Lời khuyên về Trung Quốc dành cho các bạn Việt Nam
David Archibald: "Để xâm lược Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ lớn cách biên giới Việt Nam 10 km, ở 24 ° 24 vĩ độ Bắc; 106 ° 42’ kinh độ Đông với các nhà kho và trại lính rộng tới 50 mẫu Anh. Để vệ tinh không nhìn thấy xe bọc thép và pháo binh, người ta đã đưa các đơn vị này tới căn cứ này vào ban đêm. Trung Quốc cũng đã đặt pháo dọc biên giới. Và cách một dặm về phía đông bắc của tổ hợp doanh trại lớn này, Trung Quốc còn xây dựng những tòa nhà trên khu vực rộng 8 mẫu Anh, dường như để chứa các IRBM (tên lửa đạn đạo) được huy động lên biên giới nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công. "
Phạm Nguyên Trường dịch
Phạm Nguyên Trường dịch
Từ năm 111 trước Công nguyên, thỉnh thoảng Trung Quốc lại xâm lược Việt Nam. Người Việt Nam đã viết được những trang sử lâu dài và hào hùng về cuộc chiến đấu chống những cuộc xâm lăng của Trung Quốc, bắt đầu từ hai chị em Bà Trưng, năm 39 sau Công nguyên. Nhà lãnh đạo Việt Nam gần đây nhất đứng lên đánh đuổi các lãnh chúa Trung Quốc ra khỏi đất nước là Lê Lợi - lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Minh vào năm 1428.
Trung Quốc đã tấn công một lần nữa vào năm 1979. Phía sau sự kiện đó là Khmer Đỏ ở Campuchia không chỉ giết chết một phần tư dân số nước này, mà còn đàn áp Việt kiều sinh sống ở đó. Việt Nam tràn vào Campuchia nhằm ngăn chặn vụ giết người hàng loạt này. Chế độ diệt chủng do Pol Pot lãnh đạo là quốc gia-khách hàng của Trung Quốc và Trung Quốc không đồng ý loại bỏ chế độ này. Cho nên Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam nhằm dạy cho Việt Nam một bài học. Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó còn sử dụng cuộc chiến tranh nhằm củng cố quyền kiểm soát quân đội Trung Quốc.
Trung Quốc tấn công, giết người, phá hoại rồi rút lui sau mấy tuần lễ, họ tiến hành chính sách đốt sạch trên đường rút lui. Việt Nam đưa các đơn vị thiện chiến của họ về bảo vệ Hà Nội; thất bại của Trung Quốc chủ yếu là do các đơn vị dự bị. Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này là không có đường xá để đưa vũ khí, khí tài lên mặt trận.
Sau năm 1979, Trung Quốc tiếp tục tấn công với các trận đánh lớn vào các năm 1980, 1981, 1984 và 1987 khi Đặng [Tiểu Bình] luân chuyển các đơn vị ra mặt trận để họ có kinh nghiệm chiến đấu. Các cuộc tấn công cuối cùng của Trung Quốc diễn ra vào năm 1989, chủ yếu là bằng pháo binh. 30 năm đã trôi qua và người Việt Nam tiếp tục đến viếng người thân bị cuộc xâm lăng của Trung Quốc giết hại. Việt Nam nghĩ rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tấn công một lần nữa. Do địa lý, cuộc tấn công lần này rất có thể sẽ diễn ra trên cùng một trục với cuộc tấn công năm 1979. Một số sĩ quan quân đội Việt Nam tin rằng họ sẽ hi sinh trong cuộc chiến tranh sắp tới.
Xin xem xét tình hình từ quan điểm của Trung Quốc. Cuối cùng, Trung Quốc muốn thống trị cả thế giới. Trở ngại lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong ngắn hạn, Trung Quốc muốn chiếm hai chuỗi đảo ở phía đông nước này – chuỗi bên trong kéo dài từ Okinawa đến Philippines và chuỗi bên ngoài kéo dài tới tận Guam. Nước này cũng muốn sở hữu tất cả Biển Đông và có thể không cho quân đội các nước khác đi qua vùng này. Đây là những mục tiêu ngắn hạn.
Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ trực thăng trên Quần đảo Nanji, gần quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Căn cứ này là để tiếp nhiên liệu cho các máy bay trực thăng trên đường tấn công Senkaku.
Để xâm lược Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ lớn cách biên giới Việt Nam 10 km, ở 24 ° 24 vĩ độ Bắc; 106 ° 42’ kinh độ Đông với các nhà kho và trại lính rộng tới 50 mẫu Anh. Để vệ tinh không nhìn thấy xe bọc thép và pháo binh, người ta đã đưa các đơn vị này tới căn cứ này vào ban đêm. Trung Quốc cũng đã đặt pháo dọc biên giới. Và cách một dặm về phía đông bắc của tổ hợp doanh trại lớn này, Trung Quốc còn xây dựng những tòa nhà trên khu vực rộng 8 mẫu Anh, dường như để chứa các IRBM (tên lửa đạn đạo) được huy động lên biên giới nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công. Tầm bắn tối đa của chúng tới tận bờ biển Việt Nam. Trung Quốc vẫn nhớ bài học về hậu cần trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đang xây dựng xa lộ dài 50 dặm, từ phía nam Sùng Tả đến thị trấn Po Thiung gần biên giới Việt Nam. Hình ảnh từ Planet Labs cho thấy đường cao tốc này chưa được xây dựng xong; Trung Quốc có khả năng sẽ không tấn công trước khi khánh thành con đường này.
Để so sánh, hình ảnh vệ tinh phía eo biển Đài Loan không cho thấy bất kỳ sự chuẩn bị nào cho trận chiến với Đài Loan. Không nhìn rõ một cái gì đó tương tự như sân bay trực thăng hoặc bệ phóng tên lửa nào. Và đây được cho là trận chiến khó khăn nhất đối với Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã nói về việc quân đội Trung Quốc phải sẵn sàng chiếm Đài Loan vào năm 2020, nhưng không thấy người ta vận chuyển đất hay làm đường bê tông để giúp thực hiện việc này. Dường như đây là vụ lừa dối kinh điển của Trung Quốc. Lực lượng của Trung Quốc sẽ bị dàn quá mỏng nếu họ tấn công Đài Loan trong khi họ đã làm tất cả mọi việc khác mà họ cần làm để thu được thành công. Đài Loan có thể từ chối đánh nhau. Nếu không bị tấn công bằng vũ lực, họ có thể chỉ cần đợi. Trung Quốc có khả năng tấn công Đài Loan bằng sóng vô tuyến được phát ra bởi hệ thống radar đặt trên đỉnh núi Leshan, hệ thống này có thể nhìn thấy tất cả các hoạt động trên không ở sâu trong nội địa Trung Quốc tới 5.000km.
Trung Cộng đang quảng bá chiến tranh với dân chúng nước này, nói rằng đấy là cuộc chiến giành ưu thế cho người Hán – họ quay trở lại với Nhật Bản vì sự tàn bạo trong Thế chiến II, họ chỉ cho dân chúng thấy rằng có thể thắng Hoa Kỳ và giám sát Üntermenschen (các dân tộc hạ đẳng) trong các nước phương Nam. Tấn công những người đồng bào Trung Quốc ở Đài Loan sẽ là thông điệp quá phức tạp và không còn ai chết vì chủ nghĩa cộng sản nữa. Đài Loan có thể bị bao vây và sau đó bị phong tỏa cho đến chết, buộc phải đầu hàng.
Có hai lý do vì sao có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam trong cuộc chiến tranh tiếp theo. Một, nó sẽ trao cho bô binh Trung Quốc vai trò trong cuộc chiến tranh mà nếu không làm như thế, tất cả vinh quang sẽ thuộc về hải quân và không quân. Lí do thứ hai, sẽ buộc Việt Nam phải rút khỏi 17 căn cứ của mình ở Biển Đông. Các quốc gia khác, trong đó có Malaysia và Brunei cũng có căn cứ trên Biển Đông, nhưng Việt Nam là nước quyết tâm nhất trong việc bảo vệ những căn cứ của mình. Các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc có khả năng bị thiệt hại nặng nề trong khi tìm cách chiếm những căn cứ này. Nếu Trung Quốc chiếm được lãnh thổ ở miền bắc Việt Nam, có khả năng họ sẽ buộc được Việt Nam rút khỏi các căn cứ trên những hòn đảo, như là điều kiện để trả lại vùng lãnh thổ bị chiếm trên đất liền.
Việc Trung Quốc đe dọa xâm lượcc tạo ra một số tác động tốt đối với Việt Nam. Nó đã buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải mở cửa đất nước hơn nữa về kinh tế để có cơ sở kinh tế lớn hơn nhằm chống lại Trung Quốc.
Một vấn đề lớn đối với Trung Quốc là tất cả các nạn nhân mà nước này nhắm tới sẽ đoàn kết chống lại ngay khi Trung Quốc khơi chiến. Nhật Bản biết rằng họ phải thắng trong hoặc sẽ bị Trung Quốc vĩnh viễn khuất phục. Một trong những biện pháp tăng cường sức mạnh cho Nhật Bản trong cuộc xung đột này và làm họ tự tin hơn là trả lại 331 kg plutonium được làm sạch ở mức có thể sản xuất vũ khí mà Obama, dưới áp lực của Trung Quốc, đã buộc họ phải từ bỏ vào năm 2016.
Việt Nam sẽ là nước duy nhất bên phe Đồng minh phải chiến đấu trên bộ với Trung Quốc. Việt Nam càng giúp đỡ hoặc đề nghị giúp đỡ và được coi là giúp đỡ Hoa Kỳ trong trận chiến trên không/trên biển với Trung Quốc, thì Hoa Kỳ càng có nhiều khả năng sẽ tới giúp Việt Nam trong cuộc chiến trên bộ. Đấy sẽ là không quân chiếm lĩnh không gian bên trên trận địa và cung cấp một số thiết bị công nghệ cao hơn nhằm phá vỡ bước tiến của Trung Cộng: thả dù từ trên không, vũ khí chống tăng, bom rải thảm và tên lửa chống tăng từ AT4 tới Raytheon’s BGM-71 TOW. Việt Nam có thể đã làm được tên lửa chống tăng có điều khiển theo kiểu Kornet của Nga, loại vũ khí có tác dụng ở Syria.
Việt Nam nên mời các sĩ quan cao cấp của Quân đội Hoa Kỳ tới thăm các những tỉnh sẽ là chiến trường trong tương lai như Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Đề nghị họ tham gia phòng thủ những khu vực này. Quân đội Hoa Kỳ nghĩ rằng họ sẽ bỏ lỡ cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Họ sẽ không bỏ lỡ nếu có căn cứ tên lửa trên bờ biển Việt Nam và tư vấn về những biện pháp tốt nhất nhằm phá hủy đoàn xe bọc thép của Trung Cộng. Họ sẽ thích thú nếu được yêu cầu tham gia.
Bộ trưởng Quốc phòng mới của Hoa Kỳ, Mark Esper, nói rằng ông muốn triển khai các IRBM (tên lửa đạn đạo) có tầm bắn hơn 500 km ở châu Á trong vài tháng tới. Bộ binh nói rằng họ muốn tham gia đánh chìm các con tàu bằng hệ thống tên lửa đặt trên đất liền. Có hai địa điểm phù hợp cho những tên lửa này: quần đảo Palawan và Luzon của Philippines ở bờ đông của Biển Đông và bờ biển Việt Nam, từ Vịnh Cam Ranh đến Đà Nẵng. Bố trí như thế sẽ tạo ra khu vực ở Biển Đông mà tàu và máy bay Trung Quốc vào là bị tấn công từ mọi phía.
Vịnh Cam Ranh cách các hòn đảo đang tranh chấp ở Trường Sa từ 500 km đến 750 km. 6 nước – trong đó có Trung Quốc, đang tranh chấp chủ quyền trên những hòn đảo này; Trung Quốc còn xây dựng mấy đảo nhân tạo trong khu vực gần đó. Đà Nẵng cách sân bay và căn cứ hải quân của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa 400 km và cách các căn cứ lớn của Trung Quốc trên đảo Hải Nam 300km. Như cuộc tấn công gần đây ở Ả Rập Saudi cho thấy, có khả năng sẽ diễn ra những cuộc tấn công qua lại bằng máy bay không người lái, tên lửa hành trình cũng như tên lửa đạn đạo giữa các căn cứ của Trung Quốc trên những hòn đảo đang tranh chấp và bờ biển Việt Nam.
Và sau khi chiến tranh kết thúc, quan trọng là phải thiết lập các điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài. Trước hết, Hoa Kỳ phải chiếm những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Không có nước nào được tham gia vào việc này. Thứ hai, Trung Quốc phải bị thu hẹp, trở về biên giới năm 1949, trước khi họ xâm chiếm Tây Tạng và chiếm giữ những vùng đất của Ấn Độ. Thứ ba, tất cả các tài sản ở nước ngoài của nước này, bao gồm mọi thứ thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc, sẽ bị tịch thu để trả tiền bồi thường chiến phí.
Thứ tư, tất cả các khoản nợ được tạo ra để bẫy các quốc gia khác trong chương trình Một Vành đai và Một Con đường sẽ bị hủy bỏ. Thương mại với Trung Quốc thời hậu chiến phải giảm đến mức tối thiểu. Người Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng thương mại nhằm xây dựng Đệ Tam Đế Chế và lập kế hoạch cho cuộc chinh phạt khác. Trung Quốc có thể trở thành đám đông sôi sục vì oán hận, nhưng đấy là vấn đề của họ. Họ phải được thức tỉnh để không nghĩ tới việc khởi động một cuộc chiến nữa.
Làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng cuộc chiến tiếp theo đang đến gần, chứ chưa nói tới việc thảo luận về cuộc chiến sẽ sau đó? Vì Trung Quốc không ngừng quấy rối Nhật Bản, như Bộ Ngoại giao Nhật Bản ghi lại trong hình dưới đây (đỏ là số tàu được phát hiện trong vùng lãnh hải, xanh là số tàu được phát hiện trong vùng tiếp giáp lãnh hải):
Trung Quốc tấn công, giết người, phá hoại rồi rút lui sau mấy tuần lễ, họ tiến hành chính sách đốt sạch trên đường rút lui. Việt Nam đưa các đơn vị thiện chiến của họ về bảo vệ Hà Nội; thất bại của Trung Quốc chủ yếu là do các đơn vị dự bị. Một trong những vấn đề lớn của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh này là không có đường xá để đưa vũ khí, khí tài lên mặt trận.
Sau năm 1979, Trung Quốc tiếp tục tấn công với các trận đánh lớn vào các năm 1980, 1981, 1984 và 1987 khi Đặng [Tiểu Bình] luân chuyển các đơn vị ra mặt trận để họ có kinh nghiệm chiến đấu. Các cuộc tấn công cuối cùng của Trung Quốc diễn ra vào năm 1989, chủ yếu là bằng pháo binh. 30 năm đã trôi qua và người Việt Nam tiếp tục đến viếng người thân bị cuộc xâm lăng của Trung Quốc giết hại. Việt Nam nghĩ rằng Trung Quốc đang chuẩn bị tấn công một lần nữa. Do địa lý, cuộc tấn công lần này rất có thể sẽ diễn ra trên cùng một trục với cuộc tấn công năm 1979. Một số sĩ quan quân đội Việt Nam tin rằng họ sẽ hi sinh trong cuộc chiến tranh sắp tới.
Xin xem xét tình hình từ quan điểm của Trung Quốc. Cuối cùng, Trung Quốc muốn thống trị cả thế giới. Trở ngại lớn nhất là Hoa Kỳ. Trong ngắn hạn, Trung Quốc muốn chiếm hai chuỗi đảo ở phía đông nước này – chuỗi bên trong kéo dài từ Okinawa đến Philippines và chuỗi bên ngoài kéo dài tới tận Guam. Nước này cũng muốn sở hữu tất cả Biển Đông và có thể không cho quân đội các nước khác đi qua vùng này. Đây là những mục tiêu ngắn hạn.
Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ trực thăng trên Quần đảo Nanji, gần quần đảo Senkaku của Nhật Bản. Căn cứ này là để tiếp nhiên liệu cho các máy bay trực thăng trên đường tấn công Senkaku.
Để xâm lược Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng một căn cứ lớn cách biên giới Việt Nam 10 km, ở 24 ° 24 vĩ độ Bắc; 106 ° 42’ kinh độ Đông với các nhà kho và trại lính rộng tới 50 mẫu Anh. Để vệ tinh không nhìn thấy xe bọc thép và pháo binh, người ta đã đưa các đơn vị này tới căn cứ này vào ban đêm. Trung Quốc cũng đã đặt pháo dọc biên giới. Và cách một dặm về phía đông bắc của tổ hợp doanh trại lớn này, Trung Quốc còn xây dựng những tòa nhà trên khu vực rộng 8 mẫu Anh, dường như để chứa các IRBM (tên lửa đạn đạo) được huy động lên biên giới nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công. Tầm bắn tối đa của chúng tới tận bờ biển Việt Nam. Trung Quốc vẫn nhớ bài học về hậu cần trong cuộc chiến năm 1979, Trung Quốc đang xây dựng xa lộ dài 50 dặm, từ phía nam Sùng Tả đến thị trấn Po Thiung gần biên giới Việt Nam. Hình ảnh từ Planet Labs cho thấy đường cao tốc này chưa được xây dựng xong; Trung Quốc có khả năng sẽ không tấn công trước khi khánh thành con đường này.
Để so sánh, hình ảnh vệ tinh phía eo biển Đài Loan không cho thấy bất kỳ sự chuẩn bị nào cho trận chiến với Đài Loan. Không nhìn rõ một cái gì đó tương tự như sân bay trực thăng hoặc bệ phóng tên lửa nào. Và đây được cho là trận chiến khó khăn nhất đối với Trung Quốc. Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã nói về việc quân đội Trung Quốc phải sẵn sàng chiếm Đài Loan vào năm 2020, nhưng không thấy người ta vận chuyển đất hay làm đường bê tông để giúp thực hiện việc này. Dường như đây là vụ lừa dối kinh điển của Trung Quốc. Lực lượng của Trung Quốc sẽ bị dàn quá mỏng nếu họ tấn công Đài Loan trong khi họ đã làm tất cả mọi việc khác mà họ cần làm để thu được thành công. Đài Loan có thể từ chối đánh nhau. Nếu không bị tấn công bằng vũ lực, họ có thể chỉ cần đợi. Trung Quốc có khả năng tấn công Đài Loan bằng sóng vô tuyến được phát ra bởi hệ thống radar đặt trên đỉnh núi Leshan, hệ thống này có thể nhìn thấy tất cả các hoạt động trên không ở sâu trong nội địa Trung Quốc tới 5.000km.
Trung Cộng đang quảng bá chiến tranh với dân chúng nước này, nói rằng đấy là cuộc chiến giành ưu thế cho người Hán – họ quay trở lại với Nhật Bản vì sự tàn bạo trong Thế chiến II, họ chỉ cho dân chúng thấy rằng có thể thắng Hoa Kỳ và giám sát Üntermenschen (các dân tộc hạ đẳng) trong các nước phương Nam. Tấn công những người đồng bào Trung Quốc ở Đài Loan sẽ là thông điệp quá phức tạp và không còn ai chết vì chủ nghĩa cộng sản nữa. Đài Loan có thể bị bao vây và sau đó bị phong tỏa cho đến chết, buộc phải đầu hàng.
Có hai lý do vì sao có nhiều khả năng là Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam trong cuộc chiến tranh tiếp theo. Một, nó sẽ trao cho bô binh Trung Quốc vai trò trong cuộc chiến tranh mà nếu không làm như thế, tất cả vinh quang sẽ thuộc về hải quân và không quân. Lí do thứ hai, sẽ buộc Việt Nam phải rút khỏi 17 căn cứ của mình ở Biển Đông. Các quốc gia khác, trong đó có Malaysia và Brunei cũng có căn cứ trên Biển Đông, nhưng Việt Nam là nước quyết tâm nhất trong việc bảo vệ những căn cứ của mình. Các lực lượng đổ bộ của Trung Quốc có khả năng bị thiệt hại nặng nề trong khi tìm cách chiếm những căn cứ này. Nếu Trung Quốc chiếm được lãnh thổ ở miền bắc Việt Nam, có khả năng họ sẽ buộc được Việt Nam rút khỏi các căn cứ trên những hòn đảo, như là điều kiện để trả lại vùng lãnh thổ bị chiếm trên đất liền.
Việc Trung Quốc đe dọa xâm lượcc tạo ra một số tác động tốt đối với Việt Nam. Nó đã buộc Đảng Cộng sản Việt Nam phải mở cửa đất nước hơn nữa về kinh tế để có cơ sở kinh tế lớn hơn nhằm chống lại Trung Quốc.
Một vấn đề lớn đối với Trung Quốc là tất cả các nạn nhân mà nước này nhắm tới sẽ đoàn kết chống lại ngay khi Trung Quốc khơi chiến. Nhật Bản biết rằng họ phải thắng trong hoặc sẽ bị Trung Quốc vĩnh viễn khuất phục. Một trong những biện pháp tăng cường sức mạnh cho Nhật Bản trong cuộc xung đột này và làm họ tự tin hơn là trả lại 331 kg plutonium được làm sạch ở mức có thể sản xuất vũ khí mà Obama, dưới áp lực của Trung Quốc, đã buộc họ phải từ bỏ vào năm 2016.
Việt Nam sẽ là nước duy nhất bên phe Đồng minh phải chiến đấu trên bộ với Trung Quốc. Việt Nam càng giúp đỡ hoặc đề nghị giúp đỡ và được coi là giúp đỡ Hoa Kỳ trong trận chiến trên không/trên biển với Trung Quốc, thì Hoa Kỳ càng có nhiều khả năng sẽ tới giúp Việt Nam trong cuộc chiến trên bộ. Đấy sẽ là không quân chiếm lĩnh không gian bên trên trận địa và cung cấp một số thiết bị công nghệ cao hơn nhằm phá vỡ bước tiến của Trung Cộng: thả dù từ trên không, vũ khí chống tăng, bom rải thảm và tên lửa chống tăng từ AT4 tới Raytheon’s BGM-71 TOW. Việt Nam có thể đã làm được tên lửa chống tăng có điều khiển theo kiểu Kornet của Nga, loại vũ khí có tác dụng ở Syria.
Việt Nam nên mời các sĩ quan cao cấp của Quân đội Hoa Kỳ tới thăm các những tỉnh sẽ là chiến trường trong tương lai như Lạng Sơn, Cao Bằng và Hà Giang. Đề nghị họ tham gia phòng thủ những khu vực này. Quân đội Hoa Kỳ nghĩ rằng họ sẽ bỏ lỡ cuộc chiến ở Thái Bình Dương. Họ sẽ không bỏ lỡ nếu có căn cứ tên lửa trên bờ biển Việt Nam và tư vấn về những biện pháp tốt nhất nhằm phá hủy đoàn xe bọc thép của Trung Cộng. Họ sẽ thích thú nếu được yêu cầu tham gia.
Bộ trưởng Quốc phòng mới của Hoa Kỳ, Mark Esper, nói rằng ông muốn triển khai các IRBM (tên lửa đạn đạo) có tầm bắn hơn 500 km ở châu Á trong vài tháng tới. Bộ binh nói rằng họ muốn tham gia đánh chìm các con tàu bằng hệ thống tên lửa đặt trên đất liền. Có hai địa điểm phù hợp cho những tên lửa này: quần đảo Palawan và Luzon của Philippines ở bờ đông của Biển Đông và bờ biển Việt Nam, từ Vịnh Cam Ranh đến Đà Nẵng. Bố trí như thế sẽ tạo ra khu vực ở Biển Đông mà tàu và máy bay Trung Quốc vào là bị tấn công từ mọi phía.
Vịnh Cam Ranh cách các hòn đảo đang tranh chấp ở Trường Sa từ 500 km đến 750 km. 6 nước – trong đó có Trung Quốc, đang tranh chấp chủ quyền trên những hòn đảo này; Trung Quốc còn xây dựng mấy đảo nhân tạo trong khu vực gần đó. Đà Nẵng cách sân bay và căn cứ hải quân của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa 400 km và cách các căn cứ lớn của Trung Quốc trên đảo Hải Nam 300km. Như cuộc tấn công gần đây ở Ả Rập Saudi cho thấy, có khả năng sẽ diễn ra những cuộc tấn công qua lại bằng máy bay không người lái, tên lửa hành trình cũng như tên lửa đạn đạo giữa các căn cứ của Trung Quốc trên những hòn đảo đang tranh chấp và bờ biển Việt Nam.
Và sau khi chiến tranh kết thúc, quan trọng là phải thiết lập các điều kiện cho một nền hòa bình lâu dài. Trước hết, Hoa Kỳ phải chiếm những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông. Không có nước nào được tham gia vào việc này. Thứ hai, Trung Quốc phải bị thu hẹp, trở về biên giới năm 1949, trước khi họ xâm chiếm Tây Tạng và chiếm giữ những vùng đất của Ấn Độ. Thứ ba, tất cả các tài sản ở nước ngoài của nước này, bao gồm mọi thứ thuộc quyền sở hữu của người Trung Quốc, sẽ bị tịch thu để trả tiền bồi thường chiến phí.
Thứ tư, tất cả các khoản nợ được tạo ra để bẫy các quốc gia khác trong chương trình Một Vành đai và Một Con đường sẽ bị hủy bỏ. Thương mại với Trung Quốc thời hậu chiến phải giảm đến mức tối thiểu. Người Trung Quốc sẽ chỉ sử dụng thương mại nhằm xây dựng Đệ Tam Đế Chế và lập kế hoạch cho cuộc chinh phạt khác. Trung Quốc có thể trở thành đám đông sôi sục vì oán hận, nhưng đấy là vấn đề của họ. Họ phải được thức tỉnh để không nghĩ tới việc khởi động một cuộc chiến nữa.
Làm sao chúng ta có thể chắc chắn rằng cuộc chiến tiếp theo đang đến gần, chứ chưa nói tới việc thảo luận về cuộc chiến sẽ sau đó? Vì Trung Quốc không ngừng quấy rối Nhật Bản, như Bộ Ngoại giao Nhật Bản ghi lại trong hình dưới đây (đỏ là số tàu được phát hiện trong vùng lãnh hải, xanh là số tàu được phát hiện trong vùng tiếp giáp lãnh hải):
Các cuộc xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản ổn định ở mức 12 lần một tháng. Đây là biểu hiện của lòng căm thù và oán hận của Trung Quốc. Nếu các vụ xâm nhập không giảm xuống bằng không, chiến tranh đang đến gần với châu Á.
Nguồn americanthinker
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét