Bài đăng phổ biến

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Thật buồn: CSGT là lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất

Lời dẫn: CSGT là lực lượng được Nhà nước trao quá nhiều quyền hành nhưng thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu. Đó chính là nguyên nhân dẫ đến tham nhũng trong CSGT là phổ biến nhất. Cả xã hội đều biết điều này và vô cùng bức xúc; chỉ có các vị lãnh đạo ở Bộ Công an ... chưa biết. Tại diễn đàn Quốc hội, khi bị chất vấn, các vị lãnh đạo Bộ vẫn khăng khăng cho rằng tiêu cực trong CSGT chỉ là chuyện "con sâu bỏ dầu nồi canh". Chưa có vị lãnh đạo nào dám nhìn thẳng vào vấn đề để tìm ra giải pháp hữu hiệu để chấn chỉnh. Giải pháp ở đâu xa? Xin hãy lắng nghe dư luận xã hội. Một trong nhưng nơi phản ánh trung thực và nghiêm túc dư luận xã hội, chính là Google.tienlang...
*************

ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC:
CSGT là một lĩnh vực tham nhũng phổ biến nhất 
(NLĐO)- Theo ý kiến khảo sát với 5.460 cán bộ công chức, người dân và doanh nghiệp, 4 ngành, lĩnh vực được họ nhìn nhận tham nhũng phổ biến nhất là Cảnh sát giao thông, quản lý đất đai, hải quan và xây dựng.



Họp báo công bố kết quả điều tra xã hội học về tham nhũng ngày 20-11


Ngược lại, 4 ngành, lĩnh vực mà những người tham gia khảo sát nhìn nhận ít tham nhũng nhất là bưu điện, báo chí, kho bạc và cảnh sát khu vực. Đây là kết quả khảo sát sát xã hội học với đề tài “Tham nhũng nhìn từ góc nhìn của công chức, người dân và doanh nghiệp” do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới (WB) phối hợp điều tra và công bố ngày 20-11 tại Hà Nội.


Khảo sát này được tiến hành tại 10 tỉnh, thành phố lớn cùng cán bộ cấp bộ với tổng số 5.460 người, trong đó có 1.801 cán bộ công chức, 1.058 người ở doanh nghiệp và 2.601 người dân.


Với cảnh sát giao thông (CSGT), những người được hỏi ý kiến cho rằng hành vi được coi là tham nhũng là nhận tiền và không xử phạt lỗi vi phạm của người tham gia giao thông.



CSGT nhận hối lộ trên quốc lộ 1A ở tỉnh Thanh Hoá - Ảnh: Tuổi trẻ

Các hành vi, tình huống được coi là tham nhũng khác với tỷ lệ cao còn có: Trước khi xét xử, thẩm phán nhận tiền, quà của đương sự; công chức giúp người khác một việc liên quan đến công vụ của mình sau đó nhận quà cảm ơn có giá trị 10 triệu đồng; công chức nhận quà của cấp dưới có gái trị 10 triệu đồng nhân dịp sinh nhật; cơ quan quản lý định kỳ nhận tiền, quà tặng của các doanh nghiệp; công chức nhận quà của doanh nghiệp có giá trị 10 triệu đồng; giáo viên nhận quà của sinh viên và nâng điểm thi cho sinh viên; bác sĩ, y tá nhận tiền khoảng 300.000 đồng từ bệnh nhân (ngoài chi phí theo quy định)…
Các khoản hối lộ lớn được nêu gồm: xin việc, giáo dục và trường học, CSGT, xin cấp sổ đỏ nhà đất, dịch vụ y tế, vay vốn…
Tuy nhiên, một trong những thách thức trong việc phòng chống tham nhũng lại xuất phát từ chính can bộ công chức. Điển hình, có tới 64% cán bộ công chức cho rằng, cán bộ công chức sẵn sàng tiếp tay cho đối tượng tham nhũng và 86% cho rằng tâm lý e ngại khi đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn phổ biến trong công chức. 
Số liệu mà cuộc điều tra xã hội học về tham nhũng ghi nhận
Lý do không tố cáo tham nhũng được những người hỏi ý kiến đưa ra, gồm: không tin tưởng vào người có thẩm quyền; ngại đụng chạm đến những người thân quen; sợ bị trù dập, trả thù; không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình; người có thẩm quyền có thể liên quan đến đối tượng tham nhũng…
Bà Victoria Kwaka, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam, nhìn nhận, hệ thống tham nhũng được nuôi dưỡng bằng cả cầu và cung, trong một vòng tròn luẩn quẩn của các vấn đề liên quan và các khoản chi trả không chính thức bị đòi hỏi hoặc mời chào để giải quyết các vấn đề này.
“Thông điệp chính của báo cáo này là, tham nhũng là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng không phải không giải quyết được. Minh bạch và trách nhiệm giải trình thực sự là những thể chế hiện đại cần thiết cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo” - bà Kwaka nêu rõ.
Tại buổi công bố kết quả điều tra, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng đánh giá, ở Việt Nam, tham nhũng được nhận định là còn nghiêm trọng, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Tuy nhiên, ông Lượng cũng nhấn mạnh, kết quả khảo sát lần này không đại diện cho ý kiến tổng thể của nhân dân, doanh nghiệp và cán bộ công chức mà chỉ mang tính tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu nhằm hướng tới mục tiêu ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
N.Quyết-T.Kha- Người Lao động
==================
Nhận xét của bạn đọc Lê Đức thật đáng suy ngẫm. Google.tienlang đưa lên đây và khẳng định rằng chủ blog cũng nhất trí với quan điểm này. Tít do Google.tienlang đặt:
  
Nghị định 71/2012 đã "đi cửa sau"?
Báo Thanh niên:
---------
Bộ Công an và Bộ Tư pháp đồng ý kiến nghị giảm phí sang tên xe
20/11/2012 3:20
Hôm qua 19.11, Bộ Tư pháp và Bộ Công an đã có cuộc trao đổi liên quan đến một số nội dung trong Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trong đó có vấn đề xe chính chủ, vốn tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trên dư luận trong thời gian qua.

Trao đổi với Thanh Niên chiều qua, ông Trần Thế Quân, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công an, cho biết tại buổi làm việc, cả hai bộ đều cho rằng việc xử phạt đối với hành vi này là đúng quy định pháp luật hiện hành. Theo bộ luật Dân sự, quyền sở hữu đối với động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp luật có quy định khác. Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Cũng theo ông Quân, “quy định khác” ở đây được hiểu là luật Giao thông đường bộ và các văn bản dưới luật đã giao thẩm quyền cho Bộ Công an trong việc quy định và tổ chức cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại xe cơ giới.

Cũng theo ông Quân, các cơ quan cũng nhìn nhận việc đăng ký sang tên đổi chủ phương tiện còn nhiều bất cập gây khó khăn cho người dân. Trong đó, có việc mức phí khá cao nhất là tại các TP lớn. Mặt khác, do trước đây các cơ quan chức năng làm chưa chặt nên để tình trạng mua bán xe qua nhiều đời chủ, gây khó khăn cho cả người dân cũng như cơ quan chức năng. Cả hai bộ thống nhất sẽ có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có giải pháp để nhanh chóng đưa việc quản lý phương tiện vào khuôn khổ. Trong đó, sẽ giảm mức phí đăng ký, cải cách các giấy tờ thủ tục, đưa các lộ trình thích hợp…

Thái Sơn

--------------
Như vậy, cả 2 bộ đã thừa nhận có thiếu sót khi trình dự thảo Nghị định lên Chính phủ.
Google.tienlang rất chính xác khi nêu vấn đề "lợi ích nhóm" trong ban hành chính sách ở Nghị định 71/2012.

- Tại sao Bộ Công an phải mạo danh Bộ trưởng GTVT khi trình dự thảo? Việc mạo danh này đã rõ. Từ khi Nghị định bị la ó, chỉ có Bộ Công an chữa cháy (lên công luận giải thích, bảo vệ những điều sai trái ở nghị định này), còn Bộ GTVT thì chả nói gì (vì thực chất họ có biết gì đâu). Nhưng tại sao khi công bố nghị định thì lại chỉ có dòng: "Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ GTVT" chứ không có chữ nào nói đến bộ Công an?

- Trách nhiệm thẩm định dự thảo thuộc Bộ Tư pháp. Đấy l;à quy định ở Luật Ban hành Văn bản QPPL. Những vấn đề bàn thảo như nêu trong bài báo của báo TN này lẽ ra đã được nêu trong văn bản thẩm định của Bộ Tư pháp, trước khi đưa ra bàn ở tập thể các TV Chính phủ.

- Trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ ở đâu? Dự thảo Nghị định đã được VPCP đưa ra tập thể các TV Chính phủ thảo luận, biểu quyết chưa? Hay là các anh đưa thẳng lên cho Thủ tướng ký?

- Trách nhiệm của Thủ tướng ở đâu? Nghị định là loại văn bản quy phạm pháp luật của tập thể Chính phủ chứ không phải là của cá nhân Thủ tướng. Vậy Thủ tướng ký khi đã có sự bàn thảo và biểu quyết của các Thành viên Chính phủ hay chưa? Nếu đã bàn thảo và biểu quyết thì biên bản đâu?
Nếu đã bàn thảo tập thể thì chẳng lẽ không ai phát hiện ra sự mạo danh ông Bộ trưởng GTVT? Buổi bàn thảo có mặt ông Đinh La Thăng ko? Văn bản dự thảo có được gửi cho Bộ GTVT trước khi Bộ trưởng đến dự cuộc họp Chính phủ ko?

Rõ ràng chỉ có mấy anh bên cục CSGT vì lợi ích nhóm nên chạy cửa sau để thủ tướng ký Nghị định 71/2012.

Vậy nên, Chính phủ cần tạm dừng Nghị định 71/2012 để xem xét kỹ lại.
=====================
Mời xem các bài cùng chủ đề đã đăng trên Google.tienlang:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét