Đừng đùa!
Lưu Trọng Văn
Có tin, cứ sau mỗi lần tướng Lương cả gan dứt khoát quan điểm của mình với giặc Tàu xâm phạm Biển Đông thì ông lại bị thế lực nào đó... tấn công.
Vụ tướng Lương chủ biên cuốn sách Gạc Ma vòng tròn bất tử là một điển hình. Ông bị tướng Hoàng Kiền nguyên Tư lệnh Công binh chửi thậm tệ và Đại tá Khuất Biên Hoà nguyên thư ký của Đại tướng Lê Đức Anh nói xấu tùm lum.
Mới đây phát biểu của tướng Lương tại Hội thảo về Bãi Tư Chính dậy sóng dư luận cả nước khi ông kịch liệt lên án hành động láo xược đầy thách thức VN của Tập Cận Bình cho tàu xâm phạm sâu vùng biển VN.
Ông lo ngại có chỉ huy quân đội hiện nay chỉ giàu... tiền, chứ không giàu kinh nghiệm và quyết tâm chiến đấu. Ông còn cảnh báo sẽ dẫn đầu những người lính đi hỏi tội những kẻ mà ông cho là nhu nhược nếu để Bãi Tư Chính bị mất.
Nghe đồn, sau phát biểu trên, nhà ông bị kẻ nào đó rình rập, bao vây. Nghe đồn nhà ông bị kẻ nào đó quăng chất bẩn.
Trên mạng lan truyền phát biểu của đại tướng Phạm Văn Trà nguyên bộ trưởng bộ Quốc phòng kịch liệt phê phán tướng Lương.
Có việc đột xuất ra Hà Nội, gã đến nhà ông.
Một ngôi nhà tập thể quân đội bình thường trên đường Hoàng Hoa Thám. Cổng mở tênh hênh. Gã ngó xung quanh chả ai rình rập cả.
Gã ngó khắp tường, khắp sân, chả có mìn thối nào cả. Gã và nhà ngôn ngữ Đào Tiến Thi vào nhà ông, bà vợ ông, tướng nhà quê cục mịch, mặt chất phác cũng rất quê mùa cười đon đả: các chú vào chơi, tôi thổi cơm cùng ăn với nhà tôi nhá. Hề hề... cơm lính thôi.
Gã đã lâu rồi mới lại được nghe hai chữ "thổi cơm" này. Vì từ thuở nồi cơm điện vào từng xóm quê, nhà phố thì từ thổi... cơm, tru mỏ phù phù thổi lửa củi, lửa rơm nấu cơm đã được thay bằng từ "cắm cơm”.
Tướng Lương nắm tay gã rất chặt. Lên tướng bao năm rồi, ông vẫn giữ nguyên cái chất lính không có trò khỉ mó tay, đụng tay hời hợt xã giao mà nắm tay chặt, mà toả hơi ấm lính tráng cho nhau.
Tin đồn hết. Làm gì có chuyện tướng Trà chửi tôi? Tôi và tướng Trà thường xuyên chuyện với nhau mà. Thậm chí anh em còn đồng với nhau nhiều quan điểm nữa.
Tin đồn hết. Nhà tôi đấy, các ông coi, hề hề có chuyện quái gì đâu?
Ông Văn cũng từng đi biểu tình chống Trung Quốc à? Tướng Lương vuốt tóc, gã phải thừa nhận riêng cái kiểu vuốt tóc này thì ông hơi điệu đàng, cái kiểu điệu đàng của một người từng được quá nhiều các em hâm mộ vì đẹp trai lại anh hùng trận mạc nữa.
Có chứ. Gã đáp.
Đào Tiến Thi kể bị an ninh chặn cửa ngăn không cho đi biểu tình thế nào. Rất nhiều anh em trí thức khác cũng bị ngăn chặn ra sao mỗi lần có cuộc kêu gọi biểu tình lên án tàu cộng xâm phạm Biển Đông.
Tướng Lương hỏi gã: theo ông liệu tôi cũng sẽ bị an ninh chặn cửa không?
Gã cảm nhận câu hỏi này có lăn tăn cảm giác - cảnh giác của người nhiều năm trận mạc chứ không chỉ đơn thuần là một câu hỏi đùa.
Ông Lương đủ biết và đủ năng lực, đủ nhậy cảm để chuẩn bị sẵn bất cứ điều gì có thể xảy ra khi mình quyết liệt lên án bè lũ Tập Cận Bình láo xược xâm lăng bờ cõi của Tổ tiên. Ông biết ông đang đối diện với thế lực nổi nào. Ông cũng biết thế lực ngầm là ai và chúng nguy hiểm thế nào.
Gã hồn nhiên đáp theo góc suy luận của gã:
Tôi nghĩ xu thế đã khác rồi. Không có chuyện ông bị an ninh chặn cửa đâu. Chả ai dám ra cái lệnh chặn cửa một người như ông.
Thế rồi tướng Lương hào hứng kể: mình ăn thua gì so với tinh thần hừng hực chiến đấu của anh em. Tôi xuống tàu ngầm, thăm các tàu chiến và các đơn vị bảo vệ biển đảo. Tôi có kinh nghiệm một người lính rồi một chỉ huy chỉ cần nhìn vào mắt, chỉ cần nghe hơi thở thôi là biết rõ tinh thần của lính, của chỉ huy cấp dưới rồi. Gặp anh em ai cùng khí thế lắm. Ai cũng tinh thần quyết chiến, quyết thắng lắm. Lính mình là vậy. Dân mình là vậy. Khi bị dồn đến ngưỡng nào đó là bung, là bật. Đừng đùa.
Tướng Lương vung tay mạnh mẽ: Đừng đùa! Cái khí thế ấy nó trong máu Dân mình đã đành mà nó thể hiện là nó còn được truyền từ các cấp chỉ huy nữa.
Tướng Lương lại vung tay mạnh mẽ: Đụng đến giang sơn này, đụng đến Dân tộc này, tụi mày đừng đùa!
Gã ngẫm rồi cảm nhận tướng Lê Mã Lương nói không chỉ là một ông tướng nói mà ông đại diện cho hàng triệu người lính nói, mà ông đang nói thay cho bao tướng lĩnh đồng đội của ông.
Còn chúng mày là ai? Không chỉ là bọn ngoài biên cương.
Đừng đùa!
L.T.V.
|
Cách thức ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông
Hunter Stires
Mỹ và đồng minh phải sử dụng sức mạnh của họ trên mọi lĩnh vực quân sự và phi quân sự. Theo đó, các hoạt động hộ tống bảo vệ hàng hải sẽ đi kèm với các nỗ lực đồng thời nhằm giúp các chính phủ và nền kinh tế ở Đông Nam Á vững vàng hơn trước ảnh hưởng xấu của Trung Quốc, cũng như việc phát triển và triển khai các lực lượng chiến đấu tinh nhuệ với nhiệm vụ ngăn chặn hành vi gây hấn quy mô lớn của Trung Quốc.
Việc quản lý một hệ thống quốc tế giúp duy trì nguyên tắc pháp lý và triết học về quyền tự do trên biển là một trong những lợi ích quốc gia quan trọng nhất của Mỹ dù không được công khai.
Việc duy trì trật tự hàng hải một cách tự do và cởi mở là nhu cầu cấp thiết đối với một quốc gia với khả năng kết nối lên đến hơn 80% dân số thế giới hiện phụ thuộc vào vận tải hàng hải. Trong gần 4 thế kỷ qua, các đại dương được xác định theo nguyên tắc pháp lý (sau đó được điển chế hóa trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển) là tài sản chung toàn cầu, mà chủ quyền quốc gia đối với chúng bị giới hạn và hoàn toàn phụ thuộc vào các vùng đất liền tiếp giáp. Tuy vậy, cơ chế mang ý nghĩa sống còn này lại đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Biển Đông.
Trung Quốc đang hành động hung hăng không chỉ để giành quyền kiểm soát về mặt quân sự, mà thậm chí còn quan trọng hơn là để áp đặt một chế độ thống trị thay thế đối với tuyến đường cửa ngõ vô cùng quan trọng này, dựa trên luật pháp trong nước của Trung Quốc và quan điểm của Bắc Kinh về chủ quyền trên biển.
Cách tiếp cận hiện nay của Mỹ đối với vấn đề này không giải quyết được khía cạnh cốt lõi trong hành vi gây hấn của Trung Quốc, vì sự phô trương lực lượng một cách rời rạc và không được duy trì lâu dài trong các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ như có thể thấy hiện nay; do đó không tạo được tác động chiến lược mang tính quyết định.
Nhưng chiến thắng của Trung Quốc cho đến nay không phải là chiến thắng chung cuộc. Để có thể phục hồi, Mỹ và các đồng minh cần phải điều chỉnh lại sự hiểu biết của họ về chiến dịch của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời định hướng lại chiến lược nhằm ngăn chặn chiến dịch đó.
Biển Đông: Việt Nam chuẩn bị cho những thách đố lớn hơn
Thanh Phương
Trong khi Việt Nam vẫn dành ưu tiên cho giải pháp ngoại giao, thiếu tướng Hoàng không loại trừ khả năng Việt Nam đưa vụ Bãi Tư Chính và các tranh chấp chủ quyền khác ở Biển Đông ra trước Liên Hiệp Quốc hoặc một tòa án quốc tế.
|
Ảnh vệ tinh chụp một nhà giàn D.K của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, Biển Đông
AMTI/CSIS
Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11 vào ngày 07/10/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, đã yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương «phân tích, dự báo tình hình Biển Đông; chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi, những khó khăn, thách thức».
Ông Trọng đưa ra yêu cầu này 3 tháng sau khi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc, với sự hộ tống của nhiều tàu vũ trang, xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính, nơi mà đối tác của Việt Nam là tập đoàn Nga Rosneft đang thăm dò dầu khí. Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Hà Nội đã tố cáo Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hãi của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng việc thăm dò địa chất của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là «chính đáng và hợp lý», đồng thời cáo buộc hoạt động của các công ty dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính là xâm phạm lợi ích của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét