Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

KHỞI BINH XƯA NAY THƯỜNG PHẢI CÓ "VẬT TẾ CỜ"; NẾU KHÔNG "TẤM GƯƠNG" CHỈ LÀ TẤM GƯƠNG TRANG SỨC, LÀM ĐẸP NỤ CƯỜI...


-Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin;
-Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng.

-Hiến kế của Phúc Lộc Thọ: 

-Khi xưa, mỗi lần khởi binh, soái lĩnh cầm quân thường đem: hoặc sứ giả, hoặc con tin, hoặc tù binh của đối phương, nếu không có thì chí ít cũng phải lôi ra vài con chó...ra chém đấu thị uy trước ba quân nhằm: thể hiện ý chí quyết chiến, một mất, một còn; nhằm chứng minh quân sĩ ra sa trường lần này không phải là một cuộc diễn tập, diễu binh, đùa nô với "quân xanh": ít khi thấy mang gương ra để làm dáng...
-Ban chỉ đạo TW về phòng, chống thâm nhũng và Ban Nội chính TW nên xông ngay vào vụ Bầu Kiên, Dương Chí Dũng...dùng 2 vụ án này làm " vật tế cờ ", điểm uy quân sĩ và cũng để thiên hạ thấy "kiếm" của các vị sắc, nghiêm, tinh... tới mức nào ?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, 
chống tham nhũng phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN

Sáng 4/2, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ nhất. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp.

Tại phiên họp, đồng chí Tô Huy Rứa đã công bố Quyết định số 162-QĐ/TW ngày 1/2/2013 của Bộ Chính trị về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, gồm 16 thành viên. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Trưởng ban. 5 Phó Trưởng ban gồm các đồng chí: Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Ngô Văn Dụ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Các ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng gồm các đồng chí:Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng có 9 nhiệm vụ: Tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, pháp luật, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
Thảo luận, quyết định các nội dung công tác trọng tâm, chương trình làm việc hàng năm và kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng.
Chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp các cấp ủy, tổ chức đảng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai các nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng.
Chỉ đạo cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương thông qua hoạt động thuộc phạm vi trách nhiệm của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý về cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đưa ra biện pháp ngăn ngừa, khắc phục.
Chỉ đạo các cấp ủy và tổ chức đảng trực thuộc Trung ương phối hợp kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra trong phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo đôn đốc điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và xử lý các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp.
Chỉ đạo định hướng thông tin tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ.
Chỉ đạo Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Ban cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước, Đảng ủy Công an Trung ương, Quân ủy Trung ương và các cơ quan có liên quan báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; việc xử lý những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp hoặc dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ hoặc đột xuất báo cáo với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.
Tiếp đó, đồng chí Nguyễn Bá Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trình bày dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; dự kiến Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đốc đốc giải quyết.
Tại phiên họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo; dự kiến phân công nhiệm vụ các thành viên; Chương trình công tác năm 2013 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; một số vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc giải quyết; báo cáo tình hình công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua, định hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa XI) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng (có hiệu lực ngày 1/2/2013), với tinh thần tích cực, khẩn trương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chính thức ra mắt và họp phiên đầu tiên, bàn một số công việc cụ thể.
Tổng Bí thư nhấn mạnh: Việc Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị là xuất phát từ yêu cầu khách quan, với mong muốn, quyết tâm cao hơn, tạo bước chuyển mới, rõ rệt hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Phòng, chống tham nhũng là công việc vô cùng hệ trọng, liên quan đến sự bền vững của chế độ nhưng cực kỳ khó khăn, phức tạp vì liên quan đến lợi ích vật chất, tiền tài, danh vọng, liên quan đến chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, động chạm đến những người có chức, có quyền.
Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã làm nhiều lần, làm quyết liệt nhiều việc, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm và phải làm lâu dài, làm quyết liệt hơn nữa, kiên trì, bền bỉ, không thể nóng vội. Việc thành lập Ban chỉ đạo lần này với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng , vừa kế thừa những cái đã có trước, vừa có những điểm mới bổ sung, phát triển.
Tổng Bí thư đã phân tích những điều kiện thuận lợi như: Toàn Đảng, toàn dân ta quyết tâm rất cao; Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, có nghĩa là Bộ Chính trị lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các lĩnh vực, các cấp, các ngành, trong cả hệ thống chính trị. Thành phần Ban Chỉ đạo lần này gồm đại diện lãnh đạo nhiều cơ quan quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, trong số này nhiều đồng chí đã tham gia Ban Chỉ đạo trước đây, có kinh nghiệm công tác; đồng thời bổ sung thêm một số đồng chí mới.
Cơ quan Thường trực là Ban Nội chính Trung ương, do Bộ Chính trị thành lập, trực thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, có vị thế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rất quan trọng, không chỉ có chống mà cả phòng. Tuy nhiên, chúng ta cũng đứng trước khó khăn, sức ép rất lớn, phải tạo chuyển biến rõ nét, phải làm tốt hơn trước đây, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm.
Tổng Bí thư yêu cầu trước hết phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Ban Chỉ đạo cần phải kế thừa và phát huy kết quả, kinh nghiệm Ban Chỉ đạo trước đây đã làm được; rút kinh nghiệm những gì chưa làm được, nhận rõ yêu cầu mới đặt ra.
Ban Chỉ đạo cần tổ chức công việc chặt chẽ, làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm, xây dựng tập thể đoàn kết, phối hợp công tác với nhau nhịp nhàng, phải có chương trình, kế hoạch, quy chế công tác cụ thể, không thể làm tùy tiện; phải nắm vững luật pháp, chính sách, cơ chế hiện hành, tham khảo kinh nghiệm các nước, làm đúng nguyên tắc, quy chế, quy định, phối hợp giữa các thành viên trong Ban Chỉ đạo và giữa Ban Chỉ đạo với các ban, ngành.
Mỗi thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung thực. Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ, con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác được.
Tất cả 16 đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào. Chúng ta phải cam kết với nhau, mỗi thành viên Ban Chỉ đạo phải là một tấm gương về liêm sáng, trung thực, công tâm, khách quan, nếu không dân không tin, Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Tổng Bí thư yêu cầu Ban Nội chính Trung ương - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng cần gương mẫu, đi đầu, sớm kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp, bố trí cán bộ theo hướng chất lượng, hiệu quả; xây dựng nội quy, quy chế làm việc rõ ràng.
Trước mắt, Ban Chỉ đạo cần phải thực hiện ngay một số công việc: Xây dựng quy chế làm việc, hoàn thiện việc phân công các thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng chương trình công tác toàn khóa, chương trình công tác và xác định những nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.
Đối với những vụ án lớn, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng không sa vào xử lý từng vụ án cụ thể, không làm thay chức năng của cơ quan nhà nước; chỉ giám sát việc xử lý các vụ việc; phối hợp với các ngành, các cấp, đôn đốc làm đúng chức năng nhiệm vụ, theo quy định của pháp luật; cho định hướng chỉ đạo đối với một số vụ trọng điểm, phức tạp, để kéo dài, hoặc có ý kiến khác nhau.../.
Các từ khóa theo tin:
(Theo TTXVN)

7 nhận xét:

  1. Ban chi dao chong tham nhung toan si quan -chua co linh-toi de nghi thanh lap ngay doi quan HONG VE BINH de dau to cac quan tham nhung -nan tham nhung khi bi day lui thi giai tan doi quan nay .Tau khua deu gia nhung co cai ta phai hoc .
    Trả lời
    Trả lời
    1. Thùng rỗng kêu to,giành ăn nhau thôi...chẳng có gì mới cả.[nói như ông Phạm Xuân Ẩn]
  2. Toi tin rang roi cung lam tro cuoi-nhin vao cac pho ban :Le hong Anh ,Nguyen xuan Phuc.day la canh tay phai ,canh tay trai cua d/c X,Roi mot loat cac uy vien deu la nguoi cua d/C X,nguoi cua nhom loi ich thi lam sao phong va chong duoc tham nhung .---ong TRONG ,ong THANH co 3 dau 6 tay cung chang lam gi duoc --lai ton com---buon qua ,
    Trả lời

  3. HAY NHỈ, KHÔNG THẤY ĐỒNG CHÍ, NGUYEN TAN DUNG, PHUNG QUANG THANH, HOANG TRUNG HAI.....MOT SO DONG CHÍ KHÁC TRONG BAN.
    Trả lời
  4. CỨ CÁCH LÀM NHƯ NGHI QUYẾT 6 SẼ KHÔNG CÓ VẬT TẾ CỜ.


    Bình quân cứ năm thằng dân đóng thuế để nuôi một ông quan rồi, nói cách bi hài là năm ông chủ nuôi một thằng đầy tớ, bộ máy lãnh đạo quá ư cồng kềnh đến nỗi ở cơ quan nào cũng có tới 1/3 số người trong biên chế ăn lương dân nuôi, chỉ cốt đến công sở làm phép đánh trống ghi tên, sớm cắp ô đi tối cắp ô về, làm việc không hiệu quả, thậm chí không có việc gì, hoặc không biết việc gì để làm, không những thế anh nào có máu mặt một tí tìm cách sách nhiều người khác, tìm mọi cách ăn cắp của công. Bây giờ thành lập ban nội chính Trung Ương lúc đấu mới chỉ 20 chục người, nhưng rồi nó sẽ phình to, có biết bao người tổ này tổ khác giúp việc. Rồi lan đến tỉnh, huyện, ban ngành chân rết dầy đặc như các ban ngành khác. Cách đây khá lâu ban nội chính từ trên xuống dưới đã được dẹp bỏ nhân dân nô nức đưa tang nó, cũng vì làm việc kém hiệu quả. Bây giờ mọi việc chống tham nhũng trông vào cái ban mới phục chế này, biết có ăn nhằm gí hay chỉ "ĐA QUAN NHIỄU DÂN". Đến như việc đồng chí X ba năm rõ mười, nóng bỏng như hòn than trong lò còn chả làm được. Ban nội chính mới khai quật chưa kịp tắm rửa thì đồng chí X ra roi đánh phủ đầu. Kỳ này lai vô tích sự nữa chắc hẳn đồng chí Trọng lú phải khóc thật to, hoặc tự tử, không thút thít, mếu máo như đọc báo cáo tổng kết nghị quyết Trung ương 6.
    Trả lời
  5. Cơ chê hiện nay chính là để các quan tham nhũng, chẳng qua nhiều hay ít mà thôi. Chỉ là giành ăn mà thôi, ai cũng xấu xa cả, họ giành miếng ăn về cho vợ con dâu rể họ, không biết vợ con dâu rể có kkinh1 trọng họ không, hay trong thâm tâm chỉ là thái độ coi thường.
    Trả lời
  6. Nhìn vào danh sách toàn thấy tên những con sâu bự,những tên mafia có bảo kê lớn và vững chắc từ BCT.Thằng Tô Huy Rứa chưa làm được gì cho đất nước,nhưng vừa nhậm chức TBTC đã đưa ngay con gái chưa phát triển toàn diện cơ thể vào làm nữ hoàng để lãnh đạo vài ngàn cán bộ nhân viên của TCT xây dựng.Nếu kể ra đây một loạt tội ăn cướp có bảo chứng của những tên trong danh sách trên,e rằng TBT ĐCSVN Trọng Lú sẽ lại nấc lên trong nghẹn ngào. Chưa đánh tham những đã thấy đội quân bj liệt cơ bắp rồi anh Nguyễn Bá Thanh ơi ! Lại một trò hề do ông TBT lẩm cẩm vẽ chuyện ra cho có tính Đảng và vẫn chưa thật sự chết lâm sàng.

1 nhận xét:

  1. Tham nhũng là do quan chức tham ô mà ra, nên dùng người không có chức vụ và không nằm trong bộ máy quản lý nhà nước để thành lập ban phòng chống tham nhũng thì may ra mới thành công. Đảm bảo nhiều người dân sẽ đăng ký ứng cử và có thể làm tốt công việc vì dân vì nước và đảm bảo họ sẽ bỏ tiền túi ra làm (không cần ăn lương của dân), quyết vạch mặt chỉ tên và trừng trị loại giặc nội xâm cực độc tàn hại đất nước Việt Nam thân yêu, đem lại công bằng cho mọi công dân
    Việt Nam và khôi phục mọi gia trị đích thực của cuộc sống đáng yêu nầy.

    Trả lờiXóa