Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Nhớ Rừng (Thế Lữ)

  Thế Lữ

                                        Tặng Nguyễn Tường Tam
                                           (Lời con hổ trong vườn bách thú)

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở  tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.






   
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Sống những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.







Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
                                                  (1936)

ĐC LI “NH RNG” CA TH L
“Nhớ rừng”  của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó  không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay,  đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!

Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:

     Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
     Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
     Khinh lũ người  kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
     Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
     Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
     Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
     Chịu ngang  bầy cùng bọn gấu dở hơi,
     Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Con hổ xót xa khi mình không còn là mình mà chỉ còn là “thứ đồ chơi” và phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự”.

Đúng. Chẳng có nỗi bất hạnh nào lớn hơn khi mình không còn là mình, khi ta không còn là ta, khi đã đánh mất bản ngã, đánh mất cái tôi độc đáo để chỉ còn là một “cái tôi” giả tạo, nhợt nhạt, khốn khổ.

Và, con hổ chỉ còn biết sống với quá khứ, sống với “thủa (thuở) tung hoành” ngày xưa. Cũng may cho con hổ là hắn còn có một quá khứ hào hùng để mà thương nhớ. Nhờ thế, con hổ may ra quên đi được, dù là trong chốc lát, cái hiện tại “nhục nhằn, tù hãm”:

     Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
     Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
     Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
     Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
     Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
     Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
     Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
     Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
     Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
     Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
     Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
     Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

 Con hổ nhớ mãnh liệt nhất, nhớ quay quắt nhất, nhớ cụ thể nhất là “những đêm vàng bên bờ suối”, “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”, “những bình minh cây xanh nắng gội” và “những chiều lênh láng máu sau rừng”:

     Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
     Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
     Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
     Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
     Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
     Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
     Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
     Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
     Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Nhưng, đấy cũng chỉ là quá khứ. Quá khứ dù hào hùng, tươi đẹp bao nhiêu cũng không thể thay thế cho hiện tại. Cũng như con người, con hổ vẫn phải sống với cái hiện tại của nó và con hổ đã không hề mơ hồ, không hề ảo tưởng khi cất lời than vãn:

     Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Và, con hổ chỉ còn biết “ôm niềm uất hận ngàn thâu (thu)”, một niềm uất hận lớn, niềm uất hận vĩnh cửu và chỉ còn biết ghét, ghét cay ghét đắng, sự trì trệ, sự tầm thường, sự giả dối, sự học đòi, sự bắt chước, …

     Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
     Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
     Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
     Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
     Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
     Len dưới nách những mô gò thấp kém;
     Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
     Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
     Của chốn ngàn năm cao cả, thâm u.

Cuối cùng, con hổ chỉ còn biết sống trong mộng, một “giấc mộng ngàn to lớn”, để quên đi thực tại, để được tự do, dù chỉ là trong mộng.

     Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
     Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
     Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
     Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
     Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
     Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
     Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Như đã nói ở trên, tuy là “lời của con hổ ở vườn Bách thú” nhưng rõ ràng bài thơ là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ thanh niên Việt Nam cảm thấy bất lực và bế tắc. Ta muốn thấy một con hổ biết phá cũi sổ lồng, một con hổ biết tung người lên, bay qua các hàng rào để tự giải phóng cho mình hay tiêu cực hơn, tự đập đầu vào tường, để tự sát, quyết không chịu sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nhưng con hổ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, không được như thế. Con hổ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, chỉ biết dừng lại ở chỗ : bất bình với hiện tại, xót xa với cái hôm nay, nhớ tiếc quá khứ, mơ mộng đến những ngày tháng đã qua!

Nhưng, dù sao đi nữa, dù bất lực và bế tắc thì sự bất lực và bế tắc của một con hổ vẫn kì vĩ hơn nhiều, hào hùng hơn nhiều so với sự bất lực và bế tắc của một con sâu hay sự bất lực và bế tắc của một con dòi. Bởi một lẽ đơn giản là con hổ được người ta tôn trọng: người ta gọi con hổ là ông Hổ, ông Hùm, ông Cọp, ông Ba mươi. Ở Phan Rang (Ninh Thuận) có Cầu ông Cọp, ở Hội An (Quảng Nam) có Miếu ông Cọp, v.v…
    
Có lẽ, chính vì thế, bài thơ “Nhớ rừng” đã, đang và sẽ còn làm phấn khích nhiều thế hệ người đọc. Kỉ niệm 102 năm ngày sinh của Thế Lữ (1907-2009), chúng ta cảm ơn nhà thơ đã để lại cho đời một bài thơ độc đáo, bi tráng.

Chúng ta tin rằng, nhà thơ của chúng ta, con hổ của Thế Lữ, đã về với khu rừng vĩnh cửu của mình, đã  chẳng còn phải sống cảnh “nhục nhằn tù hãm” nữa.
                                                                                                                                                                                                      

                                                                                                                                                                                             Chờ đón năm Canh Dần
Ninh Thuận, 12-2009
PHAN THÀNH KHƯƠNG



http://www.binhchonthohay.com/News/Details.aspx?id=12090019
=

Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2012

ÔNG ĐINH LA THĂNG NGUY ĐẾN NƠI... RỒI

Phát hiện sai phạm kinh tế hơn 30.000 tỉ đồng tại PETROVIETNAM


MẨU CHUYỆN NHỎ VỀ ÔNG ĐINH LA THĂNG…
Phạm Viết Đào.

Cách đây hơn 1 năm có dịp ghé qua Nam Định đến tá túc tại khách sạn tôi nhớ không nhầm hình như là Vị Hoàng, một khách sạn do PETROVIETNAM góp vốn đầu tư…Trong đoàn chúng tôi có một ông bạn làm nghề du lịch, nhân thấy nhãn mác của PETROVIETNAM tôi buột mồm thán phục: Chà PETROVIETNAM bành trướng ghê quá, lấn sang cả khu vực khách sạn nhà hàng…Ông bạn tôi buột mồm kể cho tôi một mẩu chuyện nhỏ mà anh chứng kiến, câu chuyện làm cho tôi bất chợt nhớ tới con người ông Đinh La Thăng…
Ông bạn tôi kể: Có một lần đơn vị bạn tôi muốn đến hợp tác với Vị Hoàng liên doanh một việc gì đó nhỏ thôi; nhưng khi đưa ra thảo luận việc này thì được vị Giám đốc Khách sạn khất: Chuyện này để hỏi ý kiến anh Đinh La Thăng rồi mới trả lời được là hợp tác hay không, phải chờ anh Đinh La Thăng quyết…
Qua câu chuyện này, ông bạn tôi cho biết: tay Đinh La Thăng này ghê gớm lắm, sát ván lắm. Vốn xuất thân làm nghề kế toán nên anh ta sâu sát tới tùng đồng xu lẻ; Đinh La Thăng có đủ khả năng quán xuyến đo đong “từng lọ nước mắm, đếm từng củ dưa hành”, "vắt cổ chày ra nước..." chứ không chịu hớ và hở với ai kể cả thuộc hạ một đồng, một cắc nào đâu…Cứ nhìn Đinh La Thăng cười và cặp môi kẻ chỉ thì dễ dàng nhận thấy cha này thuộc tạng người: "Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ tan..."
Giờ đây nghe thông báo kết luận của Thanh tra Chính phủ cho biết: PETROVIETNAM chi tiêu mờ ám hành chục ngàn tỷ đồng; điều này khiến cho tôi suy nghĩ: Chả nhẽ ông Đinh La Thăng chỉ biết quản lý từng đồng xu lẻ mà lại bất lực, hớ hênh, sơ sẩy trong việc để hàng chục ngàn tỷ đồng của PETROVIETNAM nhảy múa lung tung ngoài đường, ngoài chợ…
Sau Phạm Thanh Bình liệu có đến lượt Đinh La Thăng bị đẩy ra "đoạn đầu đài" ???
Sau Đinh La Thăng sẽ đến lượt ai ?
Ảnh: Nguyễn Hưng.


Ông Ngô Văn Khánh Phó Tổng thanh tra Chính phủ: "Sẽ xử lý nghiêm túc cá nhân liên quan tới sai phạm ở PVN". Ảnh: Nguyễn Hưng.

Thanh tra nhiều sai phạm tại PetroVietnam

Cho ý kiến về kết luận thanh tra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Thủ tướng yêu cầu rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành và lộ trình thoái vốn của tập đoàn này, đồng thời kiểm điểm, xem xét trách nhiệm các cá nhân sai phạm.

Sai phạm tài chính của các tập đoàn kinh tế là một nội dung được đặc biệt chú ý tại buổi họp báo công bố kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng quý I/2012 ở Hà Nội, sáng 5/4.
Trong quý 1, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 11 kết luận thanh tra, trong đó có 4 kết luận liên quan tới các tập đoàn lớn gồm Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, tập đoàn Sông Đà. Trong đó, Thủ tướng đã có kết luận với việc thanh tra với Tập đoàn Dầu khí và Sông Đà.
Theo kết luận Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý sử dụng vốn, tài sản tại PVN tới năm 2010, đơn vị này sử dụng hơn 15.600 tỷ đồng thuộc khoản lãi dầu khí nước chủ nhà để lại cho các hoạt động tài chính không thuộc dự án trọng điểm dầu khí là chưa đúng; Thanh tra yêu cầu PVN thu hồi về Quỹ sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp PVN số tiền hơn 1.900 tỷ đồng từ việc cổ phần hóa mà một số đơn vị chưa nộp về Quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp...


Đơn vị này cũng phải điều chỉnh lại đúng nguồn khoản tiền hơn 11,8 tỷ đồng được sử dụng từ Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo mà PVN đã sử dụng để xây dựng trường THPT Đất Mũi. Báo cáo xin ý kiến Thủ tướng và Bộ Tài chính trong việc tự ứng vốn cho các tỉnh Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hậu Giang với giá trị hơn 622 tỷ đồng để các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng khi không có chỉ đạo của Thủ tướng, sử dụng hơn 97 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển cho các địa phương để xây dựng các công trình không phải là công trình dầu khí.Về việc đầu tư ra ngoài ngành, tới tháng 12/2010, tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính ra ngoài công ty mẹ là hơn 114.000 tỷ đồng trong đó có đầu tư vào các lĩnh vực như bất động sản, bảo hiểm, tài chính, điện, năng lượng, phân bón, xây dựng… Thanh tra chỉ ra, việc đầu tư tài chính tại lĩnh vực dầu khí, tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí của PVN có tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư rất cao với 28,75% nhưng với các lĩnh vực phụ trợ, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản thì tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 2,82%. Một số đầu tư ngoài ngành còn chưa có lợi nhuận.
PVN còn phải chỉ đạo các đơn vị thành viên rà soát đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, xác định những đơn vị bị thua lỗ để có kế hoạch thoái vốn, tái cơ cấu thích hợp để bảo toàn tài sản nhà nước… Thanh tra Chính phủ đánh giá, việc để ra những sai phạm nói trên thì ngoài trách nhiệm của PVN thì các Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải và các tỉnh Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Ban quản lý Dung Quất cũng có liên quan.
Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết Thủ tướng đã yêu cầu rà soát lại việc đầu tư ngoài ngành và đầu tư tại các công ty liên kết, đánh giá hiệu quả đầu tư và số liệu thua lỗ; tập trung vào ngành nghề chính, xây dựng lộ trình thoái vốn. Đối với cá nhân, tập thể liên quan tới các khuyết điểm, sai phạm, Thủ tướng yêu cầu tổ chức kiểm điểm; kết luận trách nhiệm và xử lý nghiêm túc đối với các cá nhân sai phạm.
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan tới việc xử lý trách nhiệm cá nhân ông Đinh La Thăng khi ông còn là Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN, ông Ngô Văn Khánh cho biết, trách nhiệm cụ thể của đồng chí Chủ tịch Tập đoàn và các thành viên bên dưới (thành viên Hội đồng quản lý, các Tổng giám đốc) đang gắn với việc rà soát sau Thủ tướng có ý kiến về kết luận thanh tra.
"Từ sai phạm cụ thể, khuyết điểm (quản lý, sử dụng vốn) mới quay lại đánh giá vai trò, trách nhiệm của từng người. Hiện chưa thể khẳng định được nhưng thanh tra sẽ đưa ra trách nhiệm từng cá nhân, trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là xử lý nghiêm túc các cá nhân sai phạm", ông Khánh nói.
Phó tổng thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, trong quản lý, sử dụng vốn tại các tập đoàn, có sai phạm chỉ là trình tự thủ tục, tức là không làm thất thoát tài sản. "Trong chỉ đạo các vụ thanh tra tôi trực tiếp làm, tôi rất mong muốn cá biệt hóa trách nhiệm cá nhân, đây là điều phải hướng tới sớm. Hy vọng, thời gian tới chúng tôi sẽ làm được điều này", ông Khánh chia sẻ.

Nguyễn Hưng

( Vnexpress )
---------------------------------------------------------

Sai phạm của PetroVietnam có trách nhiệm người đứng đầu: Ông Đinh La Thăng

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

TSKH Phan Hồng Giang:

 Điều khiến người ta rầu lòng nhất là sự xuống cấp của đạo đức xã hội
Phan Văn Thắng thực hiện
 
  VHNA :  Văn hóa và giáo dục là hai môi trường, hai không gian quan  trọng bậc nhất của đời sống xã hội. Con nguời sinh ra , trưởng thành trong đó và quyết định đạo đức mà họ là chủ thể. Nhân Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI vừa ra Nghị quyết 4 về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", VHNA đã đón TSKH Phan Hồng Giang làm khách và cùng trao đổi về những vấn đề xã hội  đáng quan tâm từ cách tiếp cận về văn hóa và giáo dục.  
      PV : Thưa ông,  xin được bắt đầu từ nghề nghiệp nghiên cứu văn học của ông. Ông thấy đời sống văn học của  nước ta hiện nay như thế nào, từ sáng tác văn chương đến lý luận phê bình?
             TSKH Phan Hồng Giang (PHG) :  Để trả lời tương đối đầy đủ câu hỏi này của anh có lẽ phải cần tới vài ba luận án tiến sĩ thứ thiệt. Tôi chỉ có thể  trả lời vắn tắt.
      Đời sống văn học ở nước ta hiện nay theo cảm nhận của riêng tôi, khá phong phú, đa dạng nhưng cũng không quá nhộn nhịp sôi động bởi không có sự xuất hiện của nhiều tên tuổi nổi bật hay sự chú ý đặc biệt của đông đảo độc giả dành cho văn học. Hình như cuộc mưu sinh tất bật khắp nơi hôm nay cùng với sự xuất hiện của nhiều phương tiện nghe nhìn hấp dẫn khác đã khiến số lượng người đọc sách văn học giảm đến mức thê lương : Với số dân gần 90 triệu, trung bình mỗi đầu sách văn chương chỉ được in ra phổ biến là trên dưới 1000 bản. Văn chương thưa vắng người đọc khác nào... bóng đá trước khán đài lơ thơ người xem ?!
Xem tiếp

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Cận cảnh tên lửa Triều Tiên nằm trên bệ phóng

Những hình ảnh được chụp ngày 8/4 cho thấy tên lửa đẩy của Triều Tiên đã nằm trên bệ phóng tại bãi thử Tongchang-ri, sẵn sàng cho vụ phóng vệ tinh trong vài ngày tới.
>> Các nhà báo nước ngoài: Triều Tiên đã đặt tên lửa vào bệ phóng

Triều Tiên tuyên bố sẽ phóng tên lửa để đưa một vệ tinh vào quỹ đạo từ bãi phóng ở Tongchang-ri thuộc huyện Cholsan của tỉnh Bắc Pyongan, tây bắc Triều Tiên từ 12-16/4.
Ảnh chụp ngày 8/4 cho thấy tên lửa đẩy Unha-3 đã được đặt lên bệ phóng.
Cận cảnh tên lửa đẩy ba tầng Unha-3.
Binh sĩ Triều Tiên đứng gác gần tên lửa Unha-3 tại bãi thử Tongchang-ri.
Các quan chức Triều Tiên và đông đảo phóng viên nước ngoài trở về sau chuyến thăm bãi thử Tongchang-ri. Hôm qua, Triều Tiên đã cho giới truyền thông nước ngoài được tận mắt nhìn thấy tên lửa được đặt lên bệ phóng.
Khoảng 30 phóng viên nước ngoài từ khắp nơi trên thế giới đã có mặt tại Triều Tiên để đưa tin về vụ phóng vệ tinh của nước này.


Một quan chức Triều Tiên cho hay cả ba tầng của tên lửa đã được lắp đặt xong nhưng các kỹ sư chưa tiến hành nạp nhiên liệu cho tên lửa.

Các du khách Triều Tiên chụp ảnh trước tên lửa Unha-3.
Tên lửa đẩy Unha-3 nhìn từ xa.


Triều Tiên cho biết vụ phóng lần này là để đưa vệ tinh quan sát trái đất Kwangmyongsong-3 lên quỹ đạo.

Vệ tinh Kwangmyongsong-3 được công khai với báo giới tại Trung tâm phóng vệ tinh Sohae ở Tongchang-ri.

Một binh sĩ Triều Tiên hướng dẫn các nhà báo giữ trật tự khi họ vây quanh vệ tinh Kwangmyongsong-3.

Các binh sĩ Triều Tiên canh gác bên ngoài Trung tâm vệ tinh Sohae.
An Bình/Dân Trí

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Giới thiệu tuyển tập Nguyễn Đào Trường


Giới thiệu tuyển tập Nguyễn Đào Trường

Đào Thái Văn

C
uối tháng 2 năm 2012, nhà thơ Nguyễn Đào Trường, hội viên Hội VHNT Hải Dương, vừa ra mắt tập sách "Lũ bến Hàn Giang" dày 360 trang, giấy đẹp, bìa cứng, khổ 14,5x 20,5, do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Đây được xem như một tuyển tập Nguyễn Đào Trường gồm những tác phẩm thơ, văn xuôi, dịch thuật và tạp văn được ông sáng tác trong thời gian từ những năm tám mươi của thế kỷ XX đến nay.
Nguyễn Đào Trường tuổi Ất Hợi (1935, đã ở tuổi 78) tại Nhân Kiệt, Hùng Thắng, Bình Giang, Hải Dương, là hậu duệ đời thứ chín Chuẩn Quận công Nguyễn Đức Nhuận, từng có huân công với triều Lê Trung hưng (hiện tại khu lăng mộ hoành tráng của cụ vẫn còn tại thôn Đạo Khê, xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Nguyễn Đào Trường là viên chức ngành đường sắt hồi hưu, CCB Quân đội Nhân dân Việt Nam, hiện đang cư trú tại 65 Đinh Văn Tả, thành phố Hải Dương.

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2012

Bùi Văn Bồng: MƯU ĐỒ BÁ VƯƠNG NƯỚC LỚN, NHÌN TỪ ĐƯỜNG LƯỠI BÒ

MƯU BÁ ĐỒ VƯƠNG NƯỚC LỚN, NHÌN TỪ ĐƯỠNG LƯỠI BÒ Đại tá Bùi Văn Bồng - gửi trực tiếp cho NXD-blog Khi tự vạch ra một đường vẽ trên bản đồ biển Đông, có thể nói nhà cầm quyền Trung Quốc coi như là phác thảo phạm vi cần thiết cho bản đồ tác chiến tầm chiến lược khu vực. Họ gọi là đường chữ U, hoặc đường “đứt khúc khảo cứu hải dương”....
-->đọc tiếp...

Bùi Văn Bồng: Từ DOC đến COC RỒI CÒN PHẢI GÌ NỮA?


Từ DOC đến COC – RỒI CÒN PHẢI GÌ NỮA? Đại tá Bùi Văn Bồng - gửi trực tiếp cho NXD-Blog     Vấn đề an ninh cho Biển Đông không phải đến bây giờ mới dặt ra gay gắt. Nhìn lại, từ gần 40 năm qua, Biển Đông vẫn không ngừng dậy sóng - những cơn sóng từ bản chất đã mang tính cố hữu, nhiều khi bất thường và xô bồ về tranh...
-->đọc tiếp...

Thứ sáu, ngày 06 tháng tư năm 2012

BỘ TRƯỞNG VƯƠNG ĐÌNH HUỆ SẢY MIỆNG


Bộ trưởng và báo chí SGTT.VN - Sáng 5.4, hàng chục cơ quan báo chí đã được bộ Tài chính “trân trọng mời đến tham dự và đưa tin” về hội nghị học tập, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 của bộ này. Nhưng tại đây, các nhà báo đã được bộ trưởng bộ Tài chính Vương Đình Huệ dành cho một bất ngờ. Khi phát biểu về chủ đề báo chí và truyền thông,...
-->đọc tiếp...

VĂN PHÒNG ÔNG PHẠM QUANG NGHỊ ĐÃ NHẬN ĐƯỢC VĂN THƯ ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI


Thưa chư vị, Vào chiều nay, thay mặt các công dân Hà Nội gửi ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, BÍ THƯ THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHẠM QUANG NGHỊ về việc Thực thi các quyền cơ bản của công dân tại địa bàn Hà Nội, bà Đặng Bích Phượng đã liên lạc được với Thư ký của Ông Phạm Quang Nghị. Thư ký của Ông Phạm Quang Nghị xác...
-->đọc tiếp...

BÀ LÊ HIỀN ĐỨC TRẢ LỜI RFA VỀ ĐỀ NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI


Các nhân sĩ trí thức đề nghị đối thoại với chính quyền Hà NộiViệt Hà, phóng viên RFA, Bangkok2012-04-06Sáng ngày 5 tháng 4 vừa qua, một nhóm 25 nhân sĩ trí thức yêu nước đã gửi một văn bản đề nghị đối thoại với đại biểu quốc hội, Bí thư thành ủy Hà nội Phạm Quang Nghị về việc thực thi các quyền cơ bản của công dân tại địa bàn Hà Nội. Phóng...
-->đọc tiếp...

Hoàng Anh: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM


Những thách thức đối với Đảng Cộng sản Việt Nam Hoàng Anh Là đảng duy nhất và nắm quyền lãnh đạo tại Việt Nam, Đảng cộng sản VN đã mặc định về vị trí của mình trong toàn bộ quy trình quyền lực và ra quyết định cũng như kiểm soát hệ thống quản trị. Nhưng hiện nay Đảng cộng sản VN đang đối mặt với một số thách thức mà nếu có cái nhìn...
-->đọc tiếp...
27 nhận xét