Bài đăng phổ biến

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012


NHÀ TÌNH BÁO CHIẾN LƯỢC VIỆT CỘNG MƯỜI HƯƠNG BỊ BẮT NHƯ THẾ NÀO, VÌ SAO ĐƯỢC THẢ ?



( Tư liệu từ phía bên kia... )

Đặng Văn Nhâm.

HỘI ĐỒNG TƯỚNG LÃNH NỐI GIÁO CHO VIỆT CỘNG!
Sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, tất cả những hành động ra mặt yểm trợ và bao bọc cán bộ CS nằm vùng của giới kiêu tăng trong tổ chức PG đấu tranh miền Trung, theo tôi, đều vẫn chưa đáng nói bằng vụ các tướng Minh, Khánh, Đôn, Xuân , Đính, Thiệu, Kỳ, Khiêm.. đã công khai dung dưỡng và ngang nhiên giải thoát một cán bộ tình báo chiến lược cao cấp nhất cuả CSBV vốn hoạt động từ lâu ở miền Nam là Mười Hương. Chính Mười Hương là người đã tổ chức cán bộ điệp báo nổi tiếng như: ký giả Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý... và xây dựng các cụm gián điệp H.10 và A. 22 v.v...( muốn biết rõ chi tiết xin đọc thêm bộ sách BÍ MẬT HẬU TRƯỜNG CHÍNH TRỊ MIỀN NAM, gồm 3 quyển tân biên với nhiều bổ túc giá trị mới tái bản tòan bộ).
Tuy nhiên, điều cần phải đặc biệt chú ý nhất và bắt buộc tôi phải nêu lên đây là tay trùm gián điệp Mười Hưông đã bị bắt giam từ năm 1958, dưới thời đệ nhất CH. Nhưng ngay sau khi vưà lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, các tướng lãnh VNCH đã họp nhau thành một cơ chế gọi là " Hội Đồng An Ninh Quốc Gia"( HĐANQG). Căn cứ trên danh xưng đáng lẽ tổ chức này có trách nhiệm phải bảo vệ nền an ninh quốc gia, tiễu trừ phiến loạn, giặc Cộng, và bạo động...Song các tướng đã hành động ngược lại, một mặt lo chụp mũ "cần lao ác ôn", mũ " kinh tài nhà Ngô" và năng nổ truy lùng những nhân vật liên hệ với chế độ cũ, bắt giam vô thời hạn, lưu đày Côn Đảo... để moi tiền, và trấn lột tài sản. Tức là những hành động tiêu diệt những ngưới QG đã có công bài trừ CS. Nạn nhân điển hình là BS Bùi Kiện Tín, ông Huỳnh Văn Lang cựu giám đốc Viện Hối Đoái, BS Trần Kim Tuyến, ông Cao Xuân Vỹ v.v...
Ngoài Mười Hương, các tướng còn dùng chiêu bài HĐANQG để ngang nhiên " giải phóng " luôn cho những " đồng chí cán bộ điệp báo cao cấp" khác. Trong số đó, có vợ cuả Huỳnh Tấn Phát, vợ cuả Nguyễn Bửu Kiếm và Mã Thị Chu (vợ cuả Nguyễn Văn Hiếu) v.v...
MƯỜI HƯƠNG LÀ AI ?
Nếu cái tên Mười Hương đối với đa số quần chúng lao động lam lũ, và giới binh só tầm thường ở VN không mang một ý nghiã gì đáng kể; nhưng ngược lại đối với giới cầm quyền quân sự, an ninh, tình báo và chánh trị ở miền Nam, cái tên đó chính là một yếu tố then chốt quyết định sự thắng bại cuả miền Nam. Các tướng lãnh miền Nam phóng thích Mười Hưông, sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, năm 1963, chẳng khác nào " thả cọp về rừng". Ngay lúc bấy giờ, tôi và BS Trần Kim Tuyến đã có cùng một nhận định chung: các tướng thả Mười Hưông vào mật khu chẳng khác nào như một phát súng ân huệ mà các tướng đã bắn trên lưng hàng trăm ngàn chiến sĩ VNCH đang cầm súng ngoài tiền tuyến.

Hình ảnh khối tài sản ‘kếch xù’

Hình ảnh khối tài sản ‘kếch xù’ của Bí thư tỉnh Hải Dương

Hình ảnh khối tài sản ‘kếch xù’ của Bí thư tỉnh Hải Dương

Xuất bản: 11:06, Thứ Hai, 21/05/2012, [GMT+7]
.
"Giá trị thực của khu nhà vườn này sẽ còn là dấu chấm hỏi cần có một cuộc kỳ công để tính toán, và theo ước tính nó sẽ là những con số "ấn tượng" không hề nhỏ. Nhưng chỉ cần "chiêm ngưỡng" những cây gỗ quý hàng trăm năm tuổi có giá hàng vài triệu đô la và những khối đá quý có kích thước "khủng" và quý hiếm cũng đủ để mọi người bị... lóa mắt".

>> Tận mắt nhìn khối tài sản kếch xù của Bí thư tỉnh Hải Dương
Đó là những khẳng định và lời đánh giá về khối tài sản của toàn bộ khu nhà vườn mà những công nhân xây dựng ở đây và người dân địa phương cho biết.
Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng được người dân địa phương xác nhận là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tại thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thực sự sẽ khiến bạn phải.. hoa mắt.
Vào bên trong khu nhà vườn đang xây dựng được người dân địa phương xác nhận là của gia đình ông Bùi Thanh Quyến - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương tại thôn Đông Tân, xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương thực sự sẽ khiến bạn phải.. hoa mắt.
Đó chính là những khối đá "khổng lồ" tạo nên những hòn non bộ "khủng"...
Mặc dù vẫn còn rất ngổn ngang nhưng thoạt nhìn cũng thấy được quy mô của nó
Mặc dù vẫn còn rất ngổn ngang nhưng thoạt nhìn cũng thấy được quy mô của nó
Để làm nên các hòn non bộ phải cần đến sự trợ giúp của máy cẩu (phía xa)
Để làm nên các hòn non bộ phải cần đến sự trợ giúp của máy cẩu (phía xa)
Những tảng đá vừa mới được chuyển về vẫn chưa kịp bài trí
Những tảng đá vừa mới được chuyển về vẫn chưa kịp bài trí
Đá quý và cây cổ thụ tạo nên giá trị không tưởng cho khu nhà vườn
Đá quý và cây cổ thụ tạo nên giá trị không tưởng cho khu nhà vườn
Theo một số người dân ở địa phương và các công nhân ở đây cho biết, tất cả những khối đá đỏ được đưa về đây có giá rất 'khủng'.
Theo một số người dân ở địa phương và các công nhân ở đây cho biết, tất cả những khối đá đỏ được đưa về đây có giá rất "khủng".
Đá quý và cây gỗ quý tạo nên sức
Đá quý và cây gỗ quý tạo nên sức "hấp dẫn" cho khu nhà vườn
Công nhân vẫn hối hả thi công
Công nhân vẫn hối hả thi công
Công nhân vẫn hối hả thi công
Hòn non bộ này khi hoàn thành có giá cũng khá đắt.
Các đường đi lối lại đã được hình thành
Các đường đi lối lại đã được hình thành
Những khối đá khá cao như những đỉnh núi
Những khối đá khá cao như những đỉnh núi
Chúng ta có cảm giác như đang lạc vào một khu rừng núi nguyên sinh
Chúng ta có cảm giác như đang lạc vào một khu rừng núi nguyên sinh
Theo như lời của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì: Đây là gốc cây Sưa tại khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Quyến vào thời điểm đắt nhất có giá phải tính bằng đô la (USD)
Theo như lời của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì: Đây là gốc cây Sưa tại khu nhà vườn của ông Bùi Thanh Quyến vào thời điểm đắt nhất có giá phải tính bằng đô la (USD)
Dấu cưa cành của cây Sưa
Dấu cưa cành của cây Sưa
Cành cây mộc mạc, nhưng nó thể hiện độ tuổi khá cao...
Cành cây mộc mạc, nhưng nó thể hiện độ tuổi khá cao...
Gốc cây sưa này có đường kính gần hai người lớn ôm
Gốc cây sưa này có đường kính gần hai người lớn ôm
Hệ thống cây xanh được trồng quanh khu nhà
Hệ thống cây xanh được trồng quanh khu nhà
Phía trước cổng vào
Phía trước cổng vào
Phía ngoài hàng rào
Phía ngoài hàng rào
Cây Tùng La hán hàng trăm năm tuổi cũng có giá trị thành tiền cao ngất ngưởng
Cây Tùng La hán hàng trăm năm tuổi cũng có giá trị thành tiền cao ngất ngưởng
Theo lời kể của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì cây Thị này khó mà ước lượng được giá trị thành tiền của nó.
Theo lời kể của các công nhân xây dựng ở đây cho biết thì cây Thị này khó mà ước lượng được giá trị thành tiền của nó.
Cùng nhiều cây gỗ quý khác
Cùng nhiều cây gỗ quý khác

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Một trận thua đẹp

ninh-vc3a0-ba-con2 Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Mai Văn Ninh đang được các trang mạng ngợi khen ngút trời. Cuộc đối thoại dẹp yên đợt biểu tình của trên 400 tiểu thương bao vây trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa được xem là một trận thua đẹp.

          Vụ việc nóng từ nhiều tháng qua, khi bà con tiểu thương chợ Bỉm Sơn (Thanh Hóa) biểu tình bãi thị, đấu tranh đòi UBND thị xã phải hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Thị không nghe, bà con kéo lên tỉnh. Và đỉnh điểm là 4 ngày đêm từ 9 đến 12/5 vừa qua, hơn 400 tiểu thương đã đồng loạt kéo lên bao vây trụ sở UBND tỉnh.
          Tất nhiên vẫn có công an, vẫn những sắc phục cảnh sát, an ninh, dân phòng… Nhưng không hề có súng ống, không lựu đạn, không dùi cui, không thấy những gương mặt gầm gừ, và cũng chẳng có “đội ngũ” chó nghiệp vụ nào như Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản…
          Không một người dân nào bị bắt, không ai bị thương, không ai bị đánh đập. Không có kịch bản tấn công trấn áp nào. Không có một “trận đánh đẹp” nào. Bởi người chỉ huy ở đây đã không coi dân là địch, không nhìn dân như kẻ thù. Ông Ninh đã không cho dàn quân trấn áp giải tán dân. Với chiếc áo cộc tay bỏ ngoài quần, giản dị chân chất như một lão nông, Bí thư Ninh tiếp xúc với từng người, nghe từng người rồi ông quyết định… thua!
          Cho dù “nhận thấy kiến nghị của bà con có đúng, có sai, trong đó có một số nội dung đúng” nhưng ông vẫn quyết định nghe bà con, chiều ý bà con, ra lệnh hủy quyết định “chuyển đổi mô hình quản lý” chợ Bỉm Sơn.
          Báo Thanh Hóa chạy hàng tít “Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh thắng lợi”. Dân thắng, chính quyền thua, nhưng cả hai đều cười. Nhìn nụ cười của bà con tiểu thương cùng nụ cười của Bí thư Ninh, không ai nghĩ rằng hàng mấy trăm con người kia ngay trước đó từng ròng rã mấy tháng trời biểu tình, bãi thị đấu tranh chống đối quyết liệt.
          Ông Ninh chấp nhận thua, chính quyền của ông Ninh chấp nhận thua. Nhưng đó là một trận thua đẹp. Hãy nhìn hình ảnh Bí thư Ninh bắt tay tươi cười với từng người dân. Thua dân thì có gì đáng phải xấu hổ? Thua dân tức là làm cho dân thắng thì đó chính là một cách thua đẹp, một cách thua vì dân.
          Thế nhưng không hiểu sao ở nhiều nơi, chính quyền lại cứ phải cố để thắng dân? Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản… đã thắng. Nhưng đó là những trận thắng bất nhân.
          Bí thư Ninh đã để lại cho tôi một ấn tượng đẹp hiếm hoi và đáng quí. Nó khác ngược hẳn với những khuôn mặt hầm hừ nhan nhản trong các cuộc chiến đất đai luôn cố tìm cách đòi “chiến thắng” nhân dân.
110512_thoi-su_tieu-thuong_dan-viet
ba-con
canh-sat
Hình ảnh dân chúng biểu tình
t449758
th_4b157
 ninh 1
và hình ảnh Bí thư Ninh gặp gỡ đối thoại với dân
(Nguồn ảnh: infonet.vnbadamxoe.wordpress.com)
____________________

Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

Nên trở về với nền cộng hòa dân chủ theo tư duy Hồ Chí Minh

PGS. Đào Công Tiến
Nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP HCM
Tinh thần của nền công hòa
Tinh thần nền cộng hòa theo tư duy của Hồ Chí Minh mà chúng ta có thể cảm nhận được là:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc”.(1)
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.(2)
Theo tư duy của Hồ Chí Minh, đó là những lời bất hủ về tinh thần của nền cộng hòa, mà Người tiếp nhận được từ bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791. Những lời bất hủ ấy cũng đã được Hồ Chí Minh đưa vào Việt Nam qua Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 và Hiến pháp năm 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Tưởng niệm về nhà văn Phan Khôi

họa sỹ Trần Duy

Tên ông Phan Khôi tôi được nghe lúc tôi còn học Trung Học Khải Định tai Huế. Năm 1947-1948 tên nhà văn Phan Khôi lại đến với tôi trong một hội nghị văn hoá tại Hạ Hoà – Phú Thọ. Tiếp theo là lớp chỉnh huấn tại Việt Bắc.
Năm 1949 tôi lại được ăn ở cùng lán với nhà văn Phan Khôi tại cây số 7 đường Tuyên Quang – cơ quan của Hội Văn Học Nghệ Thuật.
Năm 1956 – 1957. Một số anh em văn nghệ sĩ đề nghị nhà văn Phan Khôi giúp họ ra tờ báo Nhân Văn mà ông làm chủ nhiệm, còn tôi làm thư ký toà soạn.
Năm 1959 anh Phan Thao báo tin cho tôi:”Bác Phan mất”.Tôi đến hôm liệm bác – anh Phan Thao bỏ giấy đắp mặt và tôi gập Bác lần cuối cùng lúc 10h sáng.
Trong 5 thời kỳ của một đời người, cũng là 5 thời kỳ tôi được tiếp xúc với một con người mà mọi người đều biết , đều e ngại, đều cảm phục, và cũng là người mà ai cũng xem như một ẩn số cần nghiên cứu và tìm hiểu.
Tôi không nhằm nghiên cứu về sự nghiệp văn học của ông Phan Khôi, vì vậy hôm nay nếu được trình bầy một vài ý nghĩ về ông Phan Khôi thì cũng chỉ là một vài hoài niệm riêng tư bên lề đời sống của con người ấy mà thôi.
Xem tiếp
Những bóng hồng trong nội các Pháp

..TNc: Tân TT Pháp - chàng Adam Hollande - thật là người thực hiện bình đẳng giới, ông chọn đến 50% Eva vào nội các. Có thể gọi một chính phủ nhan sắc..và .dịu dàng


Tân Thủ tướng Pháp thuộc đảng Xã hội Jean-Marc Ayrault hôm 17/5 đã tiết lộ danh sách nội các mới với 50% là các quý bà trẻ trung, phong cách.
<<<Tân Tổng thống Francois Hollande và các nữ lãnh đạo.
Lãnh đạo đảng Xanh, bà Cécile Duflot (37 tuổi), hiện là Bộ trưởng Nội vụ, bà Aurelie Filipetti (38 tuổi), Bộ trưởng Văn hóa và bà Najat Vallaud-Belkacem (34 tuổi), Bộ trưởng Quyền Phụ nữ đã sánh bước tiến vào điện Elysee trong buổi gặp mặt đầu tiên của chính phủ mới.
Xem tiếp
Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn như thế nào?
Vân Long

TNc: Nhà thơ Vân Long nguyên là diễn viên vĩ cầm của Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Ông đã được chứng kiến giay phút Bác Hồ cầm đũa chỉ huy dàn nhạc - Bác bắt nhịp bài ca Kết đoàn. Bài viết dưới đây, tác giả kể về giây phút gặp gỡ thật đẹp ấy cùng một số hồi ức các cuộc tiếp xúc của Bác Hồ với các văn nghệ sĩ và trí thức.


Một ấn tượng không bao giờ tôi quên được: lần đầu được gặp Bác Hồ ở khu vườn Bách Thảo trong đêm liên hoan chào mừng Đại hội Đảng lần thứ III, vào năm 1961.
Năm đó, tôi vừa được tiếp nhận vào dàn nhạc Giao hưởng mới thành lập. Từ một người chơi vĩ cầm tự do, nay được trở thành diễn viên nhạc, được tiếp xúc, trình diễn những bản giao hưởng kinh điển của thế giới đã là một niềm vui lớn. Đêm ấy, Dàn nhạc được ưu tiên chọn trước một bãi cỏ rộng, đẹp, chung quanh là những cây cổ thụ lớn giăng mắc những chùm đèn màu, hình thành một sân khấu thiên nhiên lộng lẫy. Được chọn “sân khấu” trước không phải vì chúng tôi là đơn vị nghệ thuật trình diễn nhạc cổ điển mà hiện đại, có tới 120 diễn viên, lần đầu xuất hiện (nghe nói không chỉ ở VN, mà) ở khu vực Đông Nam Á, mà còn vì một dàn hợp xướng sinh viên thủ đô với 800 ca sĩ từ các trường Đại học được tuyển chọn để phối hợp với dàn nhạc.
Xem tiếp

NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA HIẾN PHÁP NĂM 1946 VỚI HIẾN PHÁP 1959, 1980 VÀ 1992 VỀ QUYỀN CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Phạm Trần & Phạm Viết Đào.

Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến pháp của nước Pháp; Nếu xem xét kỹ về mô hình quản trị nhà nước, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước (Tổng thống ); Vai trò của Thủ tướng gần với vai trò của Đổng lý văn phòng...Đó là điều khác biệt cơ về cơ cấu tổ chức quyền lực giữa Hiến pháp 1946 với các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992; Sẽ có bài riêng phân tích về những khác biệt cũng như “ mặt phải ", "mặt trái" của những mô hình quản trị này...
Nếu nghiên cứu kỹ Hiến pháp 1946 và Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945 thì theo chúng tôi: Có vẻ Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn xây dựng một đất nước, xã hội Việt Nam theo "mô hình dân chủ" kiểu Pháp và "tinh thần Tự do" kiểu Mỹ ?! Ở 2 trước tác quan trọng này do đích thân Hồ Chí Minh viết không thấy có hơi hướng của mô hình độc tài đảng trị kiểu Stalin...Còn sau 1954 nhất là khi ban hành Hiến pháp 1959 thì nhiều tư tưởng khởi nguyên của Hồ Chí Minh đã bị đẩy lùi ? Điều này do bị sức ép bởi hoàn cảnh lịch sử, do Hồ Chí Minh nhận thức lại hay do chính ông cho qua, điều này cần giới sử gia vào cuộc ?!
Nếu theo Hiến pháp 1946, quyền lực hành chính nhà nước nằm trong tay Chủ tịch nước, Thủ tướng chỉ là người giúp việc thì các văn bán Hiến pháp sau này quyền lực hành chính nhà nước do Thủ tướng trực tiếp điều hành...Do cơ cấu tổ chức như vậy nên Việt Nam có một điều dị biệt so với thế giới: Nếu các nước khi nói nguyên thủ người ta chỉ nhắc tới 1 người, còn tại Việt Nam lạ thường là “ bộ tứ “; điều này khi chứng kiến các nghi lễ ngoại giao sẽ thấy...
Trong bài viết sau đây, xin nêu một số dị biệt về quyền cơ bản của công dân của Việt Nam được quy định như thế nào tại các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 ?
Những điểm đáng chú ý trong Hiến pháp 1946 về quyền cơ bản của công dân
Trong Điều thứ 1, Hiến pháp 1946 tuyên xưng: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo.”

Đến Điều thứ 21, tính dân chủ và ý thức tôn trọng quyền làm chủ đất nước của người dân cũng đã được xác định không quanh co, e dè : “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo điều thứ 32 và 70.”
Điều thứ 32 viết : “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba tổng số nghị viên đồng ý.Cách thức phúc quyết sẽ do luật định.”
Điều thứ 70 còn quy định thêm quyền quyết định tối hậu phải thuộc về tòan dân: “ Sửa đổi Hiến pháp phải theo cách thức sau đây:
a) Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu.
b) Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi.
c) Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết
.”
Rất tiếc Hiến pháp 1946 chưa có thời gian thi hành thì bị chiến tranh làm gián đọan.
Sau khi đất nước bị chia đôi bởi Hiệp định Geneve 1954, hai miềh Nam-Bắc có hai thể chế chính trị khác nhau.
0 nhận xét