Đại
tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận
bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ngày, Đại tướng Văn Tiến Dũng cho
rút lệnh báo động xuống cấp 2 sau đó bỏ đi Cămpuchia ngay...Điều thứ 2:
trước đó mấy tháng, súng ống, vũ khí trang bị cho quân du kích đã bị
thu về cất kho; những điều đó tôi không hiểu ?
Phamvietdao.net: Đại tướng Văn Tiến Dũng là một trong những
vị tướng nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; Ông là lớp tướng đầu
tiên được phong trong kháng chiến chống Pháp, năm 1948…Về vị Đại tướng này
WikiPedia đã viết như sau:
“ Đại tướng Văn
Tiến Dũng (2 tháng 5, 1917 – 17 tháng 3, 2002)
là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, Tổng
Tham mưu trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam (1953-1978),
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986), Bí
thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984-1986), một trong những
tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí
Minh năm 1975.
Tiểu
sử
Tướng Văn Tiến Dũng, còn có bí danh
là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917 tại
xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất
sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu
15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ
may. 17 tuổi, Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn
(Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương
Long, Cự Chung (Hàng Bông).
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông
Dương tháng 11 năm 1937.
Từ 1939 đến 1944,
ông bị thực dân Pháp bắt giam 3 lần,
vượt ngục 2 lần. Tháng 11 năm 1939, ông bị Pháp đày đi nhà tù Sơn La. Hai năm
sau, trên đường bị địch áp giải từ Sơn La về Hà Nội, ông đã trốn thoát.
Từ tháng 12 năm 1942 đến
tháng 3 năm 1943, ông đã hoạt động dưới danh nghĩa nhà sư
tại Chùa Bột Xuyên (nay thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Ông từng đảm nhiệm chức vụ Bí thư
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ năm 1944.
Chính trong thời kỳ này,
ông đã làm quen với "cô nương" Nguyễn Thị Kỳ (tên
khai sinh là Cái Thị Tám) cùng hoạt động cách mạng và sau đó họ đã
trở thành vợ chồng.
Tháng 1 năm 1945,
ông bị chính quyền thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.
Tháng 4 năm 1945, ông
được cử làm Uỷ viên Thường vụ Ủy ban Quân sự Cách mạng Bắc Kỳ (Bộ Tư lệnh Quân
sự miền Bắc Đông Dương), được phân công phụ trách tổ chức Chiến khu Quang
Trung, kiêm Bí thư Khu uỷ Chiến khu Quang Trung. Tháng 8 năm 1945, ông chỉ đạo
vũ trang giành chính quyền ở các tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình và Thanh Hoá.
Sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, ông được giao nhiệm vụ lập chiến khu II (gồm 8 tỉnh phía tây bắc và tây
nam Bắc Bộ), làm
Chính uỷ Chiến khu, tham gia Quân uỷ Trung ương. Tháng 12 năm 1946, ông là Cục
trưởng Cục Chính trị Quân đội Quốc gia Việt Nam (nay là Tổng
Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam), Phó bí thư Quân
uỷ Trung ương. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông từng là Đại
đoàn trưởng kiêm Chính uỷ Đại
đoàn 320.
Từ tháng 11 năm 1953 đến
tháng 5 năm 1978, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân
dân Việt Nam, chỉ gián đoạn một thời gian ngắn vào năm 1954, khi ông
làm Trưởng đoàn đại biểu của Bộ
Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Ủy Ban Liên hiệp
đình chiến thi hành Hiệp định Genève.
Ông được giao trọng
trách chỉ đạo trực tiếp nhiều chiến dịch lớn: từ chiến dịch Đường 9 - Nam Lào
(1971), Trị - Thiên (1972), Chiến dịch Giải phóng Tây Nguyên (1975).
Tháng 4 năm 1975, ông giữ chức Tư lệnh Chiến dịch giải
phóng Sài Gòn – Gia Định (sau đổi tên thành Chiến dịch Hồ Chí
Minh).
Từ 1979 đến 1990, Đại tướng
Văn Tiến Dũng đã dẫn dắt Quân đội Nhân dân Việt Nam chống lại quân Trung Quốc
xâm lược. (Chiến
tranh biên giới Việt-Trung, 1979 và Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990.
Từ tháng 5 năm 1978 đến
năm 1986, ông được giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư thứ nhất, rồi Bí thư Quân ủy
Trung ương. Từ tháng 12 năm 1980 đến 1986,
ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.
Năm 1986, tại Đại hội
Đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm Đại biểu Chính thức đi dự Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, do đó không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương
vị Bộ trưởng Quốc phòng.
Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 1948, Thượng tướng năm 1959 [1] và Đại tướng năm 1974.
Ông từ trần hồi
17h30" ngày 17/3/2002, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), thọ
85 tuổi.”
Mặc dù Đại tướng Văn Tiến Dũng sinh ra tại
Cổ Nhuế, Từ Liêm Hà Nội nhưng hiện không có một đường phố nào được mang tên
ông; trong khi đó thì các Tướng cùng thế hệ với ông như Hoàng Văn Thái, Lê
Trọng Tấn, Vương Thừa Vũ…đều có đường phố mang tên tại Hà Nội…
Về vị Đại tướng này, xin
giới thiệu ý kiến của Đại tá Quách Hải Lượng, ông nguyên là cán bộ của Cục 2-Bộ
Quốc phòng, ( tiền thân của Tổng Cục 2 bây giờ ); Trong những ngày xảy ra cuộc
chiến tranh biên giới phía bắc tháng 2/1979, Đại tá Quách Hải Lượng là Trưởng
Phòng tác chiến của Quân chủng Phòng không không quân…
Đại tá Quách Hải Lượng,
là một nhân chứng sống chứng kiến từ đầu cuộc chiến tranh biên giới phía bắc do
quân đội Trung Quốc phát động ngày 17/2/1979; Đại tá Quách Hải Lượng sau này có
thời kỳ là Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh…
Qua ý kiến của Đại tá
Quách Hải Lượng, chúng ta cùng nhận biết thêm vai trò của Đại tướng Văn Tiến
Dũng khi bùng nổ cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979; thời gian đó Đại tướng
Văn Tiến Dũng là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam…
Theo một vài nguồn tin
cho hay: Sở dĩ tên của Đại tướng Văn Tiến Dũng không được đặt tên cho một đường
phố Hà Nội vì trong giai đoạn 1945-1946, một người thân của gia đình ông bị
nghi ngờ có liên quan tới tình báo Trung Quốc, ( Không rõ Hoa Nam hay Quốc dân
Đảng… ) ?
Xin giới thiệu ý kiến
của Đại tá Quách Hải Lượng:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét