Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Tấu ghita - Trống cơm


HÃY ĐỌC KỸ SỬ CHÍ NƯỚC HỌ ĐỂ KHỎI NÓI CÀN RẰNG ĐẢO BẠCH LONG VĨ KHÔNG THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM

 
[Bài viết nhắm nhắc nhở một vài người Hoa, hãy đọc kỹ sử chí nước họ; để khỏi nói càn rằng đảo Bạch Long Long Vĩ không thuộc chủ quyền Việt Nam.]
Hai bộ sách trong Tứ Khố Toàn Thư có tên Lãnh Ngoại Ðại Ðáp ( )Ðông Tây Dương Khảo ( 西 洋考 )đề cập nhiều lần đến Giao Chỉ dương tức biển Giao Chỉ
Lãnh Ngoại Ðại Ðáp do Chu Khứ Phi soạn. Khứ Phi người đất Vĩnh Gia, đậu Tiến sĩ năm  Long Hưng thứ 1 [1193]; từng giữ chức Thông phán tại Quế Lâm, Quảng Tây. Vì làm quan lâu năm tại đây, nên có nhiều bạn hữu hỏi thăm về lịch sử địa lý phong tục vùng này; số người muốn biết rất đông, phải trả lời phát mệt, nên ông viết bộ sách thay thế,  sách nhan đề  Lãnh Ngoại Ðại đáp có nghĩa là “ thay lời giải đáp về vùng đất Lãnh Ngoại ”, sách gồm 10 quyển.
Qua nhan đề sách, cần phân biệt các từ ngữ “lãnh” và “sơn”. Sơn là núi thuần túy, lãnh là núi có đường đi qua; ví như tại nước ta thì các núi tại đèo Cả, đèo Ngang đều có thể gọi là lãnh. Tuy nhiên Chu Khứ Phi xét trên thực tế cho rằng Ngũ Lãnh là 5 con đường chính vào đất Lãnh Ngoại, có thể qua núi, có thể không:
- Từ đất Ðinh thuộc Phúc Kiến vào Tuần Mai, Quảng Ðông; là đường thứ nhất.
- Từ Nam An, Giang Tây vượt qua Ðại Dữu vào Nam Hùng, Quảng Ðông; đường thứ hai.
- Từ đất Lâm thuộc Hồ Nam vào đất Liên; đường thứ ba.
- Từ đất Ðạo vào đất Hạ, Quảng Tây, là đường thứ tư.
- Từ đất Toàn vào Tĩnh Giang, là đường thứ năm.
Còn Lãnh Ngoại tại đâu? Tức lãnh thổ nước Nam Việt thời nhà Triệu; bằng cớ được thấy qua thư của Hán Văn đế gửi cho Nam Việt vương Triệu Ðà vào năm Hán Văn đế thứ nhất [ _179 ], do Sứ thần Lục Giả trao tay cho Triệu Ðà, có đoạn như sau:
“…..Nay lấy đất của Vương không đủ lớn thêm được, lấy của cải của Vương cũng không đủ giàu thêm được, thôi thì từ Ngũ Lãnh trở về nam do Vương tự trị. Tuy nhiên với danh hiệu Ðế mà Vương tự xưng; như vậy có hai Ðế cùng tồn tại, lại không còn sứ giả đi lại, tức là tranh chấp. Nếu tranh dành mà không biết nhường nhịn, bậc quân tử không ai làm như vậy. Mong rằng sẽ cùng Vương bỏ sai lầm cũ , để hai nước thông sứ như cũ. Bởi vậy Trẫm sai Lục Giả mang dụ cáo Vương, Vương hãy nhận lấy, đừng đánh phá thêm nữa ….”(1)
Xét về lai lịch vùng đất này, Chu Khứ Phi xác nhận trước đó đã bị bị Tần Thủy Hoàng thôn tính [_214 ]:
“ Từ khi Hoàng đế nhà Tần thôn tính thiên hạ, xẻ núi làm đường, lược định Dương Việt, đặt ra Nam Hải, Quế Lâm, Tượng Quận.” (2)
Ðến đời Hán Vũ đế [_111] xâm lăng nước Nam Việt của nhà Triệu, tiện thể chiếm đảo Hải Nam; chia tất cả thành 9 quận:
Hán Vũ đế bình Nam Việt chia đất Quế Lâm của nhà Tần thành 2 quận: Uất Lâm và Thượng Ngô;chia Tượng quận thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam;[Nam Hải được giữ tên cũ]cắt phần đất thừa của Nam Hải và Tượng quận lập quận Hợp Phố;từ đất Từ Văn vượt biển chiếm đảo Hải Nam chia thành 2 quận: Chu Nhai và Ðam Nhĩ. (3)”
Như chúng ta đã biết 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam thuộc đất Ðại Việt cũ, Cửu Chân là Thanh Hóa, Giao Chỉ tại phía bắc Cửu Chân tương đương với Bắc Việt ngày nay, tức từ tỉnh Ninh Bình lên phía bắc cho đến biên giới Trung Quốc; vậy biển Giao Chỉ, hay Giao Chỉ dương còn có thể gọi là biển Bắc Việt.
Chu Khứ Phi xác nhận Giao Chỉ dương, tại phía tây đảo Hải Nam, ông mô tả như sau:

 Ba dòng nước xoáy
Bốn quận phía tây nam đảo Hải Nam có biển lớn gọi là Giao Chỉ dương. Tại biển có 3 dòng nước xoáy, nước phun lên chía thành 3 dòng; dòng thứ nhất chảy về phía nam dẫn đến biển thuộc các nước Phiên (4); dòng thứ 2 chảy lên phía bắc qua vùng biển Quảng Ðông, Phúc Kiến, Chiết Giang; dòng thứ 3 chảy vào nơi mù mịt không bờ gọi là Ðông Ðại Dương. Tàu thuyền đi về hướng nam phải qua ba dòng nước xoáy, nếu gặp một chút xíu gió thì vượt được,nếu vào chổ hiểm đó mà không có gió  thuyền không ra được, ắt phải vỡ chìm trong ba dòng nước xoáy. Nghe truyền rằng biển lớn phía đông    Trường Sa Thạch Ðường (5) rộng vạn dặm, nước thủy triều (6) thi triển đẩy vào chốn cửu u (7). Trước kia đã có thuyền bị bão phía tây thổi, trôi dạt đến biển lớn phía đông này , nghe tiếng ba đào chấn nộ hung hãn, trong khoảng khắc gặp gió lớn thuận chiều nên may thoát được .
Bản đồ Google chỉ vùng biển Giao Chỉ

Phiên âm và chú thích bản đồ Google:
Beihai: Bắc Hải thị, thuộc phủ Liêm Châu đời Thanh.
Changgiang lizu: Xương Giang Lê tộc, thuộc phủ Quỳnh Châu thời Thanh
Dongxing: Ðông Hưng, thuộc phủ Liêm Châu thời Thanh.
Fangchenggang: Phòng Thành thị, thuộc phủ Liêm Châu thời Thanh.
Hepo: huyện Hợp Phố, thuộc phủ Liêm Châu thời Thanh.
Lezhou: phủ Lôi Châu thời Thanh.
Lingao: huyện Lâm Cao thuộc phủ Quỳnh Châu [Hải Nam]
Xuwen: huyện Từ Văn, thuộc phủ Lôi Châu
Nhìn lên bản đồ Google, vị trí  biển Giao Chỉ hoặc Giao Chỉ dương, về phía Việt Nam gồm duyên hải các tỉnh Ninh Bình, Nam Ðịnh, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Về phía Trung Quốc, Giao Chỉ dương nằm ngoài vùng biển thuộc 3 phủ của Trung Quốc, đó là: Liêm Châu, Lôi Châu, và Quỳnh Châu. Căn cứ bản đồ và những điều mô tả trong Trù Hải Ðồ Biên ( )của Hồ Tôn Hiến thời Gia Tĩnh triều Minh, và Khâm Ðịnh Ðại Thanh Nhất Thống Chí (欽定大清一統志 )thời Càn Long nhà Thanh, thấy được vùng duyên hải 3 phủ như sau:
- Vùng biển phủ Liêm Châu, từ tây sang đông bắt đầu từ biên giới Việt nam cho đến giáp giới phủ Lôi Châu, có các đơn vị hành chánh hiện nay như Ðông Hưng thị [Dongxing], Phòng Thành cảng thị [Fangchenggang] , Khâm châu thị [Quinzhou], huyện Hợp Phố [Hepu], Bắc Hải thị [Beihai] . Bờ biển dài khoảng 150 km,  đảo ngoài xa như Ô Lôi cách bờ biển khoảng 90 km.
- Vùng biển phủ Lôi Châu,phía tây giáp với biển Giao Chỉ. Bờ biển dài khoảng 150 km, hiện nay có các đơn vị hành chánh như Lôi Châu thị [Leizhou], huyện Từ Văn [Xuwen];  đảo xa phải kể đến Khốn Châu, cách bờ khoảng 60 km.
- Vùng biển phía tây phủ Quỳnh Châu [Hải Nam] giáp với biển Giao Chỉ. Bờ biển dài khoảng 300 Km, hiện nay có các đơn vị hành chánh như: huyện Lâm Cao [Lingao], Ðam Châu thị [Danzhou], cảng Xương Hóa [Changjang Lizu],Tam Á thị [Sanya].
Có thể nói rằng ngoại trừ phần lãnh hải 3 phủ nêu trên, phần còn lại là biển Giao Chỉ, bề ngang từ tây sang đông trên 200 km. Nay xét đến đảo Bạch Long Vĩ tại tọa độ địa dư 20.08 bắc 107.44 đông, chỉ cách bờ biển Hải Phòng chưa đến 100 km, ắt phải nằm trong biển Giao Chỉ, tức thuộc lãnh hải Việt Nam.
Hãy nhìn lại bản đồ Trung Quốc và vùng Ðông Nam Á; từ các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, và phía bắc Quảng Ðông, thủy trình ngắn nhất đến các nước Ðông Nam Á như Chiêm Thành, Chân Lạp, Trảo Oa (8) vv… phải theo hướng nam, tức phía đông đảo Hải Nam. Nhưng trên thực tế họ  tránh quần đảo Hoàng Sa, với sự hãi hùng như tác gỉả Lãnh Ngoại Ðại Ðáp đã mô tả “Nghe truyền rằng biển lớn phía đông    Trường Sa Thạch Ðường  rộng vạn dặm, nước thủy triều  thi triển đẩy vào chốn cửu u . Trước kia đã có thuyền bị bão phía tây thổi, trôi dạt đến  biển lớn phía đông này , nghe tiếng ba đào chấn nộ hung hãn, trong khoảng khắc gặp gió lớn thuận chiều,  nên may thoát được ”; nên đã chọn một hải trình xa hơn, hải trình này men theo hướng đông tây, luồn qua eo biển giửa phủ Lôi Châu và Hải Nam, đến biển Giao Chỉ, rồi tiếp tục theo hướng nam đến các nước Ðông Nam Á.
Cũng qua đoạn văn trích dẫn, thấy được sự thiếu đứng đắn của các nhà nghiên cứu Trung Quốc khi đề cập đến yếu tố lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Họ thường nêu tên tác phẩm Lãnh Ngoại Ðại Ðáp của Chu Khứ Phi, với Trường Sa Thạch Ðường, như là một bằng cớ về đời Tống đã làm chủ đảo này! Nhưng họ không dám nêu trọn văn bản, để biết rằng tác giả Chu Khứ Phi tự nhận rằng chỉ “truyền văn” [ nghe nói, rumor] chứ không có bằng chứng ; và kẻ thực sự đến được chỗ đó chỉ là người trên chiếc thuyền bị trôi dạt, may mà thoát được thân! Nói một cách khác, từ đời Thanh trở về trước chỉ có một vài thuyền Trung Quốc bị gió trôi dạt, và một ít dân nghèo làm nghề đánh cá mạo hiểm đến quần đảo Hoàng Sa mà thôi.
Như đã đề cập tại phần mở đầu, Ðông Tây Dương Khảo của Trưởng Biến thời nhà Minh, cũng đề cập nhiều lần đến biển Giao Chỉ. Phần lớn tư liệu trong bộ sách này thiên về thực dụng, cung cấp các tài liệu hàng hành [navigation] cho các thuyền Trung Quốc dưới thời nhà Minh hàng hải đến các nước vùng đông nam Á. Trương Biến cho biết trên mỗi thuyền phải có một châu sư [navigator] căn cứ vào tài liệu nêu trên, để hướng dẫn thuyền đi đúng hải trình. Tài liệu cung cấp 3 yếu tố căn bản, buộc các châu sư phải lưu ý:
- Phương hướng: trên thuyền có chỉ nam châm [指南針, compass], lẽ dĩ nhiên không dùng độ như ngày nay, nhưng nếu chịu khó tìm hiểu cũng có thể đổi [decode] ra được; ví như hướng đơn Hợi=330 độ; hướng Nhâm Tý=352.5 độ.
- Khoảng cách: không tính bằng dặm, mà tính bằng canh; một ngày một đêm có 10 canh.
- Ðộ sâu: không tính bằng thước mà tính bằng sải tay. Ðây cũng thiên về thực dụng, lúc thủy thủ dòng dây từ thuyền xuống đáy biển, khi kéo dây lên dùng sải tay đo đếm dễ dàng, mỗi sải tay khoảng 1.6 m.
Nhờ tài liệu nêu trên, nên chúng ta biết rằng thương thuyền Trung Quốc, cùng các thuyền chở sứ giả thời nhà Minh, đến vùng đông nam Á, đều chuẩn bị khởi hành tại biển Giao Chỉ, rồi men theo bờ biển An Nam, Chiêm Thành; có thể ghé qua một vài địa điểm thuận tiện như Thanh Hóa, Hội An, Qui Nhơn để buôn bán, tìm nguồn cung cấp về thực phẩm và nước ngọt. Hầu như họ chưa bao giờ ra đến cái gọi là vùng biển lưỡi bò chữ u, mà Trung Quốc hiện nay lớn tiếng rêu rao để đòi chủ quyền! Ðặc biệt các tàu thuyền đi xuống vùng Mã Lai, Singapore, Nam Dương hiện nay, đều ghé đất Linh Sơn thuộc nước Chiêm Thành cũ, một địa điểm tại tỉnh Phú Yên hiện nay, để từ đó ra khỏi mũi Ðại Lãnh gần vũng Rô. Nơi này không còn bị núi che khuất; có thể  hướng chỉ nam châm thẳng đến đảo Côn Lôn, đảo có núi cao dễ nhận biết; để từ đó lại dùng chỉ nam châm dẫn đến nước muốn đến. Mọi chi tiết về hàng hành từ Trung Quốc đến các nước Ðông Nam Á xin hẹn trình bày chi tiết qua bài viết khác./.

HỒ BẠCH THẢO

_______________________

Chú thích
1.Xem Triệu Ðà và nước Nam Việt, Hồ Bạch Thảo, Diễn Ðàn Forum, ngày 29/5/2009
2.Lãnh Ngoại Ðại Ðáp, quyển 1, trang 12.
3.Lãnh Ngoại Ðại Ðạp, quyển 1, trang 12-13.
4.Nước Phiên: Trung Quốc xưa chỉ các nước thuộc vùng đông nam Á, như An Nam, Chiêm Thành, Tiêm La, Tam Phật Tề vv…
5. Người Trung Quốc xưa gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là Vạn Lý Trường Sa Thạch Ðường; vì tại đó có bãi cát rộng, đảo vây biển thành ao nước có đá san hô bao quanh như thạch đường [thạch đường có nghĩa là ao xung quanh bằng đá].
6. Nguyên văn “vĩ Lư” chỉ thủy triều; điển lấy từ bài Thu Thủy của Trang Tử như sau: “Thiên hạ chi thủy,mạc bất ư hải, vạn xuyên qui chi, bất tri hà thời chỉ nhi bất doanh; vĩ lư tiết chi, bất tri hà thời dĩ nhi bất hư” ; ý nói trong thiên hạ không đâu nhiều nước bằng biển; vạn sông chảy vào không biết đến bao giờ thì dừng, thủy triều thi triển không biết lúc nào dứt.
7.Cửu u: nơi tối tăm mờ mịt, như đi vào âm phủ.
8. Trảo Oa:Java.

Người Philippines và đường lưỡi bò


Huỳnh Văn Úc
Tháng 2/1948 Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch công bố một đường gấp khúc 11 đoạn là đường quốc giới trên Biển Đông trong phụ đồ “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” đi kèm theo “Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc” do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập tiếp tục công nhận đường gấp khúc 11 này cho đến năm 1953 thì bỏ hai đoạn trong Vịnh Bắc Bộ để trở thành đường lưỡi bò 9 đoạn có hình dáng như ngày nay. Đường lưỡi bò bao trọn bốn nhóm quần đảo và bãi ngầm lớn trên Biển Đông là Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, Quần đảo Đông Sa và Bãi Macclesfield với khoảng 75% diện tích mặt nước. Hai mươi lăm phần trăm còn lại là của Việt Nam, Philippines, Malaysia, BruneiIndonesia.

Toàn vẹn lãnh thổ là trách nhiệm của toàn dân. Tại sao Đảng cứ tìm cách ém nhẹm?

Nguyễn Trung Chính
Vụ hộ chiếu Trung Quốc có in hình lưỡi bò tuồn qua biên giới một thời gian dài mà chính quyền đã nhắm mắt đóng dấu lên hộ chiếu tuyên truyền này, đồng thời giấu nhẹm tin tức trong 6 tháng cho đến khi phóng viên hãng Reuter gạn hỏi đã gây nhiều bức xúc trong dân chúng.
Ngày 25/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng tổ đại biểu Quốc hội số 1 đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận 3 và 4 (TP HCM). Nhiều cử tri đã lên tiếng chất vấn nhưng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang không trả lời thẳng mà chỉ "cám ơn các cử tri đã đóng góp những ý kiến tâm huyết" đồng thời để cho đại biểu Trần Du Lịch hứa tiếp thu các ý kiến và sẽ kiến nghị Quốc hội xem xét từng vấn đề cho phù hợp.

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Nhật Bản tăng liên kết quân sự, đối phó Trung Quốc

Nhật Bản nỗ lực nâng vị thế bằng một cách hoàn toàn mới: lần đầu tiên trong nhiều chục năm, Nhật cung cấp viện trợ quân sự cho nước ngoài, xây dựng mối liên kết với những nước đang đối phó với Trung Quốc.

Trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy ngày càng mạnh về kinh tế và quân sự, đặc biệt là quân lực trên biển, nơi đang có tranh chấp với Nhật, Tokyo đã thầm lặng liên kết với các đối tác láng giềng. Nhật lần đầu tiên vượt rào kể từ sau Thế chiến II, cung cấp viện trợ quân sự cho nước ngoài, chuẩn y một gói viện trợ trị giá 2 triệu USD cho lực lượng công binh sang huấn luyện lính của Campuchia và Đông Timor về cứu nạn thiên tai và các kỹ năng khác như xây dựng đường sá.
Tàu chiến của Nhật Bản không chỉ tham gia các cuộc tập trận chung với quân đội của nhiều nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương, mà còn bắt đầu đến thăm cảng của các nước vốn lâu nay lo sợ sự hồi sinh về quân sự của Nhật Bản.
Sau khi đẩy mạnh các chương trình viện trợ dân sự để huấn luyện và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, các quan chức quốc phòng và các nhà phân tích Nhật Bản dự báo rằng nước này sẽ sớm tiến đến một mốc mới: bán các trang thiết bị quân sự như thủy phi cơ, hoặc có thể cả những chiếc tàu ngầm tàng hình chạy bằng dầu diesel thích hợp với các vùng biển cạn nơi mà Trung Quốc đang gia tăng đòi chủ quyền lãnh thổ.

Ranh giới giữa phòng vệ và tấn công

Tất cả các động thái trên, tuy còn khiêm tốn, nhưng chứng tỏ một sự thay đổi ở Nhật Bản. Nước này từng bác bỏ những lời kêu gọi liên tiếp của Mỹ về việc trở thành một cường quốc thực thụ ở khu vực, vì lo ngại rằng làm như vậy sẽ đi quá xa so với chủ nghĩa hòa bình thời hậu chiến mà Nhật đã xác định cho mình.
Quyết tâm thầm lặng vượt qua sự do dự để trở thành một thế lực trong khu vực đến vào lúc này, khi cả Mỹ và Trung Quốc đang quyết cạnh tranh để khẳng định quyền lực của họ ở châu Á. Đây cũng là lúc mà các tham vọng chủ quyền của Trung Quốc đang làm dịu nỗi cay đắng của một số nước Đông Nam Á từng bị người Nhật thống trị trong thế kỷ trước.

Tàu chiến và máy bay Nhật trong một cuộc tập trận tháng trước.
Động lực làm Nhật Bản thay đổi chiến lược an ninh quốc gia chính là cuộc tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc về những hòn đảo không người trên biển Hoa Đông. Cuộc tranh chấp này làm gia tăng mối quan ngại của người Nhật rằng sự yếu kém của mình, và các cuộc đấu đá về tài chính của nước bảo trợ là Mỹ, đang làm cho Nhật ngày càng dễ bị tổn thương.
Keiro Kitagami, cố vấn đặc biệt về an ninh cho Thủ tướng Yoshihiko Noda, nói: “Trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, mọi thứ Nhật Bản phải làm là theo Mỹ. Với Trung Quốc, thì giờ đây đã khác. Nhật Bản cần phải có lập trường của riêng mình.”
Những động thái này của Nhật Bản hoàn toàn không có nghĩa là Nhật có thể sẽ chuyển hóa quân đội, vốn đang hoàn toàn đóng vai trò phòng vệ, để sớm thành một lực lượng tấn công. Công chúng Nhật trong quá khứ từng chống lại nỗ lực của một số chính khách muốn sửa đổi hiến pháp hòa bình, và món nợ khổng lồ của đất nước sẽ hạn chế số lượng viện trợ quân sự của Nhật Bản cho nước ngoài.
Tuy nhiên, thái độ ở Nhật Bản ngày một chuyển chuyển hóa một cách rõ ràng khiTrung Quốc tiếp tục tăng mức chi phí quốc phòng hai con số hàng năm và khẳng định rằng họ sẽ tiếp quản các đảo hiện đang dưới sự kiểm soát của Nhật Bản, cũng như một loạt đảo khác ở Biển Đông mà một số nước Đông Nam Á nói rằng thuộc quyền kiểm soát của họ.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã kiên quyết đối đầu với thách thức từ Trung Quốc tại các đảo người Nhật gọi là Senkaku còn người Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, và các cuộc thăm dò dư luận cho thấy lập trường này được dư luận ngày càng ủng hộ. Cả hai chính đảng lớn đang công khai nói về việc diễn giải linh hoạt hiến pháp, theo đó sẽ cho phép Nhật Bản được phép bảo vệ các nước đồng minh - chẳng hạn như bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Triều Tiên nhằm vào Mỹ - và như vậy sẽ xóa nhòa ranh giới giữa quân đội tiến công và phòng vệ.
Lực lượng phòng vệ của Nhật Bản đã bắt đầu ngả theo xu hướng như vậy ở Iraq và Afghanistan khu vực mà Nhật ủng hộ các chiến dịch hành quân do Mỹ lãnh đạo bằng cách triển khai các tàu chở dầu của hải quân để tiếp nhiên liệu cho các tàu chiến tại Ấn Độ Dương.

Tìm đồng minh 'cùng chí hướng'

Các quan chức Nhật nói rằng chiến lược của họ không phải để khơi dậy một cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, nhưng nhằm xây dựng các mối quan hệ với các quốc gia khác cùng chia sẻ nỗi lo về nước láng giềng hay áp đặt của mình. Họ thừa nhận rằng việc xây dựng khả năng cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác cũng là một cách tăng cường khả năng của các nước đó để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào từ Trung Quốc.
“Chúng tôi muốn xây dựng liên minh cùng chí hướng ở châu Á nhằm ngăn chặn Trung Quốc không được lấn át chúng tôi.” Yoshihide Soeya, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Á tại đại học Keio ở Tokyo nói.
Hoặc như Thứ trưởng quốc phòng, Akihisa Nagashima, nói trong cuộc phỏng vấn rằng: “Chúng tôi không thể để cho Nhật Bản đi vào suy yếu một cách thầm lặng.”
Mỹ nói chung đã hoan nghênh những nỗ lực như vậy của Nhật Bản vì chúng phù hợp với chiến lược củng cố các nước châu Á về quân sự của Mỹ, để các nước này có thể đối phó với Trung Quốc, cũng như mở rộng sự hiển diện về quân sự của Mỹ tại khu vực.
Tàu hải quân Nhật và các nước tham gia cuộc diễu binh trên biển nhân kỷ niệm 60 năm thành lập lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật, tháng 10/2012.
Trung Quốc, nước vốn bị thiệt hại nặng nề bởi các cuộc xâm chiếm lãnh thổ của đế quốc Nhật trong thế kỷ 20, đã phản ứng xu thế trên, nói rằng Nhật Bản đang muốn đảo ngược kết quả của chiến tranh thế giới lần thứ 2. Tại một cuộc họp về quốc phòng tại Australia tháng trước, trung tướng Ren Haiquan của Trung Quốc đã cảnh báo nước chủ nhà không nên liên minh chặt chẽ với cái mà ông ta gọi là một nước phát xít đã từng ném bom thành phố Darwin của Australia.
Tuy nhiên, với mức độ thay đổi địa chính trị đang sôi sục tại khu vực, những mối lo ngại về sự phục hồi của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản dường như đang mờ dần tại một số nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các nhà phân tích ở các nước này và trong khu vực nói rằng nước họ hoan nghênh và đôi khi còn kêu gọi sự giúp đỡ từ phía Nhật Bản.
“Chúng tôi đã gạt những cơn ác mộng về Chiến tranh thế giới lần thứ 2 sang một bên, vì mối đe dọa từTrung Quốc”, Rommel Banlaoi, một chuyên gia về an ninh tại Viện nghiên cứu Hòa bình, bạo lực và khủng bố tại Manila, Philippines nói.
Nhật Bản được coi là nước duy nhất trong khu vực có lực lượng hải quân đủ mạnh để kiềm chế Trung Quốc. Mặc dù chi phí quốc phòng của Nhật Bản giảm, ngân sách quốc phòng của nước này, theo nhiều cách tính khác nhau, đứng hàng thứ 6 thế giới. Để phù hợp với lập trường hòa bình của mình, Nhật Bản không có các loại tên lửa tầm xa, tàu ngầm hạt nhân hoặc các tàu sân bay cỡ lớn cần thiết cho việc triển khai sức mạnh thực của mình. Tuy nhiên những chiếc tàu ngầm chạy điêzen của Nhật được coi là loại tốt nhất trên thế giới. Hải quân Nhật Bản cũng có các tàu tuần dương được trang bị tên lửa Aegis tiên tiến có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, và hai tàu khu trục chở máy bay lên thẳng lớn có khả năng sửa chữa để chở các máy bay chiến đầu có khả năng cất cánh thẳng đứng.
Hải quân Nhật Bản đã có một bước tiến lớn về mở rộng liên kết quốc phòng, khi năm 2009 đứng ra tổ chức một cuộc tập trận chung với Australia – cuộc tập trận đầu tiên với một nước ngoài Mỹ. Kể từ đó, hải quân Nhật đã tham gia một số cuộc tập trận hải quân đa quốc gia ở Đông Nam Á, và tháng 6 vừa qua đã có cuộc tập trận hỗn hợp đầu tiên với Ấn Độ.
Các nhà phân tích và cựu quan chức nói rằng giới quân sự Nhật Bản cho đến nay vẫn rất thận trọng trong việc viện trợ trong các lĩnh vực không liên quan đến chiến sự như cứu trợ thiên tai, chống cướp biển và y tế. Nhưng thậm chí những biện pháp hạn chế này cũng giúp xây dựng các mối quan hệ quốc phòng. Một kế hoạch đang được thương lượng là đào tạo nhân viên y tế cho lực lượng hải quân một quốc gia Đông Nam Á, để họ phục vụ các thủy thủ của nước này làm việc trên các tàu ngầm mới mua của Nga.
Tetsu Kotani, một nghiên cứu viên tại Viện nghiên cứu quốc tế tại Tokyo nói rằng chiến lược của Nhật là tạo ra các lực lượng tuần duyên và phòng vệ mini kiểu Nhật trên Biển Đông.
Theo chương trình viện trợ dân sự trong thập kỷ qua nhằm xây dựng các lực lượng bảo vệ bờ biển, quan chức Nhật nói rằng họ đang ở giai đoạn cuối của gói viện trợ liên quan đến an ninh lớn chưa từng có – cung cấp cho Lực lượng phòng vệ bờ biển của Philippines 10 tàu đổ bộ trị giá khoảng 12 triệu USD mỗi chiếc. Bộ Quốc phòng Nhật nói họ có thể sẽ viện trợ những tàu tương tự cho một quốc gia Đông Nam Á khác.
Theo cựu bộ trưởng quốc phòng Nhật, Toshimi Kitazawa, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói rằng họ có kế hoạch tăng gấp đôi chương trình viện trợ quân sự vào năm tới để giúp các nước ven Biển Đông, và có thể còn bán tàu ngầm cho những nước này. Ông Kitazawa nói thêm rằng Australia và Malaysia cũng có thể là các khách hàng tiềm năng.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây, ông Kitazawa nói: “Nhật Bản từng không nhạy cảm với nhu cầu an ninh của các nước láng giềng trong khu vực. Chúng tôi có thể cống hiến được nhiều để giúp họ thảnh thơi tâm trí.”
Phạm Ngọc Uyển (theo IHT)
http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/11/nhat-ban-tang-lien-ket-quan-su-doi-pho-trung-quoc/

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012


Về hai cổ vật niên đại thời Tùy ở Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh

Đầu tháng 8 năm 2012, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện và sưu tầm được hai cổ vật độc đáo, niên đại thời Tùy (Bắc thuộc), gắn với chùa Thiền Chúng (Thuyền Chúng), huyện Long Biên, xứ Giao Châu xưa. 

1. Bia mộ tháp: gồm hai phần, úp khít vào nhau, hình vuông, kích thước (45cm x 46cm). Phần nắp đậy dày 4 cm, úp khít lên trên bia đá, mặt dưới tạo gờ nổi xung quanh, phía trên tạo góc bạt chéo hình trụ; phần dưới (thân bia) dày 9cm, được mài khá nhẵn xung quanh, một mặt khắc chữ Hán, còn rất rõ nét, gồm 133 chữ, chia thành 13 hàng. Nội dung cơ bản như sau:

Mặc dù đây là tấm bia có niên đại cổ nhất được phát hiện tại VN, được giới khoa học rất quan tâm, nhưng Bảo tàng Bắc Ninh và ông Lê Viết Nga, GĐ Bảo tàng quyết không chia sẻ hình ảnh, bản rập vì muốn giữ bản quyền (?), nhưng đầu giờ chiều hôm nay (11.9.2012), chúng tôi cũng đã có được bản rập. 
Ảnh bản rập văn bia. Ảnh: Nguyễn Xuân Diện
 Phiên âm: 
Xá Lị tháp minh.

Duy Đại Tuỳ Nhân Thọ nguyên niên, tuế thứ Tân Dậu, thập nguyệt Tân Hợi, sóc thập ngũ nhật Ất Sửu. Hoàng đế phổ vi nhất thiết pháp giới, u hiển sinh linh, cẩn ư Giao Châu, Long Biên huyện, Thiền Chúng tự phụng an xá lợi, kính tạo linh tháp.

Nguyện Thái tổ Vũ Nguyên hoàng đế, Nguyên Minh hoàng hậu, hoàng đế, hoàng hậu, hoàng thái tử, chư vương, tử tôn đẳng, tịnh nội ngoại quần quan viên cập dân thứ, lục đạo, tam đồ, nhân phi nhân đẳng, sinh sinh thế thế, trị Phật văn pháp vĩnh ly khổ, không đồng thăng diệu quả.

Sắc sử Đại đức Tuệ Nhã pháp sư, Lại bộ Vũ Kỵ Uý Khương Huy tống xá lợi ư thử khởi tháp.

Lược dịch:

“Bài minh tháp Xá Lị.

Trước ngày Ất Sửu (tức ngày 15), tháng Tân Hợi (tháng 10), năm Tân Dậu niên hiệu Nhân Thọ năm thứ nhất (năm 601), nước Đại Tùy. Hoàng đế kính cẩn dựng ngôi bảo tháp và đặt Xá Lị tại chùa Thuyền Chúng (Thiền Chúng) thuộc huyện Long Biên đất Giao Châu để phổ độ cho muôn cõi sinh linh.

Cùng nguyện cầu cho Thái tổ Vũ Nguyên hoàng đế, hoàng hậu Nguyên Minh, chư vị hoàng đế, hoàng hậu, thái tử, con, cháu, thân thích trong hoàng tộc, tất thảy quần thần, thứ dân, chúng sinh trong cõi "lục đạo, tam đồ", Khẩn na la - Bát bộ chúng... đời đời, kiếp kiếp đều được theo Phật nghe Pháp, thoát li khổ ải, hưởng quả phúc lành.

Sắc cho pháp sư Đại đức Tuệ Nhã, Vũ kỵ uý Khương Huy, Bộ Lại dựng tháp và an vị xá lợi trong tháp".

2. Liễn (đỉnh) đá: Trên có nắp đậy cũng bằng đá, kích thước (45cm x 46cm x 8cm); lòng  liễn sâu 20cm, kích thước (26cm x 27,5cm).

Cả hai cổ vật trên được đều đặt trên một tấm đá hình chữ nhật dày 25cm, kích thước (65cm x 100cm).

Theo ông Nguyễn Văn Đức, thôn Xuân Quan, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, hai cổ vật này đều do ông tìm được từ cuối năm 2004, trong lúc đào đất làm gạch ở khu vực cách chùa làng Xuân Quan hiện nay khoảng 20m. Ông Đức còn cho biết, khi ông đào đất làm gạch ngói, đã dùng máy múc để đào, các cổ vật bằng đá kể trên nằm ở độ sâu hơn 2m. Khi đào được các cổ vật này, bia mộ tháp có 2 phần úp khít vào nhau, có chất kết dính, phải cậy bằng mai đào đất mới tách ra được, vì thế, cạnh ngoài nắp đã bị sứt vỡ mấy miếng nhỏ nhưng không ảnh hưởng tới phần chữ khắc bên trong. Ở bên trong, khi cạy ra thấy sạch bóng, không có gì bám vào mặt, kể cả nước. Liễn đá có nắp đậy, bên trong có một ít tạp chất màu thâm đen, có thể là tro cốt? Sau khi đào được các cổ vật này, ông đem bia đá và nắp đá đậy trên liễn đá về nhà, phần còn lại gửi ở chùa làng Xuân Quan, từ đó đến nay ít người được biết.

Sau khi Phòng Nghiên cứu Sưu tầm báo cáo về tình hình các cổ vật quý hiếm này, lãnh đạo của Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đã xuống làm việc với ông Nguyễn Văn Đức. Và, ông Đức đã quyết định hiến tặng hai cổ vật này cho Bảo tàng để nghiên cứu, bảo quản và phát huy tác dụng.

Mấy nhận xét, đánh giá bước đầu:

+ Về tên chùa Thiền Chúng (Thuyền Chúng) khắc trên bia, chúng tôi đã tra cứu nhiều tư liệu, duy chỉ có sách “Thiền uyển tập anh” - Quyển Hạ (trang 102) chép như sau: “Thiền sư Định Không (? - 808) ở chùa Thiền Chúng, làng Dịch Bảng, phủ Thiên Đức". Tuy nhiên, phần chú ở cuối trang lại ghi: “Cảm ứng xá lợi ký do Vương Thiệu viết vào cuối năm 601 - dẫn trong “Quảng Hoằng Minh tập”, có ghi chùa Thiền Chúng như là nơi dựng tháp rước Xá Lợi vào năm đó tại Giao Châu. “Thiền uyển tập anh” nói dựng tháp nơi chùa Pháp Vân, có lẽ hợp lý hơn”.

Sách “Chùa Việt Nam” của GS. Hà Văn Tấn cũng ghi rõ: “Việc Tuỳ Văn Đế ra lệnh xây tháp Xá Lị trong khoảng các năm 601 - 604 được chép trong nhiều tài liệu Phật giáo Trung Quốc, như “Quảng Hoằng Minh tập”, “Tập Trần châu Tam bảo hàm thông lục”, “Tục cao tăng truyện”, nhưng riêng ở Giao Châu chỉ thấy nói đến việc xây tháp ở chùa Thiền Chúng. 

Địa điểm phát hiện các cổ vật trên nằm trong khuôn viên chùa của làng Xuân Quan (Huệ Trạch tự - thuộc hệ thống chùa thờ “Tứ pháp”), xã Trí Quả, huyện Thuận Thành ngày nay, cách thành Luy Lâu khoảng 800m.  Phật chủ chùa này là Đại thánh Pháp Thông vương Phật, thuộc hệ thống Tứ pháp ở vùng Dâu. Nhưng một điều đáng tiếc là, các tư liệu chữ Hán hiện còn ở chùa Huệ Trạch, trong đó tấm bia đá, tứ diện, khắc năm Chính Hoà thứ 20 (1699) đều không ghi chép thông tin gì về chùa Thiền Chúng xưa.

+ Về niên đại khắc bia mộ tháp ở chùa Thiền Chúng: nội dung bia ghi ở dòng thứ 2 là: “Trước ngày Ất Sửu (tức ngày 15) tháng Tân Hợi (tháng 10), năm Tân Dậu nước Đại Tuỳ, niên hiệu Nhân Thọ năm thứ nhất (601)”. Bằng vào nguồn tư liệu hiện có, chúng tôi tạm khẳng định, bia mộ tháp Thuyền Chúng là tấm bia cổ nhất được tìm thấy ở Việt Nam hiện nay. 

Từ những thông tin phản ánh trong văn bia, chúng tôi tạm rút ra mấy vấn đề về lịch sử - văn hóa có liên quan như sau: 

- Bia mộ tháp chùa Thiền Chúng là một di sản văn hóa vật thể độc đáo, có niên đại sớm nhất, văn bản khắc trên bia có tên huyện Long Biên, xứ Giao Châu (sớm nhất) và một số thông tin, nhân vật lịch sử, là tư liệu quan trọng/minh chứng cho việc xác định Long Biên xưa thuộc khu vực Luy Lâu.

- Chùa Thiền Chúng (ghi trong bia mộ tháp) là một ngôi chùa được xây dựng trên đất Việt khá sớm (năm 601), sau khi bị đổ nát, đã bị lãng quên trong lịch sử. Tuy nhiên, những di vật gắn với chùa hiện còn là bằng chứng vật chất đáng tin cậy để chúng ta tìm hiểu về lịch sử - văn hóa của vùng đất cổ Luy Lâu cũng như việc tìm hiểu về đạo Phật trên đất nước ta thời đương thời.


- Hai cổ vật nêu trên là những di vật quý hiếm, có giá trị độc đáo, việc tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan sẽ giúp ích trong việc tìm hiểu về vùng đất cổ Luy Lâu - vùng đất đang còn nhiều vấn đề lịch sử - văn hóa tiềm ẩn, cần được tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ.

Từ ngày 8/8/2012, hai cổ vật này đã được bàn giao cho Bảo tàng Bắc Ninh và thu hút được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu. Đương nhiên, những vấn đề liên quan đến nguồn gốc, niên đại cụ thể, hành trạng các nhân vật được nhắc tới trong văn bia cũng như giá trị về mọi mặt của hai cổ vật này cần phải được nghiên cứu thêm. Hi vọng, những ẩn số về lịch sử - văn hóa liên quan đến hai cổ vật đặc biệt này sẽ sớm được giải mã.

Lê Viết Nga (Giám đốc Bảo tàng Bắc Ninh) 

Giảm giá chủ quyền

Tấm hộ chiếu in hình lưỡi bò mà Trung Quốc mới sử dụng ồn ào một hồi, rồi chắc lại vào quên lãng. Giờ người ta đọc tin Trung Quốc có động thái trên biển Đông cũng như tin tai nạn xe, bóng đá thua, sao sân khấu gây vụ....


Chỉ có lề dân thì xôn xao, còn lề Đảng tin ấy cũng như bao tin khác rồi sẽ lại chìm đi.

Mình đọc tin Trung Quốc in hộ chiếu hình lưỡi bò và tin đội tuyển Việt Nam thua hay tin xe ben húc đổ đập thuỷ điện,...thái độ bức xúc ở mức như nhau. Thậm chí chả buồn muốn viết về cái vụ đường lưỡi bò ấy nữa. Thấy nó giờ là việc tự nhiên, diễn ra thường ngày như bao việc khác.

Lạ lùng, một chuyện lớn lao như chủ quyền biển đảo và chuyện một cái xe ben húc đổ đập thuỷ điện lại mang lại cảm xúc như nhau trong lòng. Nói nôm na theo kiểu mua bán ngoài chợ thì chủ quyền biển đảo giá cũng chỉ ngang bằng bức tường đập thuỷ điện ở một tỉnh lẻ.

Vậy đấy, ai mà ngờ mới năm nào trong trại giam B14, thường thì lúc ấy người ta chỉ nghĩ làm sao  được ra. Thì mình nói với cán bộ điều tra rằng ; ông có cho tôi ra thì tôi lại tiếp tục thế này, tiếp tục làm những điều để khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam. Tiếp tục làm mọi việc khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Nó gây ảnh hưởng quan hệ hai Đảng thế nào là việc các ông, còn việc đó tôi làm tôi cứ làm.

Cán bộ điều tra bỏ việc hỏi cung, để giảng một hồi dài về quan hệ hai nước, về cái gọi là vừa hợp tác vừa đấu tranh, về thực lực, tiềm lực, về ổn định phát triển...

Đến năm nay thì nghe tin Trung Quốc xây dựng trụ sở hành chính trên đảo Hoàng Sa, xây sân bay, làm trường học rồi đến cả in đường lưỡi bò trên hộ chiếu. Thấy dửng dưng như là điều tất yếu sẽ xảy ra. Kiểu như là bất động sản xuống giá vậy, từ 20 triệu xuống 14 triệu rồi xuống 10 triệu cũng thế mà thôi, mình làm gì có tiền mà mua.

Bất động sản xuống giá thì có lợi cho người tiêu dùng.

Thế còn chủ quyền xuống giá trong lòng người dân qua sự chán chường không thiết quan tâm thì có lợi cho ai.?

Rõ ràng là  Đảng quang vinh muôn năm theo một góc nào đó cũng có lợi.

Vì bấy lâu Đảng vẫn chỉ đạo chuyện tranh chấp biển Đông nhân là dân phải cần bình tĩnh, lo làm ăn, để cho Đảng và NN lo. Phải hiểu rõ vấn đề ( theo cách giải thích của Đảng ) biển Đông, giữ hoà khí, giữ yên ổn, giữ ổn định chính trị, giữ quan hệ chiến lược ở tầm cao của hai Đảng....

Như thế chỉ có Đảng có nhu cầu về chủ quyền biển Đảo, còn người dân thì hay khoan nhu cầu đó lại, đợi cho Đảng thực hiện. Hoặc có nhu cầu về chủ quyền thì hãy đi theo con đường của Đảng, tức là bình tĩnh lo làm ăn, khá hơn góp đá ủng hộ, góp tiền bạc, vật chất ủng hộ...

Người dân bớt bức xúc quan tâm đến chủ quyền, Đảng cũng nhẹ nhàng áp lực trong việc phải giải quyết. Thế nên thay vì mỗi đồn biên phòng làm một con dấu có dấu hiệu khẳng định chủ quyền để cộp một nhát chính giữa cái hình lưỡi bò, thì người ta đi in những tấm thị thực rời. Hàng đống giấy mực, khuân in lề mề, nhiêu khê. Trong khi cùng cái công làm khuân in thị thực rời chỉ cần mỗi đồn biên phòng sai người về tỉnh làm con dấu la de chỉ tiếng đồng hồ là xong. Giờ tỉnh nào chả có cơ sở khắc dấu la de.

Nhưng cộp nhát dấu như thế lên tấm hộ chiếu của công dân nước CHND Trung Hoa thì ảnh hưởng đến quan hệ quá, ai lại làm thẳng thắn như thế vào nước bạn đang khăng khít quan hệ giữa hai Đảng. Cho nên chọn biện pháp làm thị thực rời là khéo léo tránh đối đầu trực diện, giữ được hoà khí. Điều quan trọng là không gây trở ngại lắm đến mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên mà hai Đảng đã dày công vun đắp, không để thế lực xấu nào can thiệp làm hỏng đi mối quan hệ đó.

Cái lợi khi có mình Đảng quan tâm đến chủ quyền và định hướng người dân quan tâm theo là vậy. Luôn giữ được ổn định chính trị, giữ được quan hệ giữa hai Đảng trong bất kỳ tình huống nào.

Đảng chỉ có vài triệu, dân tộc Việt Nam hiện giờ gần 100 triệu. Mà một khi đại đa số không có nhu cầu bức xúc quan tâm đến chủ quyền biển đảo, chỉ quan tâm đến những nhu cầu thiết thực cơm áo, gạo tiền hay những tin trò giải trí như diễn viên, người mẫu, ca sĩ, đại gia ăn ỉa, cưới, chết thế nào. Thì vài triệu người Đảng viên còn đang gánh trọng trách to lớn là dẫn dắt đất nước phát triển, ổn định, nâng vị thế trên thế giới có quan tâm đến chủ quyền thì cũng ở mức độ nào đó, vì đất nước còn có nhiều việc cấp thiết quan trọng hơn.

Cái gì ít người quan tâm thì hẳn sẽ bị giảm giá. Thói thường cuộc đời là vậy. Nhưng sự giảm giá bao giờ cũng có lợi cho người tiêu dùng nào đó...đó là quy luật.
 
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/687/687

Tổng thống Thein Sein - từ tướng quân sự đến nhà cải cách

Tổng thống Thein Sein - từ tướng quân sự đến nhà cải cách
TTO - Khi chính quyền dân sự mới lên nắm quyền vào đầu năm 2011, dư luận chung vẫn hoài nghi Tổng thống Thein Sein sẽ chỉ là bù nhìn do quân đội giật dây từ đằng sau.
Tổng thống Barack Obama hội đàm với Tổng thống Thein Sein tại thành phố Yangon - Ảnh: Getty Images
Thế nhưng chỉ hai năm qua, ông Thein Sein đã khiến cả thế giới ngạc nhiên trước hàng loạt cải cách chính trị và mở cửa kinh tế của mình.
Xuất thân từ một gia đình bần nông, ông Thein Sein đã gia nhập quân đội khi vừa ngoài 20 tuổi. Ông nhanh chóng tỏ ra là một nhà quản trị hơn là một người lính. Những năm 1990, ông Thein Sein là trợ lý của thống chế Than Shwe. Bốn năm làm tư lệnh quân đội tại vùng buôn lậu ma túy khét tiếng Tam giác vàng, ông được tiếng là “ngài trong sạch” vì không có bất cứ cáo buộc nào về hành vi buôn lậu hay lạm quyền của ông.
Trong số những nhân vật cứng rắn tại Myanmar, ông Thein Sein là người ôn hòa và trong sạch. Gặp gỡ tổng thống sau khi được thả tự do, thủ lĩnh phe đối lập Aung San Suu Kyi đã đánh giá ông Thein Sein là “chân thành” với tiến trình cải cách Myanmar.
Hai năm qua, Tổng thống Thein Sein đã ra lệnh thả tù chính trị, xóa bỏ chế độ kiểm duyệt, hợp pháp hóa nghiệp đoàn và quyền biểu tình, chủ trương phát triển hòa bình với các nhóm dân tộc thiểu số nổi dậy, xây dựng các bộ luật từ cải cách ruộng đất đến đầu tư nước ngoài.
Trở thành tổng thống, ông Thein Sein dường như muốn tách hẳn khỏi những ngày tháng trước đây. Phát biểu trước quốc hội trong tháng 3 vừa qua, ông Thein Sein nhấn mạnh phải “loại bỏ hoàn toàn những di sản xấu đã ăn sâu vào xã hội chúng ta”. Tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 9, ông Thein Sein cũng thừa nhận chính quyền quá khứ là “độc tài”.
“Ngay sau khi trở thành tổng thống, ông đã có tầm nhìn của riêng mình để xây dựng đất nước tốt đẹp hơn, thịnh vượng hơn, phẩm chất của con người được tôn trọng hơn” - Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon đánh giá và nhìn nhận ông Thein Sein đã nhìn thấu được quan điểm và nhận thức của thế giới về Myanmar.
TẤN KHOA (Theo Reuters)

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

HAI BÀ TRƯNG, TRIỆU THỊ TRINH LỌT VÀO DANH SÁCH 10 NỮ TƯỚNG VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI

"Việt Nam có 3 trong 10 nữ tướng vĩ đại nhất TG"
Lời bàn của Phúc Lộc Thọ: Trong lịch sử Việt Nam có những 3 nữ tướng trong khi đó Trung Quốc lại chỉ có 1; Trung Quốc hãy xem đó mà liệu đường ăn ở với Việt Nam  !
(Kienthuc.net.vn) - Những nữ tướng vĩ đại được miêu tả là các chiến binh tuyệt vời, nhà lãnh đạo tài ba trong lịch sử nhân loại. Đồng thời, họ cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những nghiên cứu văn học, lịch sử, văn hóa dân gian, thần thoại và phim ảnh.
Dưới đây là 10 nữ tướng vĩ đại nhất được vinh danh trong lịch sử:
10. Gudit
Nữ tướng Gudit.
Nữ tướng Gudit.
Gudit (còn gọi là Yodit hay Judith) là một nữ tướng tài ba của Ethiopia. Bà đã  lãnh đạo quân lính tiêu diệt con cháu của Nữ hoàng Sheba, triều đại Axumite. Những câu chuyện về cuộc đời của Gudit chủ yếu được người ta kể lại cho nhau từ đời này sang đời khác và được ghi lại rất ít trong sử sách.
Gudit bắt đầu lãnh đạo cuộc nổi dậy vào năm 960 sau công nguyên AD. Sau khi một cuộc nổi dậy thành công, Gudit đã trị vì đất nước trong khoảng 40 năm và câu chuyện về những chiến thắng vang dội của bà vẫn được người Bắc Ethiopia truyền tụng muôn đời.
9. Triệu Thị Trinh
Bà Triệu, nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam.
Bà Triệu, nữ anh hùng dân tộc của Việt Nam.
Triệu Thị Trinh (hay còn gọi là bà Triệu) là nữ tướng Việt Nam đã lãnh đạo thành công trận chiến chống trả quân Ngô xâm lược đất nước. Bà Triệu từng tuyên bố với kẻ địch rằng, bà sẽ chiếm lại đất nước, đánh đuổi quân xâm lược của Trung Quốc và không chịu hạ mình làm tì thiếp cho bất kỳ ai.
Không chịu sống cảnh nô lệ khổ nhục, lớn lên bà bỏ trốn lên rừng và tập hợp một đội quân gồm hơn 1000 tráng sĩ. Bà Triệu đã chỉ huy quân lính ngăn chặn thành công ít nhất 30 cuộc tấn công của quân Ngô. Người ta kể lại, bà Triệu thường cưỡi voi và mang trên người hai thanh kiếm khi xông pha ra trân mạc.
8. Boudica
Boudica, nữ tướng của bộ tộc Iceni trên đảo Anh.
Boudica, nữ tướng của bộ tộc Iceni trên đảo Anh.
Boudica là nữ tướng của bộ tộc Iceni trên đảo Anh. Bà đã lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại đế chế La Mã. Cuộc đấu tranh nổ ra khi La Mã phá vỡ hiệp ước liên minh và bà đã đứng ra chỉ huy quân lính. Khi chính quyền địa phương phát động một chiến dịch quân sự ở miền bắc xứ Wales, Boudica nhanh chóng tận dụng cơ hội này đánh đuổi quân đoàn Hispana IX. Londinium (ngày nay là London) cũng bị bao vây và ước tính khoảng 80.000 người thiệt mạng trong cuộc nổi loạn. Boudica mặc dù rất anh dũng đấu tranh nhưng vẫn phải cúi đầu chịu thua trước sự vượt trội về lực lượng của kẻ thù.
Danh tiếng của Boudica vang dội trong suốt thời kỳ Victoria và bà vẫn luôn là biểu tượng nữ anh hùng dân tộc của người dân Anh.
7. Hai Bà Trưng
Hai bà Trưng, nữ tướng tài ba của dân tộc Việt Nam.
Hai Bà Trưng, nữ tướng tài ba của dân tộc Việt Nam.
Hai Bà Trưng tức chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, là những nữ tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Hai Bà Trưng đã chỉ huy quân lính trong cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược từ Trung Quốc. Hai nữ chiến binh thường cưỡi hai con voi chiến lớn, dẫn đầu các đội quân chống lại kẻ thù.
6. Artemisia I
Artemisia I, nữ tướng Ba Tư.
Artemisia I, nữ tướng Ba Tư.
Artemisia I của Caria là một trong những đồng minh và chỉ huy Xerxes (Ba Tư) trong chiến dịch quân sự và bà được nhớ tới nhiều nhất bởi tài lãnh đạo trong trận Salamis. Bà tự mình đi khuyên các vua Ba Tư (Xerxes) mở các đợt tấn công từ theo đường bộ và thủy để phá vỡ đội tàu của Hy Lạp. Tuy nhiên, các vua Ba Tư đã phớt lờ ý kiến của bà và chọn tấn công các tàu Hy Lạp bằng đường thủy.
Artemisia I tham gia cuộc chiến với nhiệm vụ dẫn đầu một đội 5 tàu và chiến đấu hết sức dũng cảm. Ba Tư đã phải chịu một thất bại lớn trong cuộc chiến và lúc này Xerxes đã phải nghe theo lời khuyên của Artemisia rút quân về Tiểu Á.
5. Ahhotep I
Ahhotep I là một nữ hoàng Ai Cập.
Ahhotep I là một nữ hoàng Ai Cập.
Ahhotep I là một trong những nữ hoàng Ai Cập. Bà từng cùng với chồng, Pharaoh Seqenenre Tao cai trị đất nước. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập triều đại vào thế kỷ 18 ngay sau cái chết của cha. Sau khi đánh đuổi những kẻ chiếm đóng Hyskos ra khỏi Ai Cập, Ahhotep I đã mở đường cho Kamose Ahmose I và thống nhất Ai Cập.
Mộ của Ahhotep I ghi nhận, bà đã lãnh đạo quân đội đánh bại kẻ thù và được trao tặng Huân chương Valor vì tài lãnh đạo và lòng dũng cảm trong chiến đấu. Người dân Ai Cập cổ đại đã phong bà là nữ hoàng chiến tranh và tượng đài của bà được trưng bày tại đền thờ Amun-Ra để ghi nhớ những thành tích quân sự.
4. Tamar The Great
Tamar, nữ tướng của Georgia.
Tamar, nữ tướng của Georgia.
Tamar The Great là người cai trị của chế độ quân chủ Georgia vào thế kỷ 13. Bà là một nữ tướng xuất sắc trong lịch sử nước nhà. Những ảnh hưởng chính trị và quân sự của bà đã khiến các quốc gia Hồi giáo láng giềng phải quy phục. Bà nắm quyền kiểm soát trực tiếp toàn bộ hoạt động của quân đội Gruzia. Thời đại cai trị của Tamar hiện được coi là kỷ nguyên vàng trong lịch sử Gruzia, đạt đến đỉnh cao của sức mạnh văn hóa, kinh tế và chính trị. Tamar đóng vai trò quan trong trong việc tìm ra Đế chế Trebizond và sau đó sáp nhập thành lãnh thổ rộng lớn.
3. Zenobia
Zenobia, nữ tướng của đế chế Palmyrene.
Zenobia, nữ tướng của đế chế Palmyrene.
Zenobia là nữ tướng của đế chế Palmyrene trong thế kỷ 3 sau công nguyên. Bà đã lãnh đạo thành công một cuộc nổi dậy chống lại sự xâm chiếm của La Mã xung quanh Syria. Ngoài ra, bà còn mở rộng lãnh thổ như Ai Cập ở phía nam và Ancyra (hiện đại Ankara) ở phía bắc. Bà chiếm được các tuyến đường thương mại quan trọng từ quân La Mã và đánh đuổi quân đội La Mã khỏi lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, Zenobia đã phải chịu một thất bại nặng nề trong trận chiến với quân đội kỳ cựu Aurelian ở Antioch, đặt dấu chấm hết cho đế chế của bà.
2. Joan of Arc
Nữ tướng Joan of Arc (Pháp)
Nữ tướng Joan of Arc (Pháp)
Joan of Arc khẳng định, bà nằm mơ thấy Chúa nói với mình rằng, bà có thể chiếm lại những vùng đất quê hương bị nước Anh chiếm đóng. Do vậy, bà đã đến gặp Thái tử Charles VII, vị vua chưa đăng quăng của Pháp để yêu cầu được đi cứu viện thành Orleans. Sau đó, bà đã lãnh đạo quân đội của vua Charles VII đến bao vây thành Orleans trong vòng 9 ngày và giành thắng lợi. Chiến thắng vang dội của Joan phần nào giúp vua Charles VII được chính thức kế thừa ngai vàng.
Mặc dù là một nữ tướng, Joan of Arc không được nắm quyền, bà đã bị trục xuất khỏi hàng ngũ của quân đội Pháp và bị xử lý theo kỷ luật quân đội khi mắc lỗi. Joan of Arc bị người Anh bắt giữ, tòa án giáo hoàng kết tội là phù thủy và đem thiêu sống. Nhiều năm sau, bà được minh oan và được phong thánh.
1. Phụ Hảo
Nữ tướng Phụ Hảo (Trung Quốc).
Nữ tướng Phụ Hảo (Trung Quốc).
Phụ Hảo là một trong những phi tần của vua Vũ Đinh nhà Thương, cũng là một nữ tướng. Người ta phát hiện mộ của bà ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc). Những chữ viết được khắc trên bia mộ cho hay, bà từng lãnh đạo nhiều chiến dịch quân sự, giúp triều đại nhà Thương đánh đuổi kẻ thù truyền kiếp chỉ trong một trận chiến duy nhất.
Thống lĩnh hơn 13.000 quân lính, năm 1200 trước công nguyên, Phụ Hảo là nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại nhất của Trung Quốc.
Nguyên Thảo (theo Wiki, Listfave)