Trong lịch sử ngành Tư Pháp của Việt Nam có 2 vụ án mà bản án nặng nề và khủng khiếp nhất là Tru di tam tộc, đó là vụ án Lệ Chi viên đối với đại danh thần Nguyễn Trãi, triều Lê (năm 1442) và ông Cao Bá Quát một danh sĩ nổi tiếng triều Nguyễn (năm 1855).
Năm nay : Năm Quý Tỵ CON RẮN, xin kể lại vụ án Lệ Chi viên có truyền thuyết là Rắn báo oán.
Nàng Nguyễn Thị Lộ
vốn là con nhà học thức, quê làng Hải Triều, một làng làm chiếu có
tiếng, nay thuộc xã Phạm Lễ, xưa thuộc huyện Ngự Thiên (Thái Bình),
tương truyền năm 1406, khi ấy Nguyễn Trãi 26 tuổi, đang làm quan nhà Hồ,
gặp nàng Thị Lộ 16 tuổi ở Vũ Lăng đi bán chiếu, xinh đẹp, bèn ghẹo :
Ả ở đâu mà bán chiếu gon,
Chẳng hay chiếu bán hết hay còn ?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi ?
Đã có chồng chưa ? được mấy con ?
Ả ở đâu mà bán chiếu gon,
Chẳng hay chiếu bán hết hay còn ?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi ?
Đã có chồng chưa ? được mấy con ?
Không ngờ cô nàng bán chiếu ứng khẩu đáp lại ngay :
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon .
Can chi ông hỏi hết hay còn ?
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẽ.
Chồng còn chưa có, có chi con !
Can chi ông hỏi hết hay còn ?
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẽ.
Chồng còn chưa có, có chi con !
Nguyễn Trãi cảm vì
tài, mến vì sắc nên cưới làm thiếp. Thị Lộ không có con với Nguyễn Trãi,
xin cháu của Ngô Từ là Ngô Chi Lan làm con nuôi. Ngô Chi Lan đổi tên là
Nguyễn Hà Huệ, sau làm Lễ Nghi học sĩ trong cung Lê Thánh Tông, chồng
là Phù Thúc Hoành, làm Bác sĩ giảng kinh sử Quốc Tử Giám.
VỤ ÁN LỆ CHI VIÊN :
Ngày 01/9/1442 vua
Lê Thái Tông đi duyệt võ ở Chí Linh, trên đường về ghé vào Côn Sơn thăm
Nguyễn Trãi, Nguyễn Trãi có người vợ lẽ là Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ,
từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công
việc dạy cung nữ và giảng sách cho Vua. Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn
Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi, lúc Vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh
theo Vua về triều.
Ngày 07/9 xa giá
Thái Tông đến Lệ Chi viên (vườn trái vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh, đêm ấy Vua bị cảm, đến sáng thì mất, các quan hộ
giá giữ kín, đến ngày 09/09 mới rước linh cữu Vua về Thăng Long, rồi mới
báo tang. Ngay sau đó Thị Lộ bị bắt, Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở
Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về triều cũng bị bắt và bị
buộc tội đồng mưu với Thị Lộ thí Vua.
Ngày 19/9/1442
Nguyễn Trãi và Thị Lộ bị án Tru Di Tam Tộc (giết 3 họ : họ cha, họ mẹ,
họ vợ). Sử thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng : “Vì yêu Thị Lộ mà Thái Tông thiệt
thân” Nguyễn Trãi lúc mất 62 tuổi, Thị Lộ lúc mất 52 tuổi (theo GS Võ
Thu Tịnh Paris) .
TRUYỀN THUYẾT RẮN BÁO OÁN :
Một hôm ông Nguyễn
Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi) cho học trò phát cỏ trong vườn để cất
lớp học. Đến đêm, ông nằm mộng thấy 1 người đàn bà dẫn bầy con nhỏ đến
xin ông thư thả ít hôm, vì bận con mọn nên chưa kịp dời nhà , ông nhận
lời . Đến khi học trò của ông phát cỏ đập chết 1 bầy rắn con, lúc ấy ông
mới hiểu ra ý nghĩa của giấc mộng, nhưng muộn rồi . Đêm đó khi ông ngồi
đọc sách thì có con rắn bò trên xà nhà, nhỏ xuống 1 giọt máu thấm ngay
chữ “tộc” qua 3 lớp giấy, ứng với việc gia tộc của ông bị hại đến 3 họ.
Ngày sau con rắn mẹ hóa kiếp là nàng Thị Lộ để làm hại 3 họ nhà ông. Đến
đời Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí lại có thêm chi tiết :
Con rắn thành tinh ngầm mang thù oán, mới đầu thai thành Thị Lộ, nàng
sinh ra dưới sườn có vảy … Mặc dù câu chuyện được truyền tụng, nhưng
nhiều người tin rằng nó chỉ nhằm đổ tội cho Nguyễn Thị Lộ, giải thích
nguyên nhân tiền định về cái chết của vua Thái Tông và Nguyễn Trãi (theo
Bùi Thụy Đào Nguyên).
Sự thật của vụ án Lệ
Chi viên mãi đến năm 1464, đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497), vua
xuống chiếu tẩy oan cho Nguyễn Trãi, truy phong chức Đặc Tiến Kim Tử
Vinh Lộc đại phu, tước Tán Trù bá và cho người con duy nhất trốn thoát
là Nguyễn Anh Vũ làm Tri Huyện và cấp cho họ Nguyễn 100 mẫu ruộng để lo
việc thờ cúng.
Vụ án Lệ Chi viên có
rất nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật viết về đề tài nầy : phim ảnh,
chèo, kịch, cải lương … Ở Miền Nam thập niên 1960 – 1970 có tuồng cải
lương NẮM CƠM CHAN MÁU rất nổi tiếng, lấy của khán giả không biết bao
nhiêu là nước mắt, kể về công tử Hồng Quỳ (con của Nguyễn Trãi) trên
đường đào thoát, đổi tên là Trần Ai, đi ăn xin gặp phải đám lưu manh
đánh bể đầu, ăn cơm chan với máu của mình …
Ngoài chuyện Rắn báo oán, thì bài thơ đối đáp giữa Nguễn Trãi và cô bán chiếu gon hay tuyệt phải không quí vị ?
Đầu Năm Con Rắn 13/02/2013 TRỊNH KIM THUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét