Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

BỘ CHÍNH TRỊ ĐANG TRÙ LIỆU KHẢ NĂNG VIỆT NAM SẼ SỤP ĐỔ NẾU BẢO HIỂM XÃ HỘI HẾT TIẾN CHI TRẢ

Nghị quyết của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020
QĐND - Chủ Nhật, 25/11/2012, 20:46 (GMT+7)
I-Tình hình và nguyên nhân 
1- Bảo hiểm xã hội (BHXH) và bảo hiểm y tế (BHYT) là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, công tác BHXH và BHYT đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội. Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT từng bước được hoàn thiện phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; số người tham gia BHXH, BHYT tăng qua các năm; thực hiện việc chi trả lương hưu và các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật; quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng. Quỹ BHXH được hình thành, có kết dư và bảo toàn, tăng trưởng, tham gia đầu tư góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Quỹ BHYT bước đầu đã cân đối được thu chi và có kết dư. Hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam được hình thành và phát triển, cơ bản đáp ứng yêu cầu của việc thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT.
2- Tuy nhiên, công tác BHXH, BHYT còn một số hạn chế, yếu kém. Diện bao phủ BHXH còn thấp, mới đạt khoảng 20% lực lượng lao động, số người tham gia BHYT mới đạt khoảng 65% dân số. Quản lý nhà nước về BHXH, BHYT chưa đáp ứng yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT còn có thiếu sót. Tình trạng doanh nghiệp nợ và trốn đóng BHXH, BHYT còn nhiều. Quản lý và sử dụng Quỹ BHXH chưa chặt chẽ, có trường hợp cho vay chưa đúng đối tượng. Quỹ BHXH, nhất là Quỹ hưu trí, tử tuất có nguy cơ mất cân đối trong tương lai gần; tình trạng người lao động lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp xảy ra khá phổ biến. Quỹ BHYT luôn tiềm ẩn nguy cơ thâm hụt; việc khám, chữa bệnh theo BHYT chưa đáp ứng nhu cầu. Thái độ phục vụ của một số cán bộ y tế và thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh còn gây bức xúc cho người bệnh; năng lực và trách nhiệm của một số cán bộ giám định y tế còn yếu.
3- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên chủ yếu là do nhiều cấp ủy đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan BHXH ở địa phương trong việc thực hiện chế độ BHXH chưa chặt chẽ. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật BHXH, BHYT còn yếu kém. Hệ thống BHXH, BHYT chưa được hiện đại hóa và còn thiếu chuyên nghiệp, chưa chủ động tiếp cận với người lao động và người sử dụng lao động. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao.
II- Quan điểm 
1- BHXH và BHYT là hai chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
2- Mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT có bước đi, lộ trình phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH, BHYT đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH, BHYT.
3- BHXH, BHYT phải theo nguyên tắc có đóng, có hưởng, quyền lợi tương ứng với nghĩa vụ, có sự chia sẻ giữa các thành viên, bảo đảm công bằng và bền vững của hệ thống BHXH, BHYT.
4- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách BHXH, BHYT là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và của mỗi người dân.
2 nhận xét:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét