Bài đăng phổ biến

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG KHÔNG TỪ CHỨC ĐỂ TRÁNH CHO VIỆT NAM KHÔNG BỊ LÊN ĐỒNG TẬP THỂ

Nguyễn Tấn Dũng không từ chức là một may mắn cho Việt Nam!

Nguyễn Tấn Dũng: "Tôi cũng không từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước quyết định phân công, giao phó cho tôi. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như tôi đã làm trong suốt 51 năm qua". 

Trong những ngày qua dư luận xã hội đã mổ xẻ, phân tích sôi động sự kiện “chất vấn” trong ngày 14/11 giữa đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc và Thủ tướng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng. Âm hưởng của sự ồn ào đến nay chưa dứt. 

Nội dung của các bài viết đa phần ủng hộ tiếng nói của đại biểu Dương Trung Quốc, được cho là hiếm hoi, can đảm, gióng lên trong một xã hội bị bị miệng, giữa nghị trường với gần 500 đại biểu “đảng chọn dân bầu” có bằng cấp gật chuyên nghiệp trước các ý kiến của lãnh đạo. 

Mọi người chủ yếu tập trung vào sự chỉ trích, mỉa mai thái độ trơ trẽn, nói không biết ngượng của Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời đại biểu Dương Trung Quốc. 
Sẽ là thừa nếu tôi bổ sung thêm lời đáp cho câu hỏi tại sao Nguyễn Tấn Dũng không thể từ chức, bởi vì đã có quá nhiều người nói tới. Báo chí lề trái, lề đảng, nhiều trang web nước ngoài đã chỉ ra rất rõ. Ngay cả tờ “Petrotimes”, dù không dám thực sự thẳng thắn, trực diện, cũng đưa ra đến 6 nguyên do cắt nghĩa vì sao “từ chức… khó lắm “, trong đó quan trọng bậc nhất là đặc quyền, đặc lợi không chỉ dành riêng cho cá nhân quan lớn mà còn “một người làm quan cả họ được nhờ”. 

Có lẽ đại biểu Dương Trung Quốc đã vội quên, nên muốn đi tắt đón đầu? Từ văn hoá “tập thể lãnh đạo”, trở lại với lần đầu tiên “cá nhân phụ trách” biết xin lỗi trong lịch sử của ĐCSVN, các vị lãnh đạo chóp bu đã phải suy tư trường kỳ tới hơn nửa thế kỷ! 

Tính từ năm 1956, khi Hồ Chí Minh, người đứng đầu ĐCSVN, xin lỗi toàn dân về sai lầm trong Cải Cách Ruộng đất, đã làm hàng trăm ngàn người bị chết và bị đấu tố nhục hình, phá huỷ tan hoang văn hoá làng thôn VN, đến thời điểm Hội nghị Trung Ương 6 năm 2012 khi Nguyễn Phú Trọng ngẹn ngào thừa nhận sai lầm của ĐCSVN và Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi toàn dân trước Quốc hội vào ngày 20/10/2012, là một quãng đường dài… 56 năm! 

Vậy mà chỉ trong 24 ngày (từ 20/10 đến 14/11) ông Dương Trung Quốc muốn Nguyễn Tấn Dũng đoạn tuyệt với văn hoá xin lỗi để làm tiên phong trong văn hóa từ chức? Đứa trẻ mới lọt lòng 6 tuần lễ làm sao có thể biết đi? Ngoại trừ trong chuyện cổ tích! 

Nhận định của Bertrand Russel rất phù hợp với ông Dương Trung Quốc: “Các nhà khoa học thường biến những điều không thể thành những điều có thể. Còn các chính trị gia thì thích biến những điều có thể thành những điều không thể”. 

Tưởng nói được lời xin lỗi đã là một bước đại nhảy vọt, ai ngờ dư luận không chấp nhận Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi (suông), được xem như một động tác phủi tay sau tất cả những bê bối mà ông ta đã gây ra cho đất nước, đặc biệt trong giai đoạn trên cương vị Thủ tướng. Rất có thể đòi hỏi khắt khe của dư luận xuất phát từ tâm lý thất vọng khi biết ông X, người bị Bộ Chính Trị đề nghị kỷ luật, chính là Nguyễn Tấn Dũng, và đề nghị này đã bị chặn đứng trong cuộc bỏ phiếu của Ban Chấp Hành Trung ương, một sự việc vô cùng hi hữu, nếu không nói là chưa có tiền lệ trong nội bộ của ĐCSVN. 

Ngay sau cuộc chất vấn giữa Dương Trung Quốc và Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã nhận định trên Facebook rằng, đây là trò hề. Một số người tỏ ra không đồng tình. Thiết nghĩ, đã là trò hề, thì giả thiết về một cuộc chơi tung hứng hoàn toàn có thể là hiện thực. 

Suy nghĩ của tôi có cơ sở, bởi vì trước thời điểm “chất vấn” không lâu, câu nói của ông Dương Trung Quốc về động thái xin lỗi của Nguyễn Tấn Dũng rằng, “thông điệp thành khẩn của Thủ tướng làm an lòng dân “, đã từng làm dư luận khó chịu, bất bình. 
Không có nhận xét nào:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét