BÀN VỀ “CHÚNG TA” .Nguyễn Đình Cống
Tháng Mười 16, 2019
Khi đề cập đến tình hình đất nước ( làm được gì, cần làm gi v.v…) thường gặp cụm từ “nhân dân ta”, hoặc “chúng ta”. Thí dụ 2 câu sau trong bài “Thời cơ vàng đã đến” của Vũ Duy Phú : “Tại sao Nhân dân ta đã giành bao thắng lợi trong công việc đấu tranh GIÀNH ĐỘC LẬP, TỰ DO cho Đất nước, nhưng lại bỏ lỡ bao cơ hội để xây dựng Đất nước tiến lên Văn minh, hiện đại ?…. Chúng ta cần từ bỏ ĐỘC QUYỀN ĐẢNG TRỊ”
Hoặc ; “ Chúng ta hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ Tổ Quốc!” (“Hãy làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh”, bài của Nguyễn Trung). “ Hiện nay chúng ta đang thiếu 2 thứ , một là minh triết, hai là kế hoạch ( Chúng ta có thể giữ được Biển Đông một cách hòa bình- bài của Nguyễn Trường Giang)
Với dân Việt, khái niệm Nhân dân ta hoặc Chúng ta gồm toàn thể mọi người có quốc tich hoặc giòng giống Việt Nam, không phân biệt gì cả. Nó bao gồm từ người dân bình thường đến lãnh đạo cao nhất, và được phân chia thành 2 thế lực cơ bản, tạm gọi là : DÂN và QUAN. Về quan hệ Nhà nước thì Dân thuộc bề dưới, Quan thuộc bề trên
Dân lo học hành, lao động, sản xuất để tồn tại và đóng góp cho xã hội. Dân chiếm đa số. Ở thể chế dân chủ, mọi quyền thuộc về Dân. Ở xã hội độc tài dân thuộc tầng lớp bị trị..
Ở chế độ dân chủ Quan do dân bầu ra, có trách nhiệm quản lý xã hội, bảo vệ dân, hướng dẫn dân thực thi pháp luât và nghĩa vụ. Quan chiếm số ít, nhưng nhiều quyền. Ở chế độ độc tài quan thuộc tầng lớp thống tri, Quan cấp cao nhất (vua, thủ lĩnh) do dùng sức mạnh hoặc thủ đoạn chiếm lấy, Quan cấp dưới được cấp trên chọn trong số thân hữu, với tiêu chuẩn quan trọng nhất là lòng trung thành. Việc để cho Dân bầu cử thường chỉ là dân chủ giả hiệu. Khi chế độ thối nát thì Quan trở thành bọn sâu mọt, còn được mua bán.
Giữa Dân và Quan có thống nhất và bất đồng (mâu thuẩn) về quan điểm và quyền lợi.
Khi Dân và Quan thống nhất (bất đồng không đảng kể) thì khái niệm chúng ta, nhân dân ta là bao gồm cả Dân và Quan.
Với các vấn để mà Dân và Quan bất đồng thì cần phân biệt 2 trường hợp: Một là mâu thuẩn nội bộ, chỉ xẩy ra giữa Dân và Quan. Hai là bất đồng giữa Dân và Quan về cách ứng xử với đối tượng thứ ba.
Trong trường hợp một, có thể dùng từ chúng ta cho cả hai bên, thí dụ : “Chúng ta cần bỏ qua bất đồng, chúng ta nên thông cảm với nhau chúng ta cần hiệp thương, bàn bạc v.v….”
Trong trường hợp hai khi dùng từ chúng ta phải thận trọng, không nhầm lẫn giữa Dân và Quan.
Thí dụ, trong phần dẫn ở đầu bài, tại các câu “ Nhân dân ta đã giành bao thắng lợi,…, Chúng ta có thể giữ được Biển Đông, là bao gồm cả Quan và Dân. Còn tại các câu : “Chúng ta cần từ bỏ độc quyền đảng trị “ , hoặc “ Chúng ta thiếu hai thứ…” thì chủ yếu thuộc các Quan, vai trò Dân ở đây rất lu mờ. Khi viết rằng chúng ta cần đấu tranh để buôc thống trị từ bỏ độc quyền, thì chúng ta chủ yếu là Dân..
Xét vấn đề “đoàn kết”. Trong tình hình đất nước đang bị Trung cộng uy hiếp, cả hai bên Quan và Dân đều kêu gọi “ Chúng ta hãy đoàn kết”, nhưng mỗi bên hiểu chúng ta theo một cách khác nhau. Bên Quan kêu gọi Dân đoàn kết với họ trên cơ sở tôn trọng đại cục và 16 chữ vàng, bên Dân kêu gọi đoàn kết để chống xâm lược. Như thế hai bên không thể đoàn kết với nhau, không thể kêu gọi chúng ta cùng đoàn kết một cách chung chung. Đoàn kết phải tập hợp xung quanh một Hạt nhân trung tâm. Cần chỉ ra Hạt nhân đó.
Trước họa ngoại xâm, một số người kêu gọi “Chúng ta hãy họp Hội nghị Diên Hồng như thời Trần”. Kêu gọi thế là mơ hồ. Thời Trần, Vua, Quan, Dân đồng lòng, chung sức. Thời nay, trước Trung cộng, Quan và Dân có nhận thức và thái độ khác nhau. Vậy Hội nghí Diên hồng là của Quan hay của Dân. Như tình hình hiện nay không thể có Hội nghị của Dân. Nếu có Hội nghị thì đó là của Quan, do Đảng lãnh đạo, do Mặt trận TQ tổ chức, người tham dự do cơ sở Đảng và Mặt trận chọn với tiêu chuẩn số một là trung thành, không có biểu hiện tự diễn biễn, tự chuyển hóa. Thề thì đó là Hội nghị phản Diên Hồng với kết quả biết trước là tuyệt đối tin tưởng vào sự sáng suốt của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri của Hà Nội ngày 15/10/2019, TBT Trọng có nói : “Thái độ của Đảng ta đã công bố dứt khoát là kiên quyết, bình tĩnh, xử lý hài hòa các quan hệ, trên nguyên tắc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Tuy nói với cử tri như vậy, muốn tỏ ra khôn khéo trong ngoại giao, nhưng chưa ai nghe ông lên tiếng chống Trung quốc xâm lần Biển Đông, chưa ai thấy ông khôn khéo chỗ nào mà chỉ thấy lời nói và hành động của ông là bất nhất. Không những thế, ông còn răn đe :” Không để một số phần tử có luận điệu xuyên tạc lợi dụng, không mắc mưu, không để bị kích động chia rẽ.” Một số phần tử ở đây phải chăng là các trí thức, các tướng tá thuộc phía Dân (thể hiện rõ trong cuộc Hội thảo khoa học về Bãi Tư Chính ngày 6/10/2019).
Vậy Dân chúng ta sẽ làm gì khi Quan không đồng lòng ?.
Nhiều người hay vận dụng câu châm ngôn nói lên sức mạnh của dân “ Dân như nước.Đẩy thuyền là nước mà lật thuyền cũng là nước”. Câu ấy chỉ đúng được trên 50%. Nó còn phụ thuộc thuyền to hay nhỏ, nhẹ hay nặng, có ổn định hay không. Khi gặp một thế lực thống trị đè nén, áp bức, Dân muốn lật, có lật được hay không còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng, vào thời cơ.
Khẳng định rằng để chống được ngoại xâm thì Dân và Quan phải đồng lòng. Khi chưa đồng lòng thì phải làm sao để có được sự đồng lòng đó. Trước hết là có một số tinh hoa tạo ra Hạt nhân trung tâm và tập hợp nhân dân xung quanh nó nhằm có lực lượng để thuyết phục, để đấu tranh với các Quan. Thuyết phục, đấu tranh để buộc lãnh đạo đồng lòng với Dân. Trường hợp không thuyết phục được, bởi lãnh đạo vì một lý do nào đó (không dám công khai), chịu khuất phục bọn xâm lược thì Dân chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ hơn để buộc có những thay đổi cần thiết.
Khi các việc trên không thực hiện được vì lực lượng Dân chúng ta còn quá yều mà lực lượng Quan, tuy đã thối nát, nhưng còn đủ sức “ hèn với giặc, ác với dân” thì việc đất nước bị xâm lược là khó tránh trong một thời gian. Bao lâu?. 20 năm như thời thuộc Minh, 80 năm như thời thuộc Pháp hay ngàn năm như thời Bắc thuộc. Lúc đó chúng ta sẽ phân hóa, một số người tạm thời cam tâm chịu làm dân mất chủ quyền như ở Tân Cương, Tây Tạng, một số khóc than cho vận nước suy, một số bán mình cho chủ mới.
Không ! Không !. Ngáy nay Dân Việt đã giác ngộ nhiều. Dân chúng ta có thể tạm thời chưa thắng lợi ngay trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ, cho “Lập Quyền Dân”, nhưng rồi các thế hệ kế tiếp sẽ nối gót nhau tranh đấu cho dân chủ, dân quyền và bảo vệ đất nước. Lúc đó mới có thể dùng khái niệm “Chúng ta” gồm cả trên và dưới.
Hoặc ; “ Chúng ta hãy làm cho cả nước là một chiến tuyến thống nhất bảo vệ Tổ Quốc!” (“Hãy làm cho cả nước dốc lòng xây dựng đất nước sớm giầu mạnh”, bài của Nguyễn Trung). “ Hiện nay chúng ta đang thiếu 2 thứ , một là minh triết, hai là kế hoạch ( Chúng ta có thể giữ được Biển Đông một cách hòa bình- bài của Nguyễn Trường Giang)
Với dân Việt, khái niệm Nhân dân ta hoặc Chúng ta gồm toàn thể mọi người có quốc tich hoặc giòng giống Việt Nam, không phân biệt gì cả. Nó bao gồm từ người dân bình thường đến lãnh đạo cao nhất, và được phân chia thành 2 thế lực cơ bản, tạm gọi là : DÂN và QUAN. Về quan hệ Nhà nước thì Dân thuộc bề dưới, Quan thuộc bề trên
Dân lo học hành, lao động, sản xuất để tồn tại và đóng góp cho xã hội. Dân chiếm đa số. Ở thể chế dân chủ, mọi quyền thuộc về Dân. Ở xã hội độc tài dân thuộc tầng lớp bị trị..
Ở chế độ dân chủ Quan do dân bầu ra, có trách nhiệm quản lý xã hội, bảo vệ dân, hướng dẫn dân thực thi pháp luât và nghĩa vụ. Quan chiếm số ít, nhưng nhiều quyền. Ở chế độ độc tài quan thuộc tầng lớp thống tri, Quan cấp cao nhất (vua, thủ lĩnh) do dùng sức mạnh hoặc thủ đoạn chiếm lấy, Quan cấp dưới được cấp trên chọn trong số thân hữu, với tiêu chuẩn quan trọng nhất là lòng trung thành. Việc để cho Dân bầu cử thường chỉ là dân chủ giả hiệu. Khi chế độ thối nát thì Quan trở thành bọn sâu mọt, còn được mua bán.
Giữa Dân và Quan có thống nhất và bất đồng (mâu thuẩn) về quan điểm và quyền lợi.
Khi Dân và Quan thống nhất (bất đồng không đảng kể) thì khái niệm chúng ta, nhân dân ta là bao gồm cả Dân và Quan.
Với các vấn để mà Dân và Quan bất đồng thì cần phân biệt 2 trường hợp: Một là mâu thuẩn nội bộ, chỉ xẩy ra giữa Dân và Quan. Hai là bất đồng giữa Dân và Quan về cách ứng xử với đối tượng thứ ba.
Trong trường hợp một, có thể dùng từ chúng ta cho cả hai bên, thí dụ : “Chúng ta cần bỏ qua bất đồng, chúng ta nên thông cảm với nhau chúng ta cần hiệp thương, bàn bạc v.v….”
Trong trường hợp hai khi dùng từ chúng ta phải thận trọng, không nhầm lẫn giữa Dân và Quan.
Thí dụ, trong phần dẫn ở đầu bài, tại các câu “ Nhân dân ta đã giành bao thắng lợi,…, Chúng ta có thể giữ được Biển Đông, là bao gồm cả Quan và Dân. Còn tại các câu : “Chúng ta cần từ bỏ độc quyền đảng trị “ , hoặc “ Chúng ta thiếu hai thứ…” thì chủ yếu thuộc các Quan, vai trò Dân ở đây rất lu mờ. Khi viết rằng chúng ta cần đấu tranh để buôc thống trị từ bỏ độc quyền, thì chúng ta chủ yếu là Dân..
Xét vấn đề “đoàn kết”. Trong tình hình đất nước đang bị Trung cộng uy hiếp, cả hai bên Quan và Dân đều kêu gọi “ Chúng ta hãy đoàn kết”, nhưng mỗi bên hiểu chúng ta theo một cách khác nhau. Bên Quan kêu gọi Dân đoàn kết với họ trên cơ sở tôn trọng đại cục và 16 chữ vàng, bên Dân kêu gọi đoàn kết để chống xâm lược. Như thế hai bên không thể đoàn kết với nhau, không thể kêu gọi chúng ta cùng đoàn kết một cách chung chung. Đoàn kết phải tập hợp xung quanh một Hạt nhân trung tâm. Cần chỉ ra Hạt nhân đó.
Trước họa ngoại xâm, một số người kêu gọi “Chúng ta hãy họp Hội nghị Diên Hồng như thời Trần”. Kêu gọi thế là mơ hồ. Thời Trần, Vua, Quan, Dân đồng lòng, chung sức. Thời nay, trước Trung cộng, Quan và Dân có nhận thức và thái độ khác nhau. Vậy Hội nghí Diên hồng là của Quan hay của Dân. Như tình hình hiện nay không thể có Hội nghị của Dân. Nếu có Hội nghị thì đó là của Quan, do Đảng lãnh đạo, do Mặt trận TQ tổ chức, người tham dự do cơ sở Đảng và Mặt trận chọn với tiêu chuẩn số một là trung thành, không có biểu hiện tự diễn biễn, tự chuyển hóa. Thề thì đó là Hội nghị phản Diên Hồng với kết quả biết trước là tuyệt đối tin tưởng vào sự sáng suốt của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư.
Tại hội nghị tiếp xúc cử tri của Hà Nội ngày 15/10/2019, TBT Trọng có nói : “Thái độ của Đảng ta đã công bố dứt khoát là kiên quyết, bình tĩnh, xử lý hài hòa các quan hệ, trên nguyên tắc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Tuy nói với cử tri như vậy, muốn tỏ ra khôn khéo trong ngoại giao, nhưng chưa ai nghe ông lên tiếng chống Trung quốc xâm lần Biển Đông, chưa ai thấy ông khôn khéo chỗ nào mà chỉ thấy lời nói và hành động của ông là bất nhất. Không những thế, ông còn răn đe :” Không để một số phần tử có luận điệu xuyên tạc lợi dụng, không mắc mưu, không để bị kích động chia rẽ.” Một số phần tử ở đây phải chăng là các trí thức, các tướng tá thuộc phía Dân (thể hiện rõ trong cuộc Hội thảo khoa học về Bãi Tư Chính ngày 6/10/2019).
Vậy Dân chúng ta sẽ làm gì khi Quan không đồng lòng ?.
Nhiều người hay vận dụng câu châm ngôn nói lên sức mạnh của dân “ Dân như nước.Đẩy thuyền là nước mà lật thuyền cũng là nước”. Câu ấy chỉ đúng được trên 50%. Nó còn phụ thuộc thuyền to hay nhỏ, nhẹ hay nặng, có ổn định hay không. Khi gặp một thế lực thống trị đè nén, áp bức, Dân muốn lật, có lật được hay không còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng, vào thời cơ.
Khẳng định rằng để chống được ngoại xâm thì Dân và Quan phải đồng lòng. Khi chưa đồng lòng thì phải làm sao để có được sự đồng lòng đó. Trước hết là có một số tinh hoa tạo ra Hạt nhân trung tâm và tập hợp nhân dân xung quanh nó nhằm có lực lượng để thuyết phục, để đấu tranh với các Quan. Thuyết phục, đấu tranh để buộc lãnh đạo đồng lòng với Dân. Trường hợp không thuyết phục được, bởi lãnh đạo vì một lý do nào đó (không dám công khai), chịu khuất phục bọn xâm lược thì Dân chúng ta phải đấu tranh mạnh mẽ hơn để buộc có những thay đổi cần thiết.
Khi các việc trên không thực hiện được vì lực lượng Dân chúng ta còn quá yều mà lực lượng Quan, tuy đã thối nát, nhưng còn đủ sức “ hèn với giặc, ác với dân” thì việc đất nước bị xâm lược là khó tránh trong một thời gian. Bao lâu?. 20 năm như thời thuộc Minh, 80 năm như thời thuộc Pháp hay ngàn năm như thời Bắc thuộc. Lúc đó chúng ta sẽ phân hóa, một số người tạm thời cam tâm chịu làm dân mất chủ quyền như ở Tân Cương, Tây Tạng, một số khóc than cho vận nước suy, một số bán mình cho chủ mới.
Không ! Không !. Ngáy nay Dân Việt đã giác ngộ nhiều. Dân chúng ta có thể tạm thời chưa thắng lợi ngay trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ, cho “Lập Quyền Dân”, nhưng rồi các thế hệ kế tiếp sẽ nối gót nhau tranh đấu cho dân chủ, dân quyền và bảo vệ đất nước. Lúc đó mới có thể dùng khái niệm “Chúng ta” gồm cả trên và dưới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét