Phong thái lịch thiệp, ăn mặc sang trọng, quý phái của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cùng những người thân trong gia đình đã thể hiện một phần giàu có của người giàu nhất xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh lúc bấy giờ.
|
Ông Trần Trinh Đức, con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu (Ảnh: Xuân Hải) |
Người đàn ông khoảng hơn 60 tuổi, mái tóc vuốt cao, để lộ vầng trán rộng, nói chuyện cởi mở, cầm trên tay cuốn sách tuyển tập Công tử Bạc Liêu, kể vanh vách cho khách tham quan khu di tích Công tử Bạc Liêu ở 15 Điện Biên Phủ, Phường 3, TP Bạc Liêu, về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của gia đình ông Trần Trinh Huy – Công tử Bạc Liêu. Đó là ông Trần Trinh Đức (67 tuổi) con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Dáng vẻ thư thái, lịch thiệp, giọng nói trầm ấm, bên ly cà phê trong khuôn viên của khu di tích Công tử Bạc Liêu – Nhà hàng, khách sạn Công tử Bạc Liêu rộng hàng nghìn m2, ông Đức đưa cho chúng tôi xem tập ảnh về ông nội cùng bố, mẹ và các anh chị em trong gia đình ông, kỷ niệm một thời vàng son trước đây.
|
Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu được xây từ 1919 tại TP Bạc Liêu (Ảnh: Xuân Hải) |
Theo ông Trần Trinh Đức (67 tuổi), con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông Trần Trinh Huy, còn gọi là Công tử Bạc Liêu người giàu nhất xứ Nam kỳ Lục tỉnh, sinh năm 1900 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và mất năm 1974 tại tư gia, biệt thự số 26/6 đường Nhất Linh nay là đường Nguyễn Huy Tưởng, phường 6, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Sau khi Công tử Bạc Liêu mất linh cữu của ông được đêm về an táng tại phần mộ Trần Trinh ở Cái Dầy, TP Bạc Liêu.
Thời Pháp thuộc, sau khi học và thi lấy bằng thành chung, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đã sang Pháp du học về nghề nông, học lấy bằng lái máy bay với ý nguyện mua máy bay dùng để phun thuốc trừ sâu cho hơn 100 ngàn mẫu ruộng ở quê nhà. Và ông đã mua máy bay năm 1930.
Ông Trần Trinh Đức, con trai Công tử Bạc Liêu cho biết: “Khi ba tôi mua máy bay, nhiều người không biết ý nguyện của ba tôi mua để làm gì đã nói ba tôi muốn chơi ngông. Nhưng thực ra ông đã dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, trừ nạn nạn cào cào, châu chấu hoành hành lúc bấy giờ”.
|
Ngôi nhà bây giờ thành khu di tích tham quan gồm khu nhà, nhà hàng, khách sạn (Ảnh: Xuân Hải) |
Ông Đức kể, ba ông có 4 người vợ chính thức. Người vợ đầu tiên là bà Ngô Thị Đen, chỉ có một người con gái là cô Trần Thị Lưỡng. Còn 3 người vợ kế có tất cả với ông 8 người con là: Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức, Hoành, Toàn, Trinh, Nữ. Riêng người vợ đầm ở bên Tây khi ông đi du học sinh cho ông 1 cậu con trai.
PV Infonet xin giới thiệu một số bức ảnh Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cùng gia đình, ảnh do ông Trần Trinh Đức cung cấp:
|
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy |
|
Ông Trần Trinh Huy - Công tử Bạc Liêu |
|
Bà Ngô Thị Đen, vợ cả Công tử Bạc Liêu (1902 - 1972) |
|
Bà Nguyễn Thị Hai, người vợ thứ 2 của Công tử Bạc Liêu, mất năm 1947 |
|
Cô Trần Thị Lưỡng, con gái cả của Công tử Bạc liêu |
|
Ông Trần Trinh Trạch, thân sinh của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy |
|
Ông Trần Trinh Đức, con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu bên bàn thờ của gia đình |
|
Giường ngủ của gia đình Công tử Bạc Liêu |
|
Ông Trần Trinh Đức đang nói chuyện với PV Infonet |
Xuân Hải