Tường thuật cuộc gặp gỡ đoàn đại biểu các nhân sĩ trí thức kí tên vào bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp với đại diện Ủy ban sửa đổi Hiến pháp của Quốc hội
*Hàng
thứ nhất, từ trái: Hồ Uy Liêm, Nguyễn Trung, Phạm Chi Lan, Nguyên Ngọc,
Nguyễn Đình Lộc, Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Nguyễn Minh Thuyết, Tô Nhuận
Vỹ.
*Hàng thứ hai, từ trái: Lê Công Giàu, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Phạm Duy Hiển, Hoàng Xuân Phú, Phan Hồng Giang. (Ảnh: Lê Kiên).
Bình luận của Huy Đức: Bộ
trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc (1992-2002) hiểu rõ lịch sử sao chép (từ
phe xã hội chủ nghĩa) của Hiến pháp 1959, 1980, ông là Trưởng ban Biên
tập Hiến pháp 1992, Trưởng ban soạn thảo Bộ luật Dân sự… Việc ông làm
Trưởng đoàn đại biểu trí thức trình bản kiến nghị 7 điểm sửa đổi Hiến
pháp 1992 là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức về
dân chủ của những đảng viên cao cấp và đặc biệt cho thấy, những ai có
trách nhiệm với đất nước sẽ không thể ngồi yên để những tư duy đã chết
chi phốitiến trình hình thành nền tảng pháp lý cho tương lai của Việt Nam.
Hồi
10h sáng thứ Hai 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức,
đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã
tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến
Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà
Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban.
Thành
phần Đoàn đại biểu gồm: Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà
Nội; Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội; Lê Công
Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM; Chu
Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH & CN, Hà Nội; Phạm Duy Hiển, nguyên Phó
Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội; Vũ Đức Khiển,
nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Hà Nội (vắng mặt đột xuất); Tương
Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà
Nội; Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính
phủ, Hà Nội; Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH &
KTVN, Hà Nội; Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội (Trưởng đoàn); Huỳnh
Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TPHCM; Nguyên
Ngọc, Nhà văn, Hội An; Hoàng Xuân Phú, GS, Viện Toán học, Hà Nội; Nguyễn
Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục & Thanh
thiếu niên-Nhi đồng Quốc hội, Hà Nội; Nguyễn Trung, nguyên thành viên
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội; Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn,
Huế.
Trước đó, Đoàn đã thông báo mời một số báo chí tới tham dự, đưa tin.
Tiếp
Đoàn có ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội,
Phó Ban Biên tập dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và một số cán
bộ trong Văn phòng Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Phóng viên các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, VietnamNet đều có mặt.
Sau đây là một số hình ảnh và nội dung phát biểu:
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, Trưởng đoàn, ký vào văn bản gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
Ông Lê Minh Thông: Thay
mặt cho Ban biên tập, chúng tôi nhiệt liệt chào mừng các bác đến Văn
phòng của Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để thăm và trao đổi công tác. Tôi xin
giới thiệu tôi là Lê Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc
hội, Phó trưởng ban thường trực Ban biên tập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp.
Xin được thay mặt Ban biên tập một lần nữa xin được kính chào các bác,
chúc các bác sức khỏe (vỗ tay). Và thay mặt Ban biên tập, chúng tôi xin
được rất hân hạnh lắng nghe ý kiến các bác. Làm việc với các bác hôm nay
có tôi và các đồng chí chuyên viên của Văn phòng Ủy ban sửa đổi Hiến
pháp.
Ông Chu Hảo: Có lẽ anh Thông cho phép tôi được giới thiệu các thành viên trong đoàn (Nội dung như ở trên). Sau đây chúng tôi xin được mời Trưởng đoàn của chúng tôi phát biểu.
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thực ra tôi và các anh bên Quốc hội cũng rất là quen, vì tôi … (cười) …
Nhưng có lẽ theo tôi là chúng ta nên bình thường hóa cái quan hệ này
đi, xem đây là một sinh hoạt rất bình thường, sinh hoạt dân chủ. Nhưng
mà dù sao thì tôi cũng phải có vài lời cho rõ:
Kính
gửi Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Chúng tôi những công dân có
tên trong danh sách 16 người kèm theo đại diện cho 72 người đã trực tiếp
ký tên vào “Kiến nghị sửa đổi Hiến pháp 1992” và hàng ngàn người khác
đã tham gia ký tên tiếp. Hôm nay đến địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp
của nhân dân tại 37 Hùng Vương để trao Bản Kiến nghị cho quý Ủy Ban.
Việc
chuẩn bị cho Bản kiến nghị đã được thực hiện một cách công phu lấy ý
kiến nhiều chuyên gia pháp luật, các vị nhân sĩ nguyên là lãnh đạo Quốc
hội, Đảng, Chính phủ, các nhân sĩ tri thức đã từng tham gia nghiên cứu,
đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc để sửa lỗi Hiến pháp trong những năm qua.
72 người đã đi đến nhất trí về ký tên ban đầu vào Bản Kiến nghị thể hiện
ý thức trách nhiệm của mình đối với vận nước. Ngày 22 tháng 01 năm
2013, chúng tôi đã chính thức công bố toàn văn Bản Kiến nghị và Dự thảo
trên trang mạng boxit để lấy ý kiến đóng góp của mọi người dân khắp
trong và ngoài nước. Có hơn 2000 chữ ký nhất trí với nội dung Bản Kiến
nghị, ngoài ra còn rất nhiều ý kiến đóng góp chân tình, có giá trị của
người dân. Với mong muốn đem trí tuệ của mình, kiến thức tập thể, ý
nguyện đông đảo người dân tới người có trách nhiệm nhất góp phần cho Bản
Hiến pháp mới thực sự của dân, do dân, vì dân, những người tham gia xây
dựng Bản Kiến nghị thống nhất cử một số đại diện đảm bảo Kiến nghị này
trực tiếp gửi tới Ủy Ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Ngoài bản Kiến nghị
này, có tài liệu tham khảo là Bản Dự thảo Hiến pháp năm 2013 làm rõ các
nội dung rất mới mẻ trong đó. Cũng để tăng cường hơn nữa ý kiến đóng góp
của người dân, mong Ủy ban Dự thảo cho công bố với báo chí tóm tắt tinh
thần Bản Kiến nghị này của chúng tôi. Đấy là tôi nói vắn tắt. (Ông Nguyễn Đình Lộc trao bản Kiến nghị cho ông Lê Minh Thông. Vỗ tay).
Ông Lê Minh Thông: Trước
hết là thay mặt cho Ban biên tập, tôi xin được nhận Bản Kiến nghị của
các bác. Và trách nhiệm của Ban biên tập là chúng tôi sẽ báo cáo với Ủy
ban sửa đổi Hiến pháp về Kiến nghị của các bác, còn việc lắng nghe cái ý
kiến kiến nghị như thế nào thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Sửa đổi Hiến
pháp. Trách nhiệm của chúng tôi sẽ chuyển đến tận tay các đồng chí
trong Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp. Xin được cám ơn các bác! Các bác còn có ý
kiến gì nữa không ạ?
Ông Nguyễn Đình Lộc: Tôi
thì … tôi nghĩ những buổi như thế này thì cũng nên là ngồi lâu lâu tí
chăng? Chúng ta tạo cái sinh hoạt dân chủ trong … của đất nước. Nên xem
đây là sinh hoạt dân chủ, vì chúng tôi với tất cả thành tâm mà đến đây,
không có một ý đồ nào khác. Và chắc các anh tiếp chúng tôi cũng vì … đây
là những người thành tâm đến với chúng ta. Nhưng mà … là sự ban đầu.
Mọi sư ban đầu bao giờ cũng có cái bỡ ngỡ của nó. Nhưng mà ,trước lạ sau
quen, tôi nghĩ rằng dần dần rồi chúng ta tạo ra cái không khí dân chủ,
để mọi tiếng nói dân chủ đều có thể bọc bạch ra được. Cho nên tôi nghĩ
là … anh Trung xem có ý kiến gì thêm nói thêm nữa ? …
Ông Nguyễn Trung: Trước
hết tôi rất hoan nghênh việc đồng chí đã đại diện cho Ủy ban sửa đổi
Hiến pháp tiếp chúng tôi và tiếp nhận chính thức Bản Kiến nghị của chúng
tôi và đồng thời tiếp nhận luôn cả cái Hiến pháp mẫu để tham khảo.
Cho
tôi xin nói một vài suy nghĩ thế này. Hiến pháp là một việc cực kỳ hệ
trọng, quyết định vận mệnh của một quốc gia, nó lại là một văn bản
thiêng liêng nhất, tối cao nhất đối với cả nước. Cho nên tôi nghĩ rằng
cái việc lần này tiến hành sửa đổi Hiến pháp là một cái sinh hoạt chính
trị cực kỳ quan trọng của đất nước. Xin cho phép tôi nói thế này, một
cách rất thẳng thắn: hiện nay phải nói rằng dư luận trong nước đã rất
sôi nổi xung quanh vấn đề này. Rất không may là tự nhiên nó hình thành
ra hai cái loại, xưa nay vẫn có một cái danh từ tôi không biết ai đặt
cho, một bên là dư luận của báo chí “lề phải”, một bên là dư luận của
báo chí “lề trái”. Tôi nghĩ rằng là cái sự phân chia như vậy nó rất
không nên và tôi nghĩ rằng về phía nhà nước là những người đang trực
tiếp được dân ủy nhiệm tiến hành những cái việc như thế này nên làm sao
có một cái thống nhất hay là một cái trao đổi giữa các báo chí, giữa các
luồng dư luận khác nhau để mà đừng có cái chuyện lề trái, lề phải nữa.
Lề trái hay lề phải, nhưng mà vấn đề Hiến pháp là Hiến pháp của cả nước.
Cho nên việc đầu tiên tôi xin đề nghị nên có một cái cách gì đó làm sao
để mà có một cái thực sự một cái diễn đàn của nhân dân bàn về những vấn
đề vận mệnh của đất nước. Đó là ý kiến thứ nhất.
Ý
kiến thứ hai tôi cũng thấy rằng, tiếc rằng cho đến nay tất cả những báo
chí chính thống của chúng ta hầu như là đứng ngoài cuộc. Và thậm chí là
có những cái gì mà đưa lên thì lại đưa lên một chiều thôi. Còn rất
nhiều cái ý kiến khác thì tôi thấy rằng là hầu như là vắng bóng, tôi
nghĩ rằng là bây giờ nên giao nhiệm vụ cho các báo chí chính thống đang
được nhà nước ủy nhiệm vai trò báo chí làm sao cũng phải sưu tầm những
cái tiếng nói xây dựng chung quanh cái chuyện sửa đổi Hiến pháp này để
thực sự nó trở thành một vấn đề thảo luận, chứ đừng để cho cái việc xây
dựng Hiến pháp nó chỉ là một bên nói, một bên không nghe hoặc ngược lại.
Thì như thế là nó không thể nào hình thành được một cái diễn đàn mà
nhất là vấn đề xây dựng Hiến pháp bây giờ lại là vấn đề hết sức hệ trọng
đối với đất nước.
Ý
thứ ba cho phép tôi nói thế này, sự thực ra tình hình đất nước của
chúng ta hiện nay đang có rất nhiều vấn đề vừa là những cái thách thức
cực kỳ lớn, rất nguy hiểm nhưng mà đồng thời cũng là những cơ hội rất
lớn. Cho nên tôi nghĩ rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này hoặc là cái
việc viết lại, viết Hiến pháp mới nó là cái cơ hội vô cùng lớn. Có thể
từ cái chỗ này chúng ta tạo ra được một cái sức mạnh của dân tộc, cái ý
chí của dân tộc để mà giải quyết những các thách thức đất nước bây giờ
đang phải đối mặt cũng như là để giải quyết những các nhiệm vụ bây giờ
đất nước phải làm.
Cho
nên bây giờ chúng tôi rất thiết tha đề nghị với Ủy ban Sửa đổi Hiến
pháp quan tâm đến chuyện này và lưu ý đến những các đề nghị của chúng
tôi. Nhất là chúng tôi thiết tha đề nghị nên có một diễn đàn công khai,
cởi mở. Một cái diễn đàn này mà tôi nghĩ rằng là hoàn toàn trong tầm tay
tổ chức chứ không phải là có vấn đề gì trừ phi là chúng ta sợ cái sự
thảo luận công khai thì chúng ta không dám làm. Còn nếu chúng ta thật sự
vì quan tâm đến vận mệnh của đất nước, thực sự là vì muốn cần phát huy
cái ý chí của nhân dân, thực sự cần một cái sự đồng tâm nhất trí rất cao
độ, nó gần như là một cái dạng Diên Hồng mới cho một thời điểm vô cùng
quan trọng của đất nước, thì tôi đề nghị một cái diễn đàn như vậy. Dân
tộc này hoàn toàn đủ trưởng thành để mà có một cái diễn đàn như vậy. Tôi
không nghĩ rằng chúng ta làm được một cái diễn đàn như thế, những cái
người nào xấu, những cái người nào mà muốn lật đổ cái đất nước Việt Nam
này có thể có chân trong cái diễn đàn đó được. Đấy là một cái đề nghị
rất thiết tha của chúng tôi. Xin hết.
Ông Lê Công Giàu: Tôi
xin có ý kiến! Mấy hôm nay trong TP HCM cũng có một số cuộc họp, Câu
lạc bộ Hưu trí, rồi vân vân … Một số anh em ngồi lại với nhau cũng có
trao đổi về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Có một điều mà anh em đề nghị tôi
rất là cấp bách đó là vấn đề kéo dài thời gian góp ý. Vì hiện nay quy
định là 3 tháng mà “tháng giêng là tháng ăn chơi”, hết một tháng rồi. Mà
ngay cái việc triển khai xuống cho đến tận tay người dân đến giờ này
vẫn chưa có nhiều cái thông tin. Ngay Bản Dự thảo thì cũng chỉ mới đưa
xuống một vài nơi. Cho nên tôi đề nghị cái này là … cái này là rất cấp
bách: đề nghị gia hạn thời gian cho góp ý Hiến pháp, mà chúng tôi đề
nghị, trong cái bản đề nghị chung này chúng tôi cũng đã có rồi đấy, rất
nhiều anh em nhắc đi nhắc lại là nếu có dịp thì anh phải nói đề nghị Ủy
ban Soạn thảo Hiến pháp rồi trình ra cho cấp có thẩm quyền kéo dài cái
này ra 1 năm thì mới đủ thời gian để anh em và dân chúng góp ý. Chứ đâu
phải Hiến pháp là ai cũng có thể móc từ bụng ra nói được ngay mà phải
trao đổi thảo luận và phải có thời gian để mà suy nghĩ, nghiên cứu. Thì
tôi xin đề nghị là nhấn mạnh cái điểm thời gian là 3 tháng, mà trừ tháng
tết là còn có 2 tháng rất là gấp. Không thể nào là một cái Hiến pháp mà
có thể 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa mới thay đổi mà lại chỉ có thể làm
trong 2 tháng thì có lẽ đối với chúng ta ai cũng thấy cái điều đó nó quá
cấp bách, rất là khó thực hiện. Và nếu như thế là sẽ làm qua loa, làm
cho nó có hình thức thôi chứ không thể nào nó có chiều sâu được. Tôi xin
hết.
Ông Phạm Duy Hiển: Tôi
xin có một ý kiến, ngắn thôi. Chúng tôi ở đây cũng nhiều lần là cũng
được các ban của Quốc hội mời đến để mà tham vấn về chuyện này chuyện
khác, lần này thì không được mời nhưng mà chúng tôi tự động có cái ý
kiến gửi. Tôi chỉ rất mong là làm thế nào những ý kiến này được phản
hồi, mà tốt nhất là được phản hồi trong một cái cuộc ngồi lại giữa những
người Sửa đổi Hiến pháp và những người lãnh đạo Quốc hội cùng đối thoại
với chúng tôi để xem chúng tôi sai ở chỗ nào. Rất mong!
Ông Nguyễn Đình Lộc: Tôi
xin phát biểu thêm một ý kiến. Hôm nay chúng ta nói đến Hiến pháp mà
Hiến pháp thì chúng ta biết được về mặt lý luận chúng ta xác định rõ, mà
ngay Tư sản cũng đã xác định rõ là luật cơ bản. Vừa rồi tôi cũng đột
nhiên được đọc một tác phẩm về Mác, chính ông Mác cũng nói: Hiến pháp là
luật cơ bản … Cái chữ “cơ bản” của ông ấy rõ lắm. Nhưng mà hiểu như thế
nào được đầy đủ các từ đó, rồi tính đến cái việc vận dụng vào xã hội ta
như thế nào? Thì có một điều mà tôi băn khoăn như thế này:
Thật
ra, nhân dân đã quan tâm đến Hiến pháp chưa? Bao nhiêu người quan tâm?
Người nông dân ai nghĩ đến Hiến pháp? Cho nên làm thế nào những cái dịp
như chúng ta tổ chức lấy ý kiến hiện nay phải là một cái cơ hội để làm
thế nào để tuyên truyền thật rộng rãi đến những kiến thức rất là cơ bản
nhưng cũng là tối thiểu có thể đến được đối với người nông dân. Không
thì người dân vẫn cứ dửng dưng mà mình thấy hơi lo, hơi lo là vì cơ bản
như thế mà mình xem thường thì tức là tai họa rồi. Thật ra đấy là một sự
lãng phí rất lớn trong quá trình phát triển cái nền văn bản pháp luật,
nền văn bản Hiến pháp. Đấy là một sự lãng phí rất lớn. Nhưng mà vì tình
hình nó như thế cho nên chúng ta có vẻ như là chấp nhận nó và xem đó như
là một việc bình thường trong sinh hoạt của chúng ta. Cho nên rõ ràng
đó là một tai họa. Vì vậy những dịp như chúng ta đang thực hiện hiện
nay, thì phải thấy rằng đây là một thời cơ, cơ hội rất lớn cho chúng ta
và các cơ quan có trách nhiệm, mà tôi nghĩ rằng là chính Quốc hội của
chúng ta chứ không phải ai khác, phải là cơ quan đi đầu trong việc như
vậy. Vì vậy tôi thấy rằng là nếu mà Quốc hội chúng ta lại lặng lẽ như
thế này như hiện nay ý thì thực ra cũng là đáng tiếc. Nên như thế là một
sự lãng phí rất lớn vì loài người đã đi đến cái Hiến pháp hàng 2, 3 thế
kỷ nay rồi. Thế mà bây giờ chúng ta cứ lẽo đẽo chạy theo mà chạy không
kịp chứ không phải chạy đuổi. Thường thường anh đi sau phải nhanh hơn
anh đi trước thì thực tế bây giờ chúng ta lại lẽo đẽo đi sau. Và vì vậy
mà cái kiến thức Hiến pháp rất cơ bản đó, hết sức thiêng liêng đó, hết
sức quý giá đó, hết sức giá trị đó lại thật ra treo lơ lửng, ai cũng
nhìn thấy được nhưng không ai thấy nó phải làm gì cả.
Cho
nên tôi nghĩ rằng là không biết làm thế nào đây, phải chăng vừa rồi như
anh Trung nêu ý kiến, phải chăng là phải biến những cái dịp này tổ chức
nhiều hội thảo và tìm ra những cái ý kiến nó mạnh mẽ đối với nhau, để
tìm ra cái… Và tôi nghĩ rằng anh em phải nói rằng là phía Nam mạnh hơn ở
chỗ này, vì miền Bắc chúng ta có một thời gian dài là theo Hiến pháp Sô
viết, mà Hiến pháp Sô viết là Hiến pháp Stalin, mà Hiến pháp Stalin,
Hiến pháp Lênin là nói chuyên chính thôi. Bây giờ thì không khí khác
hẳn. Nói đến Hiến pháp thì không thể nói đến chuyên chính. Đương nhiên
đó là công cụ quan trọng nhưng mà nó chủ yếu không phải để chuyên chính,
để mà thay đổi xã hội, để mà phát triển xã hội. Nhưng mà bây giờ ý kiến
ấy chúng ta nói được với nhau, thuyết phục không đơn giản. Cho nên …
không biết là … Có anh Thông chủ trì thế này là may quá, cho nên nêu vấn
đề này để rồi làm thế nào để tri thức Hiến pháp, văn hóa Hiến pháp nó
lan rộng trong nhân dân như là làn sóng. Tôi nghĩ là rằng là một thuận
lợi rất cơ bản, nếu bỏ qua là một sự lãng phí, đáng trách và đáng phê
phán.
Ông Tương Lai: Tôi
thì cũng có dịp theo dõi và biết được anh Thông cũng đã có phát biểu
trên diễn đàn Quốc hội, trên báo chí. Thế nó có một cái tình cờ thế này,
ở trong đoàn hôm nay đi là có 3 người, trước hết là có anh Lộc, nguyên
Bộ trưởng Tư pháp, trưởng Ủy ban mà do Quốc hội và Bộ Khoa học công nghệ
thành lập gọi là Ủy ban … gì nhỉ … duyệt về thảo luận Hiến pháp do anh
Lộc làm trưởng ban (ông Lộc: cũ rồi) và
anh Vũ Đức Khiển và tôi cũng có dịp được tham gia vào trong … Tôi nghĩ
cách đây cũng 5 năm rồi anh Lộc ạ, và hôm ấy ông Lộc có một cái kết luận
tôi nhớ mãi sau đó ông Nguyễn Khánh cũng là thành viên của Ban ấy cũng
nhấn mạnh là các anh lưu ý ý anh Lộc là cái đề tài mà Bộ Khoa học công
nghệ trao hồi ấy cho cái viện của anh Đường, sau này là anh Thảo phụ
trách đấy, là lập một cái đề tài cấp nhà nước về sửa đổi Hiến pháp. Mà
phải thành đề tài cấp nhà nước và làm trong mấy năm, một cái chi phí khá
lớn, cái số tiền bỏ ra khá lớn nhưng mà vấn đề là làm thế nào để qua
cái này nâng cao hiểu biết về pháp luật, về dân trí. Bởi vì muốn nói
thực thi dân chủ mà dân, trình độ dân không am hiểu về luật pháp, không
có tinh thần thượng tôn luật pháp thì rất khó để mà thực thi dân chủ.
Từ
bấy đến nay thì vô hình chung hôm nay cả 3 thành viên đó có mặt trong
đoàn đến đây để mà đưa cái kiến nghị ra. Thì chúng tôi nghĩ như thế này,
tại sao chúng tôi làm cái việc kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và trong một
thời gian vắn tập trung cao độ trí tuệ của một nhóm người. Bên cạnh cái
kiến nghị là đưa ra một cái dự thảo Hiến pháp mới dựa trên những cái
thành tựu mà như là anh Lộc đã trình bày, vượt qua cái thời kỳ, cái tư
duy của Stalinit, Maoit về chuyên chính vô sản. Và đã gọi là chuyên
chính vô sản thì không thể có một cái Hiến pháp là công cụ của dân để mà
kiểm soát nhà nước.
Thực
chất Hiến pháp là Bộ luật cơ bản để mà ai kiểm soát ai, là dân kiểm sát
cái quyền lực, để dân trao quyền mà không bị mất quyền. Đó là cái bi
kịch lớn nhất của loài người từ xưa đến nay mà đến bây giờ vẫn chưa vượt
qua được. Nhưng mà dù sao những thành tựu của văn minh nó cũng đã bước
những cái bước tiến để nó đạt tới cái chỗ là dân qua công cụ của pháp
luật mà trước hết là qua Hiến pháp – cái đạo luật cơ bản mà anh Nguyễn
Đình Lộc vừa nói để mà kiểm soát quyền lực của nhà nước, để nhà nước
không phải muốn làm gì thì làm mà nhà nước chỉ làm được những cái việc
mà luật pháp cho phép, còn dân thì được làm tất cả những việc gì mà luật
pháp không cấm. Và như vậy thì không thể có khái niệm về chuyên chính
vô sản được, cho nên cái đó phải loại trừ ra khỏi đời sống tinh thần của
đất nước thì mới có thể bàn tới chuyện Hiến pháp. Chừng nào còn giữ cái
tư duy ấy, chừng ấy không thể có Hiến pháp và mọi cái sự sửa đổi vụn
vặt đều trở nên vô nghĩa. Cái tinh thần ấy chính là tinh thần chúng tôi
đưa ra trong Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp. Và đó cũng là tinh thần mà
trí tuệ dồn vào để đưa ra như là một tài liệu tham khảo về Hiến pháp sắp
tới của một nước Việt Nam dân chủ.
Chúng
ta đã bao nhiêu núi xương sông máu đổ ra để giành được độc lập, nhưng
mà có độc lập mà không có tự do, không có dân chủ, không có hạnh phúc
thì độc lập không có ý nghĩa gì. Điều này thì nó trở thành câu nói cửa
miệng của mọi người rồi. Nhưng mà trên thực tế chúng ta mới có độc lập
nhưng mà chúng ta chưa có dân chủ, chưa có tự do. Trên thực tế cho đến
hiện nay là nông dân, bà con Dương Nội vẫn đang ngồi biểu tình và trên
những cái video mà phi chính thức đó, ngoài luồng đó thì vẫn thấy là
dân… Mặc dầu là trong những cái diễn văn thì chưa bao giờ những cái từ
“vì dân”, “phục vụ dân”, “gần dân” nó lại nhiều như bây giờ. Và dân nói
là gần dân, phục vụ dân và đừng thụi dân như người ta đang thụi dân
trên, ngay cả vấn đề đối với bà con Dương Nội, bà con Văn Giang. Cho nên
cái Hiến pháp này tôi đề nghị, nhân ở đây thì đề nghị là các vị ở trong
cái … tiếp nhận ý kiến sửa đổi Hiến pháp làm sao để lắng nghe cho được
cái tiếng nói của dân. Và trong tiếng nói của dân thì có tiếng nói của
cái nhóm trí thức mà chúng tôi đã kiến nghị, thì chúng tôi xin có ý kiến
thêm là như vậy.
Ông Nguyễn Đình Lộc: Thôi
như thế có lẽ cũng là … Mở đầu tôi nghĩ cũng là tốt rồi. Mong có thể
được gặp lại. Và thay mặt cho các đồng chí anh em ở đây xin được cám ơn
đồng chí Thông và tất cả anh em ở Ủy ban đã giành thời gian ưu tiên cho
chúng tôi trong những ngày bận rộn này của các anh để tiếp chúng tôi,
tuy cũng không được dài lắm nhưng cũng đậm đà rồi đấy. Tin xin chia tay,
cám ơn.
Ông Lê Minh Thông:
Một lần nữa tôi xin thay mặt cho Ban biên tập chúng tôi xin cám ơn các
bác đã bố trí thời gian đến trực tiếp gặp Ban biên tập và chúng tôi sẽ
chuyển Kiến nghị của các bác đến các cơ quan có thẩm quyền để xem xét
các Kiến nghị của các bác. Tết Nguyên đán sắp tới, xin thay mặt Ban biên
tập chúc sức khỏe các bác, chúc cho một Năm mới các bác và gia đình dồi
dào sức khỏe và đón Mùa Xuân hết sức an lành. Xin tạm biệt các bác. (Vỗ tay).
Ông Nguyễn Đình Lộc bắt tay ông Lê Minh Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét