27-9-2011
Các nhà hoạch định chính sách Mỹ đang lo lắng về sự gia tăng rõ rệt con số các bài báo khoa học được xuất bản và số bằng sáng chế được cấp cho giới nghiên cứu ở Trung Quốc. Họ tin rằng điều này sẽ tạo cho Trung Quốc một lợi thế cạnh tranh khủng khiếp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo. Xét tới cùng, Trung Quốc hiện chỉ đứng thứ hai, sau Mỹ, về số lượng ấn phẩm khoa học, và từ nay tới năm 2015, mỗi năm Trung Quốc sẽ đăng ký số bằng sáng chế nhiều hơn cả Mỹ.
Giới làm chính sách của Mỹ lo ngại là đúng, nhưng họ lại đang lo nhầm chỗ.
Các bài báo khoa học của người Trung Quốc nhìn chung là không đúng hoặc là sản phẩm đạo văn. Chúng không có mấy ích lợi ngoài việc ve vuốt lòng tự hào dân tộc. Gần như chẳng có sáng chế nào ra đời từ các phòng thí nghiệm nhận tiền nhà nước. Đồng thời, các bằng sáng chế của Trung Quốc cũng không phải là chỉ dấu của sự sáng tạo, mà chỉ là những nhà tù mà đất nước này dựng lên để đánh thuế các công ty ngoại quốc đặt chân tới Trung Hoa. Người Trung Hoa đã học được cách chơi cái trò chơi của các công ty công nghệ và những cơ quan cấp bằng sáng chế tinh khôn của Mỹ: sử dụng bằng sáng chế để tống tiền những nhà sản xuất công nghiệp khác.
Lợi thế thật sự của Trung Quốc nằm ở thế hệ tới đây của họ – những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu và rồi sẽ trở thành doanh nhân. Đám trẻ này rất giống với những kẻ đồng niên với chúng ở phương Tây. Chúng đều thông minh, có động lực, và đầy tham vọng. Trong khi những đứa trẻ của thế hệ Cách mạng Văn hóa – giờ đây đang làm việc trong các phòng nghiên cứu của chính phủ và lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước thống trị nền sản xuất – phải cố làm sao để không thách thức chính quyền và phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định của chính phủ, thì thế hệ mới chẳng biết đến biên giới nào. Họ thậm chí không biết đến sự tàn bạo ở thời đại trước. Họ chẳng ngại gì mà không suy nghĩ vượt khỏi mọi giới hạn, chấp nhận rủi ro, và có tham vọng. Khác với cha mẹ họ, thế hệ mới này có thể đổi mới.
Sự thay đổi mà tôi đã chứng kiến trong lĩnh vực kinh doanh ở Trung Quốc, trong những chuyến đi của tôi tới Trung Quốc suốt sáu năm qua, thật là sâu sắc. Khi xưa sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp phải nỗ lực để vào các công ty đa quốc gia của phương Tây. Và vì thất bại là một điều cấm kỵ, cũng như địa vị xã hội thấp kém là thứ bị mặc nhiên gán cho các doanh nghiệp mới khởi sự, cho nên các bậc cha mẹ không khuyến khích con cái trở thành doanh nhân. Bây giờ không còn như thế nữa. Trước thành công của những doanh nhân như Jack Ma (người sáng lập website thương mại điện tử nổi tiếng Alibaba.com – ND) và Kaifu Lee (nguyên chủ tịch Google Trung Quốc – ND) và với việc những thế hệ doanh nhân đi đầu khởi nghiệp đã gặt hái được của cải, thanh niên Trung Quốc giờ đã có những hình mẫu để noi theo, và các bậc cha mẹ thì bắt đầu chấp nhận tinh thần doanh nhân hơn. Giờ đây, tham gia một công ty mới thành lập là “mốt” ở Trung Quốc – y như ở Thung lũng Silicon. Và việc thất bại, làm lại từ đầu cũng ngày càng được chấp nhận hơn.
Tại tất cả các thành phố lớn của Trung Quốc đều có những doanh nghiệp mới thành lập. Theo Lux Research, vốn đầu tư vào kinh doanh ở Trung Quốc đã lên tới 5,4 tỷ USD trong năm 2010 – tăng 70% so với năm trước. Có rất nhiều những Angel và Venture Capital đến nỗi giới đầu tư phải cạnh tranh với nhau để được đầu tư. Một đơn vị mới thành lập mà tôi đi thăm tuần trước ở Bắc Kinh, tên là Café Garage, đang tặng không gian văn phòng và Internet miễn phí cho các doanh nghiệp mới khởi sự, đổi lấy việc họ được đứng lên đầu trong hàng ngũ những nhà đầu tư.
Trong chuyến đi gần đây của tôi, hồi tuần qua, tôi cũng dạy học ở Đại học Thanh Hoa, trong một chương trình khởi nghiệp do Trung tâm Doanh nhân UC-Berkeley tổ chức. Sinh viên ở đó rất giống với những sinh viên tôi dạy ở Duke và Berkeley. Họ khao khát kiến thức, quan hệ, và ý tưởng. Sự khác biệt duy nhất mà tôi để ý thấy là cách họ trả lời câu hỏi sau: Tại sao bạn muốn trở thành doanh nhân? Sinh viên Mỹ thường nói về việc tạo dựng gia sản và thay đổi thế giới. Sinh viên Trung Quốc thì bảo họ coi kinh doanh là một cách để vượt lên trên “hệ thống”, để trở thành người chủ của chính mình và để tạo ra con đường riêng đến thành công. Rõ ràng họ không thích thú ý tưởng làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh, một chính quyền chuyên quyền độc đoán, hay là cho cái mà họ coi là một công ty đa quốc gia nhiều cơ hội của nước ngoài.
Mỗi năm đều có hàng chục nghìn người nhập cư có học vấn từ Mỹ trở về Trung Quốc, đem đến cho hệ thống doanh nghiệp ở Trung Quốc một sự tăng trưởng mạnh mẽ. Những người hồi hương này đang đào tạo cho người trong nước biết cách làm thế nào để xây dựng những công ty kiểu Thung lũng Silicon.
Hãy lấy Robert Hsiung làm ví dụ. Tốt nghiệp Đại học Stanford năm 2008, anh đã nhận được vài cơ hội việc làm ở Thung lũng Silicon, Singapore và Hong Kong. Nhưng anh quyết định trở thành doanh nhân và chuyển tới Bắc Kinh, vì nền kinh tế đang bùng nổ và số người Trung Quốc sử dụng Internet đang gia tăng nhanh chóng. Doanh nghiệp đầu tiên của Robert, một công ty mạng xã hội tên là OneCircle.cc, chỉ thành công khiêm tốn. Công ty tiếp theo của anh, FoxFly, cũng thất bại vì những đối thủ lớn hơn đã tràn vào thị trường của Robert. Tháng 8 vừa qua, anh khởi sự doanh nghiệp thứ ba, chuyên về phát triển một ứng dụng mạng chuyên nghiệp. Robert nói với tôi rằng anh ta hoàn toàn không thấy có vấn đề gì khi tuyển dụng những sinh viên kỹ thuật hàng đầu. Và cho dù anh đã từng thất bại, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn sẵn sàng đầu tư hàng trăm nghìn đôla vào công ty mới nhất của anh.
Trung Quốc có cơ hội tiếp nhận toàn bộ nguồn năng lượng mới này và dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo. Nhưng điều ấy không có nghĩa là họ sẽ làm như thế. Tôi đã hỏi sinh viên và doanh nhân sở tại về các trở ngại mà họ biết mình sẽ phải đối mặt. Gần như tất cả đều nói đến hai nỗi sợ: Rằng một công ty quy mô lớn hơn – như là Baidu hay Tencent – sẽ ăn cắp công nghệ của họ, vì luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc không có hiệu lực gì; và rằng một khi họ đã đạt được những thành công to lớn, quan chức chính phủ sẽ nhào vào kiểm soát công ty hoặc đòi chia phần.
Chừng nào nền pháp quyền của Trung Quốc còn chưa được củng cố và doanh nhân chưa có được sự tự do mà họ cần, chừng đó Trung Quốc còn có thể chứng kiến rất nhiều hoạt động khởi nghiệp, nhưng những sáng tạo làm thay đổi thế giới thì sẽ không xuất hiện. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc đã dẹp bỏ được những trở ngại cuối cùng rồi, thì ta phải coi chừng.
Ảnh: Một cậu bé đeo mặt nạ kinh kịch vẫy lá cờ Trung Hoa trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, ngày 1-3-2011. Ảnh: Jason Lee/ Reuteurs.
Thủy Trúc dịch từ The Washington Post
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Bài đăng phổ biến
-
Đại tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ...
-
1. Bổ sung, hồi 8h20′, độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi: “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV...
-
Trangha's Blog Đàn bà đích thực Trang chủ About Ảnh cá nhân Nước hoa Wallpaper photos Tin tức báo chí Trang Hạ c...
-
Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chứ...
-
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn được Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước cử tọa dự APEC CEO Summit tại Đà Nẵng, ngày 10/11/2017. ...
-
Lời dẫn: Có một số bạn đọc nhắn tin, cho rằng Google.tienlang không công bằng khi chỉ đăng các bài phê phán "Bên Thắng cuộc". V...
-
NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI ! Vũ Công Minh Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì n...
-
Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyễn Đăng Quang. Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải đ...
-
BÀI THƠ: BỐN CHỮ NHẤT, MẠC ĐĨNH CHI 青天一 朵 雲 烘爐一點雪 上苑一枝花 瑤池一片月 噫雲散雪消花殘月缺 Phiên âm: Thanh thiên nhất đóa vân, Hồng lô ...
-
Phạm Trần & Phạm Viết Đào. Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến...
Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011
Trung Quốc đang hướng tới sụp đổ?
Samuel A Bleicher
13-09-2011
Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.
Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Kế đến là do sự điều hành thiếu hữu hiệu: các quyền sở hữu đáng tin cậy, nền hành chính trung thực, sự giám sát pháp lý công bằng. Sự điều hành thiếu hữu hiệu kể trên không những gây khó khăn về mặt xã hội, mà còn được coi như là chướng ngại quan trọng, ngăn cản nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu gần đây cho rằng, tiến bộ kinh tế tương quan với sự quản lý điều hành tốt, Mark Whitehouse công bố trên báo Wall Street Journal rằng: “Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giúp người dân thoát khỏi thứ hạng các nước nghèo nhất. Nhưng nếu kinh nghiệm của các nước khác là một chỉ dấu nào đó, thì Trung Quốc cần một cuộc cách mạng để trở thành một quốc gia giàu có“.
Một sức ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của chính phủ không bền vững. Theo Strafor, sự mất cân đối trong đầu tư ở Trung Quốc, cấu trúc kinh tế theo kiểu vụ lợi, chắc chắn tạo ra “một cuộc chạy đua không những giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc thậm chí giữa Trung Quốc và thế giới” mà là “một cuộc đua để xem điều gì sẽ đập vỡ Trung quốc trước, sự mất cân bằng nội tại của chính Trung Quốc hay quyết định của Hoa Kỳ thực hiện biện pháp vụ lợi hơn đối với mậu dịch quốc tế“.
Khi một hoặc nhiều sức ép kể trên gây ra sự trì trệ kéo dài hoặc suy thoái kinh tế, chính quyền ÐCSTQ sẽ không thể đem lại tăng trưởng kinh tế như đã hứa hẹn. Các thảm họa kinh tế và xã hội sắp xảy ra, gồm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu thô nhập khẩu đắt đỏ ngày càng nhiều, nhu cầu xuất khẩu bị giảm đáng kể, các vụ bạo loạn do công nhân nghành xuất khẩu và các sinh viên đại học tốt nghiệp bị thất nghiệp gần đây, sự sụp đổ trong ngành bất động sản, lạm phát tăng nhanh và sự khan hiếm thực phẩm ở các vùng thành thị.
Một cách rõ ràng hay ngầm hiểu, nhiều điều trong các cuộc thảo luận về “con đường không bền vững” cho rằng, sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế sẽ huỷ diệt chế độ CSTQ, một khi chế độ này thất bại trong thực hiện được hợp đồng xã hội. Có nhiều thay đổi chế độ tương tự, từ sự sụp đổ mang tính lịch sử của các triều đại Trung Quốc và sự sụp đổ của Liên Xô cùng chế độ cộng sản ở các nước đồng minh Ðông Âu, cho đến Cách Mạng màu trong những năm 2000, và gần đây là các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia, Ai cập, Yemen, Lybia và Syria.
Tuy nhiên, đặc tính của một nước Trung Quốc đương đại lại hoàn toàn khác so với những nước đã có sự thay đổi chế độ vừa kể. Đặc thù của Trung Quốc khiến cho chế độ CSTQ khó có thể tan rã đột ngột, ngay cả khi phải liên tục đối mặt với khó khăn về kinh tế. Câu hỏi thực sự là, liệu chế độ này sẽ đáp ứng bằng cách thay đổi thành một chế độ cởi mở hơn, một chế độ có sự tham gia của quần chúng, hay một nền chuyên chế ngày càng tàn bạo và bị cô lập. Chỉ có giới lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc là những người cuối cùng có thể thực hiện sự lựa chọn hệ trọng này. Hoa Kỳ và phương Tây cần đi những bước thận trọng để tránh bị cho là nguyên nhân gây ra sự nguy khốn về kinh tế ở Trung Quốc.
Tác động của các yếu tố kinh tế và văn hóa
Mặc dù có những điểm giống nhau có thể dễ dàng nhận ra, chế độ CSTQ chắc chắn sẽ không sụp đổ giống như chế độ chuyên chế toàn trị ở Liên Xô hoặc chế độ Mubarak ở Ai Cập. Trung Quốc thuộc loại khác, do vấn đề dân số và văn hóa, cấu trúc kinh tế và chính trị hợp thành một thể thống nhất có tính quốc gia, cũng như bản chất của sự đối kháng quần chúng. Quan niệm cho rằng, khi tăng trưởng kinh tế chấm dứt sẽ làm cho chế độ CSTQ sụp đổ, đã bỏ qua yếu tố thực tế về xã hội Trung Quốc.
Đặc thù của Trung Quốc trước hết là tính đồng nhất về văn hóa của nước này. Trong số 1,3 tỷ dân thì 92% là người Hán, có cùng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và các quan điểm triết lý, và thể chất tương tự, làm giảm thiểu sự chia rẽ. Dân chúng ở các vùng tự trị Quảng Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương có đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, diện mạo, và với nhiều mức độ khác nhau, họ xem mình không phải người Hoa. Nhưng không một sắc tộc nào trong số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc có đông hơn 1,25% dân số Trung Quốc. Tây Tạng là những người được quốc tế biết rõ nhất, dân số cũng chưa tới 6 triệu người. Hơn nữa, thực tế địa lý ràng buộc chặt chẽ giữa các vùng tự trị đó với Trung Quốc về mặt kinh tế, và chế độ CSTQ đang thúc đẩy các mối liên hệ đó qua việc di cư người Hán.
Liên Xô là nước có “kịch bản thay đổi chế độ” duy nhất gần giống Trung Quốc về mặt qui mô dân số, nhưng ngay từ đầu, Liên Xô đã là một liên bang, gồm các nước cộng hòa tách biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và có mức sống khác nhau. Phần lớn những nước đã từng trải qua sự thay đổi chế độ là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều và không đồng nhất về văn hóa. Ai Cập là nước lớn nhất trong các nước xảy ra cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, cũng chỉ có 78 triệu người, và khoảng 90% dân số theo đạo Hồi. Năm trong mười tám tỉnh ở Trung Quốc có dân số lớn hơn thế. Nước lớn nhất đã xảy ra Cách Mạng màu là Ukraine, có dân số dưới 50 triệu người, trong đó có 20% là người sắc tộc và sử dụng tiếng Nga.
Văn hóa Trung Hoa đã duy trì tính liên tục bền vững, nhưng cấu trúc kinh tế và xã hội đã thay đổi một cách đột ngột trong 30 năm qua. Hầu hết các hoạt động kinh tế giờ đây là một phần của một thể hợp nhất, với các công ty nhà nước và tư nhân trên danh nghĩa do chính quyền chỉ đạo, hợp tác để mở rộng sản xuất. Khoảng một nửa dân số sống ở thành thị. Chính sách định hướng xuất khẩu về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” đã khiến các vùng duyên hải giàu có phụ thuộc nặng nề vào sự thâm nhập thị trường nước ngoài và nguồn lao động nội địa, cũng như nguyên liệu thô.
Khác với các triều đại Trung Quốc trước đây, nông nghiệp không còn là yếu tố chi phối hệ thống kinh tế Trung Quốc. Nền tài chính của chế độ CSTQ không còn phụ thuộc vào thuế của các sản phẩm nông nghiệp. Thay vào đó, Trung Quốc trợ cấp các vùng nông thôn bằng ngân quĩ có được từ xuất khẩu. Nguồn dự trữ ngoại tệ dùng để nhập khẩu thực phẩm trong giai đoạn đói kém và hạn hán. Một cuộc nổi dậy của nông dân giống như thế đã từng bị các triều đại phong kiến đàn áp, khó có thể xảy ra để lật đổ chế độ hiện tại.
Nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô không có sự trao đổi mậu dịch với nước ngoài, các sản phẩm và dịch vụ còn tương đối thô sơ và bị lệch theo hướng có lợi cho Moscow và St. Petersburg (2 trung tâm quyền lực chính trị của Liên Xô thời bấy giờ – ND). Các nước cộng hòa ở châu Âu và các đồng minh Liên Xô đã dự đoán chính xác rằng, có thể cải thiện nhanh mức sống bằng cách thoát khỏi Liên Xô và mở cửa giao thương với Tây Âu. [Trong khi đó] không hề có sự thúc đẩy tương tự ở một vùng nào của Trung Quốc vốn đã được hưởng lợi từ thương mại quốc tế cũng như đang dựa vào mậu dịch quốc tế. Bất kỳ tỉnh nào cố tách ra khỏi Trung Quốc sẽ chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế.
Mặc dù thu nhập trung bình ở Trung Quốc gần bằng những nước đã trải qua cách mạng Mùa xuân Ả Rập và Cách Mạng màu, hơn 200 triệu người Trung Quốc hiện đang được hưởng đời sống “trung lưu” thành thị. Tình trạng kinh tế của họ phụ thuộc vào sản xuất ở các xí nghiệp, xây dựng, thương mại quốc tế và tài chính. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc năm 2008 là 4%, và hầu hết mọi người đều có việc làm vì lý do kinh tế lẫn văn hóa. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 được báo cáo là 30% ở Lybia, 14% ở Tunisia và 8% ở Ai Cập và đó là con số trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không kể đến xuất khẩu dầu, những nước Ả Rập này là những nước kém phát triển nhất, năng suất lao động kém hiệu quả nhất trên thế giới.
Các lực lượng chính trị đối lập
Giờ đây, chế độ CSTQ thực hiện theo mô hình lãnh đạo ở các tập đoàn công ty, với các nhiệm kỳ đã được xác định rõ, đem lại một mức độ ổn định mà các chế độ cộng sản khác chưa bao giờ đạt được. Sự quá đáng của Mao và “Bè lũ bốn tên” cảnh báo chống lại bất cứ điều gì dẫn đến sự cai trị của một người. Trung Quốc mong muốn được quốc tế tôn trọng, với khuynh hướng có tính văn hóa sâu sắc, ủng hộ sự đồng thuận, ngăn cản bất cứ ý kiến cấp tiến nào, nên chỉ có thể quyết định được những chuyện nhỏ mà mọi người đồng thuận (*). Chế độ ủy ban không rõ ràng là sự tương phản của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân”, có mặt ở hầu hết các nước đã trải qua sự thay đổi chế độ đột ngột.
Mục tiêu của chế độ CSTQ là “một xã hội hài hòa” dựa trên “qui luật phát triển khoa học”. Một số ít người Trung Quốc nghi ngờ giới lãnh đạo trung ương muốn cải thiện kinh tế tốt hơn, bất cứ điều gì họ nghĩ tới, đều dẫn đến vấn đề nhân quyền. Một lực lượng đối lập thống nhất chống lại các ủy ban hoạt động theo phương pháp đồng thuận thì khó hơn là chống lại một cá nhân lãnh đạo tự khoe khoang, tô vẽ, rất dễ nhìn thấy.
Về mặt hành chính, chế độ CSTQ là một thể chế thống nhất. Quan chức trong các tỉnh thay phiên nhau điều hành và thường ít có sự liên hệ với hệ thống pháp lý mà họ điều hành. Tương tự, quân đội cũng hoạt động như một tổ chức quốc gia thống nhất. Các sỹ quan quân đội cao cấp là đảng viên Ðảng Cộng sản, tham gia một cách tích cực. Sự sắp đặt này nhằm cổ vũ cho sự trung thành đối với thể chế quốc gia và ngăn chặn các liên minh đối lập hoặc các lực lượng ly khai tiềm ẩn.
Do mối liên hệ sâu sắc về chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, hoạt động [của đất nước] sẽ không thực tế nếu thiếu [sự điều hành của] một chính phủ trung ương hữu hiệu. Phá vỡ [sự thống nhất quốc gia] sẽ bị nguyền rủa về mặt tâm lý đối với đa số người dân Trung Quốc, những người được học về một nước Trung Quốc “yếu đuối” bị các cường quốc đế quốc làm nhục hồi thế kỷ 19. Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ làm cho người dân Trung Quốc đoàn kết để chống lại.
Hơn nữa, trong một thế giới được trang bị vũ khí nguyên tử và liên kết với nhau về mặt kinh tế, các nước khác cũng muốn làm việc với một chế độ trung ương có quyền hành về quân đội, chính trị và kinh tế. Việc các cường quốc và các tổ chức quốc tế tiếp tục công nhận chế độ CSTQ sẽ phá hoại các phong trào đối lập và ly khai. Thời kỳ “các nước trong tình trạng chiến tranh” xuất hiện trở lại (hoặc đưa Ðài Loan trở về với Đại Lục) là điều không thể tưởng tượng có thể xảy ra trong thế kỷ 21.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính quyền, các vụ biểu tình, nổi loạn và các hành động bạo lực đã xảy ra ở Trung Quốc hàng năm. Nhưng hầu như tất cả đều phát sinh từ những hành vi tệ hại ở cấp địa phương hoặc công ty: các kiểu làm ăn suy đồi [về đạo đức] như: giả mạo thực phẩm, xây dựng trường học bằng hàng dỏm, làm ô nhiễm môi trường hoặc đối xử tuỳ tiện với những người dân dám thách thức các quan chức tham nhũng. Các nhóm chống đối thường kêu gọi sự giúp đỡ của [chính quyền] Bắc Kinh, thỉnh thoảng chính quyền cũng trở thành anh hùng do thực hiện các hành động sửa sai.
Chế độ CSTQ tấn công dữ dội vào bất kỳ tổ chức quốc gia nào mà họ không công nhận, dù là tổ chức tôn giáo (Pháp Luân công) hay chính trị (Tuyên ngôn 2008). Lo sợ về một cuộc “Cách mạng hoa nhài” ở Trung Quốc hay các cuộc biểu tình nhỏ tổ chức trên mạng Twitter đã xảy ra trong năm 2011, các bộ phận an ninh Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đánh phủ đầu, kể cả việc bắt giữ và làm biến mất những người “gây rối” như họa sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị và 20 luật sư nhân quyền hàng đầu của nước này. Chế độ này cũng bắt đầu kiểm soát các phương tiện liên lạc điện tử hết sức tinh vi. Những hành động đó đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa nhỏ nhặt nào có thể tồn tại mà họ thấy.
Thời Trung Hoa đương đại chỉ có vài sự kiện có thể tập trung sự giận dữ ảnh hưởng tới chế độ. Các cuộc bầu cử có nhiều ứng viên trong nội bộ đảng chỉ xảy ra ở cấp địa phương. Chẳng có sự thống nhất quan trọng nào có thể so sánh được với các cuộc bầu cử gian lận ở những nước xảy ra Cách Mạng màu. Bất kỳ sự chống đối đáng kể nào đối với thể chế quốc gia này đều phải đối mặt với thực tế khó khăn lớn, khi thiếu một tổ chức hoặc không có những người lãnh đạo ở tầm quốc gia.
Sự bất bình về tai nạn tàu cao tốc gần Ôn Châu xảy ra gần đây đã lan rộng trong quần chúng và tiếp theo là sự che đậy bằng cách dập tắt các tin tức có liên quan, cho thấy có khả năng [xảy ra] một kiểu châm ngòi khác [cho quần chúng]. Bộ Ðường sắt Quốc gia chịu trách nhiệm trực tiếp về chương trình tàu cao tốc, và vì vậy sự căm ghét của công chúng nhắm trực tiếp vào cấp trung ương của chế độ CSTQ. Chính quyền đã sa thải 3 viên chức cao cấp trong Bộ Ðường sắt và chắc chắn sẽ đền bù thiệt hại cho những người bị thương, nhưng các hành động như thế không giải quyết được mối lo ngại sâu sắc của người dân về chính sách, sự minh bạch, và xử lý vấn đề đúng luật. Một thảm họa lớn như vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân Fukushima tan chãy có thể dấy lên sự chống đối chế độ CSTQ mạnh mẽ và liên tục. Tuy nhiên, mặc dù các dự án được kiểm soát ở tầm quốc gia, đặc biệt là các nhà máy năng lượng hạt nhân, sẽ trở nên phổ biến hơn khi Trung Quốc tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật, khả năng một tai nạn lớn có thể làm rung chuyển chế độ CSTQ dường như rất nhỏ.
Ðiều gì sẽ xảy ra với chế độ Cộng sản Trung Quốc
Những ví dụ về ‘kịch bản thay đổi chế độ’ cho thấy, người dân bị thúc đẩy để lật đổ các chế độ toàn trị khi chính quyền ở những nước này đe dọa sự sống còn của các phe nhóm không đủ mạnh, thất bại trong việc lập chính sách giải quyết vấn đề thất nghiệp và lạm phát cao, hoặc tham gia các hoạt động phi pháp trắng trợn để tiếp tục nắm quyền, khi đương đầu với sự giận dữ của đông đảo quần chúng chống đối. Những điều vừa kể, không có điều nào áp dụng vào tình hình Trung Quốc hiện nay.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi. Một kết quả có thể xảy ra [do suy thoái] sẽ là đấu đá chính trị nội bộ làm cho các phe phái suy yếu hơn, khi tìm cách bảo vệ phần (kinh doanh, tài sản) của họ trong một nền kinh tế trì trệ. Một kết quả khác nữa là Trung Quốc sẽ ngày càng bận tâm đối phó với thách thức nội bộ và ít quan tâm đến vai trò lãnh đạo, hay thậm chí vai trò đáp ứng trong quan hệ toàn cầu.
Ðể giảm bớt sự bất mãn cao độ [trong quần chúng] về việc điều hành kinh tế kém cỏi liên tục kéo dài, ÐCSTQ có thể sẽ không bầu lại người giữ chức chủ tịch thêm nhiệm kỳ thứ hai, hoặc thậm chí chủ tịch có thể từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, những điều làm cho kinh tế suy thoái sẽ không biến mất. Không có chủ tịch mới nào sẽ có thể ngăn chặn được sự suy thoái.
Ban lãnh đạo mới có thể không làm vừa lòng công chúng được lâu, đặc biệt do sự thay thế này cũng đến từ một quá trình [chọn lựa] không rõ ràng như cũ và cũng từ những cán bộ cũ là đảng viên ĐCS Trung Quốc. Khác với một cuộc bầu cử thực sự, quá trình thay thế lãnh đạo này sẽ không tạo ra sự tin tưởng trong dân chúng về các nhà lãnh đạo mới, hay bất kỳ sự quan tâm nào đến sự thành công của họ. Khôi hài hơn, sự thay đổi trong giới lãnh đạo ĐCSTQ không dự trù trước có thể bị coi như thừa nhận thất bại, điều này thúc đẩy nhu cầu thay đổi hệ thống chính trị thực sự hơn nữa. Kết quả cuối cùng có thể lại là sự lo sợ hoang tưởng hơn trong giới lãnh đạo, dẫn tới sự thay đổi mang tính hình thức, gia tăng ảnh hưởng hoặc thậm chí nắm quyền quân đội và các cơ quan an ninh.
Do phải đối phó với các vấn đề vô cùng khó khăn về môi trường và kinh tế, chế độ ÐCSTQ có thể sẽ cố thử nhiều cách cải cách khác nhau như kiểu công khai (glasnost) và đổi mới (perestroika), cho phép sự tham gia chính trị rộng rãi hơn [trong dân chúng]. Mục tiêu của những cải cách này là giảm bớt nỗi bất bình trong dân chúng, cho người dân có cảm giác lớn hơn trong việc tham gia và ủng hộ chính sách của chế độ.
Chiến lược này gồm, gia tăng nỗ lực giảm bớt tệ nạn tham nhũng ở địa phương. Cho phép sử dụng nhiều hơn hệ thống toà án, điều trần chính phủ, truyền thông và các hệ thống khác để dân chúng bày tỏ nỗi bất bình, cũng như sửa sai, bồi thường. Những điều vừa kể, có thể lái sự tức giận của công chúng sang hướng khác, tránh sự nổi đậy. Những bước đi đó có lẽ là chiến thuật tốt nhất để bảo đảm sự sống còn của chế độ về lâu dài, vượt qua thời kỳ khó khăn trước mắt.
Tuy vậy, việc mở rộng sự thay đổi để quần chúng tham gia [điều hành đất nước] là điều tất yếu. Rõ ràng là chế độ CSTQ hiện nay tin tưởng rằng, bất kỳ sự phát tán quyền lực cai trị đáng kể nào, cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu không thể chấp nhận được, hoặc dẫn đến sự kết thúc của chế độ.
Một khả năng tiềm ẩn khác là, khi nền kinh tế liên tục trì trệ, bất mãn sẽ gia tăng, điều này sẽ thúc đẩy gia tăng cường độ đàn áp các tổ chức, cũng như đàn áp những tiếng nói đối lập thật sự hoặc tiềm tàng. Ông James Fallows, một nhà quan sát nhạy bén cho rằng, quá trình này đã bắt đầu, ở một mức độ nào đó là các phản ứng của chính quyền đối với cách mạng Mùa Xuân Ả Rập. Kết quả là sự gia tăng ảnh hưởng của quân đội và các cơ quan an ninh có thể đẩy chính sách của chính quyền theo hướng đàn áp và độc tài hơn. Một đặc tính của nhiều chế độ toàn trị đó là, dần dần biến thành chủ nghĩa quân phiệt và về mặt này có lẽ Trung Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ.
Về lâu dài, các biện pháp này dường như có thể phát sinh sự bất mãn và chống đối nhiều hơn trong dân chúng khi điều kiện kinh tế và chính trị không được cải thiện. Nếu sự chuyên chế toàn trị và kinh tế thường xuyên sa sút, kèm theo nạn tham nhũng tiếp tục, tự tung tự tác, đàn áp, bất công, và nếu các quyền lợi của giới công chức, chính trị và kinh tế làm cho các nguồn tài nguyên chệch khỏi quyền lợi của toàn bộ dân chúng, chế độ CSTQ cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự chống đối của đông đảo quần chúng. Trong cơn tuyệt vọng, chế độ này thậm chí có thể đe dọa các nước láng giềng bằng quân sự, hoặc một thủ đoạn chính trị nội bộ có tính toán, hoặc là kết quả của một sự sợ hãi và hoang tưởng trong giới lãnh đạo. Kết quả này có khả năng sẽ tàn phá cả Trung Quốc lẫn thế giới bên ngoài.
Phương tây và sự suy thoái của Trung Quốc
Rất nhiều bằng chứng cho thấy, sự tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc không bền vững do nhiều nguyên nhân. Nếu quả thực như vậy, Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn, bất kể đặc trưng của chế độ cai trị như thế nào. Sự suy thoái của Trung Quốc, đặc biệt nếu gây ra tình trạng hỗn loạn ở đó, có thể gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc như một cỗ máy cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như một đối tác về hợp tác hòa bình trong vấn đề kiểm soát phổ biến hạt nhân. Sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế lâu dài [ở Trung Quốc] ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Trong ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ và châu Âu theo đuổi một loạt chính sách thiết kế nhằm đưa Trung Quốc vào hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trong Quốc Hội [Mỹ] lập luận rằng, Trung Quốc hiện quá mạnh, đã đến lúc phải đòi Trung Quốc thay đổi chính sách vụ lợi về định giá tiền tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và các vấn đề nhân quyền. Nhưng thay đổi hướng đi của Mỹ và châu Âu trong lúc này có thể là bước đi không thích hợp.
Mặc dù Trung Quốc hiện nay có vẻ giống một đối thủ chính trị và kinh tế đang trỗi dậy, tình trạng đó có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Các dự đoán sai lầm về “Nhật Bản là số một” cách nay ba thập niên, nên dùng để cảnh báo thế giới bên ngoài, không nên phản ứng quá mức về “mối đe dọa Trung Quốc“. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ trong việc đáp trả chính sách vụ lợi về tiền tệ và trao đổi mậu dịch, cũng như không tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ, cho dù chính đáng, nhưng có thể gây ấn tượng ở Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ đã tạo ra, hay ít nhất cũng đã thúc đẩy và làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái trầm trọng hơn. Hoa Kỳ nên tránh, không để cho ÐCSTQ có bất cứ lý do nào cáo buộc Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra các tai họa ở Trung Quốc. Nếu toàn bộ người dân Trung Quốc xem Mỹ là nguyên nhân gây ra tai họa, thì quan hệ Mỹ – Trung có thể bị hủy hoại trong nhiều thập kỷ.
Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế cũng nên nhìn nhận rằng, khi kinh tế Trung Quốc xấu đi, bất kỳ sự vận động quân sự mang tính đối đầu nào cũng dễ gặp phải sự leo thang [chống đối], hơn là sự nhân nhượng. Sự đối đầu có thể đẩy chế độ CSTQ vốn đang chật vật, thực hiện chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến, tập hợp dân chúng đứng lên. Chế độ CSTQ đã tẩy não người dân và sử dụng tình cảm chống Nhật như mục đích chính trị đối với những người Trung Quốc sinh ra sau Đệ nhị Thế chiến rất lâu. Chiêu bài “mối đe doạ ngoại bang” sẽ được dùng để cổ vũ dân chúng đoàn kết, cũng như biện hộ cho bất kỳ sự đàn áp nào đối với thành phần đối lập trong nội bộ xuất hiện, dù đó là sự chống đối thực hay chỉ là cảm nhận. Chế độ CSTQ cũng ưu tiên gia tăng chi tiêu quốc phòng và đánh lạc hướng quần chúng khỏi các diễn biến bất lợi về sinh thái cũng như kinh tế. Hoa Kỳ nên thật sự cố gắng, tránh trở thành kẻ thù mới của Trung Quốc. Mỹ cần đi những bước thận trọng để tránh làm cho sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc càng tồi tệ hơn, cho cả Trung Quốc lẫn các nước còn lại trên thế giới.
Nguyễn Trùng Dương dịch từ Foreign Policy in Focus
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
———–
Ảnh: Tập Cận Bình, có thể là lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Ghi chú của editor:
(*) China’s desire for international respectability, along with a deep cultural bias favoring consensus, discourages anything more radical than “muddling through”: Do văn hóa Trung Quốc không chấp nhận sự khác biệt, nên tất cả mọi người phải đồng thuận về một vấn đề nào đó thì mới thông qua. Trên thực tế, con người vốn sinh ra đã không giống nhau, nên rất khó có thể tìm sự đồng thuận của tất cả mọi người trong cùng một vấn đề. Vì không chấp nhận ý kiến khác biệt, nên Trung Quốc không thể thực hiện những quyết định lớn, bởi thiếu sự đồng thuận của tất cả mọi người, mà chỉ có thể thực hiện những việc nhỏ. Điều này hoàn toàn trái ngược với văn hóa Mỹ và phương Tây: chấp nhận sự khác biệt.
13-09-2011
Có một hợp đồng xã hội được ngầm hiểu, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa người dân Trung Quốc với chính quyền. [Theo hợp đồng đó] người dân chấp nhận sự chuyên chế của Ðảng Cộng sản Trung Quốc, với tệ nạn tham nhũng và sự tham gia tối thiểu của công chúng [trong việc điều hành đất nước], chính quyền cộng sản Trung Quốc không ngừng cải thiện nhanh đời sống kinh tế. Nhưng hợp đồng xã hội đó đang có nguy cơ bị phá vỡ, do Trung Quốc đang trên con đường [phát triển] không bền vững, sẽ dẫn đến sự trì trệ hoặc suy giảm kinh tế trong những thập niên tới.
Thủ phạm đứng sau sự suy thoái đang đe dọa Trung Quốc là các giới hạn sinh thái, hiện đứng đầu danh sách này. Chẳng hạn như, trong quyển sách khi một tỷ người Trung Quốc hành động (Nguyên văn: When A Billion Chinese Jump), Jonathan Watts liệt kê danh mục các thảm họa sinh thái hiện tại, cũng như các thảm họa tiềm ẩn: khai thác mỏ than đến cạn kiệt ở các tỉnh miền Tây khô ráo, đánh bắt cá và hải sản quá mức, thiếu nước và ô nhiễm nước công nghiệp, khai thác các khu rừng nguyên sinh và đồng cỏ đến mức không thể phục hồi được, tất cả những điều vừa kể càng làm tăng thêm hiệu ứng do sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
Kế đến là do sự điều hành thiếu hữu hiệu: các quyền sở hữu đáng tin cậy, nền hành chính trung thực, sự giám sát pháp lý công bằng. Sự điều hành thiếu hữu hiệu kể trên không những gây khó khăn về mặt xã hội, mà còn được coi như là chướng ngại quan trọng, ngăn cản nền kinh tế tiếp tục phát triển. Những nghiên cứu gần đây cho rằng, tiến bộ kinh tế tương quan với sự quản lý điều hành tốt, Mark Whitehouse công bố trên báo Wall Street Journal rằng: “Trung Quốc đã đạt được tiến bộ lớn trong việc giúp người dân thoát khỏi thứ hạng các nước nghèo nhất. Nhưng nếu kinh nghiệm của các nước khác là một chỉ dấu nào đó, thì Trung Quốc cần một cuộc cách mạng để trở thành một quốc gia giàu có“.
Một sức ép thứ ba lên hệ thống của Trung Quốc là sự lựa chọn kinh tế vĩ mô của chính phủ không bền vững. Theo Strafor, sự mất cân đối trong đầu tư ở Trung Quốc, cấu trúc kinh tế theo kiểu vụ lợi, chắc chắn tạo ra “một cuộc chạy đua không những giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoặc thậm chí giữa Trung Quốc và thế giới” mà là “một cuộc đua để xem điều gì sẽ đập vỡ Trung quốc trước, sự mất cân bằng nội tại của chính Trung Quốc hay quyết định của Hoa Kỳ thực hiện biện pháp vụ lợi hơn đối với mậu dịch quốc tế“.
Khi một hoặc nhiều sức ép kể trên gây ra sự trì trệ kéo dài hoặc suy thoái kinh tế, chính quyền ÐCSTQ sẽ không thể đem lại tăng trưởng kinh tế như đã hứa hẹn. Các thảm họa kinh tế và xã hội sắp xảy ra, gồm sự phụ thuộc vào các nguyên liệu thô nhập khẩu đắt đỏ ngày càng nhiều, nhu cầu xuất khẩu bị giảm đáng kể, các vụ bạo loạn do công nhân nghành xuất khẩu và các sinh viên đại học tốt nghiệp bị thất nghiệp gần đây, sự sụp đổ trong ngành bất động sản, lạm phát tăng nhanh và sự khan hiếm thực phẩm ở các vùng thành thị.
Một cách rõ ràng hay ngầm hiểu, nhiều điều trong các cuộc thảo luận về “con đường không bền vững” cho rằng, sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế sẽ huỷ diệt chế độ CSTQ, một khi chế độ này thất bại trong thực hiện được hợp đồng xã hội. Có nhiều thay đổi chế độ tương tự, từ sự sụp đổ mang tính lịch sử của các triều đại Trung Quốc và sự sụp đổ của Liên Xô cùng chế độ cộng sản ở các nước đồng minh Ðông Âu, cho đến Cách Mạng màu trong những năm 2000, và gần đây là các cuộc nổi dậy Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia, Ai cập, Yemen, Lybia và Syria.
Tuy nhiên, đặc tính của một nước Trung Quốc đương đại lại hoàn toàn khác so với những nước đã có sự thay đổi chế độ vừa kể. Đặc thù của Trung Quốc khiến cho chế độ CSTQ khó có thể tan rã đột ngột, ngay cả khi phải liên tục đối mặt với khó khăn về kinh tế. Câu hỏi thực sự là, liệu chế độ này sẽ đáp ứng bằng cách thay đổi thành một chế độ cởi mở hơn, một chế độ có sự tham gia của quần chúng, hay một nền chuyên chế ngày càng tàn bạo và bị cô lập. Chỉ có giới lãnh đạo và nhân dân Trung Quốc là những người cuối cùng có thể thực hiện sự lựa chọn hệ trọng này. Hoa Kỳ và phương Tây cần đi những bước thận trọng để tránh bị cho là nguyên nhân gây ra sự nguy khốn về kinh tế ở Trung Quốc.
Tác động của các yếu tố kinh tế và văn hóa
Mặc dù có những điểm giống nhau có thể dễ dàng nhận ra, chế độ CSTQ chắc chắn sẽ không sụp đổ giống như chế độ chuyên chế toàn trị ở Liên Xô hoặc chế độ Mubarak ở Ai Cập. Trung Quốc thuộc loại khác, do vấn đề dân số và văn hóa, cấu trúc kinh tế và chính trị hợp thành một thể thống nhất có tính quốc gia, cũng như bản chất của sự đối kháng quần chúng. Quan niệm cho rằng, khi tăng trưởng kinh tế chấm dứt sẽ làm cho chế độ CSTQ sụp đổ, đã bỏ qua yếu tố thực tế về xã hội Trung Quốc.
Đặc thù của Trung Quốc trước hết là tính đồng nhất về văn hóa của nước này. Trong số 1,3 tỷ dân thì 92% là người Hán, có cùng ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và các quan điểm triết lý, và thể chất tương tự, làm giảm thiểu sự chia rẽ. Dân chúng ở các vùng tự trị Quảng Châu, Nội Mông, Tây Tạng, và Tân Cương có đặc thù ngôn ngữ, văn hóa, diện mạo, và với nhiều mức độ khác nhau, họ xem mình không phải người Hoa. Nhưng không một sắc tộc nào trong số 56 dân tộc thiểu số ở Trung Quốc có đông hơn 1,25% dân số Trung Quốc. Tây Tạng là những người được quốc tế biết rõ nhất, dân số cũng chưa tới 6 triệu người. Hơn nữa, thực tế địa lý ràng buộc chặt chẽ giữa các vùng tự trị đó với Trung Quốc về mặt kinh tế, và chế độ CSTQ đang thúc đẩy các mối liên hệ đó qua việc di cư người Hán.
Liên Xô là nước có “kịch bản thay đổi chế độ” duy nhất gần giống Trung Quốc về mặt qui mô dân số, nhưng ngay từ đầu, Liên Xô đã là một liên bang, gồm các nước cộng hòa tách biệt về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và có mức sống khác nhau. Phần lớn những nước đã từng trải qua sự thay đổi chế độ là những nước nhỏ hơn Trung Quốc rất nhiều và không đồng nhất về văn hóa. Ai Cập là nước lớn nhất trong các nước xảy ra cách mạng Mùa Xuân Ả Rập, cũng chỉ có 78 triệu người, và khoảng 90% dân số theo đạo Hồi. Năm trong mười tám tỉnh ở Trung Quốc có dân số lớn hơn thế. Nước lớn nhất đã xảy ra Cách Mạng màu là Ukraine, có dân số dưới 50 triệu người, trong đó có 20% là người sắc tộc và sử dụng tiếng Nga.
Văn hóa Trung Hoa đã duy trì tính liên tục bền vững, nhưng cấu trúc kinh tế và xã hội đã thay đổi một cách đột ngột trong 30 năm qua. Hầu hết các hoạt động kinh tế giờ đây là một phần của một thể hợp nhất, với các công ty nhà nước và tư nhân trên danh nghĩa do chính quyền chỉ đạo, hợp tác để mở rộng sản xuất. Khoảng một nửa dân số sống ở thành thị. Chính sách định hướng xuất khẩu về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” đã khiến các vùng duyên hải giàu có phụ thuộc nặng nề vào sự thâm nhập thị trường nước ngoài và nguồn lao động nội địa, cũng như nguyên liệu thô.
Khác với các triều đại Trung Quốc trước đây, nông nghiệp không còn là yếu tố chi phối hệ thống kinh tế Trung Quốc. Nền tài chính của chế độ CSTQ không còn phụ thuộc vào thuế của các sản phẩm nông nghiệp. Thay vào đó, Trung Quốc trợ cấp các vùng nông thôn bằng ngân quĩ có được từ xuất khẩu. Nguồn dự trữ ngoại tệ dùng để nhập khẩu thực phẩm trong giai đoạn đói kém và hạn hán. Một cuộc nổi dậy của nông dân giống như thế đã từng bị các triều đại phong kiến đàn áp, khó có thể xảy ra để lật đổ chế độ hiện tại.
Nền kinh tế kế hoạch của Liên Xô không có sự trao đổi mậu dịch với nước ngoài, các sản phẩm và dịch vụ còn tương đối thô sơ và bị lệch theo hướng có lợi cho Moscow và St. Petersburg (2 trung tâm quyền lực chính trị của Liên Xô thời bấy giờ – ND). Các nước cộng hòa ở châu Âu và các đồng minh Liên Xô đã dự đoán chính xác rằng, có thể cải thiện nhanh mức sống bằng cách thoát khỏi Liên Xô và mở cửa giao thương với Tây Âu. [Trong khi đó] không hề có sự thúc đẩy tương tự ở một vùng nào của Trung Quốc vốn đã được hưởng lợi từ thương mại quốc tế cũng như đang dựa vào mậu dịch quốc tế. Bất kỳ tỉnh nào cố tách ra khỏi Trung Quốc sẽ chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế.
Mặc dù thu nhập trung bình ở Trung Quốc gần bằng những nước đã trải qua cách mạng Mùa xuân Ả Rập và Cách Mạng màu, hơn 200 triệu người Trung Quốc hiện đang được hưởng đời sống “trung lưu” thành thị. Tình trạng kinh tế của họ phụ thuộc vào sản xuất ở các xí nghiệp, xây dựng, thương mại quốc tế và tài chính. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc năm 2008 là 4%, và hầu hết mọi người đều có việc làm vì lý do kinh tế lẫn văn hóa. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 được báo cáo là 30% ở Lybia, 14% ở Tunisia và 8% ở Ai Cập và đó là con số trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không kể đến xuất khẩu dầu, những nước Ả Rập này là những nước kém phát triển nhất, năng suất lao động kém hiệu quả nhất trên thế giới.
Các lực lượng chính trị đối lập
Giờ đây, chế độ CSTQ thực hiện theo mô hình lãnh đạo ở các tập đoàn công ty, với các nhiệm kỳ đã được xác định rõ, đem lại một mức độ ổn định mà các chế độ cộng sản khác chưa bao giờ đạt được. Sự quá đáng của Mao và “Bè lũ bốn tên” cảnh báo chống lại bất cứ điều gì dẫn đến sự cai trị của một người. Trung Quốc mong muốn được quốc tế tôn trọng, với khuynh hướng có tính văn hóa sâu sắc, ủng hộ sự đồng thuận, ngăn cản bất cứ ý kiến cấp tiến nào, nên chỉ có thể quyết định được những chuyện nhỏ mà mọi người đồng thuận (*). Chế độ ủy ban không rõ ràng là sự tương phản của chủ nghĩa “sùng bái cá nhân”, có mặt ở hầu hết các nước đã trải qua sự thay đổi chế độ đột ngột.
Mục tiêu của chế độ CSTQ là “một xã hội hài hòa” dựa trên “qui luật phát triển khoa học”. Một số ít người Trung Quốc nghi ngờ giới lãnh đạo trung ương muốn cải thiện kinh tế tốt hơn, bất cứ điều gì họ nghĩ tới, đều dẫn đến vấn đề nhân quyền. Một lực lượng đối lập thống nhất chống lại các ủy ban hoạt động theo phương pháp đồng thuận thì khó hơn là chống lại một cá nhân lãnh đạo tự khoe khoang, tô vẽ, rất dễ nhìn thấy.
Về mặt hành chính, chế độ CSTQ là một thể chế thống nhất. Quan chức trong các tỉnh thay phiên nhau điều hành và thường ít có sự liên hệ với hệ thống pháp lý mà họ điều hành. Tương tự, quân đội cũng hoạt động như một tổ chức quốc gia thống nhất. Các sỹ quan quân đội cao cấp là đảng viên Ðảng Cộng sản, tham gia một cách tích cực. Sự sắp đặt này nhằm cổ vũ cho sự trung thành đối với thể chế quốc gia và ngăn chặn các liên minh đối lập hoặc các lực lượng ly khai tiềm ẩn.
Do mối liên hệ sâu sắc về chính trị và kinh tế giữa Trung Quốc với thế giới bên ngoài, hoạt động [của đất nước] sẽ không thực tế nếu thiếu [sự điều hành của] một chính phủ trung ương hữu hiệu. Phá vỡ [sự thống nhất quốc gia] sẽ bị nguyền rủa về mặt tâm lý đối với đa số người dân Trung Quốc, những người được học về một nước Trung Quốc “yếu đuối” bị các cường quốc đế quốc làm nhục hồi thế kỷ 19. Bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài cũng sẽ làm cho người dân Trung Quốc đoàn kết để chống lại.
Hơn nữa, trong một thế giới được trang bị vũ khí nguyên tử và liên kết với nhau về mặt kinh tế, các nước khác cũng muốn làm việc với một chế độ trung ương có quyền hành về quân đội, chính trị và kinh tế. Việc các cường quốc và các tổ chức quốc tế tiếp tục công nhận chế độ CSTQ sẽ phá hoại các phong trào đối lập và ly khai. Thời kỳ “các nước trong tình trạng chiến tranh” xuất hiện trở lại (hoặc đưa Ðài Loan trở về với Đại Lục) là điều không thể tưởng tượng có thể xảy ra trong thế kỷ 21.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối chính quyền, các vụ biểu tình, nổi loạn và các hành động bạo lực đã xảy ra ở Trung Quốc hàng năm. Nhưng hầu như tất cả đều phát sinh từ những hành vi tệ hại ở cấp địa phương hoặc công ty: các kiểu làm ăn suy đồi [về đạo đức] như: giả mạo thực phẩm, xây dựng trường học bằng hàng dỏm, làm ô nhiễm môi trường hoặc đối xử tuỳ tiện với những người dân dám thách thức các quan chức tham nhũng. Các nhóm chống đối thường kêu gọi sự giúp đỡ của [chính quyền] Bắc Kinh, thỉnh thoảng chính quyền cũng trở thành anh hùng do thực hiện các hành động sửa sai.
Chế độ CSTQ tấn công dữ dội vào bất kỳ tổ chức quốc gia nào mà họ không công nhận, dù là tổ chức tôn giáo (Pháp Luân công) hay chính trị (Tuyên ngôn 2008). Lo sợ về một cuộc “Cách mạng hoa nhài” ở Trung Quốc hay các cuộc biểu tình nhỏ tổ chức trên mạng Twitter đã xảy ra trong năm 2011, các bộ phận an ninh Trung Quốc đã phản ứng bằng cách đánh phủ đầu, kể cả việc bắt giữ và làm biến mất những người “gây rối” như họa sĩ nổi tiếng Ngải Vị Vị và 20 luật sư nhân quyền hàng đầu của nước này. Chế độ này cũng bắt đầu kiểm soát các phương tiện liên lạc điện tử hết sức tinh vi. Những hành động đó đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa nhỏ nhặt nào có thể tồn tại mà họ thấy.
Thời Trung Hoa đương đại chỉ có vài sự kiện có thể tập trung sự giận dữ ảnh hưởng tới chế độ. Các cuộc bầu cử có nhiều ứng viên trong nội bộ đảng chỉ xảy ra ở cấp địa phương. Chẳng có sự thống nhất quan trọng nào có thể so sánh được với các cuộc bầu cử gian lận ở những nước xảy ra Cách Mạng màu. Bất kỳ sự chống đối đáng kể nào đối với thể chế quốc gia này đều phải đối mặt với thực tế khó khăn lớn, khi thiếu một tổ chức hoặc không có những người lãnh đạo ở tầm quốc gia.
Sự bất bình về tai nạn tàu cao tốc gần Ôn Châu xảy ra gần đây đã lan rộng trong quần chúng và tiếp theo là sự che đậy bằng cách dập tắt các tin tức có liên quan, cho thấy có khả năng [xảy ra] một kiểu châm ngòi khác [cho quần chúng]. Bộ Ðường sắt Quốc gia chịu trách nhiệm trực tiếp về chương trình tàu cao tốc, và vì vậy sự căm ghét của công chúng nhắm trực tiếp vào cấp trung ương của chế độ CSTQ. Chính quyền đã sa thải 3 viên chức cao cấp trong Bộ Ðường sắt và chắc chắn sẽ đền bù thiệt hại cho những người bị thương, nhưng các hành động như thế không giải quyết được mối lo ngại sâu sắc của người dân về chính sách, sự minh bạch, và xử lý vấn đề đúng luật. Một thảm họa lớn như vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân Fukushima tan chãy có thể dấy lên sự chống đối chế độ CSTQ mạnh mẽ và liên tục. Tuy nhiên, mặc dù các dự án được kiểm soát ở tầm quốc gia, đặc biệt là các nhà máy năng lượng hạt nhân, sẽ trở nên phổ biến hơn khi Trung Quốc tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật, khả năng một tai nạn lớn có thể làm rung chuyển chế độ CSTQ dường như rất nhỏ.
Ðiều gì sẽ xảy ra với chế độ Cộng sản Trung Quốc
Những ví dụ về ‘kịch bản thay đổi chế độ’ cho thấy, người dân bị thúc đẩy để lật đổ các chế độ toàn trị khi chính quyền ở những nước này đe dọa sự sống còn của các phe nhóm không đủ mạnh, thất bại trong việc lập chính sách giải quyết vấn đề thất nghiệp và lạm phát cao, hoặc tham gia các hoạt động phi pháp trắng trợn để tiếp tục nắm quyền, khi đương đầu với sự giận dữ của đông đảo quần chúng chống đối. Những điều vừa kể, không có điều nào áp dụng vào tình hình Trung Quốc hiện nay.
Tuy nhiên, suy thoái kinh tế chắc chắn sẽ dẫn đến thay đổi. Một kết quả có thể xảy ra [do suy thoái] sẽ là đấu đá chính trị nội bộ làm cho các phe phái suy yếu hơn, khi tìm cách bảo vệ phần (kinh doanh, tài sản) của họ trong một nền kinh tế trì trệ. Một kết quả khác nữa là Trung Quốc sẽ ngày càng bận tâm đối phó với thách thức nội bộ và ít quan tâm đến vai trò lãnh đạo, hay thậm chí vai trò đáp ứng trong quan hệ toàn cầu.
Ðể giảm bớt sự bất mãn cao độ [trong quần chúng] về việc điều hành kinh tế kém cỏi liên tục kéo dài, ÐCSTQ có thể sẽ không bầu lại người giữ chức chủ tịch thêm nhiệm kỳ thứ hai, hoặc thậm chí chủ tịch có thể từ chức trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Tuy nhiên, những điều làm cho kinh tế suy thoái sẽ không biến mất. Không có chủ tịch mới nào sẽ có thể ngăn chặn được sự suy thoái.
Ban lãnh đạo mới có thể không làm vừa lòng công chúng được lâu, đặc biệt do sự thay thế này cũng đến từ một quá trình [chọn lựa] không rõ ràng như cũ và cũng từ những cán bộ cũ là đảng viên ĐCS Trung Quốc. Khác với một cuộc bầu cử thực sự, quá trình thay thế lãnh đạo này sẽ không tạo ra sự tin tưởng trong dân chúng về các nhà lãnh đạo mới, hay bất kỳ sự quan tâm nào đến sự thành công của họ. Khôi hài hơn, sự thay đổi trong giới lãnh đạo ĐCSTQ không dự trù trước có thể bị coi như thừa nhận thất bại, điều này thúc đẩy nhu cầu thay đổi hệ thống chính trị thực sự hơn nữa. Kết quả cuối cùng có thể lại là sự lo sợ hoang tưởng hơn trong giới lãnh đạo, dẫn tới sự thay đổi mang tính hình thức, gia tăng ảnh hưởng hoặc thậm chí nắm quyền quân đội và các cơ quan an ninh.
Do phải đối phó với các vấn đề vô cùng khó khăn về môi trường và kinh tế, chế độ ÐCSTQ có thể sẽ cố thử nhiều cách cải cách khác nhau như kiểu công khai (glasnost) và đổi mới (perestroika), cho phép sự tham gia chính trị rộng rãi hơn [trong dân chúng]. Mục tiêu của những cải cách này là giảm bớt nỗi bất bình trong dân chúng, cho người dân có cảm giác lớn hơn trong việc tham gia và ủng hộ chính sách của chế độ.
Chiến lược này gồm, gia tăng nỗ lực giảm bớt tệ nạn tham nhũng ở địa phương. Cho phép sử dụng nhiều hơn hệ thống toà án, điều trần chính phủ, truyền thông và các hệ thống khác để dân chúng bày tỏ nỗi bất bình, cũng như sửa sai, bồi thường. Những điều vừa kể, có thể lái sự tức giận của công chúng sang hướng khác, tránh sự nổi đậy. Những bước đi đó có lẽ là chiến thuật tốt nhất để bảo đảm sự sống còn của chế độ về lâu dài, vượt qua thời kỳ khó khăn trước mắt.
Tuy vậy, việc mở rộng sự thay đổi để quần chúng tham gia [điều hành đất nước] là điều tất yếu. Rõ ràng là chế độ CSTQ hiện nay tin tưởng rằng, bất kỳ sự phát tán quyền lực cai trị đáng kể nào, cũng sẽ dẫn đến sự suy yếu không thể chấp nhận được, hoặc dẫn đến sự kết thúc của chế độ.
Một khả năng tiềm ẩn khác là, khi nền kinh tế liên tục trì trệ, bất mãn sẽ gia tăng, điều này sẽ thúc đẩy gia tăng cường độ đàn áp các tổ chức, cũng như đàn áp những tiếng nói đối lập thật sự hoặc tiềm tàng. Ông James Fallows, một nhà quan sát nhạy bén cho rằng, quá trình này đã bắt đầu, ở một mức độ nào đó là các phản ứng của chính quyền đối với cách mạng Mùa Xuân Ả Rập. Kết quả là sự gia tăng ảnh hưởng của quân đội và các cơ quan an ninh có thể đẩy chính sách của chính quyền theo hướng đàn áp và độc tài hơn. Một đặc tính của nhiều chế độ toàn trị đó là, dần dần biến thành chủ nghĩa quân phiệt và về mặt này có lẽ Trung Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ.
Về lâu dài, các biện pháp này dường như có thể phát sinh sự bất mãn và chống đối nhiều hơn trong dân chúng khi điều kiện kinh tế và chính trị không được cải thiện. Nếu sự chuyên chế toàn trị và kinh tế thường xuyên sa sút, kèm theo nạn tham nhũng tiếp tục, tự tung tự tác, đàn áp, bất công, và nếu các quyền lợi của giới công chức, chính trị và kinh tế làm cho các nguồn tài nguyên chệch khỏi quyền lợi của toàn bộ dân chúng, chế độ CSTQ cuối cùng sẽ phải đối mặt với sự chống đối của đông đảo quần chúng. Trong cơn tuyệt vọng, chế độ này thậm chí có thể đe dọa các nước láng giềng bằng quân sự, hoặc một thủ đoạn chính trị nội bộ có tính toán, hoặc là kết quả của một sự sợ hãi và hoang tưởng trong giới lãnh đạo. Kết quả này có khả năng sẽ tàn phá cả Trung Quốc lẫn thế giới bên ngoài.
Phương tây và sự suy thoái của Trung Quốc
Rất nhiều bằng chứng cho thấy, sự tăng trưởng hiện nay của Trung Quốc không bền vững do nhiều nguyên nhân. Nếu quả thực như vậy, Trung Quốc đang đối mặt với khó khăn, bất kể đặc trưng của chế độ cai trị như thế nào. Sự suy thoái của Trung Quốc, đặc biệt nếu gây ra tình trạng hỗn loạn ở đó, có thể gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế, vốn phụ thuộc vào Trung Quốc như một cỗ máy cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, cũng như một đối tác về hợp tác hòa bình trong vấn đề kiểm soát phổ biến hạt nhân. Sự trì trệ hoặc suy thoái kinh tế lâu dài [ở Trung Quốc] ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế.
Trong ba thập kỷ qua, Hoa Kỳ và châu Âu theo đuổi một loạt chính sách thiết kế nhằm đưa Trung Quốc vào hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người trong Quốc Hội [Mỹ] lập luận rằng, Trung Quốc hiện quá mạnh, đã đến lúc phải đòi Trung Quốc thay đổi chính sách vụ lợi về định giá tiền tệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ và các vấn đề nhân quyền. Nhưng thay đổi hướng đi của Mỹ và châu Âu trong lúc này có thể là bước đi không thích hợp.
Mặc dù Trung Quốc hiện nay có vẻ giống một đối thủ chính trị và kinh tế đang trỗi dậy, tình trạng đó có thể nhanh chóng bị đảo ngược. Các dự đoán sai lầm về “Nhật Bản là số một” cách nay ba thập niên, nên dùng để cảnh báo thế giới bên ngoài, không nên phản ứng quá mức về “mối đe dọa Trung Quốc“. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ trong việc đáp trả chính sách vụ lợi về tiền tệ và trao đổi mậu dịch, cũng như không tuân thủ các quyền sở hữu trí tuệ, cho dù chính đáng, nhưng có thể gây ấn tượng ở Trung Quốc, rằng Hoa Kỳ đã tạo ra, hay ít nhất cũng đã thúc đẩy và làm cho kinh tế Trung Quốc suy thoái trầm trọng hơn. Hoa Kỳ nên tránh, không để cho ÐCSTQ có bất cứ lý do nào cáo buộc Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra các tai họa ở Trung Quốc. Nếu toàn bộ người dân Trung Quốc xem Mỹ là nguyên nhân gây ra tai họa, thì quan hệ Mỹ – Trung có thể bị hủy hoại trong nhiều thập kỷ.
Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế cũng nên nhìn nhận rằng, khi kinh tế Trung Quốc xấu đi, bất kỳ sự vận động quân sự mang tính đối đầu nào cũng dễ gặp phải sự leo thang [chống đối], hơn là sự nhân nhượng. Sự đối đầu có thể đẩy chế độ CSTQ vốn đang chật vật, thực hiện chủ nghĩa yêu nước hiếu chiến, tập hợp dân chúng đứng lên. Chế độ CSTQ đã tẩy não người dân và sử dụng tình cảm chống Nhật như mục đích chính trị đối với những người Trung Quốc sinh ra sau Đệ nhị Thế chiến rất lâu. Chiêu bài “mối đe doạ ngoại bang” sẽ được dùng để cổ vũ dân chúng đoàn kết, cũng như biện hộ cho bất kỳ sự đàn áp nào đối với thành phần đối lập trong nội bộ xuất hiện, dù đó là sự chống đối thực hay chỉ là cảm nhận. Chế độ CSTQ cũng ưu tiên gia tăng chi tiêu quốc phòng và đánh lạc hướng quần chúng khỏi các diễn biến bất lợi về sinh thái cũng như kinh tế. Hoa Kỳ nên thật sự cố gắng, tránh trở thành kẻ thù mới của Trung Quốc. Mỹ cần đi những bước thận trọng để tránh làm cho sự suy thoái kinh tế ở Trung Quốc càng tồi tệ hơn, cho cả Trung Quốc lẫn các nước còn lại trên thế giới.
Nguyễn Trùng Dương dịch từ Foreign Policy in Focus
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
———–
Ảnh: Tập Cận Bình, có thể là lãnh đạo mới của Trung Quốc.
Ghi chú của editor:
(*) China’s desire for international respectability, along with a deep cultural bias favoring consensus, discourages anything more radical than “muddling through”: Do văn hóa Trung Quốc không chấp nhận sự khác biệt, nên tất cả mọi người phải đồng thuận về một vấn đề nào đó thì mới thông qua. Trên thực tế, con người vốn sinh ra đã không giống nhau, nên rất khó có thể tìm sự đồng thuận của tất cả mọi người trong cùng một vấn đề. Vì không chấp nhận ý kiến khác biệt, nên Trung Quốc không thể thực hiện những quyết định lớn, bởi thiếu sự đồng thuận của tất cả mọi người, mà chỉ có thể thực hiện những việc nhỏ. Điều này hoàn toàn trái ngược với văn hóa Mỹ và phương Tây: chấp nhận sự khác biệt.
Rate this:
28 Votes
LŨ BẾN HÀN GIANG
Hàn Giang nước lũ ngông cuồng
Hung hăng đổ dọc thượng nguồn về đây
Mô gò bãi nổi nơi này
Hôm qua rực rỡ hôm nay điêu tàn.
Cỏ hoa sinh vật bạt ngàn
Thân mềm chìm nghỉm hồn oan vật vờ
Nước này màu ấy mối lo
Trời xầm xì sóng vỗ bờ mưa rơi
Gió hoang vu lật tơi bời
Đại Bàng phiêu bạt tìm nơi náu mình
Mong qua tháng tám yên bình
Sông vơi nước lặng trời xanh Bến Hàn.
Nguyễn Đào Trường
Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
Thứ Hai, 26 tháng 9 2011
Ngoại trưởng Mỹ thảo luận về nhân quyền với Ngoại trưởng Việt Nam
Hình: Reuters
Trong một buổi họp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã hối thúc Việt Nam trong vấn đề nhân quyền.
Một giới chức cao cấp của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết bà Clinton đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc đối thoại cấp cao sắp tới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về vấn đề nhân quyền khi bà gặp ông Minh bên lề cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.
Giới chức này, xin giấu tên, cho biết bà Clinton đặc biệt yêu cầu người tương nhiệm bên phía Việt Nam hãy xét đến các vấn đề liên quan đến cách đối xử với những nhân vật tôn giáo và các giáo hội Thiên chúa tại Việt Nam.
Bộ Ngoại giao cho biết hai giới chức cũng thảo luận về một loạt các vấn đề gồm các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Biển Ðông, trợ giúp của Hoa Kỳ để phòng chống AIDS tại Việt Nam và hợp tác giữa hai nước trong các lãnh vực khoa học và giáo dục.
Trước đây trong tháng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo trong phúc trình hằng năm về tự do tín ngưỡng rằng trong khi hiến pháp Việt nam bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, chính phủ đưa ra những qui định và trong một số trường hợp lại hạn chế quyền hành đạo.
Chính phủ Việt Nam bác bỏ phúc trình này, nói phúc trình là một đánh giá thiên lệch căn cứ trên những thông tin không đầy đủ.
Hoa Kỳ thường xuyên chỉ trích cung cách xử sự trong vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ngay cả khi Hoa Kỳ tìm cách cải thiện hợp tác chiến lược với quốc gia Ðông Nam Á này.
Một giới chức cao cấp của bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết bà Clinton đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cuộc đối thoại cấp cao sắp tới giữa Hoa Kỳ và Việt Nam về vấn đề nhân quyền khi bà gặp ông Minh bên lề cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York.
Giới chức này, xin giấu tên, cho biết bà Clinton đặc biệt yêu cầu người tương nhiệm bên phía Việt Nam hãy xét đến các vấn đề liên quan đến cách đối xử với những nhân vật tôn giáo và các giáo hội Thiên chúa tại Việt Nam.
Bộ Ngoại giao cho biết hai giới chức cũng thảo luận về một loạt các vấn đề gồm các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực Biển Ðông, trợ giúp của Hoa Kỳ để phòng chống AIDS tại Việt Nam và hợp tác giữa hai nước trong các lãnh vực khoa học và giáo dục.
Trước đây trong tháng, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo trong phúc trình hằng năm về tự do tín ngưỡng rằng trong khi hiến pháp Việt nam bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, chính phủ đưa ra những qui định và trong một số trường hợp lại hạn chế quyền hành đạo.
Chính phủ Việt Nam bác bỏ phúc trình này, nói phúc trình là một đánh giá thiên lệch căn cứ trên những thông tin không đầy đủ.
Hoa Kỳ thường xuyên chỉ trích cung cách xử sự trong vấn đề nhân quyền của Việt Nam, ngay cả khi Hoa Kỳ tìm cách cải thiện hợp tác chiến lược với quốc gia Ðông Nam Á này.
Tin liên hệ
-
Thượng nghị sĩ Webb đặt nghi vấn về dự án tìm quân nhân mất tích ở VN
TNS Webb nói theo thông tin văn phòng ông có được, các cuộc thảo luận cho thấy quân nhân VNCH không được VN tính là quân nhân mất tích
Ðường dẫn liên hệ
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
NHẬT KÝ QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT- TRUNG NGÀY 26/9/2011
-Tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc;
-Trên Biển Đông;
- Tại Hà Nội;
- Tại Hà Nội;
-Tại Bắc Kinh: Báo Trung Quốc lại đe dọa Việt Nam và Philippines về vấn đề Biển Đông...
Vào hôm nay, 26/09/2011, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lại nhất loạt hù dọa Việt Nam và Philippines, hai nước đang bị Bắc Kinh tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Các tờ báo đả kích Hà Nội và Manila về điều mà họ cho là mượn tay « thế lực nước ngoài » để chống lại các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc...
Một bài bình luận trên tờ China Daily lên án Việt Nam và Philippines là đã cố tình làm tình hình rắc rối thêm trong thời gian gần đây khi « nuốt lời cam kết giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách hòa bình thông qua đối thoại giữa các bên có liên can », tức là song phương với Trung Quốc.
Thay vào đó thì theo tờ báo này, cả Việt Nam lẫn Philippines đều tỏ rõ ý muốn mời các thế lực bên ngoài can dự vào hồ sơ Biển Đông để làm phương tiện mặc cả. Đối với tác giả bài xã luận, « Các mưu toan kể trên chắc chắn phải chịu số phận là thất bại », và hai nước này sẽ bị mất uy tín và nhất là – xin trích – « làm xói mòn lòng tin chính trị giữa họ và Trung Quốc ».
Nguyên nhân gây bất bình là cuộc hội thảo của các chuyên gia trong vùng Đông Nam Á về Biển Đông tại Manila hôm thứ năm tuần trước, một hành động bị coi là nhằm « quốc tế hóa » vấn đề Biển Đông, coi thường điều mà tờ báo cho là chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này.
Còn Việt Nam, theo tờ China Daily, thì đã lôi kéo Ấn Độ vào vòng tranh chấp, thông qua một dự án đồng thăm dò khai thác nguồn dầu khí trong vùng biển tranh chấp.
Cùng một lời lẽ như tờ China Daily, nhà bình luận Lý Hồng Mai của Tân Hoa Xã cũng đả kích kế hoạch đồng thăm dò khai thác giữa Việt Nam và Ấn Độ tại vùng Biển Đông mà theo tác giả đã vi phạm trắng trợn chủ quyền của Trung Quốc vì khu vực thăm dò thuộc « thẩm quyền pháp lý » của Bắc Kinh.
Quay sang Philippines, cây bút của Tân Hoa Xã chỉ trích cố gắng của Tổng thống Aquino, muốn lôi kéo Nhật Bản can dự vào hồ sơ Biển Đông, đồng thời tìm cách tăng cường tiềm năng hải quân và không quân của Manila. Đối với tờ báo, cho dù Philippines gắn kết được với Nhật Bản và Việt Nam lôi kéo được Ấn Độ, các «bên thứ ba » này không thể sánh được với uy lực và ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng.
Tờ Nhân dân Nhật báo cũng tấn công Philippines về cuộc hội thảo hôm thứ năm tuần trước, bị tờ báo cho là nhằm liên kết ASEAN thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Theo tờ báo, mưu toan của Manila như vậy là đã hoàn toàn thất bại, và « Không hề có một mặt trận thống nhất của ASEAN » tựa của bài xã luận. Tờ báo nêu ra nhiều lập luận, trong đó có sự kiện là có đến hai thành viên của Asean là Lào và Cam Bốt « không thèm gởi đại biểu đến Manila ».
Vào lúc báo chí Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Việt Nam và Philippines, thì ngành ngoại giao Trung Quốc lại tỏ vẻ hòa hoãn. Theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì vừa tiếp xúc với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh tại Hoa Kỳ bên lề khóa họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Theo hãng tin Trung Quốc, thì hai bên đã có đề cập đến vấn đề Biển Đông, và ông Dương Khiết Trì đã cho rằng : « Hai bên cần có cái nhìn chiến lược trong việc xử lý các mối quan hệ, cần hàn gắn các bất đồng, tích cực thực thi bản Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông DOC và phát huy hợp tác thiết thực ».
Cũng theo Tân Hoa Xã, Ngoại trưởng Việt Nam đã đồng ý là sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để "tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
------------------------------------------------------
TẠI ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
TẠI ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC
Theo Hãng tin Trung Quốc: Ngày 24/9, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở Niu-oóc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã lần lượt tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Cam-pu-chia Hô Nam Hông.
Khi tiếp Bộ trưởng Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Dương Khiết Trì nói, trong những năm gần đây, quan hệ Trung-Việt nhìn chung phát triển ổn định, có triển vọng rộng lớn. Phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt tổ chức gần đây đã đi đến rất nhiều nhận thức chung quan trọng, đã chỉ rõ định hướng nắm bắt và thúc đẩy toàn diện quan hệ hai nước trong tình hình mới. Về vấn đề Nam Hải, hai bên cần phải nắm bắt đại cục quan hệ hai nước từ tầm cao chiến lược, quản lý và kiểm soát tốt sự bất đồng, tích cực thực hiện "Tuyên bố về hành vi ứng xử của các bên trên Nam Hải", cố gắng thúc đẩy hợp tác thiết thực trên Nam Hải.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh nói, hiện nay, quan hệ hai nước đang ở vào giai đoạn phát triển quan trọng, Việt Nam nguyện cùng nỗ lực với Trung Quốc, tăng cường trao đổi các chuyến thăm cấp cao, tăng thêm tin cậy chiến lược và tình hữu nghị nhân dân hai nước. Việt Nam sẵn sàng cùng nỗ lực với Trung Quốc xử lý ổn thỏa tranh chấp song phương trên Nam Hải.
( Theo Đài CRI )
-----------------------------------------------
TRÊN BIỂN ĐÔNG
THÔNG TIN VỀ VIỆC TÀU CÁ VIỆT NAM BỊ TÀU QUÂN SỰ TRUNG QUỐC BẮN
Tàu cá bị tàu chiến lạ đuổi bắn
Cùng với việc dùng súng bắn, suốt khoảng 4 giờ đồng hồ, chiếc tàu chiến nước ngoài chạy áp sát bên hông và dùng chất gây cháy bắn sang tàu cá của ngư dân.
Vào khoảng 8h, ngày 26/9, chiếc tàu cá do ông Bùi Hát (SN 1975), ở thôn Châu thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi làm thuyền trưởng cũng đã cập bến Sa Kỳ an toàn, sau gần 2 ngày đêm bị tàu chiến lạ đuổi bắn và trốn chạy trong sóng dữ.
Theo lời thuyền trưởng Hát, thì vào khoảng 9h, ngày 24/9, khi tàu đến neo đậu cách đảo Trụ Cẩu-Hoàng Sa khoảng 12 hải lý, để nghỉ ngơi, một số ngư dân đang ngồi ăn mì tôm phát hiện một chiếc tàu chiến tấn công nên vội vàng kéo neo bỏ chạy.
Thuyền trưởng Hát (bên phải), đang kể lại sự việc |
Thế nhưng chỉ vài phút sau đó, chiếc tàu chiến đã chạy đến sát bên và dùng súng bắn như liên tiếp về phía tàu.
Qua khe cửa ca bin, ngư dân thấy rất nhiều người đứng lố nhố trên boong, mặt đằng đằng sát khí.
Sau khoảng 4 giờ vừa chạy kẹp một bên hông, vừa bắn, đến khoảng 12 giờ, thì tàu chiến không bắn nữa, mà chỉ chạy kèm đuổi về phía bờ.
Chất gây cháy còn sót lại trên tàu của thuyền trưởng Đức |
Còn thuyền trưởng Trương Văn Đức (SN 1974) kể, không những bắn đạn, mà tàu chiến còn bắn chất gây cháy và sử dụng vòi nước để xịt sang tàu.
Sau khi bắn và đuổi 2 tàu chạy khỏi đảo Trụ Cẩu-Hoàng Sa khoảng 40 hải lý, đến 16 giờ cùng ngày, thì chiếc tàu chiến mới bỏ đi. Rất may là không ngư dân nào bị thương vong, còn tàu chỉ bị hư hỏng nhẹ.
Biên phòng tỉnh đang ghi lời kể của thuyền trưởng Đức |
Lúc này do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nên sóng đang rất lớn, thế nhưng không ai dám quay lại đảo để núp tránh, nên cả 2 tàu đành liều mạng điều khiển chạy về đất liền.
Sau gần 2 ngày đêm vượt qua sóng dữ, đến sáng ngày 26/9, cả hai tàu và toàn bộ ngư dân đã về đến cảng Sa Kỳ.
Hiện Bộ đội Biên phòng tỉnh cũng đã đến làm việc với thuyền trưởng 2 tàu cá trên để nắm thông tin về vụ việc trên.
Huỳnh Hà.
Theo Bưu Điện Việt Nam
-----------------------------------------------------------------------
TẠI HÀ NỘI:
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tiếp đại biểu tham dự Diễn đàn Việt-Trung
Chiều 25/9, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã có buổi tiếp ông Tề Kiến Quốc, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Trung – Việt sang dự Diễn đàn nhân dân Việt – Trung lần thứ 3 tổ chức tại Việt Nam.
Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Khổng Huyễn Hựu cũng có mặt trong buổi tiếp.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh sáng kiến tổ chức Diễn đàn nhân dân Việt – Trung và kết quả thảo luận của các đại biểu tại diễn đàn lần này. Phó Thủ tướng cho rằng, diễn đàn là dịp để hai bên làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác.
Phó Thủ tướng khẳng định trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn không ngừng tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam – Trung Quốc theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt”. Mối quan hệ này là cơ sở và động lực hết sức quan trọng đối với sự phát triển quan hệ hai nước.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của Hội hữu nghị Trung – Việt, trong đó có đóng góp của cá nhân ông Tề Kiến Quốc trong quá trình xây dựng và vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam.
Về phía mình ông Tề Kiến Quốc cho biết, Diễn đàn nhân dân Việt – Trung lần thứ 3 tổ chức tại Vĩnh Phúc (từ 23-25/9) diễn ra trong bầu không khí hữu nghị. Trên tinh thần xây dựng và thái độ trách nhiệm, các đại biểu đã trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn và thực chất về tình hình phát triển quan hệ Việt – Trung trong 20 năm qua kể từ khi bình thường hóa; phân tích về những tình hình mới trong thời gian gần đây và kiến nghị biện pháp nhằm góp phần tiếp tục tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước trong thời gian tới.
Ông Tề Kiến Quốc cũng cho biết, sắp tới Trung Quốc sẽ xuất bản những ấn phẩm đặc sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian Người sống và hoạt động cách mạng ở Trung Quốc.
Từ Lương (Theo Chinhphu)
TÂN RAI: NHÀ MÁY KHAI THÁC BAUXITE HAY CĂN CỨ QUÂN SỰ
Lê Quốc Trinh - Radio CTM
Các bài liên hệ
Nhận thấy rằng mối quan hệ VN-TQ càng ngày càng căng thẳng, VN tiếp tục bị bao vây và bị đe doạ trên Biển Đông, hôm nay lệnh cấm đánh bắt cá của TQ trong vùng lãnh hải VN bắt đầu có hiệu lực, mà chính quyền Nhà Nước thì bó tay, bài phản biện này được xem như là một tiếng chuông gióng lên báo động tình hình khai thác khoáng sản trên Tây Nguyên. Trong bối cảnh thông tin công khai của báo chí trong nước không đầy đủ, bài viết này có thể chưa thể hội đủ dữ kiện chính xác và cập nhật, đành phải dựa trên những kinh nghiệm thực hành mà tôi từng thực hiện trong các công trường khai thác khoáng sản, xây dựng nhà máy tinh luyện kim loại ở Canada, mong các độc giả thứ lỗi, nếu có sơ sót.
Hồi cuối tháng Chạp năm ngoái đúng lúc Trang Mạng BauxiteVietNam bị tin tặc đánh phá điên cuồng thì tôi có đọc được một bài viết của nhà văn Phạm Viết Đào nói về chuyến lên thăm công trường khai khoáng Tân Rai trên Lâm Đồng, ngày 25-12-2009 đăng rộng rãi trên Blog Phạm Viết Đào (bài SỰ BÍ HIỂM CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY LUYỆN ALUMIN TÂN RAI-LÂM ĐỒNG) và nhiều Website, từ đó tôi xin phép sử dụng như một chứng tích (reference). Trong thiên phóng sự đó anh Đào đã chụp một lô ảnh khoảng 20 tấm, rất rõ ràng về quang cảnh xây cất nhà máy, nhà cửa, biệt thự, vườn tược, vv... Tôi hãy còn giữ những tấm ảnh đó trong hồ sơ để đối chiếu. Tôi xin đặt giả thuyết rằng những bức ảnh đó là chứng cớ thật của tình hình xây cất trên công trường Tân Rai đến cuối năm 2009.
Sau khi quan sát những bằng chứng đó, tôi giữ lại sáu (6) bức ảnh nổi bật gây nghi vấn nhiều nhất, như sau:
2)- Hình #2: Bức hình chụp hàng chục ống cống ximăng đừơng kính lớn (gần khoảng 1.5m) xếp hàng chờ đợi lắp đặt;
3)- Hình #3: Bức hình chụp những giao thông hào rộng và sâu, chắc là để chuẩn bị đón nhận những đường ống ximăng cho hệ thống cống thải?
4)- Hình #4: Bức hình chụp những nhà máy cỡ nhỏ đang được đúc cột bêtông giống như căn nhà lầu đang xây cất ở thành phố;
5)- Hình #5: Bức hình chụp chính diện căn nhà lầu biệt thự to lớn dùng cho Ban Quản Trị công trường, mỗi phòng có riêng một dàn máy điều hoà không khí gắn cạnh cửa sổ;
6)- Hình #6: Tấm hình chụp khu vườn hoa to lớn, xinh đẹp, hoa lá cắt tỉa rất công phu, chắc là dành riêng cho các ông lớn;
Phân tích và nhận xét kỹ thuật:
Sau đây là những phân tích và nhận xét kỹ thuật của tôi:
1)- Hình #1: Khai thác khoáng sản là công nghiệp nặng, liên hệ đến những phương pháp xử lý chất rắn, từ lúc nổ mìn phá núi, khai quật mỏ, đào đất, xúc quặng, cho đến chuyên chở từ khu hầm mỏ đến nhà máy, và tinh luyện quặng, tất cả phải sử dụng những thiết bị nặng nề cồng kềnh chế tạo bằng hợp kim cứng rắn vì đụng chạm cọ sát với đất đá ở khối lượng lớn. Nhìn sơ qua tấm ảnh sơ đồ khu nhà máy, tôi thấy chẳng có gì tương xứng với một khu công nghiệp khai khoáng giá trị 400 triệu đô la, rời rạc, mơ hồ và thiếu sót rất nhiều chi tiết quan trọng, ví dụ:
- Đâu là khu nghiền đá sơ khởi (từ kích thước 50-60cm giảm xuống còn khoảng 10cm) bằng cỗ máy nghiền khổng lồ (gyratory primary crusher)?
- Đâu là trạm biến thế quan trọng (station électrique) để cung cấp điện năng cho toàn thể nhà máy?
- Đâu là những đường hầm nổi và ngầm (gallery) chứa những dàn băng tải chuyền (belt conveyor) để chuyên chở quặng nghiền từ nhà máy này qua nhà máy khác?
- Đâu là những bồn (Storage Bin) chứa hoá chất Sút (NaOH) cực độc, dễ ăn mòn, để sử dụng trong chu trình tinh lọc quặng Alumina?
- Đâu là những bồn ximăng (silo) cao to, đường kính lớn để chứa quặng Alumina sau khi tinh luyện?
- Đâu là những khu đất rộng lớn thênh thang để tích trữ quặng nghiền (đất đá) chuẩn bị đưa vào nhà máy?
- Đâu là những bồn tích trữ (storage tank) nước sạch xử lý hoá học để đưa vào nồi súp-de?
- Đâu là nhà máy chứa nồi súp-de để nâng nhiệt độ nước sạch lên đến 150 độ C, dưới áp xuất 5 atm?
- Đâu là những dàn ống (pipe rack) dẫn nước và hoá chất đi từ nhà máy này sang nhà máy khác?
- Đâu là xưởng cơ khí (garage) quan trọng, đồ sộ, để sửa chữa những thiết bị cơ khí nặng nề (xe ben, xe xúc đất, xe cào đất, cần cẩu, máy bơm, máy nghiền, máy sàng)?
- Đâu là nhà kho lớn chứa phụ tùng thay thế, hàng trăm ngàn linh kiện quan trọng cần lưu trữ, để thay thế khi khẩn cấp, nếu không muốn đóng cửa khu công nghiệp vài tháng để chờ đợi...giống như tình trạng nhà máy lọc dầu Dung Quất năm ngoái?
- Đâu là trạm bơm quan trọng để dẫn nước từ hồ chứa vĩ đại vào nhà máy?
- Đâu là những dàn ống dẫn bùn đỏ thải từ nhà máy sang hồ chứa để giải quyết vấn nạn môi trường?
- Đâu là nơi đặt đường rầy xe lửa và bồn chứa quặng Alumina để chất lên toa xe chở xuống bến cảng Kê Gà?
- Thông thường ở Canada người ta xây lên 1-2 nhà máy chính to lớn tập trung mọi máy móc thiết bị vận hành bên trong (máy bơm, máy nghiền, máy sàng, máy lọc, bồn lắng, thickener, cyclone, air compressor, Ball Mill, SAG Mill, concentrators) để dễ bảo trì, tránh mưa gió và tiết kiệm ngân sách, không ai lại dàn trải hàng chục nhà máy nhỏ biệt lập như trong sơ đồ, có lẽ kỹ thuật người TQ đặc biệt khác với người Tây Phương chăng?
Xem hết tất cả các bức ảnh thì rõ ràng mức độ xây dựng mới chỉ mới đạt khoảng 20-30% (khởi công từ 18/11/2008 cho đến 25/12/2009), vắng bóng hàng ngàn thiết bị nặng nề đồ sộ, nhiều cỗ máy móc chưa bàn giao, chưa lắp đặt, đường tráng nhựa cho xe vận tải lưu thông chưa chuẩn bị xong, chứng tỏ nhà thầu TQ không muốn thực hiện lời cam kết chút nào. Theo đà tiến độ chậm như rùa này, thì có lẽ đến Tết Congo nhà máy mới hoàn tất! Có cảm tưởng rằng họ muốn "đặt cục gạch" giữ chỗ trước, chiếm lĩnh vị trí chiến lược quan trọng trên nóc nhà Đông Dương, nhập lậu hơn 700 lao động phổ thông để tạo thành một đặc khu TQ, ăn ở lâu dài, sinh con đẻ cháu, rồi hãy nghĩ đến chuyện xây dựng nhà máy khai khoáng sau. Ở Canada, lao động phổ thông chỉ được chấp nhận không tới 5% trong các khu công nghiệp cao, vì mỗi khâu làm việc đều cần đến nhân công lành nghề, kỹ thuật gia có bằng cấp, chuyên môn vững. Vậy thì nhà thầu TQ thật sự muốn gì? Phải chăng họ âm mưu muốn gây khó khăn tạo áp lực kinh tế, chính trị và quân sự để bắt ép nhân dân VN đi vào quỹ đạo của ĐCS TQ?
Mời quý vị lắng nghe lời tuyên bố của Thủ Tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhân dịp đặt viên đá khai trương công trình Nhân Cơ, ngày 28-02-2010 vừa qua (trích dẫn VietNamNet);
..."Phát lệnh khởi công gói thầu EPC Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ, Thủ tướng yêu cầu Tập đoàn Công trình quốc tế nhôm Trung Quốc Chalieco thực hiện đúng luật Việt Nam và qui định của địa phương sở tại. Đây là bước khởi đầu cho nền công nghiệp nhôm, dự án phải đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự và sự phát triển bền vững.
Chủ đầu tư và các nhà thầu phải nghiêm túc thực hiện, thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ công trình, đem lại thành công theo như các báo cáo đã thẩm định, phê duyệt"…
Rõ ràng là tình cảnh "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Đúng là bế tắc! Nhà nước VN muốn thúc đẩy tiến độ thi công bó buộc phải xuống nước chịu một số điều kiện nào đó, mà cứ để cù nhây kéo dài thì phí tổn xây dựng tăng dần, ai sẽ phải trả? Chưa hẳn khi nhà máy bàn giao thì chất lượng sản phẩm (tối ư quan trọng) cùng với năng xuất vận hành đáp ứng đúng tiêu chuẩn đề ra (nhìn gương Dung Quất), rồi phí tổn bảo trì nhà máy sẽ tăng theo cấp số nhân, thị trường tiêu thụ bão hoà, không ai chịu mua sản phẩm VN (ngoại trừ ông láng giềng TQ, ông sẽ ra điều kiện ép giá khắc nghiệt). Nợ ngân hàng ngập đầu, ai sẽ còng lưng trả nợ? Trước mắt đã thấy lỗ chỏng gọng, chưa nói đến những vấn nạn về môi trường gây ra bởi cái hồ chứa bùn đỏ độc hại...
Kết luận:
Bài viết này chủ yếu nêu lên những nhận xét tổng quát và đặt nghi vấn trên tính hiện thực của cái gọi là công trình khai khoáng Tân Rai do Nhà Thầu TQ đảm nhiệm. Vấn đề quan trọng bây giờ là làm sao giải quyết tình trạng “bế tắc” này, gọi là "thế cưỡi lưng cọp" cũng không sai? Làm sao chấm dứt hợp đồng khai khoáng Nhân Cơ, Tân Rai, đóng cửa nhà máy càng sớm càng tốt để bảo toàn vốn đầu tư, trang trải nợ nhà băng? Làm sao tống cổ được hơn bảy trăm dân lao động phổ thông nhập cư lậu (không biết nói tiếng Việt) mà không gây nên chiến sự đụng chạm gay gắt với người phương Bắc, bảo vệ an toàn cho vị trí chiến lược quân sự? Trong khi ngoài Biển Đông ngư dân VN bắt đầu bị TQ ra lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng lãnh hải VN, hạm đội TQ tăng cường tuần tra trong hải phận HS-TS của VN. Làm sao đưa đất nước thoát khỏi trận thế "thập diện mai phục" nguy hiểm này?
Kết hợp với sự kiện chính quyền tỉnh Lâm Đồng xua đuổi 400 thiền sinh VN trong chùa Bát Nhã hồi năm ngoái, bằng tất cả mọi phương tiện bẩn thỉu nhất, chiếm đóng thiền viện, a dua nhắm mắt để cho lâm tặc cấu kết với nhà thầu sử dụng thiết bị hiện đại của công trường vào những vụ khai thác gỗ lậu quý hiếm trên cao nguyên, chứng tỏ lãnh đạo Nhà Nước đã buông lỏng kiểm soát trên vùng Tây Nguyên rồi, cũng như các tỉnh miền Bắc sát biên giới TQ (Lạng Sơn, Cao Bằng).
Lê Quốc Trinh, Canada
(15-05-2010)
Tài liệu trích dẫn:
Blog Pham Viet Dao 25-12-2009
(SỰ BÍ HIỂM CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY LUYỆN ALUMIN TÂN RAI-LÂM ĐỒNG)
Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011
Bôxít Tân Rai tràn hóa chất ra môi trường: Sự cố nhỏ, thiệt hại lớn!
Bôxít Tân Rai tràn hóa chất ra môi trường: Sự cố nhỏ, thiệt hại lớn!
Bể pha trộn xút của công trình bôxít Tân Rai có nhiều vị trí bị hư hỏng nặng.
Sự cố hóa chất tràn ra môi trường bên ngoài tại công trình bôxít Tân Rai được xác định là do nơi để các bao chứa hóa chất không được che chắn kỹ, nên nước mưa tạt vào làm hóa chất tan chảy và trôi theo dòng nước qua cống ngầm, thoát ra ngoài khu dân cư.
Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Mặc dù đây được xem là sự cố nhỏ và đang được ngành chức năng tích cực xử lý, khắc phục nhưng thực chất đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân trong vùng dự án. Theo báo cáo kết luận số 7, ngày 8.9.2011 của Sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng, sau khi nhận được thông tin về sự cố môi trường xung quanh nhà máy alumin, sở này đã khẩn trương thành lập đoàn thanh tra. Kết quả cho thấy, mẫu nước thử nghiệm tại cống nước thải của nhà máy tổ hợp bôxít nhôm Tân Rai có độ pH bằng 10,53, vượt quá quy định cho phép; nhiệt độ trong nước tại cống thải của công trường bôxít Tân Rai lên đến 31,20C.
Nguyên nhân được xác định do nơi để các bao chứa xút (lỏng và rắn) tại khu vực tập kết nguyên liệu đã không được che chắn kỹ, các bao bì chứa xút, sau khi pha trộn không được thu gom, xử lý, vứt bừa ra môi trường bên ngoài. Lượng xút còn dính trong bao theo nước mưa thẩm thấu vào đất và một phần trôi theo dòng nước chảy vào mương thoát nước chung của khu vực nhà máy, sau đó chảy ra môi trường bên ngoài. Mặt khác, tại thời điểm kiểm tra, bể pha trộn xút của công trình bôxít Tân Rai có một số vị trí bị hư hỏng, gạch bao tường bị sạt lở, đáy nền bị ăn mòn, tạo ra nhiều khe hở, không có biển báo nguy hiểm nơi kho chứa xút và bể pha trộn. Những hành vi này đã vi phạm khoản 3, điều 8, nghị định 117 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Theo Ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng, đây chỉ là sự cố đáng tiếc và đơn vị đã tích cực khắc phục xong lâu rồi. Ông Nguyễn Đình Trí, Trưởng phòng tổ chức hành chính, Ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng, khẳng định: “Đã khắc phục xong lâu rồi, không có vấn đề gì nữa. Không hiểu vì sao sáng nay (22.9) lại có bài báo đăng tin vấn đề này. Tuy nhiên, lãnh đạo của Ban sẽ xem xét lại, nếu có gì, sẽ thông tin sau”.
Theo thống kê bước đầu của UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), có khoảng trên 200ha càphê, trà và ao nuôi cá của người dân nằm giáp ranh với công trình bôxít Tân Rai nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường này, tuy nhiên đến nay, vẫn chưa xác định cụ thể mức độ thiệt hại do sự cố này gây ra. Ông Nguyễn Văn Triệu, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm xác nhận, đến nay, chính quyền địa phương vẫn chưa nhận được bất kỳ đơn phản ánh nào từ phía người dân, cũng như các doanh nghiệp đóng trên địa bàn về mức độ thiệt hại, đồng thời khẳng định đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực này đều bình thường.
Cư dân địa phương còn lo lắng
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, hiện người dân ở thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm – khu vực dân cư nằm liền kề với công trình bôxít Tân Rai vẫn tỏ ra lo lắng, chưa dám sử dụng nguồn nước giếng để phục vụ sinh hoạt. Ông Nguyễn Quang Minh, ở khu 6A, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, nói: “Người dân chúng tôi thấy vụ ô nhiễm này rất nghiêm trọng, bà con đang rất lo lắng, nhất là ô nhiễm môi trường về lâu dài. Hiện Nhà máy chuẩn bị đi vào hoạt động nhưng hồ chứa bùn đỏ mới chỉ làm được một phần nhỏ thì nguy hại không biết còn đến mức độ nào nữa”.
Hoá chất dùng để pha trộn để tràn lan tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.
Không chỉ có nỗi lo về ô nhiễm môi trường nước. Tiếng ồn từ động cơ của Nhà máy alumin Tân Rai trong quá trình thực hiện chạy thử, cũng đang trở thành mối lo ngại lớn của người dân trong khu vực. Anh Vũ Ngọc Long, ở khu 6, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, nói: “Nhà tôi nằm cách Nhà máy 1km nhưng nói chuyện với nhau thì phải hét vào tai mới nghe được. Còn ở khu vực gần đó, bà con nói chuyện chẳng nghe được gì luôn”.
Rõ ràng, tuy Nhà máy bôxít Tân Rai chưa chính thức đi vào vận hành khai thác nhưng thực tế cho thấy đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường. Theo Sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng, hiện nồng độ pH đo được tại cống thoát nước của Nhà máy alumin Tân Rai vẫn còn ở mức cao.
Liên quan đến sự cố để một lượng hóa chất đáng kể chảy ra ngoài gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ngày 15.9, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng thực hiện nghiêm túc các nội dung, như: tổ chức khắc phục sự cố sạt lở gạch và đáp nền tại bể pha trộn xút; thu gom tất cả các bao bì, rác thải nguy hại để xử lý đúng theo quy định; nghiêm cấm để các hóa chất độc hại rơi vãi, thẩm thấu xuống đất hoặc trôi theo nước ra khu vực xung quanh dự án.
Tỉnh cũng đề nghị Ban quản lý dự án phải thường xuyên giám sát kiểm tra, đo đạc, phân tích các thông số chỉ tiêu hóa, lý về môi trường từ các nguồn nước trong khu vực dự án trước khi xả thải ra môi trường xung quanh. Nếu các thông số kiểm tra vượt các tiêu chuẩn cho phép, đơn vị phải báo cáo ngay về UBND tỉnh Lâm Đồng, Sở Tài nguyên và môi trường cùng các đơn vị liên quan để kịp thời xử lý, khắc phục. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và môi trường Lâm Đồng lập thủ tục xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với Ban quản lý dự án tổ hợp bôxít nhôm Lâm Đồng theo quy định của pháp luật.
Đề nghị xử phạt Ban Quản lý dự án tổ hợp bôxít – nhôm Lâm Đồng Đó là kết luận sau thanh tra của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng đối với sai phạm của ban quản lý dự án tổ hợp bôxít – nhôm Lâm Đồng. Theo đó, Ban quản lý này đã không quản lý chặt chẽ làm một lượng hóa chất (xút rắn) trôi theo nước mưa làm ảnh hưởng đến môi trường. Hành vi nêu trên vi phạm khoản 3, điều 8 Nghị định 117/2009/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (mức phạt từ 40 – 70 triệu đồng). Mới đây, ban quản lý dự án đã có báo cáo đồng ý với kết quả thanh tra và cam kết khắc phục hậu quả như: ngưng việc pha xút rắn, gom bao bì đựng xút bảo quản trong kho, yêu cầu nhà thầu hoàn thiện hệ thống trạm xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt, khám bệnh cho công nhân pha xút... Trước đó, ngày 23.8, trong Báo cáo gửi Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Lâm Đồng, UBND huyện Bảo Lâm cho biết, tại hồ nước dùng nuôi cá và tưới cây ở khu 6, thị trấn Lộc Thắng, độ pH đo được là 12,6. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá nuôi và cây trồng bị chết ở địa phương. Hiện chưa có số thống kê thiệt hại và UBND huyện Bảo Lâm đang xem xét yêu cầu Ban quản lý dự án bồi thường cho người dân. Được biết, công trình bôxít Tân Rai do nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) thi công. Theo T.Nhã |
Theo Quang Hà
Sài Gòn Tiếp thị
Nguồn: dantri.com.vn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)