Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2012

Một suy nghĩ nhỏ của tôi về triển vọng của đất nước "rừng vàng biển bạc"

Phú Hòa
Không hiểu sao càng ngày tôi lại càng có cảm nhận rằng rất nhiều vụ cưỡng chế, tịch thu đất đai đang diễn ra ở Việt Nam chỉ là phong trào "Cải cách ruộng đất ngược" mà thôi. Tôi gọi nó là ngược bởi vì những gì diễn ra trong nửa đầu thập kỷ 50 của thế kỷ trước là nhằm mục đích tịch thu đất của người giàu để chia cho người nghèo. Mặc dù có rất nhiều sai phạm, thậm chí có thể gọi là tội ác, gây tang thương cho nhiều gia đình nhưng mục đích chính vẫn nhằm để người cày có ruộng. Giờ đây phần lớn những cuộc cưỡng chế đã và đang diễn ra, cho dù không phải là chỉ đạo trực tiếp từ TW nhưng các chính quyền địa phương đã sử dụng nó như một công cụ để thực hiện cái gọi là "tịch thu đất của người nghèo để gom cho một số người giàu" và hoàn toàn không vì lợi ích chung cho đất nước. Chính quyền địa phương bao giờ cũng dùng lực lượng an ninh như cánh tay sắt để đạt bằng được mục đích của mình kể cả sự tàn bạo không thể chấp nhận được ở một thế chế luôn cho mình là dân chủ. Hơn thế nữa các tập đoàn tư bản cá nhân, cổ phần hóa đều sử dụng chính quyền địa phương đưa lực lượng an ninh và quân đội cưỡng chế dân lành mặc dù những dự án này hoàn toàn không phải là các dự án nhà nước. Đây là việc làm phạm pháp, không thể chấp nhận được.

Vấn đề “Cồn Dầu” căng thẳng trở lại

Gia Minh, biên tập viên RFA
Vụ việc cưỡng chế đất của giáo dân xứ Cồn Dầu, thuộc giáo phận Đà Nẵng trở lại căng thẳng trong những ngày gần đây.
clip_image001
Nghĩa địa Giáo xứ Cồn Dầu và bảng “nghiêm cấm” an táng người chết. Courtesy Hưng Việt website

Chỉnh đốn đảng – và vấn đề đất đai

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
Việc xây dựng chỉnh đốn Đảng đang được Đảng CSVN thực hiện một cách ráo riết trước thực trạng là sự yếu kém và lợi dụng lỗ hổng pháp luật của nhiều cán bộ Đảng viên, cộng với sự thiếu năng lực quản lý của nhiều cấp ủy Đảng cơ sở.
clip_image001
Đất trống ở ngoại ô Hà Nội. Hình chụp hôm 08/03/2012. RFA photo

Tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc muốn lợi cả đôi đàng

Đó là đề tựa bài viết được đăng trên tạp chí Economist số ra tuần này của ông Robert Beckman, giáo sư Luật quốc tế, trường Đại học Quốc gia Singapore. Với nhận xét là «thú vị và hữu ích», tuần báo cho rằng bài viết làm rõ một số điểm đằng sau những gì hiện đang trở thành một trong các đề tài nóng bỏng nhất xung quanh các tranh chấp tại Biển Đông.
clip_image001
Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông

Gia tài bí mật của tỉ phú Putin

clip_image001
(Điều tra của Paris Match) Tài khoản ở nước ngoài, những cái tên mượn, hợp đồng giả hiệu…Tại Matxcơva, Tallinn và Monaco, nhiều nhân chứng đã tiết lộ làm thế nào nhân vật quyền thế nhất nước Nga có thể trở nên giàu có như thế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét