Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

BÃI TƯ CHÍNH CỰC KỲ NGUY HIỂM

Vụ bãi Tư Chính "cực kỳ nguy hiểm" cho an ninh quốc phòng VN

Quốc Phương BBC News Tiếng Việt
Anh hùng Lê Mã Lương phát biểu có nhiều thông tin rất thú vị. Ông nói: Mất đảo Tư Chính là mất hết tất cả các đảo còn lại. Mất bãi Tư Chính trước hết là tội của Bộ Ngoại giao.
***
Bãi Tư Chính nếu mất là do lỗi của Bộ Chính trị chứ ko phải do lỗi của Bộ Ngoại giao như anh hùng Lê Mã Lương nói. 
Chỉ mặt đặt tên luôn đi, anh Lê Mã Lương. 
Tàu TQ thì nói tàu TQ chứ ko vì kiêng huý mà phải nói trại thành tàu lạ. 
Bộ Chính trị thì nói Bộ Chính trị chứ ko vì kiêng huy mà nói trại thành Bộ Ngoại giao.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói về Hội thảo về vùng biển bãi Tư Chính và luật pháp quốc tế
Vụ việc ở vùng biển bãi Tư Chính là "cực kỳ nguy hiểm" không chỉ với chủ quyền biển đảo mà còn cho an ninh quốc phòng của Việt Nam, "kể cả trên đất liền", một nhà nghiên cứu chính sách và pháp luật nói với BBC News Tiếng Việt ngay sau một Tọa đàm Khoa học ở Hà Nội hôm Chủ nhật, 06/10/2019 về vùng biển này và luật pháp quốc tế.
"Không phải như những lần trước, năm 2016 hay trước nữa, là họ vào rồi họ ra như phép thử, mà lần này nó thể hiện một loạt hành động nhất quán và bây giờ vẫn đang hoạt động," PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), đơn vị đồng tổ chức, tóm lược với BBC kết quả và nội dung chính của Hội thảo.
Tôi không thể duy trì chính sách "Ba không" nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
"Đang có những hành động sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trên các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền của Việt Nam. Cho nên cái đầu tiên phải nhận diện rõ đây là nguy cơ rất lớn đối với Việt Nam," nguyên Phó vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ VN nói.
"Thế nhưng cùng với nguy cơ đó, cũng có ý kiến cho rằng và cũng nhiều người đồng tình là trong nguy cơ này cũng lại có một cơ hội để Việt Nam có thể vượt qua nguy cơ này và phát triển được.
"Đó là phải xác định rõ bạn - thù, đó là việc Việt Nam phải liên minh với Hoa Kỳ và các nước phương Tây, ở đây cũng đã nhắc đến chính sách 'Ba không', thì cần phải hóa giải chính sách ba không này bởi một điều khoản rất quan trọng của Hiến chương Liên hiệp quốc - đó là quyền tự vệ chính đáng.
Hội thảoẢnh: FB NGUYỄN XUÂN DIỆN - Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Viện trưởng Việt Nghiên cứu Lịch sử Quân sự, Bộ Quốc phòng VN, phát biểu tại Tọa đàm (các hình do TS Nguyễn Xuân Diện cung cấp)
"Tôi không thể duy trì chính sách "Ba không" nếu như chính sách ba không đó không giúp cho tôi bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển và trong trường hợp nếu tôi bị xâm lăng, thì Liên Hiệp quốc cho phép tôi có được quyền tự vệ chính đáng.

Ai phải lột mặt nạ?

Vũ Kim Hạnh
Không tin được dù đó là sự thật. Thiếu tướng Lê Văn Cương đang phân thây Trung Quốc cho bà con sáng mắt sáng lòng: "Từng lỗ chân lông của Đặng Tiểu Bình thấm máu người Việt Nam".
Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, văn bản
Tập Cận Bình! Hãy cởi mặt nạ ra!
Sáng nay tôi đọc được một kết quả nghiên cứu đáng quan tâm. Ngày 30/9/2019, Trung tâm nghiên cứu Pew Research Center của Hoa Kỳ đã công bố kết quả cuộc khảo sát dư luận thế giới “Global Attitudes Survey” với người dân 32 nước, thực hiện trong 4 tháng, vừa xong ngày 29/08, về quan điểm của họ đối với Trung Quốc, cho thấy tỷ lệ người thiếu thiện cảm với Trung Quốc gia tăng đáng kể, đặc biệt là tại các nước gần TQ nhất. 
Nhìn chung vẫn có bình quân 41% cư dân thuộc 32 nước trên thế giới có quan điểm tích cực về Trung Quốc, so với 37% có cái nhìn tiêu cực. Nhưng đi vào chi tiết thì tâm lý ghét và ngán ngại Trung Quốc đang càng lúc càng gia tăng: 60% người được hỏi tại Mỹ, và 67% tại Canada coi Trung Quốc là đất nước “không được ưa thích”, một kết quả xấu nhất đối với Trung Quốc từ năm 2007 đến nay. Ở Tây Âu thì 70% người được hỏi tại Thụy Điển, và 53% tại Tây Ban Nha không thích TQ.   
Các nước láng giềng thì tỉ lệ dân không thích họ càng nặng nề hơn. Năm nay khảo sát 5 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và nước Úc thì tỉ lệ không thích cao nhất là ở Nhật Bản với 85%, rồi đến Hàn Quốc 63%, Úc 57%, Philippines 54%.
Hồng Kông vẫn nóng hầm hập. Ngày 4/10, chuẩn bị đối phó ngày biểu tình “thường xuyên” là thứ bảy cuối tuần, bà Carrie Lam đã sử dụng một luật khẩn cấp có từ thời thực dân để cấm người biểu tình đeo mặt nạ.   
Cũng cùng ngày, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói tại họp báo là bà ta nên từ chức, sau nhiều tháng biểu tình kéo dài, bởi “là đặc khu trưởng, bà ta phải phục tùng chủ nhân (tức người dân) và đồng thời phải hỏi lương tâm mình. Lương tâm bà ấy biết dân đúng khi bác bỏ luật dẫn độ...”
Trên twitter, có những câu chuyện cảm động. Những dòng chữ viết sẵn trên nón bảo hiểm của một nhân viên y tế khi anh len lỏi vào đám đông biểu tỉnh để ứng cứu người bị thương (và biết là khi cảnh sát nhắm bắn thì cũng chẳng tha cho mình). "Đừng cố gắng cứu sống tôi nếu vết thương quá nặng và tôi không còn cử động. Di chúc viết tay để ở trong túi." Và : "Tổ chức thu hồi cơ quan nội tạng. Không tiền sử dị ứng thuốc. Không tôn giáo (không cần các nghi thức)". Vậy đó, xuống đường cứu người với một bản di chúc viết tay để sẵn trong túi. Và nói rõ luôn, tự nguyện hiến dâng các cơ quan nội tạng nếu không may tử thương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét