Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2019

THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

Thuyền nhân Việt Nam - Hãy để ngày ấy lụi tàn


Nguyễn Tuấn Khoa

Tôi tặng bài viết này cho những người bạn của tôi đã đến được bến bờ bình yên. Tôi khóc tặng cho những người bạn đã mãi mãi rời xa tôi nơi biển đen lạnh lẽo.

Sau khi viết bài “Vượt biển do nhà nước tổ chức và những cái chết tang thương“, có quá nhiều người đã chia sẻ, với nhiều phản hồi trên trang tôi và các trang mạng khác. Nhưng xúc động nhất vẫn là những cuộc điện thoại bất ngờ…
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/3-61.jpg
Thuyền nhân Việt Nam. Photo Courtesy

NHỮNG THẰNG HÈN

‘Những thằng hèn’


Thường Sơn

Cám cảnh trước tình cảnh của ‘quân đội nhân dân Việt Nam’ bao nhiêu, người ta càng thấm thía với mô tả của tướng Lê Mã Lương về giới tướng lĩnh quân đội là ‘chỉ giỏi nhiều tiền’, hoặc riêng Ngô Xuân Lịch còn ‘không biết đọc bản đồ thực địa’.

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

CÒN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG THÌ CÒN VƯỢT BIÊN BẤT HỢP PHÁP


CÒN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 
THÌ CÒN VƯỢT BIÊN BẤT HỢP PHÁP 

NGUYỄN PHÚ TRỌNG: ĐẤT NƯỚC TA CHƯA BAO GIỜ ĐẸP NHƯ THẾ NÀY

Nguyễn Phú Trọng : Đất nước ta chưa bao giờ đẹp như thế này!

GIẤC MƠ HÃO HUYỀN

Giấc mơ hão huyền


Nguyễn Đình Cống: "Tôi tạm dừng một chút để lấy hơi thì bị ai đó vỗ vào vai nhắc nhỡ : Giáo sư nói đã quá dài, hãy để cho người khác . Thế là tôi bừng tỉnh. Kết thúc một giấc mơ hão huyền. Phải chăng đây là hiện tượng mà Freud đã nghiên cứu và mô tả. Nhiều ngày tháng tôi chuẩn bị đối thoại với ông Võ Văn Thưởng ở Ban Tuyên giáo mà không được trả lời nên nhập tâm mà sinh ra giấc mơ như thế. Vâng, giấc mơ hão huyền và hoang tưởng."

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

CÁI CHẾT ĐẾN GẦN CỦA MỘT QUỐC GIA

Cái chết đến gần của một Quốc gia

Nhà báo Mạnh Kim
https://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2019/10/dianh2.jpg?resize=438%2C438
Mỗi ngày tin tức một loang ra, con em người Việt càng thấy lòng đau nghẹn.
Những tưởng nỗi nhục này sẽ ném lên đầu con sói họ Tập, nào ngờ lại rơi trúng mặt kẻ đồng cấp "môi răng" của Việt Nam.
Cứ tha hồ ăn tiêu xả láng đi! Đưa cho nhiều con cháu vào ngồi trong công sở để tháng tháng lĩnh tiền mà chẳng có việc gì làm ngoài xây tượng đài khủng để thờ lãnh tụ; xây chùa chiền tâm linh to vật để các ngài đến cầu cúng cho chiếc ghế không lung lay; phong đủ loại tướng tá để hộ vệ bộ máy, nhưng hễ nghe tin tàu địch trâng tráo xâm phạm vùng biển chủ quyền là... cụp mặt xuống, hoặc gân cổ lên cãi người khác một cách hùng hồn: Bộ chính trị đã quyết không kiện ra quốc tế làm tình hình thêm phức tạp, quyết thế là bài bản lắm, là sáng suốt lắm trong đường đi nước bước cũng như trong đối sách “ba không!
Ừ thì cứ thế mà làm! Rồi cuối nhiệm kỳ ta lại vác rá đi vay, có ngượng một chút chứ có sao đâu.
Nhưng núi nợ khoác lên cổ dân thì mỗi năm một phình lên, làm lún sụt cả đất nước và đè người dân xuống đáy vực.
Thế thì dám chắc sẽ còn đoàn đoàn lũ lũ bỏ nước ra đi bằng mọi cách, từ mọi nẻo đường khác nhau, kể cả những người trẻ tuổi, xinh đẹp, là tương lai của đất nước trong mơ ước của tất cả cộng đồng, như cô gái trong tấm hình trên đây.
Và nhất định là sẽ lại có những containers chở đầy xác người Việt khiến cả thế giới kinh hoàng, không còn biết ăn nói ra sao với cái thể chế XHCN đang "tiến nhanh tiến mạnh", GDP “hứa hẹn” tăng đến 7 – 8% này nữa.
Than ôi! CNCS đến lúc tàn sao mà thê thảm làm vậy!
Bauxite Việt Nam

VỤ 39 NGƯỜI CHẾT QUỐC HỘI LẶNG IM ĐƯỢC SAO?

Vụ 39 người chết, Quốc hội im lặng được sao?

Nguyễn Đình Cống

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/10/1-147.jpg

Các ông, bà nghị đang họp. Nguồn: Quang Phúc/ VnEconomy

VÌ SAO NGƯỜI DÂN THÀNH MẶT HÀNG XUẤT KHẨU

VÌ SAO NGƯỜI DÂN THÀNH MẶT HÀNG XUẤT KHẨU?


Chu Mộng Long

VÌ SAO NGƯỜI DÂN THÀNH MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP NÀO CỨU NGUY CHO DÂN TỘC?

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

XIN HỎI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM

XIN HỎI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VN



Lâu nay nhất là hôm nay (21/10) khai mạc quốc hội, các ông bà Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân đều tuyên bố (Đại ý): "Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ (Ông Nguyễn Phú Trọng)...Không bao giờ nhân nhượng về chủ quyền (ông Nguyễn Xuân Phúc)...Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ ( Bà Nguyễn Thị Kim Ngân)...nhưng "giữ môi trường hòa bình để phát triển kinh tế".
Vậy xin hỏi các ông, bà:

NHỮNG LÝ DO LÊ HẢI AN PHẢI CHẾT

NHỮNG LÝ DO LÊ HẢI AN PHẢI CHẾT!



Thứ trưởng Lê Hải An
Ông Lê Hải An có bằng Tiến sỹ thật, sự học vấn của An là bằng khả năng và trí tuệ của An. Chính vì thế, thông minh quá, giỏi quá là cái gai trong mắt đảng ta. Đảng ta không thể chấp nhận người giỏi, người có năng lực như Hải An được, vì giỏi quá khó sai bảo.. nên phải khử nó thôi!
Lê Hải An dám đòi kỷ luật 13 đồng chí cán bộ của đảng ta, cái ác là 13 đồng

LUẬN XEM AI GIẾT THỨ TRƯỞNG LÊ HẢI AN

Luận xem ai giết thứ trưởng Lê Hải An.


Thứ trưởng tự rơi từ từng 8!
Lẽ đương nhiên, khi báo chí công bố ông thứ trưởng ngã từ trên cao xuống, qua một cái ban công cao ngất ngưởng thì chắc chắc dư luận sẽ đấy lên sự nghi vấn, và tất nhiên cũng có những kẻ ra vẻ biết tin bên trong, đóng vai người quen của người chết nói rằng đó là việc thật, thôi xã hội đừng bàn để gia đình họ đau lòng.

VŨ NGỌC HOÀNG: VỀ CHUYỆN BIỂN ĐÔNG

Trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông


                                                                   Vũ Ngọc Hoàng


Sau bài viết “Trao đổi nhanh về chuyện Biển Đông” đầu tháng 9 vừa qua, tôi đã nhận được nhiều ý kiến bình luận, phản biện. Trước hết, tôi rất cảm ơn quý anh chị và bạn đọc. Nhân đây, xin được trao đổi tiếp về chuyện Biển Đông xung quanh các ý kiến phản biện đó.

CHUYỆN LIÊM TƯỚNG QUÂN

Chuyện Liêm tướng quân, chuyện Tổng Trọng


Võ Văn Tạo

1. Chuyện Liêm tướng quân

Sử ký Tư Mã Thiên chép rằng: đại tướng Liêm Pha của nước Triệu xông pha trận mạc, lập nhiều võ công hiển hách, được coi là đại thần khai quốc, danh vọng hàng đầu. Lạn Tương Như, xuất thân chỉ là huyện quan, nhờ thông minh, cơ trí, dũng lược, đi Sứ, hoặc phò vua Triệu sang Tần, đều tỏ rõ khí phách, giữ vững thể diện và lợi ích quốc gia, Tần vương cũng nể trọng. Lạn Tương Như, nhờ đó, được vua Triệu sủng ái, danh vọng có phần vượt Liêm Pha.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2019

"HẠT GIỐNG ĐỎ" GIỮA DÒNG CHẢY

"HẠT GIỐNG ĐỎ" GIỮA DÒNG CHẢY THỊ PHI


Lê Thiếu Nhơn


Phan Hồng Giang
Tiến sĩ Khoa học Phan Hồng Giang: "Cốt lõi vẫn là dân chủ. Chỉ có dân chủ thực sự mới thay đổi được thực trạng đáng âu lo hiện nay. Nguồn lực quan trọng nhất của mỗi dân tộc vẫn là con người. Khi dân chủ hóa thì con người được phát huy mọi khả năng sáng tạo và tạo ra động lực thúc đẩy tiến bộ và văn minh. Dân chủ hóa sẽ xóa bỏ bất bình đẳng giữa các cá nhân, ai cũng ngang nhau về cơ hội cống hiến, chứ không phải một số ít người được hưởng lợi từ quy hoạch.

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

NGUYỄN DU, TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA...

NGUYỄN DU, TRĂM NĂM TRONG CÕI NGƯỜI TA...



Đặng Văn Sinh


Với những chỉ dấu mang tính đặc trưng, tác phẩm “Nguyễn Du” của Nguyễn Thế Quang có thể xếp vào loại hình tiểu thuyết sử thi. Vì là sử thi nên tác giả có tham vọng muốn bao quát một giai đoạn lịch sử khoảng hai mươi năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ lịch sử dân tộc Việt đầy biến động với những cuộc xung đột đẫm máu giữa hai tập đoàn phong kiến Tây Sơn và Nguyễn Ánh sau khi vương triều Lê Trịnh đã cáo chung. Trên cơ sở ấy, tác giả chọn một lát cắt mang tính điển hình làm nền tảng cho quá trình triển khai nội dung cuốn sách.

ĐẢNG VỚI DÂN - NÓI MỘT MÀ HAI

Đảng với dân – nói một mà hai!

Nhân đọc bài Liệu có nhầm không của GS Nguyễn Đình Cống  

Hà Sĩ Phu

Thưa GS Nguyễn Đình Cống (NĐC) cùng quý vị độc giả,
Cuốn sách “Chia tay Ý thức hệ” (NXB Tự do) là thiện ý của bạn bè ở hải ngoại từ năm 2012 muốn có một cuốn sách ghi lại làm kỷ niệm 3 bài viết đã cũ của tôi từ 20 năm trước. Sau 3 bài cơ bản ấy tôi đã viết và trả lời phỏng vấn hơn 200 bài khác, phản ánh sự phát triển nhận thức của tôi kịp dòng thời sự. Vì thế tôi đã đề nghị ghi vào đầu sách mấy dòng như sau:

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

BÀN VỀ CHÚNG TA

BÀN VỀ “CHÚNG TA” .Nguyễn Đình Cống

Tháng Mười 16, 2019
Khi đề cập đến tình hình đất nước ( làm được gì, cần làm gi v.v…) thường gặp cụm từ “nhân dân ta”, hoặc “chúng ta”. Thí dụ 2 câu sau trong bài “Thời cơ vàng đã đến” của Vũ Duy Phú : “Tại sao Nhân dân ta đã giành bao thắng lợi trong công việc đấu tranh GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ DO cho Đất nước, nhưng lại bỏ lỡ bao cơ hội để xây dựng Đất nước tiến lên Văn minh, hiện đại ?…. Chúng ta cần từ bỏ ĐỘC QUYỀN ĐẢNG TRỊ”
Gs. Nguyễn Đình Cống

ĐỪNG ĐÙA

Đừng đùa!

Lưu Trọng Văn
Có tin, cứ sau mỗi lần tướng Lương cả gan dứt khoát quan điểm của mình với giặc Tàu xâm phạm Biển Đông thì ông lại bị thế lực nào đó... tấn công.
Vụ tướng Lương chủ biên cuốn sách Gạc Ma vòng tròn bất tử là một điển hình. Ông bị tướng Hoàng Kiền nguyên Tư lệnh Công binh chửi thậm tệ và Đại tá Khuất Biên Hoà nguyên thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh nói xấu tùm lum.
Mới đây phát biểu của tướng Lương tại Hội thảo về Bãi Tư Chính dậy sóng dư luận cả nước khi ông kịch liệt lên án hành động láo xược đầy thách thức VN của Tập Cận Bình cho tàu xâm phạm sâu vùng biển VN.
Ông lo ngại có chỉ huy quân đội hiện nay chỉ giàu... tiền, chứ không giàu kinh nghiệm và quyết tâm chiến đấu. Ông còn cảnh báo sẽ dẫn đầu những người lính đi hỏi tội những kẻ mà ông cho là nhu nhược nếu để Bãi Tư Chính bị mất.
Nghe đồn, sau phát biểu trên, nhà ông bị kẻ nào đó rình rập, bao vây. Nghe đồn nhà ông bị kẻ nào đó quăng chất bẩn.
Trên mạng lan truyền phát biểu của đại tướng Phạm Văn Trà nguyên bộ trưởng bộ Quốc phòng kịch liệt phê phán tướng Lương.
Có việc đột xuất ra Hà Nội, gã đến nhà ông.
Một ngôi nhà tập thể quân đội bình thường trên đường Hoàng Hoa Thám. Cổng mở tênh hênh. Gã ngó xung quanh chả ai rình rập cả.
Gã ngó khắp tường, khắp sân, chả có mìn thối nào cả. Gã và nhà ngôn ngữ Đào Tiến Thi vào nhà ông, bà vợ ông, tướng nhà quê cục mịch, mặt chất phác cũng rất quê mùa cười đon đả: các chú vào chơi, tôi thổi cơm cùng ăn với nhà tôi nhá. Hề hề... cơm lính thôi.
Gã đã lâu rồi mới lại được nghe hai chữ "thổi cơm" này. Vì từ thuở nồi cơm điện vào từng xóm quê, nhà phố thì từ thổi... cơm, tru mỏ phù phù thổi lửa củi, lửa rơm nấu cơm đã được thay bằng từ "cắm cơm”.
Tướng Lương nắm tay gã rất chặt. Lên tướng bao năm rồi, ông vẫn giữ nguyên cái chất lính không có trò khỉ mó tay, đụng tay hời hợt xã giao mà nắm tay chặt, mà toả hơi ấm lính tráng cho nhau.
Tin đồn hết. Làm gì có chuyện tướng Trà chửi tôi? Tôi và tướng Trà thường xuyên chuyện với nhau mà. Thậm chí anh em còn đồng với nhau nhiều quan điểm nữa.
Tin đồn hết. Nhà tôi đấy, các ông coi, hề hề có chuyện quái gì đâu?
Ông Văn cũng từng đi biểu tình chống Trung Quốc à? Tướng Lương vuốt tóc, gã phải thừa nhận riêng cái kiểu vuốt tóc này thì ông hơi điệu đàng, cái kiểu điệu đàng của một người từng được quá nhiều các em hâm mộ vì đẹp trai lại anh hùng trận mạc nữa.
Có chứ. Gã đáp.
Đào Tiến Thi kể bị an ninh chặn cửa ngăn không cho đi biểu tình thế nào. Rất nhiều anh em trí thức khác cũng bị ngăn chặn ra sao mỗi lần có cuộc kêu gọi biểu tình lên án tàu cộng xâm phạm Biển Đông.
Tướng Lương hỏi gã: theo ông liệu tôi cũng sẽ bị an ninh chặn cửa không?
Gã cảm nhận câu hỏi này có lăn tăn cảm giác - cảnh giác của người nhiều năm trận mạc chứ không chỉ đơn thuần là một câu hỏi đùa.
Ông Lương đủ biết và đủ năng lực, đủ nhậy cảm để chuẩn bị sẵn bất cứ điều gì có thể xảy ra khi mình quyết liệt lên án bè lũ Tập Cận Bình láo xược xâm lăng bờ cõi của Tổ tiên. Ông biết ông đang đối diện với thế lực nổi nào. Ông cũng biết thế lực ngầm là ai và chúng nguy hiểm thế nào.
Gã hồn nhiên đáp theo góc suy luận của gã:
Tôi nghĩ xu thế đã khác rồi. Không có chuyện ông bị an ninh chặn cửa đâu. Chả ai dám ra cái lệnh chặn cửa một người như ông.
Thế rồi tướng Lương hào hứng kể: mình ăn thua gì so với tinh thần hừng hực chiến đấu của anh em. Tôi xuống tàu ngầm, thăm các tàu chiến và các đơn vị bảo vệ biển đảo. Tôi có kinh nghiệm một người lính rồi một chỉ huy chỉ cần nhìn vào mắt, chỉ cần nghe hơi thở thôi là biết rõ tinh thần của lính, của chỉ huy cấp dưới rồi. Gặp anh em ai cùng khí thế lắm. Ai cũng tinh thần quyết chiến, quyết thắng lắm. Lính mình là vậy. Dân mình là vậy. Khi bị dồn đến ngưỡng nào đó là bung, là bật. Đừng đùa.
Tướng Lương vung tay mạnh mẽ: Đừng đùa! Cái khí thế ấy nó trong máu Dân mình đã đành mà nó thể hiện là nó còn được truyền từ các cấp chỉ huy nữa.
Tướng Lương lại vung tay mạnh mẽ: Đụng đến giang sơn này, đụng đến Dân tộc này, tụi mày đừng đùa!
Gã ngẫm rồi cảm nhận tướng Lê Mã Lương nói không chỉ là một ông tướng nói mà ông đại diện cho hàng triệu người lính nói, mà ông đang nói thay cho bao tướng lĩnh đồng đội của ông.
Còn chúng mày là ai? Không chỉ là bọn ngoài biên cương.
Đừng đùa!
L.T.V.

Cách thức ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông

Hunter Stires
Mỹ và đồng minh phải sử dụng sức mạnh của họ trên mọi lĩnh vực quân sự và phi quân sự. Theo đó, các hoạt động hộ tống bảo vệ hàng hải sẽ đi kèm với các nỗ lực đồng thời nhằm giúp các chính phủ và nền kinh tế ở Đông Nam Á vững vàng hơn trước ảnh hưởng xấu của Trung Quốc, cũng như việc phát triển và triển khai các lực lượng chiến đấu tinh nhuệ với nhiệm vụ ngăn chặn hành vi gây hấn quy mô lớn của Trung Quốc.
Việc quản lý một hệ thống quốc tế giúp duy trì nguyên tắc pháp lý và triết học về quyền tự do trên biển là một trong những lợi ích quốc gia quan trọng nhất của Mỹ dù không được công khai.
Việc duy trì trật tự hàng hải một cách tự do và cởi mở là nhu cầu cấp thiết đối với một quốc gia với khả năng kết nối lên đến hơn 80% dân số thế giới hiện phụ thuộc vào vận tải hàng hải. Trong gần 4 thế kỷ qua, các đại dương được xác định theo nguyên tắc pháp lý (sau đó được điển chế hóa trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển) là tài sản chung toàn cầu, mà chủ quyền quốc gia đối với chúng bị giới hạn và hoàn toàn phụ thuộc vào các vùng đất liền tiếp giáp. Tuy vậy, cơ chế mang ý nghĩa sống còn này lại đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Biển Đông.
Trung Quốc đang hành động hung hăng không chỉ để giành quyền kiểm soát về mặt quân sự, mà thậm chí còn quan trọng hơn là để áp đặt một chế độ thống trị thay thế đối với tuyến đường cửa ngõ vô cùng quan trọng này, dựa trên luật pháp trong nước của Trung Quốc và quan điểm của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển.
Cách tiếp cận hiện nay của Mỹ đối với vấn đề này không giải quyết được khía cạnh cốt lõi trong hành vi gây hấn của Trung Quốc, vì sự phô trương lực lượng một cách rời rạc và không được duy trì lâu dài trong các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ như có thể thấy hiện nay; do đó không tạo được tác động chiến lược mang tính quyết định.
Nhưng chiến thắng của Trung Quốc cho đến nay không phải là chiến thắng chung cuộc. Để có thể phục hồi, Mỹ và các đồng minh cần phải điều chỉnh lại sự hiểu biết của họ về chiến dịch của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời định hướng lại chiến lược nhằm ngăn chặn chiến dịch đó.

Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn

Thanh Phương
Trong khi Việt Nam vẫn dành ưu tiên cho giải pháp ngoại giao, thiếu tướng Hoàng không loại trừ khả năng Việt Nam đưa vụ Bãi Tư Chính và các tranh chấp chủ quyền khác ở Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc hoặc một tòa án quốc tế.
Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, Biển Đông
AMTI/CSIS
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 vào ngày 07/10/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, đã yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương «phân tích, dự báo tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi, những khó khăn, thách thức».
Ông Trọng đưa ra yêu cầu này 3 tháng sau khi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, với sự hộ tống của nhiều tàu vũ trang, xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính, nơi mà đối tác của Việt Nam là tập đoàn Nga Rosneft đang thăm dò dầu khí. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hà Nội đã tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hãi của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng việc thăm dò địa chất của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là «chính đáng và hợp lý», đồng thời cáo buộc hoạt động của các công ty dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính là xâm phạm lợi ích của Trung Quốc.

ĐỌC BÀI THƠ BÁT CÚ CỦA PHẠM NGŨ LÃO

ĐỌC THƠ BÁT CÚ CỦA PHẠM NGŨ LÃO

Nguyễn Cang
Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, luật trắc  vần bằng của Phạm Ngũ Lão, một danh tướng đời nà Trần. Bài thơ có nội dung đáng ngưỡng mộ. Xin chép ra sau đây:
輓上將國公興道大王 Vãn thượng tướng quốc công Hưng Đạođạivương

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

NAM QUỐC SƠN HÀ, QUỐC TỘ

NAM QUỐC SƠN HÀ VÀ QUỐC TỘ - HAI KIỆT TÁC VĂN CHƯƠNG


Tưởng nhớ Thầy Bùi Duy Tân (1932 - 2009): 

NAM QUỐC SƠN HÀ VÀ QUỐC TỘ - HAI KIỆT TÁC VĂN CHƯƠNG CHỮ HÁN NGANG QUA TRIỀU ĐẠI LÊ HOÀN

KIỆN CÒN KHÔNG DÁM LÀM SAO DÁM ĐÁNH GIẶC

Kiện còn không dám thì làm sao dám đánh giặc?

Đại tướng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch (trái) và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lương Cường (phải)

LẦN ĐẦU TIÊN MỘT BÍ MẬT CỦA BIỂN ĐÔNG ĐƯỢC CÔNG BỐ

Lần đầu tiên một Bí mật của Biển Đông được công bố

Trong Trung ương vị nào bán nước rồi sẽ rõ.




Sáng 7.10 
Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương đảng chủ tịch nước, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị trung ương "phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học, tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua”. 

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

GS TƯƠNG LAI GỬI THƯ NGỎ TỚI HỘI NGHỊ TW 11

GS. TƯƠNG LAI GỬI THƯ NGỎ TỚI HỘI NGHỊ TW 11 CỦA ĐẢNG CSVN

Thư ngỏ của Giáo sư Tương Lai gửi Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

BÃI TƯ CHÍNH CỰC KỲ NGUY HIỂM

Vụ bãi Tư Chính "cực kỳ nguy hiểm" cho an ninh quốc phòng VN

Quốc Phương BBC News Tiếng Việt
Anh hùng Lê Mã Lương phát biểu có nhiều thông tin rất thú vị. Ông nói: Mất đảo Tư Chính là mất hết tất cả các đảo còn lại. Mất bãi Tư Chính trước hết là tội của Bộ Ngoại giao.
***
Bãi Tư Chính nếu mất là do lỗi của Bộ Chính trị chứ ko phải do lỗi của Bộ Ngoại giao như anh hùng Lê Mã Lương nói. 
Chỉ mặt đặt tên luôn đi, anh Lê Mã Lương. 
Tàu TQ thì nói tàu TQ chứ ko vì kiêng huý mà phải nói trại thành tàu lạ. 
Bộ Chính trị thì nói Bộ Chính trị chứ ko vì kiêng huy mà nói trại thành Bộ Ngoại giao.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế
Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là "cực kỳ nguy hiểm" không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam, "kể cả trên đất liền", một nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau một Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp quốc tế.
"Không phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây giờ vẫn đang hoạt động," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược với BBC kết quả và nội dung chính của Hội thảo.
Tôi không thể duy trì chính sách "Ba không" nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Đang có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam," nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN nói.
"Thế nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể vượt qua nguy cơ này và phát triển được.
"Đó là phải xác định rõ bạn - thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách 'Ba không', thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc - đó là quyền tự vệ chính đáng.
Hội thảoẢnh: FB NGUYỄN XUÂN DIỆN - Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN, phát biểu tại Tọa đàm (các hình do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp)
"Tôi không thể duy trì chính sách "Ba không" nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng, thì Liên Hiệp quốc cho phép tôi có được quyền tự vệ chính đáng.

Ai phải lột mặt nạ?

Vũ Kim Hạnh
Không tin được dù đó là sự thật. Thiếu tướng Lê Văn Cương đang phân thây Trung Quốc cho bà con sáng mắt sáng lòng: "Từng lỗ chân lông của Đặng Tiểu Bình thấm máu người Việt Nam".
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản
Tập Cận Bình! Hãy cởi mặt nạ ra!
Sáng nay tôi đọc được một kết quả nghiên cứu đáng quan tâm. Ngày 30/9/2019, Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center của Hoa Kỳ đã công bố kết quả cuộc khảo sát dư luận thế giới “Global Attitudes Survey” với người dân 32 nước, thực hiện trong 4 tháng, vừa xong ngày 29/08, về quan điểm của họ đối với Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ người thiếu thiện cảm với Trung Quốc gia tăng đáng kể, đặc biệt là tại các nước gần TQ nhất. 
Nhìn chung vẫn có bình quân 41% cư dân thuộc 32 nước trên thế giới có quan điểm tích cực về Trung Quốc, so với 37% có cái nhìn tiêu cực. Nhưng đi vào chi tiết thì tâm lý ghét và ngán ngại Trung Quốc đang càng lúc càng gia tăng: 60% người được hỏi tại Mỹ, và 67% tại Canada coi Trung Quốc là đất nước “không được ưa thích”, một kết quả xấu nhất đối với Trung Quốc từ năm 2007 đến nay. Ở Tây Âu thì 70% người được hỏi tại Thụy Điển, và 53% tại Tây Ban Nha không thích TQ.   
Các nước láng giềng thì tỉ lệ dân không thích họ càng nặng nề hơn. Năm nay khảo sát 5 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và nước Úc thì tỉ lệ không thích cao nhất là ở Nhật Bản với 85%, rồi đến Hàn Quốc 63%, Úc 57%, Philippines 54%.
Hồng Kông vẫn nóng hầm hập. Ngày 4/10, chuẩn bị đối phó ngày biểu tình “thường xuyên” là thứ bảy cuối tuần, bà Carrie Lam đã sử dụng một luật khẩn cấp có từ thời thực dân để cấm người biểu tình đeo mặt nạ.   
Cũng cùng ngày, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói tại họp báo là bà ta nên từ chức, sau nhiều tháng biểu tình kéo dài, bởi “là đặc khu trưởng, bà ta phải phục tùng chủ nhân (tức người dân) và đồng thời phải hỏi lương tâm mình. Lương tâm bà ấy biết dân đúng khi bác bỏ luật dẫn độ...”
Trên twitter, có những câu chuyện cảm động. Những dòng chữ viết sẵn trên nón bảo hiểm của một nhân viên y tế khi anh len lỏi vào đám đông biểu tỉnh để ứng cứu người bị thương (và biết là khi cảnh sát nhắm bắn thì cũng chẳng tha cho mình). "Đừng cố gắng cứu sống tôi nếu vết thương quá nặng và tôi không còn cử động. Di chúc viết tay để ở trong túi." Và : "Tổ chức thu hồi cơ quan nội tạng. Không tiền sử dị ứng thuốc. Không tôn giáo (không cần các nghi thức)". Vậy đó, xuống đường cứu người với một bản di chúc viết tay để sẵn trong túi. Và nói rõ luôn, tự nguyện hiến dâng các cơ quan nội tạng nếu không may tử thương.

NỖI ĐƠN ĐỘC CỦA KẺ ĐỚN HÀN

Nỗi đơn độc của kẻ đớn hèn

Thường Sơn
"Kẻ thù lớn bởi vì mi quỳ xuống".
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjMNCPg36kP2Dd0vSSowlg6ARnXn0LwAsVS5BJ95B_FDHc_CV3DNV0YMQX3iB8LIn8z3Ku_ENum2tb1M73YKQPoqQLZjx8_EBI0W-4DfzyVP67W3niCFeKvzyFZxbFUphGTCTsqQkmgfA/s640/dadieu_VNPZ.jpg
Đã ba tháng đã lao qua ở Bãi Tư Chính, nhưng cử chỉ bị coi là câm nín của giới lãnh đạo Việt Nam và việc chẳng một quan chức cao cấp nào trong ‘tam trụ’ - từ Nguyễn Phú Trọng đã từng cầu an ‘trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam’ đến Nguyễn Xuân Phúc từng nghiêng ngoẹo cụng ly với Tập Cận Bình vào năm 2016, và cả Nguyễn Thị Kim Ngân uốn éo trước mặt họ Tập về ‘đại cục’ ở Bắc Kinh mà không dám nhắc tên Trung Quốc, cùng tâm thế không dám nổ súng cảnh cáo và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.
Mới đây, một học giả quốc phòng của Ấn Độ - Tiến sĩ Rajeswari Pillai Rajagopalan, Chủ tịch Sáng kiến Chính sách Hạt nhân và Không gian thuộc Qũy Observer Research Foundation (ORF) ở New Delhi - đã nói, với thái độ mỉa mai đến cay đắng, với đài VOA rằng chính quyền Việt Nam đã cố công vận động quốc tế, tiếp cận với tất cả các cường quốc Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương, bao gồm Ấn Độ và Hoa Kỳ, để xây dựng một hỗ trợ chính trị lớn hơn nhằm ngăn chặn Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông, nhưng nhiều khả năng Việt Nam sẽ không nhận được bất kỳ sự hậu thuẫn mạnh mẽ nào.