Kính gửi: Hội văn học nghệ thuật Hải Dương
THAM LUẬN THƠ 2012
Tác giả: Nguyễn Đào Trường
Vấn đề đặt ra cho việc tọa đàm "THƠ" hôm nay rất
rộng. Phần mình tôi chỉ dám nói đôi điều: "QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO MỘT BÀI
THƠ. TÍNH CHUYÊN NGHIỆP CỦA NGƯỜi CẦM BÚT".
I- Quá trình sáng tạo một bài thơ:
Quan niệm riêng tôi, làm thơ việc không đơn
giản chút nào. Nhất là làm bài thơ đọng
lại với thời gian, được công chúng khó tính chấp nhận càng khó lắm thay, còn
như viết ba câu vần vè, lòng vòng "Đầu Ngô mình Sơ" vô nghĩa,(Cái gọi
là thơ) ai chả làm được, nó chỉ thêm dung tục, hạ thấp thơ, đánh lừa bộ phận
độc giả kém óc thẩm mỹ, vẩn đục môi trường văn học. Người dày kinh nghiệm nghề
nghiệp khi bắt gặp tứ thơ, có cảm xúc trào dâng liền ghi lại những cảm xúc ấy
để hình thành một thứ gọi là "PHÔI", sau đem ngôn từ mài dũa
nghĩa là phải tu từ, chọn chữ. Không quá dễ dãi dùng nhiều hư từ, đệm vào các
chỗ trống, hay những chỗ cần chuyển tiếp sang ý khác, làm vậy chỉ dẫn đến câu thơ,
bài thơ loãng ý hoặc đi trệch hướng. hoặc không nói được điều gì sâu xa, sẽ rơi
vào tình trạng minh họa kể việc, lảm nhảm dài dòng tả mây, tả gió, làm duyên,
làm dáng yêu đương vờ vĩnh, giả dối trống rỗng vô tích sự. Điều quan trong
nhất: Thơ phải cô đọng, ngôn ngữ hàm súc chứa đựng nhiều trường liên tưởng, đa
tầng, đa nghĩa kiệm lời, chữ nghĩa có
sức công phá như hạt nhân nguyên tử. Người làm thơ luôn ý thức thay mặt số
đông, trước trang giấy nhà thơ không được quên đối tượng cần thức tỉnh bao gồm
cả nhà cầm quyền, biết đem hơi thở cuộc sống, sự từng trải bản thân viết những
điều mọi người bức súc, hay tiên liệu việc xấu tốt sắp xẩy ra, người bình
thường không nói được. Thơ luôn hướng thiện, nói chung mỗi người làm thơ là một
người làm việc thiện. Có khi bắt gặp tứ thơ hay, nhưng để hoàn chỉnh bài thơ
không dễ chút nào. Sinh thời có lần(Năm 1996) nhà thơ Hoàng Cầm về thư viện
tỉnh Hải Dương nói chuyện "Thơ với người lính" trong
đấy ông đề cập đến bài thơ"LÁ DIÊU BÔNG"Khi bắt gặp tứ thơ mà
ông không thể viết ra được, trằn trọc, canh cánh đem theo nó bên lòng suốt mãi
25 năm sau ông mới hoàn thành bài thơ. Hoặc như Giả Đảo đời Đường khi đã làm
hoàn chỉnh bài thơ, trong câu"CHIM ĐẬU CÂY BÊN NƯỚC, SƯ GÕ CỬA
DƯỚi TRĂNG" nhưng còn một từ chưa ưng ý chữ"Gõ"ông muốn thay
bằng từ"Mở", hai chữ ấy lúc nào cũng canh cánh bên lòng, khi đi đường
ông làm động tác đưa tay mở, gõ cửa, quá tập trung suy nghĩ quên hết mọi vật
xung quanh, đâm cả vào người cưỡi ngựa trên đường. Lê Đạt lại cho rằng làm thơ
là phu chữ, khổ công khuân vác, sắp đặt, thay thế con chữ, nhiều lần chỉ xếp
con chữ để hình thành câu thơ, nhưng tính hiệu quả của nó lại nằm ở cái bóng
của con chữ. Cái bóng đó chính dụng ý tác giả muốn gửi thông điệp tới người đọc, nhưng được dấu kín ở con chữ, ví
như câu thơ cổ tiến sĩ Nguyễn Quang Bích viết: 眾水皆東走,沱江獨北流
"CHÚNG THỦY GIAI ĐÔNG TẨU, ĐÀ GIANG ĐỘC BẮC LƯU". Nghĩa
là: Các con sông đều đổ hướng biển đông, riêng sông đà chảy hướng bắc, cái bóng
của câu chữ tùy thuộc mỗi người cảm nhận và hiểu theo cách của mình, tôi cho
rằng nó hàm ý: Cần có chính kiến độc
lập, không nên a dua số đông. Câu thơ sống động, rất cần ý tại ngôn ngoại là vì
thế. Trong thực tế không ít nhà thơ ghi dấu ấn nơi người đọc, ghi danh trên văn
đàn quốc gia mà chỉ có một bài thơ ví như:" Ông Đồ"(Vũ Dình Liên),
"Viếng Bạn"(Hoàng Lộc)…Người đời đùa vui gọi các ông(Nhà thơ một
bài)Thế mới biết, thơ cần tinh tế lắm thay.
Thơ
giống như tình yêu. Tình yêu bị Chúa trời chia làm đôi, con người luôn khát
vọng, khắc khoải đi tìm cái còn lại cho đời nhằm hoàn thiện mình. Thơ giống như
tình yêu ở chỗ, nó cũng bị chia làm đôi nửa sáng tạo, nửa thưởng thức. Đó là sự
giao cảm tìm nhau không ngừng giữa người sáng tác và người đọc. Chính là bản
chất vĩnh cửu của thơ. Người làm thơ còn cần phải am hiểu lý luận, bởi: "LÝ
LUẬN LÀ TƯỚNG, THỰC HÀNH LÀ QUÂN", không có lý luận giống như
người đi đường rừng trong đêm tối không đuốc soi, nhờ lý luận giúp cho cảm thụ
trở nên sâu sắc, trong sáng và khúc chiết hơn. Còn với người làm thơ, lý luận
sẽ là yếu tố góp phần đẩy nhanh sự phát triển của hạt mầm tài năng có trong mỗi
nhà thơ, biến tài năng mong manh thành hiện thực rực rỡ đầy hoa trái. Nếu có ai
đó cho rằng không cần lý luận cũng làm được thơ, thì liệu họ có làm được thơ
khi chưa biết tý gì về quy luật vần điệu cũng như niêm luật thơ? Thông thường lý luận giúp cho nhà
thơ biết được cách thức sáng tạo ra một bài thơ. Nhưng cũng có ai đó chỉ đọc
nhiều thơ tự rút ra được quy luật làm
thơ, như vậy họ đã vô tình làm công tác lý luận trước lúc làm thơ mà chính họ
không để ý. Điều này cũng đúng với cả bạn đọc. Lý luận không những cần cho
người làm thơ, mà còn làm cầu nối giữa người làm thơ với bạn đọc.
II - Tính chuyên
nghiệp của người cầm bút:
Nói tính chuyên nghiệp: Bất kỳ việc gì trong
hoạt động xã hội cũng cần tới tính chuyên nghiệp, tính chuyên nghiệp càng cao,
sản phẩm làm ra càng tinh xảo, càng có giá, được người đời ưa chuộng. Nơi nào
đó khi tuyển dụng lao động, người ta cũng ưu tiên tuyển chọn người có chuyên
môn cao, hay người đã được đào tạo bài bản qua trường lớp. Mặt khác nói tới
tính chuyên nghiệp thì người làm nghề, phải gắn bó máu thịt với nghề, có khi
phải sống chết chính bằng nghề đó. Ví như người thợ may, thợ mộc, thợ nề, thợ
thủ công… Nguồn sống của họ quanh năm suốt tháng, thậm chí suốt đời nhờ chính
vào sản phẩm họ làm ra(Mang tính chuyên nghiệp cao). Riêng trong lĩnh vực tính
chuyên nghiệp của người cầm bút. Người làm thơ phải ý thức được quyền lực thơ
ca và quyền uy thi sỹ, anh ta không chỉ là pháp sư ngôn ngữ mà còn là nhà tư
tưởng nữa. Ở ta thực sự chưa có một đội ngũ những người cầm bút chuyên nghiệp,
nhất lại là người cầm bút làm thơ nhiều cô kể. Nhưng thử hỏi đã ai sống bằng
ngòi bút của mình, hay những bài thơ sản phẩm mình làm ra, nói chi đến chuyên nghiệp.
Tôi nhớ đại hội Nhà Văn Việt Nam lần thứ VIII tháng 8/2011, có một bản kiến
nghị được đưa ra, đề nghị nhà nước cắt khoản kinh phí hỗ trợ Nhà Văn vì khỏan
ấy ăn vào tiền thuế của nhân đân. Thế mà hàng nghìn hội viên hội nhà văn vó mặt
chỉ khoảng 40, 50 người dám ký tên tán thành. Đủ biết tận các nhà văn trung
ương còn thế, nói chi đến các hội nghề nghiệp hàng tỉnh. Viết lách thơ phú cũng
để cho vui, mỗi người cầm bút với động cơ khác nhau: Người viết làm nấc thang
tiến thân, người viết làm duyên khoe mẽ, kiếm vài đồng nhuận bút còm, huênh
hoang hợm. Lại có người uốn bút luồn lách nơi này, nơi khác kiếm danh hoặc khoe
danh… Không bao giờ dám nói tới nỗi bức xúc, sự bất bình với những thói hư tật
xấu quanh mình, nỗi đau bất hạnh của người lao động, những cái ác đang gia tăng
hiện diện sờ sờ ngoài xã hội ai cũng thấy. Lại có người nôn nóng muốn khẳng
định mình bằng mọi giá ra hết tập này,
tập khác vội vàng, sống sít. In chỗ nọ cỗ kia, thật là " tôm kể đầu
trầu kể cuống". Nhưng thực chỉ thành rơm rác, người đời sớm dọn dẹp
quét tước cho khỏi mất vệ sinh môi trường văn học. Tôi nghiêng về quan niệm của
người xưa(Quý hồ tinh bất quý hồ đa), ý
là: Ít mà tinh xảo, hơn nhiều xô bồ. Hay như: 獨書破萬卷 " Độc thư phá vạn quyển" đại ý: Một bài đánh đổ vạn
bài. Thơ hay dù có quăng vào lửa nó vẫn trường tồn, ví như"Những điều
trông thấy mà đau đớn lòng"( Nguyễn Du), sau 300 năm lúc nào đọc lên
vẫn như mới. Thơ dở, dù tìm mọi cách lăng xê, phù phép, danh nghĩa, quyền chức
nọ kia, kể cả tiền nữa ra sức quảng bá nó vẫn chết yểu không thương tiếc. Cứ
tình trạng như thế kéo dài làm sao nói gì đến tính chuyên nghiệp, đội ngũ
chuyên nghiệp, người cầm bút chuyên nghiệp.
Trên đây chỉ là đôi điều, trong muôn vàn điều
cần nói. Ở tầm suy nghĩ nông cạn thô thiển của mình, với tinh thần thẳng thắn,
nhìn vào sự thật, thực sự cầu thị, tôi xin được góp tiếng nói lạm bàn về những
việc trọng đại đặt ra cho "Hội thảo thơ hôm nay", cũng
để chúng ta mạnh dạn nhìn vào những hạn chế, những gì còn non yếu, khiếm khuyết
bấy lâu chưa có dịp, hoặc lảng tránh ngại luận bàn, hoặc luận bàn một cách hời
hợt, chiếu lệ, qua loa, miễn cưỡng. Mong rằng trại sáng tác của chúng ta mở mỗi
năm, cần đưa việc tọa đàm thơ vào chương trình nghị sự thường niên, để rộng
đường trao đổi, học tập nâng cao nhận thức, không khí trại sáng tác thêm sôi
động, thiết thực bổ ích cho phong trào, tiến bộ cho mỗi hội viên.
Hải
Dương ngày 14/06/2012
NĐT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét