Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC

Thư gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang của công dân Nguyễn Tiến Dân


Sự tức giận đã khiến người dân không còn sợ lao tù khi họ tiếp tục ra chặn quốc lộ 1A khoảng Bình Thuận để phản đối nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm môi trường sống của người dân, họ đốt lửa trên quốc lộ và đánh nhau với công an đến can thiệp vì không còn gì để sợ.
Ở Long An, cả một gia đình liều chết ném bom xăng, tạt axit chống trả CA cướp đất.
Đầu năm 2010 vì quá uất ức, gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã dùng súng chống lại lực lượng quan tham ở Tiên Lãng, Hải Phòng, đến nay ông Vươn vẫn nằm trong tù mặc dầu ông hội đủ điều kiện để Chủ tịch nước ra lịnh trả tự do sớm cho ông, nhưng bọn quan tham nhất định trù ám gia đình ông Vươn đến cùng.
Chúng tôi vừa nhận được bức thư của ông Nguyễn Tiến Dân gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: "Tôi, đã phải đứt ruột, bán đi ngôi nhà thân yêu, ở 208 phố Định Công Thượng. Để, 1 phần, trả nợ cho chính Ngân hàng CS. Một phần, trả nợ cho những người, đã yêu quý và giúp đỡ tôi. Một phần khác, làm lương khô, dự trữ cho vợ con. Cả nhà tôi, bây giờ, tạm tá túc tại 544 đường Láng – Đống đa – Hà nội. Nếu cần liên hệ, thậm chí muốn bắt người: Tôi, luôn đợi các ông, tại địa chỉ đó."
Đoạn kết bức thư viết: "Cuối cùng, nhắc ông Chủ tịch: Trời, thì hanh. Dưới chân các ông đứng, lại toàn là cỏ khô. Chỉ cần, 1 giọt nến cháy rơi xuống, hậu quả sẽ khôn lường. Cuộc Cách mạng Tunisia và mùa xuân Ả Rập: Khởi đầu, cũng chỉ từ, ngọn đuốc tự nguyện của chàng trai Mohamed Bouazizi. "

Đảng và chính quyền hãy sớm thức tỉnh, đừng để dân liều mạng.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

TÔI MUỐN NÓI

Tôi muốn nói...

Nguyên Thạch 




Hơn tất cả, với "Mật nghị Thành Đô" là sự thật, 2020 cũng sẽ đến thật. Đã đến lúc toàn dân Việt phải biết rõ rằng với sự phản bội của đảng CSVN, chúng ta đã, đang và sẽ đi đến con đường mất nước. Bằng mọi giá, một cuộc cách mạng phải sớm được thực hiện hầu thoát khỏi sự bế tắc thê thảm hôm nay trước khi quá muộn. 

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

QUỐC TẶC TỪ TÀI HẬU

Sững sờ với tường ngọc phỉ thúy
315 tỷ trong nhà đại tham
quan TQ
Hải Võ | 08/04/2015 07:37
                                     

UỶ VIÊN BCT

  • Ủy viên BCT VN nghiên cứu
  • cải cách ở Harvard 
  • BBC - 10.4.15   
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân từng là Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội (ảnh năm 2006) 

NGUYỄN THANH GIANG-NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Nguyễn Thanh Giang: Chuyến đi Tàu của Nguyễn Phú Trọng, ba cái "khá:" và hai cái "chưa khá"

Nguyễn Thanh Giang


Cái khá thứ nhất: Lần này ông Nguyễn Phú Trọng đã không khoe: "Trong các nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, tôi là người đi thăm Trung Quốc chính thức nhiều nhất”. 

Hồi mới lên chủ tịch Quốc hội, ông vội vàng sang yết kiến thiên triều ngay và tâng công: "Lên làm chủ tịch Quốc hội, Trung Quốc là nước đầu tiên tôi đi thăm”. (Hồi ấy ông Nguyễn Tấn Dũng thì chọn Nhật Bản, ông Nguyễn Minh Triết thì chọn Lào là các nước đầu tiên để đi thăm. Phải chăng ông Trọng mách rằng hai ông kia thất lễ!), Không biết có phải nhờ câu nịnh khéo ấy mà Nguyễn Phú Trọng đã vượt qua đầu Nguyễn Minh Triêt và Nguyễn Tấn Dũng để đựơc lên làm Tổng Bí thư? 

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

NHỮNG HÌNH ẢNH GIA ĐÌNH CÔNG TỬ BẠC LIÊU

Phong thái lịch thiệp, ăn mặc sang trọng, quý phái của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cùng những người thân trong gia đình đã thể hiện một phần giàu có của người giàu nhất xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh lúc bấy giờ.
Ông Trần Trinh Đức, con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu (Ảnh: Xuân Hải)
Người đàn ông khoảng hơn 60 tuổi, mái tóc vuốt cao, để lộ vầng trán rộng, nói chuyện cởi mở, cầm trên tay cuốn sách tuyển tập Công tử Bạc Liêu, kể vanh vách cho khách tham quan khu di tích Công tử Bạc Liêu ở 15 Điện Biên Phủ, Phường 3, TP Bạc Liêu, về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của gia đình ông Trần Trinh Huy – Công tử Bạc Liêu. Đó là ông Trần Trinh Đức (67 tuổi) con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.
Dáng vẻ thư thái, lịch thiệp, giọng nói trầm ấm, bên ly cà phê trong khuôn viên của khu di tích Công tử Bạc Liêu – Nhà hàng, khách sạn Công tử Bạc Liêu rộng hàng nghìn m2, ông Đức đưa cho chúng tôi xem tập ảnh về ông nội cùng bố, mẹ và các anh chị em trong gia đình ông, kỷ niệm một thời vàng son trước đây. 
Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu được xây từ 1919 tại TP Bạc Liêu (Ảnh: Xuân Hải)
Theo ông Trần Trinh Đức (67 tuổi), con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Ông Trần Trinh Huy, còn gọi là Công tử Bạc Liêu người giàu nhất xứ Nam kỳ Lục tỉnh, sinh năm 1900 tại huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và mất năm 1974 tại tư gia, biệt thự số 26/6 đường Nhất Linh nay là đường Nguyễn Huy Tưởng, phường 6, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh.
Sau khi Công tử Bạc Liêu mất linh cữu của ông được đêm về an táng tại phần mộ Trần Trinh ở Cái Dầy, TP Bạc Liêu.
Thời Pháp thuộc, sau khi học và thi lấy bằng thành chung, Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy đã sang Pháp du học về nghề nông, học lấy bằng lái máy bay với ý nguyện mua máy bay dùng để phun thuốc trừ sâu cho hơn 100 ngàn mẫu ruộng ở quê nhà. Và ông đã mua máy bay năm 1930.
Ông Trần Trinh Đức, con trai Công tử Bạc Liêu cho biết: “Khi ba tôi mua máy bay, nhiều người không biết ý nguyện của ba tôi mua để làm gì đã nói ba tôi muốn chơi ngông. Nhưng thực ra ông đã dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, trừ nạn nạn cào cào, châu chấu hoành hành lúc bấy giờ”.
Ngôi nhà bây giờ thành khu di tích tham quan gồm khu nhà, nhà hàng, khách sạn (Ảnh: Xuân Hải)
Ông Đức kể, ba ông có 4 người vợ chính thức. Người vợ đầu tiên là bà Ngô Thị Đen, chỉ có một người con gái là cô Trần Thị Lưỡng. Còn 3 người vợ kế có tất cả với ông 8 người con là: Hiếu, Thảo, Nhơn, Đức, Hoành, Toàn, Trinh, Nữ. Riêng người vợ đầm ở bên Tây khi ông đi du học sinh cho ông 1 cậu con trai.
PV Infonet xin giới thiệu một số bức ảnh Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy cùng gia đình, ảnh do ông Trần Trinh Đức cung cấp:
Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Ông Trần Trinh Huy - Công tử Bạc Liêu
Bà Ngô Thị Đen, vợ cả Công tử Bạc Liêu (1902 - 1972)
Bà Nguyễn Thị Hai, người vợ thứ 2 của Công tử Bạc Liêu, mất năm 1947
Cô Trần Thị Lưỡng, con gái cả của Công tử Bạc liêu

Ông Trần Trinh Trạch, thân sinh của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy
Ông Trần Trinh Đức, con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu bên bàn thờ của gia đình
Giường ngủ của gia đình Công tử Bạc Liêu
Ông Trần Trinh Đức đang nói chuyện với PV Infonet
Xuân Hải

NHỮNG CÂY THÔNG ĐÀ LẠT

Công Tử bạc liêu


Tới đây mới biết Bạc Liêu
Ăn chơi nổi tiếng đáng yêu một thời
Nhà sang tuyệt phẩm ngất trời
Đốt tiền đun bếp cơm sôi thi tài
Cao xa trên dưới trong ngoài
Nam kì còn biết những ai hơn giầu
Ruộng đồng xanh mướt một màu
 Cò bay mỏi cánh nhìn lâu hút tầm
Ba Huy công tử họ Trần
Danh xưng nổi bật xa gần bốn phương
Gió xoay cách mạng mở đường
Nhà còn người mất phố phương thay tên
Thế thời kẻ nhớ người quên
Bạc Liêu Công Tử làm nên sử vàng.
Ngày 6/3/2015
Nguyễn Đào Trường

Image result for nhà công tử bạc liêu ở đâu

Ô tô trong nhà Công Tử Bạc Liêu
 Những đồ gia dụng của Công tử còn lưu giữ được
Ảng Công Tử
 Vế đối treo trong nhà. Phiên âm:
(Phú thọ khang ninh tổng thị nhân từ thành sự nghiệp)
Nhà Công Tử Bạc Liêu: 13 Điện Biên phủ, phường 3,
THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
Nhà của Công Tử tại TP Bạc Liêu
Cổng vào chợ hoa Đà Lạt

Một tuyệt phẩm chợ hoa

 Cổng vào Thiền Viện Trúc Lâm và rất nhiều cây thông
Tuyệt phẩm hoa
Cổng vào vườn hoa

Hoàng hôn mây nước

Những cây thông Đà Lạt

Thông non gai kẽm quấn quanh
Thay tường ngăn trộm làm thành hàng ngang
Gió lay buốt thấu tim gan
Thân sùi ứa máu lá vàng lìa cây
Như tù giam chặt đứng đây
Canh toà biệt thự nơi này cho ai
Quặn đau vật vã ngày dài
 Mấy vòng rên siết kẽm gai lằn vào
Thu về gió trở rì rào
Người qua lầm tưởng hôm nào thông reo.
Ngày 4/3/2015
Nguyễn Đào Trường

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

CẦU SAO BẢN ĐỒ ÍT MÀU ĐỎ

09/04/2015

Cầu sao bản đồ ít màu đỏ!

Danh Đức    clip_image001
Nguồn: worldbank.org, bạn đọc có thể nhấp vào đầy để xem chi tiết.
(TBKTSG) -  Mới tuần rồi, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố bản đồ trực tuyến cho phép tiếp cận dễ dàng với các chỉ số kinh tế xã hội của Việt Nam ở cấp tỉnh/thành và quận/huyện(1). Phải cám ơn các anh, chị ở WB đã “rảnh” hết sức khi nghĩ ra chuyện thu thập các dữ liệu từng tỉnh thành của Việt Nam, rồi đưa lên bản đồ.
Muốn biết tỷ lệ người nghèo ở mỗi tỉnh, chỉ việc rê con trỏ tới vị trí tỉnh đó. Đủ mọi chỉ số “cân đo” đúng theo chuẩn GSO-WB (Tổng cục Thống kê - Ngân hàng Thế giới). Cứ thế mà rê chuột. Với bản đồ này, chẳng cần đợi hay lục tìm báo cáo, cũng có thể thấy ngay rằng tỷ lệ người nghèo ở Lai Châu đang dẫn đầu với những 76%, Điện Biên và Hà Giang hạng nhì với 71%, Sơn La 64%, Kontum 48%, Gia Lai 43%... Tỉ mỉ hơn nữa, thì nhóm nghèo cùng cực ở Lai Châu là 53%, Điện Biên 48%... vân vân và vân vân. Giới thiệu vài chi tiết với bạn đọc “cho biết” đặng tùy nghi sử dụng, khai thác...
Nói theo ông Lý Quang Diệu trong quyển “Hard Truths To Keep Singapore Going”, làm bộ trưởng hay chức sắc cao cấp cũng giống như phi công trực thăng phải đủ nhanh nhạy để nhìn thấy được mọi chi tiết địa hình ngay trước mắt mà có phản ứng linh hoạt tức thời. Bộ bản đồ trực tuyến này đã “chước” cho các viên chức lớn nhỏ cái công việc theo dõi, quan sát, ghi nhận, đúc kết, chỉ cần ngó một cái là thấy tình hình liền, thậm chí có cả những gợi ý suy nghĩ cùng cả các số liệu cần thiết, tỷ như tỷ lệ dân số lao động chính trong nông nghiệp, tỷ lệ dân số lao động chính tự làm chủ và phi nông nghiệp... để từ đó thử đề ra quyết sách, tỉ như nếu nâng được số lao động chính tự làm chủ và phi nông nghiệp, liệu có thể bớt nghèo được không... Có thể nâng tỷ lệ học sinh đến trường được không? Chừng đó các chỉ số là những gợi ý xóa đói giảm nghèo cụ thể và câu trả lời có sẵn với từng cú nhấp chuột. Bộ bản đồ này trong thực tế là những “sự thực điếng lòng nhằm giúp Việt Nam tồn tại”.
Đập vào mắt và lương tri một cách xốn xang là màu đỏ biểu thị cái nghèo và nghèo cùng cực tập trung sát các tỉnh biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam! Cái màu đỏ của sự nghèo khó đó quá tương phản với màu nhạt còn lại của toàn quốc! Sao lại có những tỉnh mà tỷ lệ nghèo cao đến chóng mặt, trên 70%, 60%...! “Lợi hại” quá tấm bản đồ này, cái nghèo nó “rành rành” chứ không lẩn trong những câu chữ của các báo cáo tràng giang. Cái sự tương phản đỏ, hồng... này không chỉ nằm trong lằn ranh địa giới hành chính mà còn cắm sâu trong địa lý nhân văn. Những dân tộc anh em nào đang sống trong những vùng tô màu đỏ đó? Vẫn biết đã có những ban chỉ đạo... này,... nọ, đã có những chính sách phát triển cho các dân tộc anh em, trong danh mục các dự án ODA do WB hay các tổ chức quốc tế tài trợ cũng có không ít dự án cho các tỉnh này, song kết quả sao lại là cả một dải màu đỏ tập trung ở ba “Tây”... như thế? Ta đã đầu tư gì và như thế nào cho các tỉnh “màu đỏ” ấy? Có nhà máy lớn nhỏ nào để gọi là công nghiệp hóa các tỉnh đó, những tỉnh rất vang vọng lịch sử? Bói mãi cũng không thấy một công trình công nghiệp đáng kể nào, ngoại trừ hết tượng đài này đến tượng đài khác. Càng “đứt ruột” khi so sánh với những tỉnh đang được “bơm” cho những dự án hàng chục ngàn tỉ cho những mục tiêu trên trời...
Cầu sao cho ngày càng có nhiều người ngó đến bộ bản đồ này để luôn nhớ rằng còn quá nhiều vùng màu đỏ, để có thể hy vọng tẩy bớt màu đỏ đi.
(1) http://www.worldbank.org/mapvietnam/?cid=EAP_VietnameNLVI_P_EXT
D.Đ.

THƯ CỦA ÔNG ĐẶNG XƯƠNG HÙNG

Đặng Xương Hùng - Thư ngỏ
gửi Ông Nguyễn Phú Trọng.

Written By Trung Lập - 07 tháng 4 năm 2015

Tôi tên là Đặng Xương Hùng, tôi không còn là đảng viên cộng sản, nhưng tôi vẫn là công dân Việt Nam. Tôi muốn qua mạng xã hội gửi đến Ông bức thư ngỏ này, bày tỏ một vài ý kiến của một công dân gửi tới người lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Đầu thư, tôi muốn chuyển đến Ông câu chuyện bên nước Mỹ. Một bé gái 9 tuổi, học lớp ba đã gửi thư đến Tổng thống Obama thắc mắc tại sao không có hình phụ nữ trên đồng tiền đô la. Ngày 11/2/2015, Tổng thống Obama đã có thư hồi âm cô bé. Một chiến dịch kêu gọi chính phủ in hình một người phụ nữ lên đồng 20 đô la đã được khởi xướng và cô bé đã trở thành « đại sứ nhí » cho chiến dịch này. Chúng tôi những công dân Việt Nam thật là ghen tị và khát khao được như cô bé Mỹ.

XU THẾ GHÉT TRUNG QUỐC

XU THẾ GHÉT TRUNG QUỐC:
VÀI LỜI NGỎ CÙNG BỘ TRƯỞNG
PHÙNG QUANG THANH.
NGUYỄN ĐĂNG QUANG

Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2014 của Chính phủ, ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng tỏ vẻ bất an và bực bội về hiện tượng tâm lý trong xã hội Việt Nam ta, đó là hiện tượng mà ông ta gọi là xu thế “ghét Trung Quốc”.

Bản tin của Infonet đưa tin, nguyên văn như sau:  “Trong phần cuối bài phát biểu của mình, người đứng đầu Bộ Quốc phòng cũng lưu ý, hiện nay trong dư luận xã hội, từ người trẻ đến người già, đang hình thành một xu thế “ghét Trung Quốc”. Theo ông, đây là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước cũng như quan hệ giữa hai quốc gia.” 

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

HÀO THÀNH QUẢNG TRỊ

Cổ thành Quảng Trị

Quảng Trị hoang thành lạnh gió xô
Lung lay mộ cũ chiến trường xưa
Nào ai tử sỹ vong hồn hận
"Nhất tướng công thành vạn cốt khô".
Nguyễn Đào Trường

 Cổng nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn Đông Hà Quảng Trị
 Một góc nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, tỉnh Hải Dương

 Đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, khu Hải Dương

 Bảo tàng thành cổ Quảng Trị 01/03/2015

Hào thành Quảng Trị


Thành hoang Quảng Trị còn đây
Tan xương nát thịt phơi thây chiến trường
Bụi mờ tàn khốc còn vương
Gần xa tìm đến đèn hương khóc thầm.

Máu loang thành luỹ cát lầm
Thấm sâu đất đỏ tím bầm trời xanh
Tiên Rồng con cháu em anh
Cùng dòng huyết thống tranh giành hơn thua.

Giết nhau cuồng nhiệt say sưa
Bom mìn rên xiết gió mưa thét gào
Oan hồn phảng phất trên cao
Không nơi trú ngụ bám vào ngọn cây.

Xương tàn vùi kín đất dầy
Thân nhân nào biết đến đây tìm về
Ra đi thưa vắng làng quê
Hai bên lá rụng bốn bề hắt hiu.

Cha già mẹ héo liêu xiêu
Miếng cơm manh áo sớm chiều một thân
Thương con day dứt bao lần
Đêm đông sương lạnh ngày xuân gió lùa.

Bấy lâu thắng cuộc làm vua
Buộc thua là giặc vẫn chưa thoả lòng
Hào thành Quảng Trị sâu nông
Cối xay lính chiến máu sông xương thành.
O1/3/2015
Nguyễn Đào Trương

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

7 ĐẢO NHÂN TẠO TQ BỒI ĐẮP...

7 đảo nhân tạo Trung quốc vừa bồi đắp ở Trường Sa đặt ra các vấn đề cấp bách nào? (II)

Dương Trọng Đông 

TRẬT TỰ KHU VỰC SẼ ĐẢO LỘN




Vừa ăn cướp vừa la làng. Ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc xây các đảo nhân tạo trong "ao nhà" của mình, chứ không như các nước asean "xây trộm" trong lãnh hải của Trung Quốc. Coi Biển Đông là "ao nhà", hẳn nhiên Trung Quốc bị nhiều nước phê phán. Tuy nhiên, vai trò trung tâm của ASEAN vẫn là điều còn thiếu vắng cho đến nay.