Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

Việt Nam kết án tù người dân khiếu kiện đất đai

Việt Hà, phóng viên RFA
Dù biết là bị lừa nhưng bà Aung San Suu Kyi còn dám lên tiếng công khai tố cáo chính quyền Thein Sein gian lận trong danh sách cử tri của cuộc bầu cử bổ sung lần này, hạn chế bà vận động tranh cử, thậm chí cắt bỏ đoạn diễn văn quan trọng mà bà sẽ đọc trước công chúng, và cuối cùng bắt buộc được chính quyền phải bãi bỏ việc cấm đảng bà biểu tình tại sân vận động trước cuộc bầu cử.
Dù biết là thắng cuộc nhưng viên cựu sĩ quan KGB Putin cũng phải nhượng bộ cho 10 ngàn người dân thủ đô Moskva tự do đi biểu tình trên đại lộ Arbat với những yêu sách thẳng thừng: cải cách chính trị, tư pháp độc lập, chấm dứt kiểm duyệt và bầu cử lại trước kỳ hạn.
Còn ở xứ sở dân chủ gấp ngàn lần thì sao? Vâng, bà Ba Sương đã được đình chỉ xét xử, được khôi phục đảng tịch, nhưng nông trường Sông Hậu “một mô hình kinh tế nông nghiệp xã hội chủ nghĩa tiêu biểu” với bốn lần nhận danh hiệu đơn vị anh hùng thì xoá sổ xong và bảy nghìn hecta ruộng quật lên từ sình lầy của 1.500 hộ dân đã... trôi tuột vào túi một nhóm lợi ích đâu vào đấy. Đấy là một chuyện.
Một chuyện khác hiện còn chưa hết nóng bỏng: hành động phản kháng tự vệ cùng đường của một Kỹ sư nông nghiệp vốn là người lao động giỏi, cùng với gia đình suốt đời quai đê lấn biển tạo nên cà một vùng đầm nuôi cá có lãi, chống lại hành động vô lương của một bọn cướp ngày trắng trợn ngang nhiên đẩy cả nhà mình vào chỗ chết, đã làm dấy lên cả một làn sóng công phẫn trong dư luận từ Nam chí Bắc, kể cả các vị cựu lãnh đạo tối cao của Nhà nước, đến mức ông Thủ tướng cũng phải xắn tay can thiệp – những tưởng một tia hy vọng đã lập loé, số phận sắp mỉm cười với người nông dân đến nơi rồi. Thì này đây, 11 nông dân Bắc Giang cũng chỉ vì vì không còn con đường sống mà phải chiếm đất trái phép, rồi đụng độ với công an và bộ đội mà vừa chịu án phạt với tội danh “chống người thi hành công vụ”, người nặng nhất đến 54 tháng tù giam. Liệu có phải đây là gáo nước lạnh gián tiếp xối vào lưng các anh Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý không đây?
Hoá ra ngoảnh nhìn tám phương bốn hướng những nơi còn bàn tay đám người cai trị độc tài, nơi nào cũng có củ cà rốt và cây gậy kèm nhau như hình với bóng cả. Còn ở đất nước dân chủ của chúng ta thì khác: hình như người nông dân chỉ mới được mơ tới củ cà rốt thôi (hoặc để cho báo chí vẽ củ cà rốt ấy ra cho đẹp mà nhìn cho thoả) chứ chưa một lần thực nếm nó thì phải. Hãy cứ chờ xem.
Bauxite Việt Nam

Ngắm biệt thự mới xây của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng

Trang mạng http://bietthuviet.vn đăng những hình ảnh dưới đây về ngôi biệt thự nguy nga nói là của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thực hư thế nào thì không biết, nhưng chúng tôi tán thành lời bình của Giáo sư Trần Hữu Dũng trên trang mạng viet-studies hôm qua: “Save ngay!  Nay mai là nó sẽ bị rút xuống! (Có thể những "thế lực thù địch" giả mạo những bức ảnh này để bôi nhọ thủ tướng trong kế hoạch "diễn biến hoà bình" của chúng?  Nếu thế thì xin thủ tướng cải chính ngay và cho xem ảnh của tư gia thật của ngài!)”. Cần chú ý trang mạng này có đuôi .vn, và ghi rõ địa chỉ trụ sở đóng tại TP HCM. To gan thật!
Bauxite Việt Nam

Không thể để NinhThuận trở thành Fukushima

Giáo sư Nguyễn Khắc Nhẫn
Ông Nguyễn khắc Nhẫn, nguyên Cố vấn Nha kinh tế, dự báo, chiến lược EDF Paris, GS Trường Đại học Bách khoa Grenoble, GS Viện kinh tế, chính sách năng lượng Grenoble trả lời phỏng vấn RFA về chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
clip_image001
Hình chụp nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima bị hư hại vì trận động đất hôm 12/03/2011. AFP photo

Ấn Độ thu hồi chiếu khán nhập cảnh của nhà hoạt động chống hạt nhân Nhật Bản

Kurt Achin
clip_image001  
Ngư dân địa phương cầm cờ đen để phản đối hoạt động hạt nhân, bên ngoài nhà máy hạt nhân do Nga xây dựng ở Kudankalam, trong bang Tamil Nadu miền nam Ấn Độ. Hình: AP
 
   
Chính phủ ở New Dehli đã thu hồi chiếu khán nhập cảnh của một nhân vật hoạt động chống hạt nhân Nhật Bản định tới Ấn Độ nhân dịp kỷ niệm một năm ngày xảy ra thảm họa Fukushima. Từ thủ đô Ấn Độ, thông tín viên Kurt Achin của đài chúng tôi tường thuật rằng hành động vừa kể là một phần của xu thế bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích sự vội vã của Ấn Độ trong việc phát triển năng lượng hạt nhân.  
Ấn Độ cho biết họ quyết định rút lại visa đã cấp cho bà Maya Koyabashi vì lịch hoạt động của bà không phù hợp với mục đích của chuyến du hành mà bà đã khai trong đơn xin chiếu khán.
Hòa bình Xanh Ấn Độ, tổ chức đứng ra tiếp đón bà Koyabashi, cho biết lý do thật sự của quyết định đó là bà Koyabashi định diễn thuyết trước những người chống đối năng lượng hạt nhân gần địa điểm được qui hoạch để xây lò phản ứng hạt nhân ở tiểu bang Tamil Nadu.
Bà Koyabashi cư ngụ ở Fukushima khi xảy ra trận động đất và sóng thần hồi năm ngoái. Bà đã phải dời chỗ ở vì mối quan tâm về bức xạ từ lò phản ứng bị hư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét