Nỗi sợ Nga của các nước Baltic
có từ trong lịch sử
Tháng 11/2014 NATO tại Ba Lan luyện tập kịch bản các nước vùng Baltic bị Nga xâm lược .RFI/ Olivier Fourt
TTV Hoàng Linh - Budapest 21/03/2015 nghe
Tuần trước, Nga cho Hạm đội Baltic tập trận và tới thứ Hai tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đột ngột ra chỉ thị đặt Hạm đội Phương Bắc vào trạng thái trực chiến. Chiến dịch luyện tập kéo dài 5 ngày nói trên được sự tham dự của 38 ngàn quân nhân Nga. Không phải ngẫu nhiên mà hành động của Nga đã khiến người dân các nước vùng biển Baltic hoảng sợ trước hiểm họa lại bị Nga đưa trở lại "vùng ảnh hưởng" của nước này như thời Xô-viết.
Lý do và hệ lụy lịch sử
Những hệ lụy trong lịch sử là nguyên nhân chính gây nên tâm trạng lo âu của ba nước Baltic, khiến các quốc gia này rất lo lắng trước nguy cơ mất nền độc lập, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa nước Nga và Phương Tây trở nên căng thẳng cùng cực như hiện tại. Chính vì vậy, tất cả các lực lượng chính trị đáng kể vùng Baltic đều là tín đồ của khối quân sự Bắc Đại tây Dương NATO và Liên hiệp Châu Âu EU.
Trở lại lịch sử, người Estonia và Litva cho đến thế kỷ 18 còn chưa có quốc gia riêng, mà luôn chịu ảnh hưởng của các đế chế Đức và Thụy Điển. Đầu thế kỷ 18, các vùng đất của người Estonia và Latvia vào tay Đế chế Nga, và đến cuối thế kỷ này, với sự chia cắt của Ba Lan, Đại công quốc Liva - vốn sở hữu một lãnh thổ khổng lồ, trải dài tới Biển Đen thời đó - cũng thuộc về sự quản lý của Matxcơva.
Chỉ sau khi Đế chế Nga sụp đổ trong Thế chiến thứ nhất và dưới ảnh hưởng cuộc chính biến tháng 10 của phe Bolshevik, người Estonia, Litva và Latvia mới trở thành những quốc gia độc lập. Tuy nhiên, những nền độc lập ấy chỉ tồn tại đến năm 1939, khi nước Đức quốc xã và Liên Xô ký hiệp ước bất tương xâm, kèm theo một điều khoản bí mật theo đó đôi bên chia nhau vùng Trung Âu và Baltic.
Cho đến năm 1940, cả ba nước Baltic đều được "sáp nhập" vào Liên Xô, tuy nhiên sau đó nó bị quân Đức chiếm đóng cho đến năm 1944 trong cuộc chiến giữa Đức và Liên bang Xô-viết. Đáng chú ý là người dân ở đây sợ Liên Xô hơn là sợ Đức, và họ đã có những đơn vị tình nguyện hợp tác với Đế chế thứ ba, chống lại Liên Xô với mục tiêu giành lại độc lập dân tộc và cho tới nay, họ vẫn được coi là những anh hùng.
Tuy nhiên, sau 1945, vùng Baltic lại thuộc vòng kiềm tỏa của Matxcơva, trở thành ba nước cộng hòa của Liên bang Xô-viết, cho tới khi Liên Xô sụp đổ. Ở cả ba quốc gia này, những cuộc dày ải đã diễn ra hàng loạt, nhiều gia đình bị bắt đưa đi hệ thống trại cải tạo Gulag tại Nga, và chỉ đến cuối thập niên 50, trong quá trình "phi Stalin hóa", họ mới dần dần được hồi hương. Dầu vậy, tỉ lệ người Nga tại đây vẫn tăng vọt.
Một phần do chính sách của Matxcơva nhằm đưa công dân Nga tới những nước cộng hòa khác, một phần do sự di cư tự nhiên, khi người Nga muốn chuyển tới vùng Baltic (được coi là có mức sống cao hơn hẳn các khu vực khác của Liên Xô), và nhiều quân nhân Nga sau khi rời quân ngũ cũng ở lại "đất lành chim đậu", nên cho tới nay, tỉ lệ người Nga ở Litva là 25%, ở Estonia chừng 33%, còn ở Latvia thì ít hơn, gần 6%.
Quan ngại vì bài học nhãn tiền Ukraina
Mối quan hệ giữa Matxcơva và các nước vùng Baltic vốn dĩ đã hàm chứa nhiều mâu thuẫn xuất phát từ lịch sử. Điện Kremlin không hài lòng khi vùng Baltic coi Hồng quân là những kẻ chiếm đóng, chứ không phải những người tới giải phóng miền đất này. Việc xóa bỏ hoặc di dời những tượng đài kỷ niệm Thế chiến, tượng đài chiến sĩ Xô-viết cũng từng là yếu tố gây mâu thuẫn lớn giữa Liên bang Nga và ba quốc gia Baltic.
Ngay sau khi Liên bang Nga cho "sáp nhập" bán đảo Crimea, ba nước Baltic đã lập tức đề nghị khối NATO huy động thêm các lực lượng quân sự vì sự lo ngại, Matxcơva sau khi gây hấn ở vùng Đông - Ukraina, sẽ chuyển sang Baltic. Bởi lẽ, trên cương vị thành viên NATO và EU, ba nước này chỉ có lực lượng quân sự tối thiểu, và Nga vẫn cho rằng việc họ gia nhập NATO năm 2004 là sự phản bội những cam kết khi kết thúc Chiến tranh lạnh.
Hiểm nguy đối với các nước Baltic là rất thực tế, đó là ý kiến của nhiều bình luận viên chính trị và báo giới. Những cuộc tập trận và di chuyển quân diễn ra thường xuyên ở vùng biển Baltic và TP. Kaliningrad có thể coi là sự đe dọa trực tiếp và thường nhật, và đặc biệt đe dọa Litva, khiến nước này đã phải tái lập chế độ quiân dịch đã được xóa bỏ năm 2008, tức bốn năm sau khi Litva gia nhập khối NATO.
Theo đó, đàn ông ở độ tuổi 19-26 từ mùa thu năm nay sẽ phải nhập ngũ trong thời gian chín tháng, và một kế hoạch đã được đặt ra để có 16 ngàn quân nhân dự bị trong vòng năm năm. Mục tiêu được đặt ra là các nước Baltic phải có khả năng cầm cự ít nhất là ba ngày, trong trường hợp bị Nga tấn công. Litva còn nhanh chóng cho ra một cuốn "cẩm nang chiến tranh" và đặt ở mọi thư viện công để mọi người có thể tham khảo.
Đối với Estonia, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng là đề tài rất quan trọng trong cuộc bầu cử đầu tháng 3 vừa rồi. Trong chiến dịch tranh cử, Thủ tướng Taavi Roivas thường xuyên xuất hiện trước dàn máy bay, chiến xa NATO, và một đảng nhỏ còn làm một bộ phim ngắn với mục đích tranh cử, trong đó có hình ảnh Nga sẽ tấn công Estonia vào năm 2016 theo kịch bản đã diễn ra một năm nay ở bán đảo Crimée và vùng Donetsk.
"Lịch sử đã dậy chúng ta là nếu không tự bảo vệ được mình thì sẽ không ai giúp cả", đó là tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Estonia, ông Riho Terras. "Những gì xảy ra ở Ukraine cho thấy một cách rõ ràng rằng chúng ta cần phải duy trì những biện pháp an ninh phòng vệ manh mẽ hơn". Hôm 24-1 vừa qua, trong lễ Độc lập, Estonia đã biểu dương lực lực ngay tại gần biên giới Nga với sự tham gia của chiến xa Mỹ và binh lính Anh, và đây là điều hiếm khi xảy ra.
Latvia, quốc gia thứ ba trong vùng Baltic thì tìm cách củng cố đường biên giới chung với Nga và Belarusia - đây đồng thời cũng là biên giới phía ngoài của EU, và trong vòng bốn năm tới, một hàng rào biên giới 16 mét cùng hệ thống an ninh hiện đại sẽ được dựng lên ở đây, để ứng phó với hậu quả của khủng hoảng Ukraine, và làn sóng người vượt biên trái phép ngày một tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Raimond Vejonis cho rằng, khả năng một cuộc chiến trực diện là rất nhỏ.
Tuy nhiên, theo ông, không thể lường được những hành động của Liên bang Nga, nhất là trong trường hợp của Latvia, một quốc gia luôn bị Matcơva cáo buộc là cắt giảm quyền lợi của người gốc Nga sinh sống tại đây. Thủ đô Riga, đô thị lớn nhất trong vùng, có vị thị trưởng gốc Nga, và chính đảng thân Nga thì năm ngoái nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 10 năm ngoái. Dễ hiểu là cộng đồng gốc Nga tại Baltic luôn là mối lo ngại tiềm ẩn với chính quyền sở tại.
Kịch bản Ukraina liệu có tái diễn với các nước vùng Baltic?
Mô hình can thiệp vào Ukraina được Matxcơva thể hiện một cách rất rõ ràng: kích động cư dân gốc Nga, tuyên truyền rằng họ bị chính quyền sở tại phân biệt đối xử, cắt bỏ quyền lợi, lợi dụng những phần tử có xu hướng ly khai để gây rối loạn và gây hấn. Một câu hỏi luôn được đặt ra từ một năm nay với vùng Baltic: ở những nơi mà tỉ lệ cư dân gốc Nga hoặc nói tiếng nga lên tới 33%, hoặc 25%, điện Kremlin có thể lặp lại kịch bản này?
Trước mắt, có thể thấy những cáo buộc từ phía Matxcơva đã được đưa ra, chẳng hạn trong trường hợp Estonia và Litva. Sau khi tuyên bố độc lập, hai nước này buộc những ai không sinh ra tại đây, hoặc không có cha mẹ, ông bà là người sống tại đây trong thời gian giữa hai cuộc Thế chiến, thì phải biết tiếng địa phương mới được nhận quốc tịch. Bằng không, hiọ sẽ không được đi bầu cử và làm việc tại các cơ quan chính quyền.
Tại hai quốc gia nói trên, cho tới nay vẫn còn vài trăm ngàn người gốc Nga không chịu học tiếng để nhận quốc tịch, vì cho rằng điều đó là bất công đối với những người đã sống cả đời tại vùng Baltic. Tuy nhiên, trạng thái "vô quốc tịch" này khiến họ cho dù không được tham gia bầu cử Quốc hội, nhưng lại được sang Nga không cần thì thực, và Matxcơva vẫn coi họ là "đạo quân thứ năm" trong những toan tính chính trị và quân sự của mình.
Có điều, khác với cư dân gốc Nga ở miền Đông - Ukraina, những thăm dò dư luận và phỏng vấn với người địa phương cho thấy, người gốc Nga ở vùng Baltic hội nhập tốt hơn rất nhiều vào xã hội bản địa. Nhiều người dù nhận mình là người Nga, nhưng vẫn nhấn mạnh là "Nga Baltic", và không nhất thiết đồng tình với những hành động can thiệp của Matxcơva. Số người muốn trở lại Nga, và hưởng ứng điện Kremlin, chỉ là thiểu số.
Có lẽ nhận thức được rằng mình chưa có "thiên thời, địa lợi và nhân hòa" ở vùng Baltic, nên trước mắt Liên bang Nga mới thể hiện sức mạnh của mình qua chuỗi những cuộc tập trận liên tục, mà theo nhận định của giới chuyên môn thì tương quan lực lượng đôi bên rất rõ ràng: một cuộc chiến chớp nhoáng có thể khiến Moscow chiếm được cả ba nước Baltic trong vòng vài giờ, và lực lượng phản ứng nhanh của NATO cũng phải bó tay.
Tuy nhiên, việc vi phạm điều 5 của thỏa thuận giữa các nước trong khối NATO - tạo điều kiện và lý do để quân đội NATO lập tức can thiệp để tự vệ - có lẽ không phải là ý đồ hiện tại của Nga. Thay vào đó, Matxcơva đã cho khởi động chiến dịch truyền thông hết sức mạnh mẽ trên các kênh tiếng Nga tại vùng Baltic, gây kích động về chủng tộc, ngôn ngữ và vùng miền bằng những thông tin thất thiệt, với sự hỗ trợ của cả các ký giả địa phương.
Chiến thuật này của Nga không thể là cái cớ để Phương Tây can thiệp, và xét về dài hạn, vẫn là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với ba nước vùng Baltic, theo nhận định của giới chuyên môn. Ngay cả khi, trong thời gian gần đây, lãnh đạo Châu Âu đã nhóm họp để bàn bạc về khế hoạch tăng cường sự độc lập của giới truyền thông trong những vùng ảnh hưởng của Nga, và chống lại những luận điệu tuyên truyền bóp méo thông tin của Matxcơva.
Một giải pháp khả dĩ có thể là đề xuất của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, ông Donald Tusk, theo đó chỉ có thể ngăn chặn được chính sách bành trướng hung hãn của Nga với các láng giềng, nếu EU và Hoa Kỳ có được lập trường đồng thuận về mọi mặt, điều hiện thời chưa được thể hiện trong mọi hành động...
Những hệ lụy trong lịch sử là nguyên nhân chính gây nên tâm trạng lo âu của ba nước Baltic, khiến các quốc gia này rất lo lắng trước nguy cơ mất nền độc lập, đặc biệt là khi mối quan hệ giữa nước Nga và Phương Tây trở nên căng thẳng cùng cực như hiện tại. Chính vì vậy, tất cả các lực lượng chính trị đáng kể vùng Baltic đều là tín đồ của khối quân sự Bắc Đại tây Dương NATO và Liên hiệp Châu Âu EU.
Trở lại lịch sử, người Estonia và Litva cho đến thế kỷ 18 còn chưa có quốc gia riêng, mà luôn chịu ảnh hưởng của các đế chế Đức và Thụy Điển. Đầu thế kỷ 18, các vùng đất của người Estonia và Latvia vào tay Đế chế Nga, và đến cuối thế kỷ này, với sự chia cắt của Ba Lan, Đại công quốc Liva - vốn sở hữu một lãnh thổ khổng lồ, trải dài tới Biển Đen thời đó - cũng thuộc về sự quản lý của Matxcơva.
Chỉ sau khi Đế chế Nga sụp đổ trong Thế chiến thứ nhất và dưới ảnh hưởng cuộc chính biến tháng 10 của phe Bolshevik, người Estonia, Litva và Latvia mới trở thành những quốc gia độc lập. Tuy nhiên, những nền độc lập ấy chỉ tồn tại đến năm 1939, khi nước Đức quốc xã và Liên Xô ký hiệp ước bất tương xâm, kèm theo một điều khoản bí mật theo đó đôi bên chia nhau vùng Trung Âu và Baltic.
Cho đến năm 1940, cả ba nước Baltic đều được "sáp nhập" vào Liên Xô, tuy nhiên sau đó nó bị quân Đức chiếm đóng cho đến năm 1944 trong cuộc chiến giữa Đức và Liên bang Xô-viết. Đáng chú ý là người dân ở đây sợ Liên Xô hơn là sợ Đức, và họ đã có những đơn vị tình nguyện hợp tác với Đế chế thứ ba, chống lại Liên Xô với mục tiêu giành lại độc lập dân tộc và cho tới nay, họ vẫn được coi là những anh hùng.
Tuy nhiên, sau 1945, vùng Baltic lại thuộc vòng kiềm tỏa của Matxcơva, trở thành ba nước cộng hòa của Liên bang Xô-viết, cho tới khi Liên Xô sụp đổ. Ở cả ba quốc gia này, những cuộc dày ải đã diễn ra hàng loạt, nhiều gia đình bị bắt đưa đi hệ thống trại cải tạo Gulag tại Nga, và chỉ đến cuối thập niên 50, trong quá trình "phi Stalin hóa", họ mới dần dần được hồi hương. Dầu vậy, tỉ lệ người Nga tại đây vẫn tăng vọt.
Một phần do chính sách của Matxcơva nhằm đưa công dân Nga tới những nước cộng hòa khác, một phần do sự di cư tự nhiên, khi người Nga muốn chuyển tới vùng Baltic (được coi là có mức sống cao hơn hẳn các khu vực khác của Liên Xô), và nhiều quân nhân Nga sau khi rời quân ngũ cũng ở lại "đất lành chim đậu", nên cho tới nay, tỉ lệ người Nga ở Litva là 25%, ở Estonia chừng 33%, còn ở Latvia thì ít hơn, gần 6%.
Quan ngại vì bài học nhãn tiền Ukraina
Mối quan hệ giữa Matxcơva và các nước vùng Baltic vốn dĩ đã hàm chứa nhiều mâu thuẫn xuất phát từ lịch sử. Điện Kremlin không hài lòng khi vùng Baltic coi Hồng quân là những kẻ chiếm đóng, chứ không phải những người tới giải phóng miền đất này. Việc xóa bỏ hoặc di dời những tượng đài kỷ niệm Thế chiến, tượng đài chiến sĩ Xô-viết cũng từng là yếu tố gây mâu thuẫn lớn giữa Liên bang Nga và ba quốc gia Baltic.
Ngay sau khi Liên bang Nga cho "sáp nhập" bán đảo Crimea, ba nước Baltic đã lập tức đề nghị khối NATO huy động thêm các lực lượng quân sự vì sự lo ngại, Matxcơva sau khi gây hấn ở vùng Đông - Ukraina, sẽ chuyển sang Baltic. Bởi lẽ, trên cương vị thành viên NATO và EU, ba nước này chỉ có lực lượng quân sự tối thiểu, và Nga vẫn cho rằng việc họ gia nhập NATO năm 2004 là sự phản bội những cam kết khi kết thúc Chiến tranh lạnh.
Hiểm nguy đối với các nước Baltic là rất thực tế, đó là ý kiến của nhiều bình luận viên chính trị và báo giới. Những cuộc tập trận và di chuyển quân diễn ra thường xuyên ở vùng biển Baltic và TP. Kaliningrad có thể coi là sự đe dọa trực tiếp và thường nhật, và đặc biệt đe dọa Litva, khiến nước này đã phải tái lập chế độ quiân dịch đã được xóa bỏ năm 2008, tức bốn năm sau khi Litva gia nhập khối NATO.
Theo đó, đàn ông ở độ tuổi 19-26 từ mùa thu năm nay sẽ phải nhập ngũ trong thời gian chín tháng, và một kế hoạch đã được đặt ra để có 16 ngàn quân nhân dự bị trong vòng năm năm. Mục tiêu được đặt ra là các nước Baltic phải có khả năng cầm cự ít nhất là ba ngày, trong trường hợp bị Nga tấn công. Litva còn nhanh chóng cho ra một cuốn "cẩm nang chiến tranh" và đặt ở mọi thư viện công để mọi người có thể tham khảo.
Đối với Estonia, cuộc khủng hoảng Ukraine cũng là đề tài rất quan trọng trong cuộc bầu cử đầu tháng 3 vừa rồi. Trong chiến dịch tranh cử, Thủ tướng Taavi Roivas thường xuyên xuất hiện trước dàn máy bay, chiến xa NATO, và một đảng nhỏ còn làm một bộ phim ngắn với mục đích tranh cử, trong đó có hình ảnh Nga sẽ tấn công Estonia vào năm 2016 theo kịch bản đã diễn ra một năm nay ở bán đảo Crimée và vùng Donetsk.
"Lịch sử đã dậy chúng ta là nếu không tự bảo vệ được mình thì sẽ không ai giúp cả", đó là tuyên bố của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Estonia, ông Riho Terras. "Những gì xảy ra ở Ukraine cho thấy một cách rõ ràng rằng chúng ta cần phải duy trì những biện pháp an ninh phòng vệ manh mẽ hơn". Hôm 24-1 vừa qua, trong lễ Độc lập, Estonia đã biểu dương lực lực ngay tại gần biên giới Nga với sự tham gia của chiến xa Mỹ và binh lính Anh, và đây là điều hiếm khi xảy ra.
Latvia, quốc gia thứ ba trong vùng Baltic thì tìm cách củng cố đường biên giới chung với Nga và Belarusia - đây đồng thời cũng là biên giới phía ngoài của EU, và trong vòng bốn năm tới, một hàng rào biên giới 16 mét cùng hệ thống an ninh hiện đại sẽ được dựng lên ở đây, để ứng phó với hậu quả của khủng hoảng Ukraine, và làn sóng người vượt biên trái phép ngày một tăng. Bộ trưởng Quốc phòng Latvia Raimond Vejonis cho rằng, khả năng một cuộc chiến trực diện là rất nhỏ.
TTV Hoàng Linh - Budapest21/03/2015 nghe
Tuy nhiên, theo ông, không thể lường được những hành động của Liên bang Nga, nhất là trong trường hợp của Latvia, một quốc gia luôn bị Matcơva cáo buộc là cắt giảm quyền lợi của người gốc Nga sinh sống tại đây. Thủ đô Riga, đô thị lớn nhất trong vùng, có vị thị trưởng gốc Nga, và chính đảng thân Nga thì năm ngoái nhận được nhiều phiếu bầu nhất trong cuộc bầu cử Quốc hội tháng 10 năm ngoái. Dễ hiểu là cộng đồng gốc Nga tại Baltic luôn là mối lo ngại tiềm ẩn với chính quyền sở tại.
Kịch bản Ukraina liệu có tái diễn với các nước vùng Baltic?
Mô hình can thiệp vào Ukraina được Matxcơva thể hiện một cách rất rõ ràng: kích động cư dân gốc Nga, tuyên truyền rằng họ bị chính quyền sở tại phân biệt đối xử, cắt bỏ quyền lợi, lợi dụng những phần tử có xu hướng ly khai để gây rối loạn và gây hấn. Một câu hỏi luôn được đặt ra từ một năm nay với vùng Baltic: ở những nơi mà tỉ lệ cư dân gốc Nga hoặc nói tiếng nga lên tới 33%, hoặc 25%, điện Kremlin có thể lặp lại kịch bản này?
Trước mắt, có thể thấy những cáo buộc từ phía Matxcơva đã được đưa ra, chẳng hạn trong trường hợp Estonia và Litva. Sau khi tuyên bố độc lập, hai nước này buộc những ai không sinh ra tại đây, hoặc không có cha mẹ, ông bà là người sống tại đây trong thời gian giữa hai cuộc Thế chiến, thì phải biết tiếng địa phương mới được nhận quốc tịch. Bằng không, hiọ sẽ không được đi bầu cử và làm việc tại các cơ quan chính quyền.
Tại hai quốc gia nói trên, cho tới nay vẫn còn vài trăm ngàn người gốc Nga không chịu học tiếng để nhận quốc tịch, vì cho rằng điều đó là bất công đối với những người đã sống cả đời tại vùng Baltic. Tuy nhiên, trạng thái "vô quốc tịch" này khiến họ cho dù không được tham gia bầu cử Quốc hội, nhưng lại được sang Nga không cần thì thực, và Matxcơva vẫn coi họ là "đạo quân thứ năm" trong những toan tính chính trị và quân sự của mình.
Có điều, khác với cư dân gốc Nga ở miền Đông - Ukraina, những thăm dò dư luận và phỏng vấn với người địa phương cho thấy, người gốc Nga ở vùng Baltic hội nhập tốt hơn rất nhiều vào xã hội bản địa. Nhiều người dù nhận mình là người Nga, nhưng vẫn nhấn mạnh là "Nga Baltic", và không nhất thiết đồng tình với những hành động can thiệp của Matxcơva. Số người muốn trở lại Nga, và hưởng ứng điện Kremlin, chỉ là thiểu số.
Có lẽ nhận thức được rằng mình chưa có "thiên thời, địa lợi và nhân hòa" ở vùng Baltic, nên trước mắt Liên bang Nga mới thể hiện sức mạnh của mình qua chuỗi những cuộc tập trận liên tục, mà theo nhận định của giới chuyên môn thì tương quan lực lượng đôi bên rất rõ ràng: một cuộc chiến chớp nhoáng có thể khiến Moscow chiếm được cả ba nước Baltic trong vòng vài giờ, và lực lượng phản ứng nhanh của NATO cũng phải bó tay.
Tuy nhiên, việc vi phạm điều 5 của thỏa thuận giữa các nước trong khối NATO - tạo điều kiện và lý do để quân đội NATO lập tức can thiệp để tự vệ - có lẽ không phải là ý đồ hiện tại của Nga. Thay vào đó, Matxcơva đã cho khởi động chiến dịch truyền thông hết sức mạnh mẽ trên các kênh tiếng Nga tại vùng Baltic, gây kích động về chủng tộc, ngôn ngữ và vùng miền bằng những thông tin thất thiệt, với sự hỗ trợ của cả các ký giả địa phương.
Chiến thuật này của Nga không thể là cái cớ để Phương Tây can thiệp, và xét về dài hạn, vẫn là mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với ba nước vùng Baltic, theo nhận định của giới chuyên môn. Ngay cả khi, trong thời gian gần đây, lãnh đạo Châu Âu đã nhóm họp để bàn bạc về khế hoạch tăng cường sự độc lập của giới truyền thông trong những vùng ảnh hưởng của Nga, và chống lại những luận điệu tuyên truyền bóp méo thông tin của Matxcơva.
Một giải pháp khả dĩ có thể là đề xuất của Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, ông Donald Tusk, theo đó chỉ có thể ngăn chặn được chính sách bành trướng hung hãn của Nga với các láng giềng, nếu EU và Hoa Kỳ có được lập trường đồng thuận về mọi mặt, điều hiện thời chưa được thể hiện trong mọi hành động...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét