Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

NHỮNG GHI CHÉP CÓ THỰC

Những ghi chép có thực về nhân quả báo ứng của các tướng lĩnh xưa nay

Những ghi chép có thực về nhân quả báo ứng của các tướng lĩnh xưa nay
Lịch sử trải qua các thời đại, có rất nhiều tướng lĩnh đã dùng chính quyền lực và địa vị của mình để hành ác và lạm sát người vô cớ, từ đó nhận lấy trừng phạt và quả báo. Những ghi chép về họ có rất nhiều, khiến người đời sau không khỏi cảm thán: “Thiện ác mà không báo, càn khôn thiên vị chăng?”.

NHÂN CÁCH JOHN MCCAIN

NHÂN CÁCH JOHN MCCAIN VÀ VIỆT NAM


Phạm Trần





Tổ tiên người Việt có câu :”Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, có thể là tiếng “tốt” hay tiếng “xấu” tùy theo cách sống và hành động khi chưa lìa đời. Nhưng đối với Thượng nghị sỹ Cộng hòa John McCain của Tiểu bang Arizona, người qua đời ngày 25/08/2018 ở tuổi thọ 81, sau một năm điều trị bất thành chứng ung thư não, thì sự ra đi của ông đã để lại một di sản chính trị không thay thế được của nước Mỹ.

Riêng đối với người Việt Nam, cả trong và ngoài nước, thì ông John McCain đã chiếm trọn trái tim yêu thương và kính phục của cả thù lẫn bạn ở cả hai bờ chiến tuyến.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

SUY NGHĨ CỦA TRÍ THỨC VIỆT...

Suy nghĩ của trí thức Việt về tượng John McCain ‘quỳ gối’ ở Hà Nội




Người dân Hà Nội và người Mỹ ở Việt Nam đặt hoa tưởng niệm Thượng Nghị Sĩ John McCain tại phù điêu ở hồ Trúc Bạch. (Hình: Zing)

SAU ĐẶC KHU TIỀN TÀU BƯỚC MỘT CHÂN

Sau Đặc Khu, tiền Tàu bước một chân qua biên giới trước khi lan tỏa: “Được sử dụng nhân dân tệ trong thanh toán ở biên giới”

Nguyễn Phú Trọng thương Trung Quốc hơn thương dân!.



T.Xuân




Ngày 28.8, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư 19/2018 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới VN - Trung Quốc.



AFP

Theo đó, các thương nhân, cư dân biên giới VN, Trung Quốc có hoạt động thương mại biên giới dùng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc nhân dân tệ (CNY) trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Phương thức thanh toán bao gồm thanh toán qua ngân hàng, bằng VND hoặc CNY tiền mặt.

THẾ LỰC THÙ ĐỊCH Ở ĐÂU ?

Thế lực thù địch ở đâu?

Vũ Công Minh
30-8-2018
Sau sự kiện sụp đổ hàng loạt của các thế lực cộng sản tại Đông Âu và liên Xô tan rã, người ta thấy tự nhiên các cụm từ “Chuyên chính vô sản, đấu tranh giai cấp” ba dòng thác cách mạng được nhiều nước cộng sản và Việt Nam cất vào kho lưu trữ. Thế rồi xuất hiện ngày một dày hơn cụm từ mới “Thế lực thù địch”.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

THIẾU TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG VÀ CỘNG SỰ

TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG VÀ CỘNG SỰ GỬI THƯ LÊN LÃNH ĐẠO ĐẢNG





Thiếu Tướng Lê Mã Lương và một số người gửi thư cho lãnh đạo đảng và nhà nước

Nguyễn Văn Phước
27-8-2018 

Thiếu Tướng Lê Mã Lương – Anh Hùng LLVT – Chủ Biên Tác phẩm “Gạc Ma – Vòng Tròn Bất Tử”, Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm – Nguyên Phó Tham Mưu Trưởng kiêm Trưởng Phòng Tác Chiến của Hải quân Nhân dân Việt Nam, anh Lê Hữu Thảo đại diện CCB Gạc Ma… đã vào TP. HCM đã trực tiếp cùng với nhóm tác giả soạn, đứng tên, ký tên văn bản chính thức và gửi đi sáng nay:

MẢ CHA BỌN TUYÊN GIÁO

MẢ CHA BỌN TUYÊN GIÁO!

TUYỂN GIÁO không dám công khai tranh luận về 3 Đặc khu, mà chơi trò gian manh, lừa bịp, bưng bô cho nhóm lợi ích...






Đang ngồi uống nước chè, một ông cầm tờ giấy vỗ vai bảo: "Hôm trước tuyên giáo Hà Nội nó gửi cho mỗi đảng viên một tờ giấy" "Tài liệu thông tin tuyên truyền về..." giải thích về lợi của ba đặc khu và mạng miếc gì đấy và gọi những người đi biểu tình viết bung búc như các ông là bọn phản động, cơ hội chính trị, gây rối, và khuyên chúng tôi phải theo dõi cung cấp thông tin kịp thời để ngăn chặn, trừng trị phản động..."  

Không lạ gì giọng điệu nhà cầm quyền, tôi hỏi lại:
  -Thế ông bảo ai là phản động, cơ hội chính trị?
  Ông ta ngắc ngứ, tôi nói luôn:
  - Nhà tôi hai anh em đi bộ đội vào nam, anh nằm lại chiến trường giúp cho mấy ông bây giờ đang ngồi cai trị nước ta.
Tôi không làm gì sai pháp luật chỉ phản đối bọn Tàu cộng xâm lược, tàn hại dân ta, phản đối bọn Formorsa đầu độc biển của ta, phản đối bọn định chặt 6.700 cây xanh lấy gỗ bán...

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

VÌ SAO ĐẢNG CỨ IM LẶNG MÃI KHÔNG LÊN TIẾNG

VÌ SAO ĐẢNG CỨ IM LẶNG MÃI, KHÔNG DÁM LÊN TIẾNG?

Nguyễn Đăng Quang
Nguyên Đại tá Bộ Công An  


Hội nghị Thành Đô (3-4/9/1990) và các thỏa thuận ký kết giữa lãnh đạo 2 Đảng và Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc đến nay đã đúng 38 năm, song vẫn là một bí mật lạnh lùng! Không chỉ nhân dân thế giới mà ngay cả người dân Việt Nam cũng như người dân Trung Quốc đều bị lãnh đạo của họ dấu tiệt, không hé lộ một lời về những gì họ đã thỏa thuận với nhau tại Hội nghị này cách đây 38 năm về trước! 

(Giang Trạch Dân và Lý Bằng hồ hởi chào đón các lãnh đạo ĐCSVN chiều 3/9/1990. Nguồn: Internet)

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2018

LÃNH ĐẠO VIỆT NAM SO VỚI BÀ THÌ THẾ NÀO

Lãnh Đạo Việt Nam So Với Bà Thái Văn Anh Thì Thế Nào?


BĐX Phạm Thành.
Tổng thống Đài Loan bà Thái Văn Anh.

TÀO THÁO TRANG SỬ THẤT LẠC CỦA MỘT ANH HÙNG

Tào Tháo, trang sử thất lạc của một anh hùng (Kỳ 13): Làm đại tướng ra trận phải có 5 phẩm đức này

"Nhân vật anh hùng thiên cổ" Tào Tháo (Kỳ 13): Binh pháp của Tào Tháo
Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

CỤ TRẦN TRỌNG KIM NÓI VỀ VIỆT MINH

Tài liệu đặc biệt: CỤ TRẦN TRỌNG KIM NÓI VỀ VIỆT MINH

Thủ bút Trần Trọng Kim
Thư gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947

Nguyễn Đức Toàn
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáoViệt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư việnĐối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần - Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

CHU DU THIÊN HẠ ĐỂ HỌC RÙNG MÌNH

“CHU DU THIÊN HẠ ĐỂ HỌC RÙNG MÌNH”

MÊNH MÔNG TH S Đ GIÓ CUĐI
S 49


Tương Lai 
Anh bạn thân đến chơi. Sau khi nhấm nháp ly cà phê, bên chén trà đặc anh kể cho tôi nghe chuyến đi dạy học ở Đức rồi sau đó chuyện tai nghe mắt thấy tại mấy nước châu Âu khác trong chuyến đi của anh, những nơi tôi đã có dịp đến cách đây ngót nghét cũng gần 20 năm rồi. Thú vị về những câu chuyện còn nóng hổi của bạn mà không tránh khỏi mặc cảm về sự lạc hậu của mình. Chẳng hiểu tại sao lại cắc cớ nghĩ đến cái tên của một truyện cổ Grimm “Chu du thiên hạ để học rùng mình”! Cũng có thể do câu chuyện bạn tôi kể liên quan nhiều đến nước Đức, quê hương của các giả truyện cổ tích có cái tên kia. Cái tên thì nhớ, song nội dung câu chuyện thì chỉ lờ mờ một vài chi tiết, còn lại thì quên. 

ĐIỂM LẠI NHỮNG LẦN BẮC PHẠT

ĐIỂM LẠI NHỮNG LẦN BẮC PHẠT



Trần Hưng 


Ngô Quyền đánh thắng
quân Nam Hán mở ra thời
kỳ tự chủ cho dân tộc.
(Bìa sách lịch sử 
của NXB Kim Đồng)
Lịch sử gìn gữ giang sơn của người Việt cũng ghi nhận nhiều lần quân Việt tiến binh sang Trung Quốc. Nhưng khác với các cuộc xâm lược của Trung Quốc, các cuộc tiến đánh của quân Việt đa phần là nhằm tiêu diệt bớt binh lực Trung Quốc và thị uy, rồi lại rút về.


Trước khi dành độc lập, người Việt cũng từng tiến sang lãnh thổ Trung Quốc, như trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Sau ngàn năm đô hộ, chiến thắng của Ngô Quyền trước quân Nam Hán năm 938 đã mở ra thời kỳ mới cho nước Việt, thời kỳ tự chủ. Người Việt không chỉ chiến thắng các cuộc xâm lược từ phương Bắc, mà còn đem quân Bắc tiến, tiêu diệt sinh lực và ý định xâm lược của người Hán, thể hiện sức mạnh của mình, rồi rút về.


Lịch sử đã chứng kiến những lần quân Việt vượt biên giới đánh sang Trung Quốc như sau:

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

NẾU BỎ TRỐN VỀ VIỆT NAM

Nếu bỏ trốn về Việt Nam, Lê Hồng Quang có bị ‘giết người diệt khẩu’?

Ông Lê Hồng Quang. Photo Đại sứ quán Việt Nam tại Bratislava

NHỮNG NGƯỜI CUỐI CÙNG CỦA THẾ HỆ HÀO HOA

NHỮNG NGƯỜI CUỐI CÙNG CỦA THẾ HỆ HÀO HOA MÀ LẠC BƯỚC ĐÃ RA ĐI


PHẠM ĐÌNH TRỌNG


Cùng đang học trung học chuẩn bị thi tú tài. Người sinh tháng chín, người sinh tháng mười hai, cùng năm 1927. Cùng 18 tuổi khi cuộc cách mạng tháng tám, 1945 nổ ra. Cùng bị cuốn hút bởi tiêu chí say đắm ngất ngây của cuộc cách mạng tháng tám: Đập tan xiềng xích nô lệ, giành tự do cho nhân dân, giành độc lập cho đất nước. Nhờ tài năng và nền tảng văn hóa của một nền giáo dục nhân văn, cả hai đều trở thành những tên tuổi, những gương mặt văn hóa sáng giá, đóng góp lớn cho cuộc cách mạng, để lại cho lịch sử và nền văn hóa đất nước những giá trị văn hóa bền vững. Hai tên tuổi đó là nhà báo Bùi Tín và nhạc sĩ Tô Hải. 

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

TÔ HẢI, BÙI TÍN ĐÃ ĐI XA

TÔ HẢI ĐÃ ĐI XA





Tô Hải đã giã biệt chúng ta!
Chúng ta mất một chiến sĩ can trường đấu tranh không mệt mỏi cho tương lai đất nước tự do và dân chủ. Tôi mất người bạn già với những kỷ niệm không bao giờ quên – những chiều hành quân qua những đồi tím hoa sim: Kim Bôi, Kim Tân, Kiểu, Nho Quan … trong những vần thơ chan chứa buồn đau một thời chinh chiến của Hữu Loan. Nhắc tới anh lại nhớ đến những nụ cười thơ ngây của các nàng sơn nữ bên đường trong tình yêu trong mơ của người lính Tô Hải.




Nhà báo Bùi Tín: 'Hoa Xuyên Tuyết chính là khát vọng tự do'

                  Vĩnh biệt nhà báo Bùi Tín


Nhà báo Bùi Tín qua đời hôm 11/08/2018 tại Paris, Pháp, hưởng thọ 91 tuổi
Hoa xuyên tuyết là loài hoa 'mỏng manh', nhưng 'mạnh mẽ' và 'kỳ diệu', khiến người ta có thể tưởng tượng, liên hệ đến khát vọng, ước muốn tự do của dân tộc mình vươn lên khỏi mọi sự đàn áp, nhà báo, nhà bất đồng chính kiến Bùi Tín, người vừa qua đời hôm 11/8/2018 ở Pháp, hưởng thọ 91 tuổi, chia sẻ với BBC vài tháng trước khi ông mất từ Paris.

Vĩnh biệt tác giả “Tiếng hát người chiến sỹ biên thùy” Tô Hải



Lê Phú Khải

Nhạc sĩ Tô Hải (ảnh của Lê Phú Khải)


Nhân dân Sài Gòn không bao giờ quên buổi sáng đẹp trời ngày 16 tháng 12 năm 2007, trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam, có ông già 80 tuổi, chống gậy đứng giữa cuộc biểu tình vẻ mặt đầy phẫn nộ khua gậy lên chỉ vào mặt một người đàn bà mặc áo xám hét to: “Con này là chỉ điểm cho công an bắt người…”. “Con này” mà Tô Hải chỉ mặt là người phụ nữ cao to, đứng quan sát xem ai la to, ai hăng hái nhất rồi chỉ cho công an chìm, công an nổi “ẵm” đi! Cái “con này” ấy là Nguyễn Thị Quyết Tâm sau này được thăng chức Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Quốc hội.

CÁO PHÓ: Nhạc sĩ Tô Hải từ trần


Cụ ông: Phanxico Sisi Tô Đình Hải sinh ngày 24-9-1927, tại Thái Bình đã được Chúa gọi về lúc 19g 40 ngày 11-8-2018. Nhằm ngày 1 tháng 7 naem Mạu Tuất. Hưởng thọ 91



CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ

Chúa nhật ngày 12-8-2018: 

Lúc 9 h 00 nghi thức nhập quan và phát tang. Tại chung cư Miếu Nổi, lầu 9 phòng số 8, quận Bình Thạnh.

Quý các hội đoàn thăm viếng và cầu nguyện.

*  Do nhà ở chung cư nhỏ nên quý anh chị em đến viếng tại tư gia hạn chế mang vòng hoa viếng.  Xin cảm ơn.

Thứ 2 ngày 13-8- 2018

Lúc 7 giờ nghi thức động quan và di quan đến quàn tại nhà nguyện DCCT 38 Kỳ Đồng, quận 3

14 giờ Thánh lễ an táng tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế .

Sau đó linh cữu được đưa đi hoả táng tại Bình Hưng Hoà. 

TANG GIA ĐỒNG KÍNH BÁO