Phần lớn các nước tự nhận là dân chủ đều do một (hoặc một liên minh
vài đảng) cầm quyền. Hiến pháp hầu hết các nước đều không nói gì về
đảng cầm quyền, trừ một số nước xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vậy Hiến pháp Liên Xô nói về vấn đề đảng cầm quyền như thế nào ?
Liên Xôtrong thời gian tồn tại 1917-1991 chỉ có một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản và đã sử dụng 4 bản Hiến pháp, trong đó hai bản Hiến pháp đầu không đề cập tới Đảng Cộng sản Liên Xô, dù Đảng đã lãnh đạo nhà nước ngay từ sau Cách mạng Tháng Mười.
1- Hiến pháp 1918 (còn gọi là Hiến pháp Lê-nin) có tên là Hiến pháp (Luật cơ bản) nước cộng hòa XHCN Liên bang Nga.[1]
Hiến pháp 1918 do Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ 5 thông qua ngày 10-7-1918, là bộ Hiến pháp XHCN đầu tiên trên thế giới, gồm Lời Nói Đầu (rất ngắn, không thuộc chính văn) và 6 phần, cộng 17 chương, 90 điều. « Phần Một : Tuyên ngôn quyền lợi của nhân dân lao động bị bóc lột » do Lê-nin tự tay soạn thảo, gồm 4 chương.
Toàn bộ chính văn Hiến pháp 1918 không thấy chỗ nào nói tới từ « đảng cộng sản »
2- Hiến pháp 1924 (Lê-nin có chỉ đạo soạn thảo) có tên là Hiến pháp (Luật cơ bản) Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết, được thông qua ngày 31-1-1924 [2].
Hiến pháp gồm hai phần. Phần Một là Tuyên ngôn thành lập Liên bang các nước cộng hòa XHCN Xô Viết. Phần Hai là Hiệp ước thành lập Liên bang, gồm 11 chương, cộng 72 điều. Hiến pháp này không có các quy định về chế độ xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ; những nội dung đó do Hiến pháp của từng nước cộng hòa quy định riêng.
Toàn bộ chính văn Hiến pháp 1924 không có từ « đảng cộng sản »
3- Hiến pháp 1936, còn gọi là Hiến pháp Xta-lin [3], giữ tên gọi như cũ, gồm 13 chương, cộng 146 điều, được Đại hội đại biểu bất thường lần thứ VIII của Xô Viết Liên Xôthông qua ngày 5-12-1936. Tại đại hội này Xta-lin tuyên bố Liên Xô đã xây dựng xong chế độ XHCN, hiện tượng người bóc lột người đã bị tiêu diệt. Điều đáng quý là Hiến pháp có quy định « Các Thẩm phán viên được độc lập, chỉ phục tùng pháp luật » ; « Các cơ quan kiểm sát độc lập hành xử quyền hạn ».
Đây là bộ Hiến pháp tồn tại lâu nhất (41 năm) và lần đầu tiên nói tới vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Đáng chú ý là vấn đề này không nói tại các chương trình bày về cơ cấu xã hội và nhà nước, mà chỉ nói một cách sơ lược, không có tính chất quy định pháp lý chặt chẽ tại một phần trong Điều 126 thuộc « Chương X — Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân ».
Điều 126 viết : « Để phù hợp với lợi ích của người lao động và nhằm phát huy tính tự lập về tổ chức và tính tích cực về chính trị của quần chúng nhân dân, công dân Liên Xô được đảm bảo có quyền tập hợp trong các tổ chức xã hội như : công đoàn, hợp tác xã, đoàn thanh niên, các tổ chức thể thao và quốc phòng, các hội văn hóa, khoa học và kỹ thuật ; và những công dân tích cực và giác ngộ nhất trong hàng ngũ giai cấp công nhân, nông dân lao động và trí thức lao động tự nguyện tập hợp lại trong Đảng Cộng sản Liên Xô, là đội ngũ tiên tiến của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng xã hội cộng sản và là hạt nhân lãnh đạo của tất cả các tổ chức của nhân dân lao động, gồm các tổ chức xã hội cũng như các tổ chức nhà nước. »
[Статья 126. В соответствии с интересами трудящихся и в целях развития организационной самодеятельности и политической активности народных масс гражданам СССР обеспечивается право объединения в общественные организации: профессиональные союзы, кооперативные объединения, организации молодежи, спортивные и оборонные организации, культурные, технические и научные общества, а наиболее активные и сознательные граждане из рядов рабочего класса, трудящихся крестьян и трудовой интеллигенции добровольно объединяются в Коммунистическую партию Советского Союза, являющуюся передовым отрядом трудящихся в их борьбе за построение коммунистического общества и представляющую руководящее ядро всех организаций трудящихся, как общественных, так и государственных.
[ARTICLE 126. In conformity with the interests of the working people, and in order to develop the organizational initiative and political activity of the masses of the people, citizens of the U.S.S.R. are ensured the right to unite in public organizations--trade unions, cooperative associations, youth organizations,' sport and defense organizations, cultural, technical and scientific societies; and the most active and politically most conscious citizens in the ranks of the working class and other sections of the working people unite in the Communist Party of the Soviet Union (Bolsheviks), which is the vanguard of the working people in their struggle to strengthen and develop the socialist system and is the leading core of all organizations of the working people, both public and state.]
Như vậy Điều 126 không nói Đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo nhà nước mà chỉ là một tổ chức đoàn thể có tính chất là hạt nhân lãnh đạo tất cả các tổ chức đoàn thể khác của người lao động, gồm các tổ chức đoàn thể xã hội (như các hội nghề nghiệp, câu lạc bộ…) và các tổ chức đoàn thể do nhà nước lập ra (như công đoàn, đoàn thanh niên v.v…).
4- Hiến pháp 1977còn gọi là Hiến pháp Brê-giơ-nep [4], gồm 9 phần, 21 chương, cộng 174 điều, được thông qua ngày 7-10-1977. Nó thừa kế các tư tưởng và nguyên tắc cơ bản của 3 bộ Hiến pháp trước, nhưng có một số phát triển và thay đổi, chủ yếu là : 1) Tuyên bố Liên Xô là Nhà nước XHCN toàn dân, Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Liên Xô. 2) Quy định cơ sở chế độ kinh tế Liên Xô là chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, gồm hai hình thức : nhà nước (toàn dân) và tập thể.
Hiến pháp 1977 làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô bằng Điều 6 ở « Chương I — Chế độ chính trị » :
« Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết, là hạt nhân của hệ thống chính trị, của nhà nước và các tổ chức xã hội. Đảng Cộng sản Liên Xô tồn tại vì nhân dân và phục vụ nhân dân. Đảng Cộng sản Liên Xô được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin quyết định chính sách đối ngoại, đối nội của Liên Xô, lãnh đạo các hoạt động sáng tạo vĩ đại của nhân dân Liên Xô, làm cho cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho chủ nghĩa cộng sản có đặc điểm là có kế hoạch, có căn cứ khoa học. Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô. »
Quy định này có tính pháp lý rõ rệt, khác với Điều 126 Hiến pháp 1936.
Hiến pháp 1977 ra đời khi Đảng Cộng sản Liên Xô, từ sau ngày Xta-lin mất, đang trượt dài trên con đường suy thoái biến chất, uy tín Đảng giảm sút, tình trạng dân không nghe Đảng tăng dần. Có lẽ vì thấy tình trạng bất lợi này mà Brê-giơ-nep chủ trương dùng Hiến pháp để buộc mọi tổ chức nhà nước và xã hội phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhưng ý định bảo vệ đặc quyền ấy lại gây phản tác dụng. Một số đảng viên đã lợi dụng Điều 6 làm phương tiện tìm kiếm đặc quyền đặc lợi cho mình, làm giàu bất chính. Chính con trai và con rể Brê-giơ-nep đều thăng tiến nhanh, con gái ông trở thành triệu phú đô-la.
Báo Thời Nay của ĐCSVN viết : Tầng lớp đặc quyền trong Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ từng bước hình thành sau khi Brê-giơ-nep nắm quyền, nhất là vào giai đoạn cuối. Dưới thời Brê-giơ-nep, tình trạng tham nhũng tại Mat-xcơ-va và các nước cộng hòa ngày càng nghiêm trọng. Đặc quyền còn trở thành “lá bùa hộ mệnh” để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở. Đối với tầng lớp đặc quyền, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đi từ chỗ ít ngăn chặn đến không tấn công, rồi bao che, thậm chí dung túng, khiến cho khối u ác tính này phát triển và lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể của mình. [5]
Hậu quả làm Đảng càng biến chất, suy thoái, tham nhũng nặng, nảy sinh bè phái, những kẻ nịnh bợ Brê-giơ-nep thăng tiến nhanh. En-xin Bí thư Thành ủy Mat-xcơ-va đã lợi dụng việc phê phán tình trạng đó để tạo uy tín cá nhân, khuynh đảo dư luận, góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của Đảng Cộng sản. Sau khi được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga, chính En-xin đã ký lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động.
Chủ trương hạn chế tự do ngôn luận đã gây phản tác dụng. Trong khi truyền thông chính thống lớn tiếng ca tụng Brê-giơ-nep và Đảng Cộng sản thì nhân dân ngày càng ớn ghét tình trạng tham nhũng trong Đảng, nhưng họ bị bịt miệng không được nói, vì thế Brê-giơ-nep không nắm được lòng dân. Mãi cho tới trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu, qua một cuộc thăm dò dân ý về chủ đề « Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai ? » người ta mới biết có tới 85% số người được hỏi cho rằng Đảng đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước. [5] Nghĩa là Đảng Cộng sản đã xa rời lợi ích của nhân dân. Và cái gì phải đến ắt sẽ đến.
Tháng 3-1990, Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô thông qua quyết định sửa đổi Điều 6 Hiến pháp, hủy bỏ quy định về địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, tuyên bố tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các chính đảng tham gia xây dựng và quản lý nhà nước, xã hội. Đảng Cộng sản Liên Xô bị tước mất quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Sau sự kiện 19-8-1991, Đảng tuyên bố tự giải thể.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định rất đúng: Liên Xô tan rã « có một nguyên nhân rất cơ bản chính là vì Đảng Cộng sản lúc đó đã suy thoái, biến chất do quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi… » [6].
Đặc quyền sẽ tạo ra đặc lợi. Khi có đặc quyền, những đảng viên phẩm chất kém lập tức sử dụng nó để kiếm đặc lợi cho mình, khiến cho tham nhũng tràn lan như một bệnh dịch, làm hư hỏng cả một đảng cách mạng vĩ đại. Điều 6 Hiến pháp tạo ra đặc quyền cho nên làm hại Đảng. Ý định của Brê-giơ-nep rốt cuộc chẳng những không bảo vệ được vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn góp phần làm Đảng nhanh chóng suy thoái, trượt dài tới chỗ cuối cùng Đảng Cộng sản tan rã, nhà nước XHCN hùng mạnh nhất thế giới sụp đổ trong sự thờ ơ của 280 triệu công dân Liên Xô, trong đó có 21 triệu đảng viên. Hậu quả vô cùng đau xót : người bị thiệt hại nhất chính là nhân dân Liên Xô chứ không phải những kẻ đã vơ vét đầy túi nhờ đặc quyền đặc lợi Đảng tạo ra.
Tổng Bí thư Brê-giơ-nep đã quên mất một chân lý : lòng dân mạnh hơn mọi thứ, kể cả Hiến pháp ; được lòng dân thì mới giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng ; mất lòng dân thì mất tất cả.
Ghi chú :
Nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nói Điều 4 Hiến pháp Việt Nam là học theo Điều 6 Hiến pháp Liên Xô. Vậy Hiến pháp Liên Xô nói về vấn đề đảng cầm quyền như thế nào ?
Liên Xôtrong thời gian tồn tại 1917-1991 chỉ có một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản và đã sử dụng 4 bản Hiến pháp, trong đó hai bản Hiến pháp đầu không đề cập tới Đảng Cộng sản Liên Xô, dù Đảng đã lãnh đạo nhà nước ngay từ sau Cách mạng Tháng Mười.
1- Hiến pháp 1918 (còn gọi là Hiến pháp Lê-nin) có tên là Hiến pháp (Luật cơ bản) nước cộng hòa XHCN Liên bang Nga.[1]
Hiến pháp 1918 do Đại hội Xô Viết toàn Nga lần thứ 5 thông qua ngày 10-7-1918, là bộ Hiến pháp XHCN đầu tiên trên thế giới, gồm Lời Nói Đầu (rất ngắn, không thuộc chính văn) và 6 phần, cộng 17 chương, 90 điều. « Phần Một : Tuyên ngôn quyền lợi của nhân dân lao động bị bóc lột » do Lê-nin tự tay soạn thảo, gồm 4 chương.
Toàn bộ chính văn Hiến pháp 1918 không thấy chỗ nào nói tới từ « đảng cộng sản »
2- Hiến pháp 1924 (Lê-nin có chỉ đạo soạn thảo) có tên là Hiến pháp (Luật cơ bản) Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết, được thông qua ngày 31-1-1924 [2].
Hiến pháp gồm hai phần. Phần Một là Tuyên ngôn thành lập Liên bang các nước cộng hòa XHCN Xô Viết. Phần Hai là Hiệp ước thành lập Liên bang, gồm 11 chương, cộng 72 điều. Hiến pháp này không có các quy định về chế độ xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ của công dân ; những nội dung đó do Hiến pháp của từng nước cộng hòa quy định riêng.
Toàn bộ chính văn Hiến pháp 1924 không có từ « đảng cộng sản »
3- Hiến pháp 1936, còn gọi là Hiến pháp Xta-lin [3], giữ tên gọi như cũ, gồm 13 chương, cộng 146 điều, được Đại hội đại biểu bất thường lần thứ VIII của Xô Viết Liên Xôthông qua ngày 5-12-1936. Tại đại hội này Xta-lin tuyên bố Liên Xô đã xây dựng xong chế độ XHCN, hiện tượng người bóc lột người đã bị tiêu diệt. Điều đáng quý là Hiến pháp có quy định « Các Thẩm phán viên được độc lập, chỉ phục tùng pháp luật » ; « Các cơ quan kiểm sát độc lập hành xử quyền hạn ».
Đây là bộ Hiến pháp tồn tại lâu nhất (41 năm) và lần đầu tiên nói tới vấn đề vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Đáng chú ý là vấn đề này không nói tại các chương trình bày về cơ cấu xã hội và nhà nước, mà chỉ nói một cách sơ lược, không có tính chất quy định pháp lý chặt chẽ tại một phần trong Điều 126 thuộc « Chương X — Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân ».
Điều 126 viết : « Để phù hợp với lợi ích của người lao động và nhằm phát huy tính tự lập về tổ chức và tính tích cực về chính trị của quần chúng nhân dân, công dân Liên Xô được đảm bảo có quyền tập hợp trong các tổ chức xã hội như : công đoàn, hợp tác xã, đoàn thanh niên, các tổ chức thể thao và quốc phòng, các hội văn hóa, khoa học và kỹ thuật ; và những công dân tích cực và giác ngộ nhất trong hàng ngũ giai cấp công nhân, nông dân lao động và trí thức lao động tự nguyện tập hợp lại trong Đảng Cộng sản Liên Xô, là đội ngũ tiên tiến của nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng xã hội cộng sản và là hạt nhân lãnh đạo của tất cả các tổ chức của nhân dân lao động, gồm các tổ chức xã hội cũng như các tổ chức nhà nước. »
[Статья 126. В соответствии с интересами трудящихся и в целях развития организационной самодеятельности и политической активности народных масс гражданам СССР обеспечивается право объединения в общественные организации: профессиональные союзы, кооперативные объединения, организации молодежи, спортивные и оборонные организации, культурные, технические и научные общества, а наиболее активные и сознательные граждане из рядов рабочего класса, трудящихся крестьян и трудовой интеллигенции добровольно объединяются в Коммунистическую партию Советского Союза, являющуюся передовым отрядом трудящихся в их борьбе за построение коммунистического общества и представляющую руководящее ядро всех организаций трудящихся, как общественных, так и государственных.
[ARTICLE 126. In conformity with the interests of the working people, and in order to develop the organizational initiative and political activity of the masses of the people, citizens of the U.S.S.R. are ensured the right to unite in public organizations--trade unions, cooperative associations, youth organizations,' sport and defense organizations, cultural, technical and scientific societies; and the most active and politically most conscious citizens in the ranks of the working class and other sections of the working people unite in the Communist Party of the Soviet Union (Bolsheviks), which is the vanguard of the working people in their struggle to strengthen and develop the socialist system and is the leading core of all organizations of the working people, both public and state.]
Như vậy Điều 126 không nói Đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo nhà nước mà chỉ là một tổ chức đoàn thể có tính chất là hạt nhân lãnh đạo tất cả các tổ chức đoàn thể khác của người lao động, gồm các tổ chức đoàn thể xã hội (như các hội nghề nghiệp, câu lạc bộ…) và các tổ chức đoàn thể do nhà nước lập ra (như công đoàn, đoàn thanh niên v.v…).
4- Hiến pháp 1977còn gọi là Hiến pháp Brê-giơ-nep [4], gồm 9 phần, 21 chương, cộng 174 điều, được thông qua ngày 7-10-1977. Nó thừa kế các tư tưởng và nguyên tắc cơ bản của 3 bộ Hiến pháp trước, nhưng có một số phát triển và thay đổi, chủ yếu là : 1) Tuyên bố Liên Xô là Nhà nước XHCN toàn dân, Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Liên Xô. 2) Quy định cơ sở chế độ kinh tế Liên Xô là chế độ sở hữu XHCN về tư liệu sản xuất, gồm hai hình thức : nhà nước (toàn dân) và tập thể.
Hiến pháp 1977 làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô bằng Điều 6 ở « Chương I — Chế độ chính trị » :
« Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô viết, là hạt nhân của hệ thống chính trị, của nhà nước và các tổ chức xã hội. Đảng Cộng sản Liên Xô tồn tại vì nhân dân và phục vụ nhân dân. Đảng Cộng sản Liên Xô được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác-Lênin quyết định chính sách đối ngoại, đối nội của Liên Xô, lãnh đạo các hoạt động sáng tạo vĩ đại của nhân dân Liên Xô, làm cho cuộc đấu tranh giành thắng lợi cho chủ nghĩa cộng sản có đặc điểm là có kế hoạch, có căn cứ khoa học. Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô. »
Quy định này có tính pháp lý rõ rệt, khác với Điều 126 Hiến pháp 1936.
Hiến pháp 1977 ra đời khi Đảng Cộng sản Liên Xô, từ sau ngày Xta-lin mất, đang trượt dài trên con đường suy thoái biến chất, uy tín Đảng giảm sút, tình trạng dân không nghe Đảng tăng dần. Có lẽ vì thấy tình trạng bất lợi này mà Brê-giơ-nep chủ trương dùng Hiến pháp để buộc mọi tổ chức nhà nước và xã hội phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhưng ý định bảo vệ đặc quyền ấy lại gây phản tác dụng. Một số đảng viên đã lợi dụng Điều 6 làm phương tiện tìm kiếm đặc quyền đặc lợi cho mình, làm giàu bất chính. Chính con trai và con rể Brê-giơ-nep đều thăng tiến nhanh, con gái ông trở thành triệu phú đô-la.
Báo Thời Nay của ĐCSVN viết : Tầng lớp đặc quyền trong Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ từng bước hình thành sau khi Brê-giơ-nep nắm quyền, nhất là vào giai đoạn cuối. Dưới thời Brê-giơ-nep, tình trạng tham nhũng tại Mat-xcơ-va và các nước cộng hòa ngày càng nghiêm trọng. Đặc quyền còn trở thành “lá bùa hộ mệnh” để cán bộ lãnh đạo mặc sức tham nhũng mà không bị cản trở. Đối với tầng lớp đặc quyền, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đi từ chỗ ít ngăn chặn đến không tấn công, rồi bao che, thậm chí dung túng, khiến cho khối u ác tính này phát triển và lây lan nhanh chóng trên chính cơ thể của mình. [5]
Hậu quả làm Đảng càng biến chất, suy thoái, tham nhũng nặng, nảy sinh bè phái, những kẻ nịnh bợ Brê-giơ-nep thăng tiến nhanh. En-xin Bí thư Thành ủy Mat-xcơ-va đã lợi dụng việc phê phán tình trạng đó để tạo uy tín cá nhân, khuynh đảo dư luận, góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của Đảng Cộng sản. Sau khi được bầu làm Tổng thống Liên bang Nga, chính En-xin đã ký lệnh cấm Đảng Cộng sản hoạt động.
Chủ trương hạn chế tự do ngôn luận đã gây phản tác dụng. Trong khi truyền thông chính thống lớn tiếng ca tụng Brê-giơ-nep và Đảng Cộng sản thì nhân dân ngày càng ớn ghét tình trạng tham nhũng trong Đảng, nhưng họ bị bịt miệng không được nói, vì thế Brê-giơ-nep không nắm được lòng dân. Mãi cho tới trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu, qua một cuộc thăm dò dân ý về chủ đề « Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai ? » người ta mới biết có tới 85% số người được hỏi cho rằng Đảng đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước. [5] Nghĩa là Đảng Cộng sản đã xa rời lợi ích của nhân dân. Và cái gì phải đến ắt sẽ đến.
Tháng 3-1990, Đại hội Đại biểu nhân dân Liên Xô thông qua quyết định sửa đổi Điều 6 Hiến pháp, hủy bỏ quy định về địa vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô, tuyên bố tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các chính đảng tham gia xây dựng và quản lý nhà nước, xã hội. Đảng Cộng sản Liên Xô bị tước mất quyền lãnh đạo nhà nước và xã hội. Sau sự kiện 19-8-1991, Đảng tuyên bố tự giải thể.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận định rất đúng: Liên Xô tan rã « có một nguyên nhân rất cơ bản chính là vì Đảng Cộng sản lúc đó đã suy thoái, biến chất do quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi… » [6].
Đặc quyền sẽ tạo ra đặc lợi. Khi có đặc quyền, những đảng viên phẩm chất kém lập tức sử dụng nó để kiếm đặc lợi cho mình, khiến cho tham nhũng tràn lan như một bệnh dịch, làm hư hỏng cả một đảng cách mạng vĩ đại. Điều 6 Hiến pháp tạo ra đặc quyền cho nên làm hại Đảng. Ý định của Brê-giơ-nep rốt cuộc chẳng những không bảo vệ được vai trò lãnh đạo của Đảng mà còn góp phần làm Đảng nhanh chóng suy thoái, trượt dài tới chỗ cuối cùng Đảng Cộng sản tan rã, nhà nước XHCN hùng mạnh nhất thế giới sụp đổ trong sự thờ ơ của 280 triệu công dân Liên Xô, trong đó có 21 triệu đảng viên. Hậu quả vô cùng đau xót : người bị thiệt hại nhất chính là nhân dân Liên Xô chứ không phải những kẻ đã vơ vét đầy túi nhờ đặc quyền đặc lợi Đảng tạo ra.
Tổng Bí thư Brê-giơ-nep đã quên mất một chân lý : lòng dân mạnh hơn mọi thứ, kể cả Hiến pháp ; được lòng dân thì mới giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng ; mất lòng dân thì mất tất cả.
Ghi chú :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét