(Dân
trí) - Đại biểu Lê Như Tiến “vạch mặt” những biểu hiện lãng phí. Đại
biểu Hà Minh Huệ tấn công biểu hiện lợi ích nhóm. Đại biểu khác kết tội
công tác quản lý… Quốc hội hôm nay “nóng” thêm vì những vấn đề xã hội,
tham nhũng.
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) khái quát, quốc nạn tham nhũng, lãng phí là lực cản ngăn lối chắn đường cất cánh của đất nước. Quốc nạn tham nhũng đục khoét ngân khố quốc gia, khuynh đảo chính sách, thao túng quyền lực, tha hóa con người làm giảm sút lòng tin và suy kiệt nhựa sống xã hội.
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) khái quát, quốc nạn tham nhũng, lãng phí là lực cản ngăn lối chắn đường cất cánh của đất nước. Quốc nạn tham nhũng đục khoét ngân khố quốc gia, khuynh đảo chính sách, thao túng quyền lực, tha hóa con người làm giảm sút lòng tin và suy kiệt nhựa sống xã hội.
“Tham
nhũng, lãng phí là anh em sinh đôi, là hai kẻ đồng hành, đồng lõa, đồng
phạm cùng hội, cùng thuyền gây nên những thất thoát lớn nguồn lực mà
mỗi người dân đổ mồ hôi, sôi nước mắt, một nắng hai sương chắt chiu dành
dụm từng ngày. Tham nhũng luôn dùng ma thuật biến tài sản công thành
tài sản tư, biến đất công thành đất tư, nhà công vụ thành nhà tư” - ông
Tiến “quy tội”.
Phân
tích vào dẫn chứng cụ thể, đại biểu cho rằng, hàng chục tập đoàn, tổng
công ty, hàng trăm doanh nghiệp nhà nước do tham nhũng, lãng phí thất
thoát, năng lực quản trị doanh nghiệp kém đã dẫn đến hậu quả hoặc đột
quỵ, hoặc chết lâm sàng, mất khả năng đề kháng trước những cơn bão khủng
hoảng, kéo theo hàng chục vạn lao động lao đao khốn khó.
Chỉ
riêng Vinashin, ông Tiến ước tính, làm thất thoát khoảng 107.000 tỷ
đồng, trên 40.000 tỷ nợ nước ngoài và hơn 60.000 tỷ nợ trong nước. Khoản
tiền đó, nếu không thất thoát, cả nước đã có thêm 214.000 phòng học
hoặc 107.000 nhà văn hóa, 53 nghìn trạm xá xã, cũng không phải băn
khoăn, trăn trở buộc phải lùi thời hạn tăng lương do không bố trí được
nguồn.
Đại biểu Lê Như Tiến nhiều lần gây ấn tượng về những phần phát biểu chỉ mặt tham nhũng (ảnh: Việt Hưng).
“Kẻ
đồng lõa” thứ 2 là lãng phí cũng được đại biểu liệt vào danh sách quốc
nạn mà nguy hiểm ở chỗ tham nhũng bị lên án gay gắt mạnh mẽ nhưng thất
thoát do lãng phí (đôi khi lớn hơn nhiều) lại bị nương tay, xem nhẹ.
Ông
Tiến bức xúc phân tích, một chủ trương đầu tư sai chôn vùi cả trăm
triệu đôla, cả ngàn tỷ đồng vào khu công nghiệp, khu chế xuất, sân bay,
bến cảng, không hiệu quả thì chỉ nhắc nhở hoặc rút kinh nghiệm.
Đó
là những lãng phí “hữu hình”. Ngoài ra, lãng phí xảy ra muôn hình vạn
trạng. Khó tính được những lãng phí vô hình như lãng phí chất xám, hàng
chục nghìn luận án tiến sĩ, hàng trăm nghìn đề tài nghiên cứu khoa học
từ cấp quốc gia, bộ, ngành, địa hương được đóng bìa cứng, mạ chữ vàng,
hoành tráng, xếp ngăn nắp như những vật trang trí cho các thư viện hoặc ở
các viện nghiên cứu, chưa đầy 30% kết quả nghiên cứu khoa học được ứng
dụng hoặc ứng dụng một phần vào thực tiễn.
Đại
biểu cũng chỉ trích, việc thiếu quy hoạch ngành khiến xi măng, sắt thép
đang ế thừa, chôn hàng trăm ngàn tỷ đồng trong bất động sản. Việc đầu
tư 250 triệu USD đầu tư làm vệ tinh Vinasat 2 cũng bị cho là lãng phí
hàng nghìn tỷ đồng.
“Đúng
60 năm về trước, Hồ Chủ tịch đã có bài phát biểu quan trọng với đội ngũ
cán bộ cao cấp về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí. Người
nói tham ô, lãng phí là kẻ thù, vì thế chống tham ô, lãng phí cũng quan
trọng cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. 60 năm đã qua, bài học
chống tham nhũng, lãng phí của Bác Hồ vẫn còn tươi mới, vẫn mang tính
thời sự và còn nguyên giá trị thực tiễn” – ông Tiến nhấn mạnh.
Hệ
quả dễ thấy của tham nhũng, lãng phí thất thoát qua các chi phí phát
sinh như chi phí ngoại giao, chi phí bôi trơn, phong bì lót tay, chi phí
động thổ, khai trương, khánh thành… là chi phí cho sản xuất, ra sản
phẩm cuối cùng cao. Hệ số ICO đầu tư trên tăng trưởng của Việt Nam cao
gấp đôi so với các nước trong khu vực, theo ông Tiến, có nghĩa là càng
đầu tư, càng thất thoát lãng phí.
Phân
tích thêm những biểu hiện của quốc nạn này, đại biểu Hà Minh Huệ (Bình
Thuận) chỉ ra việc tham nhũng trong quản lý kinh tế khiến nhóm lợi ích
thao túng trong hoạt động kinh tế, tài chính, ngân hàng với những vụ vi
phạm pháp luật nghiêm trọng kéo dài như vụ Vinashin, Vinalines.
Ông
Huệ dẫn chứng thêm những vụ việc như vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên
Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên) không được chính quyền, các cơ
quan chức năng xử lý kịp thời để dây dưa gây bức xúc dư luận, để lại ấn
tượng về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo từ cấp TƯ
đến cấp xã, phường.
Đại biểu kêu gọi có gấp những giải pháp để yên dân vì “lòng dân có yên thì nước mới ổn”.
Đại
biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) “công kích” hiện tượng buông lỏng quản
lý, kiểm tra, thanh tra hình thức. Địa chỉ đầu tiên đại biểu nhắm đến là
Tổng công ty Đầu tư vốn SCIC.
Ông
Phong đặt câu hỏi về năng lực quản lý “siêu công ty” này khi thực tế,
việc quản trị bị buông lỏng, doanh nghiệp đã thao túng chuyển dần tài
sản của công ty cổ phần ra công ty con, sản xuất cầm chừng, hiệu quả
thấp và SCIC thoái hết vốn mới hoạt động đúng thực lực, gây thiệt hại
cho Nhà nước và triệt tiêu động lực sản xuất của xã hội.
Đại
biểu yêu cầu phải nhanh chóng triển khai các biện pháp đồng bộ, chủ
động, kiên quyết xử lý vi phạm đến nơi, đến chốn, đúng người, đúng địa
chỉ, đúng tội theo quy định của pháp luật trong trường hợp này.
Tổng Thanh tra: "Vinashin lỗ hơn 86.000 tỷ đồng chứ không phải thất thoát".
Cuối
giờ làm việc buổi chiều, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh bấm
nút xin phát biểu giải trình nội dung về số sai phạm tại Vinashin mà
các đại biểu đã đề cập.
Ông
Tranh cho biết, đơn vị được thanh tra toàn diện trong vòng 4 tháng (từ
tháng7 đến tháng 11/ 2010). Hoạt động của tập đoàn trong 4 năm
(2006-2009) đã được xem xét ở 3 nhóm vấn đề: thể chế hoạt động; tài
chính của tập đoàn (huy động vốn, quản lý sử dụng vốn, hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty mẹ…); quản lý thực hiện các dự án xây dựng
cơ bản, mua sắm tài sản và tàu biển.
Theo
đó, TTCP xác định, số nợ tập đoàn phải trả đến 31/12/2009 là 86.745 tỷ.
Tổng số lỗ là 4.985 tỷ đồng (lũy kế đến cuối 2009). Ngoài ra, các khoản
tiềm ẩn gây lỗ khác là 8512 tỷ. Cộng 2 khoản, số lỗ có thể đến
13.000-14.000 tỷ đồng. Trong khoản lỗ tiềm ẩn, lỗ do chi phí sản xuất dở
dang là 2.787 tỷ, các khoản thu nội bộ không xác định được là 4.668 tỷ
và 1.035 tỷ là tiền trả lãi đặt cọc cho các chủ tàu, phạt vi phạm hợp
đồng.
Cơ quan thanh tra kết luận, đến hết năm 2009, Vinashin không bảo toàn được vốn nhà nước, để thâm hụt 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ.
“Như vậy, con số chính xác về số nợ của tập đoàn là hơn 86.000 tỷ đồng chứ không phải thất thoát” – ông Tranh nhấn mạnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét