Ls Nguyễn Trọng Quyết
“Lúc
họp bàn thì không đưa ra ý kiến, không nói, không góp ý thẳng. Giờ quyết định
xong đâu vào đấy rồi, đưa vào thực hiện thì bàn tán ỳ xèo này nọ. Đúng là cái
loại “thông minh dưới gầm cầu thang”.
Đó là câu kết trong bài viết “thưa
ông cục trưởng, xin mời ông xuống đường” (trích nguyên văn) đăng trên www.petrotimes.vn ngày 18/11/2012 nhằm phản bác lại
nội dung trả lời phỏng vấn của ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục kiểm tra Văn bản
quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp trên báo điện tử vnexpress.net ngày 16/11/2012.
Để phản bác quan điểm của ông Sơn
và so sánh trí thông minh của ông Cục trưởng thuộc dạng “thông
minh dưới gầm cầu thang”, tác giả bài báo đã đưa ra một xảo lý lẽ để biện hộ cho quy định xử
phạt xe “không chính chủ” của Nghị định 71 vừa được ban
hành và áp dụng. Nào là ví dụ về một thằng trộm vừa “thó” một cái xe máy, nào là kẻ gây
tai nạn quẳng xe ở lại, nào là nếu theo ý kiến của ông Sơn thì hóa ra quy
định công dân ra đường phải mang theo giấy tờ tùy thân, điều khiển phương tiện
phải có đăng ký đều sai. Còn việc cảnh sát giao thông kiểm tra giấy đăng ký
phương tiện cũng là sai nốt… Khẳng định chắc nịch phát ngôn của ông Cục trưởng
là thiếu chuẩn mực và chưa xứng tầm,
tác giả bài viết còn khuyên nhủ ông Sơn nên xuống đường “vi hành” để thấy sự đúng đắn của những lý lẽ trên đây, “được trải nghiệm nắng mưa và muôn vàn những
tình huống cần phải xử lý trong quá trình đảm bảo trật tự của một chiến sỹ cảnh
sát”…
Đúng
vậy! Hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả bài viết khi cho rằng “mỗi một quy định được đưa vào cuộc sống,
không đơn giản người ta chỉ ngồi “cân đong đo đếm” câu chữ trong văn bản mà phải
mang ra, “ném vào thực tế” để chứng thực”.
Thế
nhưng, những lý lẽ mà phóng viên đưa ra trong bài viết để phản bác lại quan điểm
của ông Cục trưởng lại hoàn toàn mâu thuẫn với quan điểm trên đây. Xin hỏi: mỗi
năm, ngành cảnh sát giao thông trên cả nước đã phát hiện ra bao nhiêu vụ trộm cắp
thông qua việc kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sở hữu phương tiện? mỗi năm,
đã xảy ra bao nhiêu vụ mà người vi phạm hay tai nạn giao thông “quẳng lại xe của mình và đi mất tích”? Tất
cả đều không có. Như vậy, cả hai lý lẽ căn bản nhất đưa ra nhằm phản biện quan
điểm của người khác lại thuần túy là những lý lẽ suông theo kiểu ngồi bàn giấy
cân, đong, đo, đếm và ném lên mặt báo – cái cách mà tác giả bài viết vừa xỉ vả.
Một
quy định được banh hành và áp dụng nhiều năm không có nghĩa đó là một quy định
đúng. Đã có thời, khẩu hiệu “sống, làm việc
theo hiến pháp và pháp luật” được giăng lên khắp nơi. Nhưng mãi tới sau
này, người ta mới vỡ lẽ ra một sự thật hiển nhiên và hết sức đơn giản là: hiến
pháp thực ra cũng chỉ là một văn bản quy phạm pháp luật và nằm gọn trong khái
niệm “pháp luật”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét