Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA HIẾN PHÁP NĂM 1946 VỚI HIẾN PHÁP 1959, 1980 VÀ 1992 VỀ QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Phạm Trần & Phạm Viết Đào.

Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến pháp của nước Pháp; Nếu xem xét kỹ về mô hình quản trị nhà nước, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước (Tổng thống ); Vai trò của Thủ tướng gần với vai trò của Đổng lý văn phòng...Đó là điều khác biệt cơ về cơ cấu tổ chức quyền lực giữa Hiến pháp 1946 với các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992; Sẽ có bài riêng phân tích về những khác biệt cũng như “ mặt phải ", "mặt trái" của những mô hình quản trị này...
Nếu nghiên cứu kỹ Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 thì theo chúng tôi: Có vẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn xây dựng một đất nước, xã hội Việt Nam theo "mô hình dân chủ" kiểu Pháp và "tinh thần Tự do" kiểu Mỹ ?! Ở 2 trước tác quan trọng này do đích thân Hồ Chí Minh viết không thấy có hơi hướng của mô hình độc tài đảng trị kiểu Stalin...Còn sau 1954 nhất là khi ban hành Hiến pháp 1959 thì nhiều tư tưởng khởi nguyên của Hồ Chí Minh đã bị đẩy lùi ? Điều này do bị sức ép bởi hoàn cảnh lịch sử, do Hồ Chí Minh nhận thức lại hay do chính ông cho qua, điều này cần giới sử gia vào cuộc ?!
Nếu theo Hiến pháp 1946, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước, Thủ tướng chỉ là người giúp việc thì các văn bán Hiến pháp sau này quyền lực hành chính nhà nước do Thủ tướng trực tiếp điều hành...Do cơ cấu tổ chức như vậy nên Việt Nam có một điều dị biệt so với thế giới: Nếu các nước khi nói nguyên thủ người ta chỉ nhắc tới 1 người, còn tại Việt Nam lạ thường là “ bộ tứ “; điều này khi chứng kiến các nghi lễ ngoại giao sẽ thấy...
Trong bài viết sau đây, xin nêu một số dị biệt về quyền cơ bản của công dân của Việt Nam được quy định như thế nào tại các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 ?
Những điểm đáng chú ý trong Hiến pháp 1946 về quyền cơ bản của công dân
Trong Điều thứ 1, Hiến pháp 1946 tuyên xưng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”

Đến Điều thứ 21, tính dân chủ và ý thức tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân cũng đã được xác định không quanh co, e dè : “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.”
Điều thứ 32 viết : “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.”
Điều thứ 70 còn quy định thêm quyền quyết định tối hậu phải thuộc về tòan dân: “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết
.”
Rất tiếc Hiến pháp 1946 chưa có thời gian thi hành thì bị chiến tranh làm gián đọan.
Sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp định Geneve 1954, hai miềh Nam-Bắc có hai thể chế chính trị khác nhau.
0 nhận xét

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét