. Tám con sông chụm lại tạo nên một đại long mạch, gồm có sông Hồng, sông Lô, sông Chẩy, sông Gâm, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu....Trong đó các sông Tô Lịch, Sông Thiên Phù, sông Kim Ngưu lấy nước từ sông Hồng, chẩy xuyên qua thành phố, ... là các tiểu Long mạch... tạo nên một hình ảnh Thăng Long trên bến dưới thuyền của một cuộc sống làm ăn trù phú hưng thịnh.... mà Hồ Tây là trung tâm,

Sau khi sông Tô Lịch và sông Thiên Phù bị lấp, long mạch bị triệt, Thăng Long thành Hà Nội, con Rồng biến thành chốn lao tù ( chữ viết của nhà thư pháp Trần Quốc Chí,). Người Pháp đã sửa chữa bằng việc xây đập sông Nhuệ ở Liên Mạc và đập sông Đáy ở cửa sông Phúc Thọ Đan Phượng....Nhưng hơn 70 năm qua, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn để hai con sông này thành dòng sông chết cống rãnh hôi thối.... 

Đã nhiều kiến nghị khôi phục sông Đáy, nhưng kẻ dốt và lười vẫn vẫn ỡm ờ. May mà 10 năm trước Cầu Phùng vẫn tôn trọng dấu tích của Đập Phùng xưa, nếu bây giờ khắc phục được cầu sông Đáy chui qua Đại lộ Thăng Long.... thì dòng sông Đáy tổng chiều dài 240Km, qua các huyện phía Tây Thành phố Hà Nội sẽ mang mầu sắc mới của một Thăng Long trên bến dưới thuyền.
Ts Tô Văn Trường có ý kiến lo ngại sông Đáy Bẩn, ô nhiễm rất nặng?, Đúng vậy, dòng sông đã chết hàng trăm năm rồi, nhưng nó sẽ khác đi nếu dòng chảy được khôi phục, dòng sông sẽ mang lại sức sống cho hơn 3 triệu dân của Hà Nội và góp phần giải tỏa dân phố cổ, nỗi bức xúc đến nghẹt thở của các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. 

Tôi thành thật thú nhận việc này tôi không thể phân tích sâu sắc hơn được. Kts Lê Việt Hà Chủ tịch Ashui.com và Ts Nguyễn Xuân Diện chủ nhân Tễu blog đã yết kiến ông già Phù Thủy Nguyễn Văn Phương cách đây 8 năm tại nhà tôi, Ts- KTS Phó Đức Tùng ở thị trấn Xuân Mai có thể giúp anh Chu Hảo và các anh tìm hiểu thêm.

Còn đường ống nước sông Đà 2 chi phí 5000 tỷ? 

Cho dù nhà Thầu TQ có ý định rút thầu và đòi VN đền bù "thiệt hại", thì nhà thầu nào vào đây cũng sẽ thất bại như đã từng thất bại. Nghe nói Nhà Thầu Nga cũng đang muốn vào xin thầu?
Nga có duyên nợ với nhà máy Thủy điện Sông Đà. Có thể họ giỏi và trung thực hơn TQ và họ rất hiểu hơn 9 tỷ M3 nước của hồ này là một nguồn cung cấp nước sạch rất quý.
Nhưng, hướng giải quyết có lẽ phải khác đi?
Có thể là phải tạo ra lột cái hồ lộ thiên chứa nước sạch ở Cánh đồng huyện Thạch Thất ..... còn theo cách hiện nay, một việc làm đã sai từ gốc theo nguyên lý phong thủy thì không thể nào có kết quả tốt được. 

Xin trở lại với Thác Bà 

Tôi có duyên nợ với Thác Bà từ năm 1964, khi tôi từ Thượng Hải về thăm quê vào dịp Tết và đã lên công trường Thủy điện Thác Bà ở chơi một tuần. Tôi đã từng lội xuống dòng Sông Chảy cạn khô theo người ta đi nhặt những hòn đá đẹp, gọi là đá phong thủy. 
Năm 2013, tôi lại được Ts NV Ngọc chủ nhà hàng Rubi mời lên Hồ Thác Bà chơi, đích thân Ts Ngọc lái cano chở chở tôi đi thăm thú khắp cái hồ rộng 23.400 ha, có trữ lượng nước ngót 4 tỷ m3 và đặc biệt khi Cano dừng lại dưới chân núi Ca Biền cao 508m thì tôi giật mình nhận ra đây chính là duyên phận của tôi. 
Tôi bỏ ra một năm trời ở Hồ Thác Bà, nhưng lực bất tòng tâm. 
Ký ức của tôi về đáy dòng Chảy khi xưa, nước trong veo, chân không lội bộ qua được, thì nay đã ở độ sâu 53m so với mặt hồ. Qua “mọi” Ts Ngọc chủ nhà hàng Rubi, tôi được biết đêm đêm vẫn có những chiếc tầu của kẻ gian, chở quân ăn trộm ra giữa hồ rồi chúng hụp lặn xuống đáy sâu, kiếm các hòn đá Rubi mang về bán, có hòn đá Hồng ngọc đắt tới nhiều triệu Đô la.... nhưng chẳng mấy ai nghĩ đến việc khối lượng lưu trữ nước sạch ở đây là ngót 4 tỷ M3, đủ lớn. 
Tôi có trao đổi với Ts Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng bộ Thủy lợi, anh nói diện tích hồ Thác Bà so với Hồ Hòa Bình tuy nhỏ hơn, trữ lượng nước ít hơn, nhưng cho dù nhà máy Thủ điện đã có 60 năm tuổi thọ, sẽ không dùng phát điện nữa...

 
ÔNG NƯỚC SÔNG ĐÀ Đà18 LẦN BỊ VỠ,SẼ CÒN BỊ VỠ NẾU VẪN TIẾP TỤC LÀM,
TẠI SAO?. 


Hà Nội là một thành phố Sông nước. Trải qua 1500 năm hình thành, nơi đây chưa bao giờ thiếu nước.


Vào thế kỷ thứ 6 sau công nguyên, nhà vua tiền Lý: Có tên nôm na là Lý Bôn - Lý Bí - tức Lý Nam Đế, đã dựng nên nhà nươc Vạn Xuân, xây kinh đô bên bờ sông Tô Lịch. 
Rõ ràng vào thờì kỳ sơ khai đó, dù chỉ tồn tại có 5 năm, kinh đô của nhà nước Vạn Xuân đã gắn bó vơí sông nước. 
Ba trăm năm sau, khi Cao Biền được vua Đường Y Tôn cử đến nước ta làm Tiết Đô Hộ sư, là người rất giỏi về phong thủy. Ông tướng văn võ song toàn nhiều tham vọng Cao Biền cũng coi sông Tô Lịch bắt nguồn từ sông Hồng này là một nguồn năng lương quý. Cao Biền chính thưc xây Thành Đại La, tuy nhỏ, nhưng La Thành đã đươc vua Lý Thái Tổ coi trọng, di đô tư Hoa Lư về đây năm 1010 để dưng Kinh đô Thăng Long. Vua Lý Thái Tổ đã lấy La Thành làm gốc để phát triển rộng ra và trân trọng gọi Cao Biền là Cao Vương. 

Tại kinh đô Thăng Long, trải qua các vương triều Lý - Trần- Lê, cho đến Triều Tây Sơn ngắn ngủi và đến cả thời Nguyễn Gia Long, kinh đô đã di vào Phú Xuân Huế. Cho dù tên gọi, vị thế có thay đổi, dù là Thăng Long, Bắc Thành hay Hà Nội , thì đặc điểm của một thành phố sông nước, có sông Tô Lịch, Sông Kim Ngưu, sông Thiên Phù, nối sông Hồng với Hồ Tây, họp nhau tại vùng chợ Bưởi vẫn là huyết mạch, máu thịt của một đô thị, trong đó, vị thế của dòng Tô Lịch vẫn được đặc biệt coi trọng :  

"Sông Tô nước chẩy trong ngần. 
Con thuyền buồm trắng lúc gần lúc xa". 

Hay: 
"Nước sông Tô vừa trong vừa mát. 
Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh. 
Ngập ngừng muốn ngỏ tâm tình. 
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu". 

Một số hình ảnh sông ngòi cổ xưa của Thăng Long trên bến dưới thuyền: 





Thực vậy, cho đến thế kỷ 17, 18 và đầu thế kỷ 19, khi vua Gia Long đã chuyển kinh đô vào Huế. Rồi năm 1831 vua Minh Mạng đã đổi tên là Hà Nội, thì thành phố có tên là Hà Nội - Trong Sông này vẫn là một thành phố sông nước với hình ảnh trên bến dưới thuyền 
Vào những năm tháng đó thuyền buôn của Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Dương, Bồ đào nha, Hà Lan, Pháp .. đã cập cảng Phố Hiến rồi vào Thăng Long qua cửa sông chỗ phố Chợ Gạo ngày nay, để theo sông Tô Lịch đến ngã ba sông Thiên Phù ở bến Hàm Tân chợ Bưởi giao thương buôn bán.
 Xin mời xem những bức tranh phục dựng của họa sĩ danh tiếng Trịnh Quang Vũ nhân dịp kỷ niệm 1000 năm thăng long 


Để nhìn nhận có đầu có đuôi, xin hãy nhìn vào Bản đồ Thành phố Hà Nội sau mở rộng năm 2008. Hà Nội tổng diện tích 3.324,92ha, là thành phố bán sơn địa tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng, địa hình xuôi dần từ hướng Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Dân số Hà Nội hiện tại 7,742200 người, thực tế đã có hơn 8 triệu người đang sinh sống. 
Để có thể nuôi sống từng ấy con người, bao nhiêu là thứ cần cung cấp. 
Riêng về nước, nếu sử dụng thật tiết kiệm sống theo kiểu ăn lông ở lỗ, chỉ cần 20 lit/người/ngay để rửa rau vo gao nấu cơm canh và rửa mặt như mèo rửa mặt thôi, thì đã cần đến 160.000m3 nước ngày đêm thì mới đủ sống vật vờ được. Nhưng nếu để đáp ứng mọi nhu cầu vệ sinh của một đô thị văn minh, thì cần ít nhất 5 lần như thế, tức là Hà Nội cần tối thiểu 800.000m3 nước ngày đêm. 
Nhưng Hà Nội có hệ thống phong thủy NÚI CHẦU SÔNG TỤ, tám con sông gồm: Sông Đà từ Hoa Bình hất lên, sông Hồng sông Thao từ Tây Bắc đổ về, sông Chẩy sông Lô, sông Gâm từ hướng Đông Bắc và sông Đuống sông Cầu .... Hệ thống nước tự nhiên gắn với hệ thống nước cơ học, Hà Nội không bao giờ có thể thiếu nước được.

Ấy thế mà mấy ngày gần đây, báo chí đồng loạt đăng những dòng tuyên cáo não lòng về 9 bị can, có thể tạm gọi họ là đồng nghiệp trong ngành xây dựng với tôi, về những tội trạng họ đã gây ra trong những cô gắng đưa nước về Hà Nội. 
Xin trích "Giai đoạn I Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông với công suất 300.000 m3 mỗi ngày đêm do Tổng công ty Vinaconex làm chủ đầu tư được khởi công tháng 4/2004, hoàn thành đưa vào sử dụng tháng 4/2009 và chuyển giao cho Công ty CP nước sạch Vinaconex (Viwasupco) quản lý, vận hành và khai thác.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, công suất nhà máy nước sông Đà hiện trên 200.000 m3 mỗi ngày đêm, chiếm 23% tổng sản lượng nước sạch cấp cho thành phố."
Và phiên tòa xét xử:
" HĐXX TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt các bị cáo: Hoàng Thế Trung, nguyên GĐ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội 24 tháng tù; Nguyễn Văn Khải, nguyên PGĐ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội 20 tháng tù; Trương Trần Hiển, nguyên Trưởng Phòng vật tư, thiết bị thuộc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Sông Đà - Hà Nội 16 tháng tù; Trần Cao Bằng, nguyên GĐ Công ty CP Ống sợi thủy tinh Vinaconex 24 tháng tù; Vũ Thanh Hải, nguyên Trưởng phòng sản xuất, nguyên Quản đốc phân xưởng, nguyên PGĐ Công ty CP Ống sợi thủy tinh Vinaconex 20 tháng tù; Đỗ Đình Trì, nguyên cán bộ Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội 20 tháng tù; Nguyễn Biên Hùng, nguyên cán bộ Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên Phó Trưởng đoàn tư vấn giám sát tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội 16 tháng tù treo; Hoàng Quốc Thống, nguyên cán bộ Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội 16 tháng tù treo và bị cáo Bùi Minh Quân, nguyên PGĐ Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh thiết bị thuộc Công ty CP Nước và Môi trường Việt Nam, Bộ Xây dựng; nguyên giám sát viên tại Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội lĩnh án 12 tháng tù treo.

Đó là chưa kể ông Phí Thái Bình nguyên phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và 6 người nữa được thoát lệnh truy tố


Thế hóa ra Hà Nội không còn là Đô thị sông nước nữa? Hà Nội đang thực sự khát nước và đã có 9 người lâm vào lao lý chỉ vì không làm tròn bổn phận đưa đường ống nước sông Đà về Hà Nội. 

KTS TTV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét