Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

GIẤC MƠ TỰ CƯỜNG VÀ CUỘC ĐẤU ĐÁ

  Lớn | Vừa | Nhỏ  
GIẤC MƠ TỰ CƯỜNG VÀ

CUỘC ĐẤU ĐÁ

BÙI THANH HIẾU
Sau loạt bài sử dụng cụm từ '' nhóm lợi ích ''  hay con đường đi đến'' tư bản man rợ'' và các '' diễn biến nội bộ '',  để ám chỉ sự mâu thuẫn nội bộ về tư tưởng đang lớn mạnh trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Những cây viết lý luận hàng đầu của cộng sản Việt Nam tiếp tục  dân sâu hơn như con bạc khát nước vào vòng xoaý tương tàn, tranh giành quyền lực.
  Tất cả những bài viết lý luận đó đều mang đầy dấu ấn của sự tranh giành, đánh phá, quy kết nhau này , đều che đậy dưới một ý nghĩa là bảo vệ CNXH.
Nét đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản luôn là vậy. Bất cứ cuộc thanh trừng để tranh giành quyền lực nào khi diễn ra trong chế độ cộng sản cai trị, đều núp dưới những mỹ từ vì lý tưởng CNXH. Kẻ nào chiến thắng cũng là kẻ bảo vệ CNXH, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ độc lập, hoà bình cho đất nước.

Cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng, quyền lực của nội bộ cộng sản Việt Nam về phía cuối năm 2015 đã trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Những khẩu pháo hạng nặng đã được đưa ra khai hoả, lần đầu tiên người ta thấy một vị phó ban tư tưởng trung ương, uỷ viên trung ương đảng cộng sản có một bài viết gay gắt, công khai trên báo chí để chỉ trích nhóm lợi ích, cảnh báo Việt Nam đang xa rời con đường CNXH để đi vào con đường tư bản. Độc địa hơn ông Vũ Huy Hoàng phó ban tư tưởng trung ương còn vẽ mô hình doạ nạt người dân rằng con đường tư bản đó là con đường tư bản man rợ.
Con đường tư bản tương lai mà ông Hoàng doạ có man rợ hay không thì phải đợi nó xảy ra mới biết. Nhưng con đường CNXH  mà Việt Nam đi thì sự man rợ của nó ai cũng biết , thậm chí còn từng là nạn nhân, chứng nhân. Không khó khăn gì để gặp những người trong các vụ cải tạo tư sản, Z30, cải cách ruộng đất...để nghe họ kể về sự man rợ của nền kinh tế nhà nước độc quyền quản lý.
Đi vào con đường tư bản man rợ hay tiếp tục đi vào con đường kinh tế định hướng CNXH đều do các phe phái trong đảng cộng sản quyết định. Tuỳ theo lợi ích của các phe phái. Người dân hoàn toàn không có quyền quyết định gì. Người dân chỉ là con cờ để các phe phái sử dụng. Khi mỗi lần cần triệt hạ nhau lại lôi miếng mồi dân chủ, tự do ngôn luận ra để nhử. Nực cười là trong khi liên tiếp có hội thảo về báo chí, truyền thông, các nghị định ban hành để xiết chặt quản lý thông tin ráo riết ban hành,  thì trong bài viết của mình, ông phó ban tuyên giáo trung ương Vũ Huy Hoàng lại gợi ý cách giải quyết đập tan âm mưu chuyển hoá của nhóm lợi ích,  là bằng cách dùng tư do ngôn luận, quyền của người dân.
Điều đó cho thấy, cộng sản khi thanh trừng nhau không từ một thủ đoạn nào. Kể cả những thứ họ nhổ đi cũng sẵn sàng liếm lại, miễn sao là phục vụ được mục đích cá nhân của mình.
Cho dù che đậy dưới lý tưởng nào đi nữa thì các bài viết gần đây của những nhà lý luận cũng sặc mùi đấu đá nhau vì tiền.
Chả có gì khó hiểu, thời nay thử hỏi quan chức nào có lý tưởng về CNXH. Lý tưởng của họ là kiếm bộn tiền, vinh thân phì gia, nếu tiếp tục con đường CNXH mà còn kiếm được tiền thì chả cần phải kêu gọi, chẳng lo bất kỳ diễn biến nào cả trong nội bộ. Mô hình kinh tế  CNXH như con gà mái ăn thóc, ăn rau của dân,  đẻ trứng đều đều để nuôi dưỡng chế độ cộng sản, nhưng nay đã trở nên già cỗi và mật độ đẻ trứng ngày càng thưa thớt đi. Vì tuổi tác cũng như vì thóc, rau, sản vật trong dân không còn đủ cung phụng.
Một số lãnh đạo nhờ vị trí trông coi gà, phân phát trứng đã biển thủ riêng cho mình những quả trứng tốt để gây giống sau này. Đó là nhóm lợi ích.  Một số khác đến ngày nọ thấy gà đã già, đẻ trứng ít, nhìn lại trong tay vốn liếng không có. Mới giật mình ra sức giữ không cho nhóm kia xẻ thịt con gà kinh tế nhà nước CNXH. Mục đích chỉ tao không có thì cứ để gà đấy đã. Mà gà kinh tế nhà nước XHCN còn thì trứng giống của phe lợi ích không bao giờ được phép nở. Nở là vi phạm đường lối, chủ trương. Đó là nhóm bảo thủ.
Gần đây nhóm bảo thủ đã đưa ra nhiều bài viết gay gắt, công phá trên nhiều mặt vào nhóm lợi ích. Đáng chú ý là những bài viết không phải là những tên tuổi, chức vị làng nhàng bậc trung nữa. Mà đã đến kịch tầm cao nhất của những cây lý luận, chẳng hạn là của uỷ viên trung ương đảng, phó ban tuyên giáo trung ương Vũ Huy Hoàng hoặc của cựu uỷ viên bộ chính trị Lê Xuân Tùng.
Cựu uỷ viên BCT Lê Xuân Tùng có bài viết trên báo quân đội nhân dân số ra ngày 5/6/2015 có nội dung có đoạn kết.
'' Tóm lại, vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ở nước ta đã có một bước tiến dài so với trước. Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế tư nhân. Nhưng đừng bao giờ quên rằng đây là kinh tế tư nhân hoạt động dưới CNXH, chịu sự chi phối của Nhà nước pháp quyền XHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công. Đừng bao giờ gán cho kinh tế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể nào thực hiện được.''
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/chong-dien-bien-hoa-binh/phai-chang-kinh-te-tu-nhan-la-nen-tang-cua-nen-kinh-te-quoc-dan/362757.html
Cũng trên báo quân đội nhân dân, một bài viết khác số ra ngày 10/6/2015 của thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng bộc lộ rõ hơn sự cáy cú ăn chia vì tiền. Người đọc dễ dàng thấy tất cả những gì diễn biến về tư tưởng, về xa rời lý tưởng CNXH đều chẳng phải vì một cái gì cao cả như đã nói trên. Chung quy tất cả vẫn chỉ là tiền. Xin xem một đoạn trong bài viết của thạc sĩ Nguyễn Đức Thắng.

'' “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế. Biểu hiện đó là sự phủ nhận đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay; hạ thấp, đi đến làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước XHCN; đòi tư nhân hóa nền kinh tế, xóa bỏ chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu để thay thế bằng chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN... Quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế càng trở nên nguy hiểm trong điều kiện các thế lực thù địch có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Chúng tìm mọi cách lợi dụng những kẽ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, khoét sâu vào hạn chế, khuyết điểm của ta để cổ súy, thúc đẩy tư nhân hóa nền kinh tế, nhằm đến một lúc nhất định, khi sở hữu tư nhân TBCN đã giữ vai trò chi phối cơ sở hạ tầng kinh tế, thực chất là chuyển hóa thành kinh tế TBCN, thì kiến trúc thượng tầng XHCN chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa và “đổi màu”. Khi đó, chế độ kinh tế XHCN được thay thế bằng chế độ kinh tế TBCN.''
Vậy đã thấy rõ những bài báo của các giáo sư, thạc sĩ, tiến sĩ , uỷ viên trung ương, uỷ viên bộ chính trị đều núp dưới bảo vệ chế độ CNXH, chống diễn biến, chống chuyển hoá nhưng cũng có đều một mẫu số chung nữa là vấn đề tiền bạc.
Các nhà lý luận của ĐCS đã nhân ra cuộc cổ phần hoá không có miếng bánh cho mình. Bởi thế không được ăn thì đạp đổ. Phe bảo thủ ra sức dùng chiêu bài bảo vệ CNXH, bảo vệ nền kinh tế CNXH để ngăn cản tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp của nhóm lợi ích.
Theo báo Thanh Niên thì tốc độ cổ phần hoá, bán vốn nhà nước quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước từ giờ đến hết năm 2015 đã bị chững lại. Trong khi nhiệm vụ phải hoàn thành chỉ tiêu bán 300 doanh nghiệp trong năm 2015 này.
http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/chung-lai-toc-do-co-phan-hoa-doanh-nghiep-547189.html
Một bài báo khác của tờ Viẹtnamnet ca ngợi việc cổ phần hoá mang lại lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp khi nhận xét rằng .
'' Rõ ràng cổ phần hóa đem lại lợi ích tốt hơn cho doanh nghiệp, nhưng cần được thực hiện mạnh tay hơn nữa nhằm thúc đẩy hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa..''

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/227419/tuong-lai-cua-cac-doanh-nghiep-nha-nuoc-nhin-tu-co-phan-hoa.html
Nếu nội bộ ĐCS tranh giành miếng ăn qua quyền kiểm soát kinh tế. Đến giờ còn trống đánh xuôi, kèn thổi ngược như vậy. Người đi, kẻ níu....như vậy. Con thuyền Việt Nam bao giờ mới hùng mạnh đủ sức tự cường để đối phó với giặc ngoại xâm.
Các nhà lý luận ĐCSVN thường tuyên truyền muốn bảo vệ chủ quyền thì phải phát triển kinh tế, phải tự lực, tự cường có tiềm lực mới giữ được chủ quyền biển đảo. Vậy hãy nhìn xem họ đang đấu đá tranh giành quyền lực, đang chặt phá nhau trong việc hoạch định chính sách kinh tế.....đến giờ họ còn bung xung chưa biết làm kinh tế thế nào cho phải. Thử hỏi bao giờ mới phát triển kinh tế, mới tự cường được.?
Chẳng trông mong được gì những kẻ như vậy hoàn thành giấc mơ tự cường cho đất nước. Thời kỳ đen tối của dân tộc này đang đến bởi chúng ta không còn định hướng khoa học tiến bộ , chúng ta không còn ước mơ khả thi.
Nếu có định hướng, có ước mơ thì chỉ là của những có quyền lực đem ra lừa đảo chúng ta để phục vụ mục đích tranh giành quyền lực của chúng. Những ước mơ ma mị, huyễn hoặc để chúng ta bám víu sống qua ngày.

Thứ Năm, ngày 11 tháng 6 năm 2015

  

Tháng 12 năm 2003.

Tháng 12 năm 2003 ( trích trong tập Đi Tìm Thương Nhớ )
Nửa đêm, nhìn trên màn hình số điện thoại của gã cảnh sát hình sự huyện Gia Lâm. Tim tôi thót lại, hắn bảo , sang đây có việc gấp. Tôi đang ngủ gà gật trong bệnh viện, mắt cay xè vội vàng chạy ra bãi xe, vừa chạy vừa thít mũ trùm đầu, xỏ găng. Đường phố Hà Nội mùa đông vắng ngắt, tôi lao nhanh hết tốc độ của xe, qua đầu cầu Chương Dương, trong ánh đèn vàng và sương mù mờ mờ, những cô gái ăn sương co ro đứng bên đường, mắt tím tái cho dù đã trát đầy son phấn. Vài gã nghiện quanh quẩn bên cạnh chầu chực. 
Tôi đứng ở chỗ soát vé nay đã bỏ bấm máy gọi hắn, chỉ vài phút sau hắn hùng hổ phi tới nói.
- Đi theo anh.
Tôi bớt lo lo, thỉnh thoảng tôi hay nhận được cú điện vào nửa đêm. Và thường những cú điện như vậy không mang lại cái gì tốt đẹp cả, toàn là cái bất hạnh đến đột ngột, bất ngờ. Nhưng nhìn thái độ của hắn tôi đã yên lòng, ít ra không có gì nghiêm trọng. Hắn dừng lại trước cửa một quán Karaoke có cái biển hiệu màu tím có chữ Ấn Tượng ngoằn ngèo như một búi dây mây. Thấy tôi ngần ngừ dưới lòng đường, hắn khoát tay.
- Vào đây.
Tôi cởi bỏ găng tay và mũ, bước qua cánh cửa kính vào phòng khách, một quầy bar trang trí sặc sỡ những dây đèn điện tử và những dây hoa nhựa giả. Mấy cô gái tuổi chừng hơn hai mươi ăn mặc khá diện, trang điểm cầu ngẩng đầu nhìn chúng tôi. Hắn như chủ nhà leo thoăn thoắt lên cầu thang, vẫy tôi lên theo.
Tôi theo hắn đi qua hai căn phòng, nhìn qua tấm kính mờ, thấy những đôi trai gái đang cầm micro thắm thiết quàng vai nhau hát say sưa. Lên đến tầng tư trên cùng, hắn đẩy cửa vào ngồi bịch cạnh một người đàn bà có gương mặt danh như đá, cái cằm của người phụ nữ này bạnh , và đôi mắt xếch. Tôi chưa kịp chào, hắn nói luôn.
- Mai mày sửa cho anhcái phòng này để làm phòng hát nữa, trần , nền ,tường , cửa nhôm. Làm gấp lên.
Tôi nghiến răng chửi thầm. mẹ, có thế mà nửa đêm nó gọi mình. Lúc này hắn đang quay sang bà chủ cười nịnh bợ.
- Buồn ngủ hả em? Được rồi, mai thằng em anh đây nó làm hết. Có gì đâu mà phải bực.
Người phụ nữ nhìn ắnh trừng mắt gắt.
- Mấy hôm rồi có mỗi việc ấy không lo được.
Hắn cười hì hì  ngồi xuống cạnh người phụ nữ rúc đầu vào ngực chị ta, mặc cho tôi vẫn đứng đó. Người phụ nữ đẩy hắn ra, hất cái cằm bướng bỉnh hỏi tôi.
- Thế mai làm được luôn chưa? Gần Tết đang nhiều khách, phải làm luôn đấy.
Ánh mắtcủa chị ta gặp ánh mắt tôi. Đôi mắt xếch bất chợt nhìn tôi rồi ngỡ ngàng thốt.
- Ơ H... H.. phải không..?
Tôi nheo mắt, nhíu mày dưới ánh đèn tối tăm. Không biết là ai, ký ức tôi chạy vùn vụt trong đầu. Từ tuổi 12 đến tuổi 32, từ ngõ phố hẹp chạy quanh co đến những cánh đồng bát ngát hay rặng núi tai mèo sắc cạnh. Thấy tôi không nhận ra chị là ai trong số những người tôi quen. Người phụ nữ thấy tôi bối rối, chị  bồi thêm một tràng.

- Hồi học thầy Toản ý, nhớ ra chưa?
Tôi à ừ, sao trí nhớ mình tệ thật, bạn học cũ nhiều người tôi đã quên. Nhưng phép xã giao làm tôi ra vẻ nhận ra người quen.
-à ,ừ
- Chán thật , vẫn chưa nhớ ra hay sao ý.
Bất chợt trong đầu tôi hiện ra cô bạn Kim Chi có đôi má bầu bĩnh luôn ửng hồng hay liếc trộm tôi. Tôi thốt lên.
- Chi hàng Cân à?
- Chi đây.

Chi hớn hở ra mặt quay sang bảo hắn xuống nhà gọi mấy tay chạy bàn mang bia và thuốc lá lên và dặn hắn xuống quầy bar trông hàng luôn.Tôi dặn với theo, đừng lấy bia, tôi chỉ uống chè mạn thôi. Tay chạy bàn mang lên cho tôi bao 555 và ấm chè nóng rẫy, tôi phải xin hắn đổi cho tôi loại Vi Na.
Khi tay chạy bàn khuất sau cánh cửa, Chi đóng cánh cửa để tiếng hát ở phòng dưới không vọng lên. Tôi ngắm cô bạn học của mười sáu năm trước, một khuôn mặt câng câng, trơ lạnh. Hoàn toàn trái ngược với hình ảnh năm bạn tôi mười sáu tuổi. Sau vài câu hỏi thăm về những người bạn khác , Chi kể về mình.
- Tôi lấy chồng sớm lắm, lúc 21 tuổi. Ông ấy hơn tôi mười tuổi. Lúc đó mình đã biết gì đâu. Bây giờ chia tay rồi, tôi sang đất này mở hàng đã được mấy năm, ở luôn đây, thứ bảy chủ nhật về đón con sang đây chơi rồi lại gửi một đứa cho bà ngoại, một đứa cho ông nội.
Tôi nhìn qua cánh cửa, hiểu ý tôi Chi nói.
- Làm ăn phải vậy H à, mình thân gái, làm cái nghề này không có thằng đàn ông cũng khó lắm. 
Thằng đàn ông của Chi bây giờ là hắn, tên cảnh sát hình sự. Hắn vừa làm chồng hờ của Chi, vừa làm bảo kê cho quán Karaoke của Chi.
Tôi đăm chiêu thả khói thuốc vờn bay trong căn phòng kín mít, ký ức trôi về. Cả lớp tôi chỉ nhớ được thằng Hùng, thằng Khánh, Chi và cái Huyền. Sở dĩ nhớ được cái Huyền vì nó ở gần nhà tôi.
Chi kéo tay áo tôi hỏi mắt tinh ngich y như vẫn 15 tuổi.
-  Nhớ ngàỳ xưa không, thằng Hùng Biêng ý. Cái thằng mà nó hay nhốt tôi vào cái lớp đang sửa bỏ không bên cạnh , nhất định đòi hôn ấy. Bây giờ giàu lắm, làm chủ độ bóng đá. Thỉnh thoảng nó đi Toyota sang đây hát. Vợ rồi, cũng hai con như mình. Ngày ấy H ít nói nhỉ.
Nói đến đấy bỗng Chi cúi đầu, tôi thấy má bạn mình lại ửng hồng giống ngày xưa. Cái hôm 20-11, cả lớp đi đến nhà thầy cô. Bạn gái được chỉ định người đèo mình. Chi là người đầu tiên trong đám con gái chỉ tôi làm tài xế. Lúc ngồi sau xe, Chi áp má vào lưng tôi hỏi các bạn, trông đẹp không làm cả lớp cười rũ rượi.
Trong lớp Chi ngồi chếch trên tôi, thỉnh thoảng cứ quay lại nhìn chằm chằm vào mặt tôi là tôi ngại chả biết Chi nhìn cái gì. Nhà tôi nghèo, quần áo tôi mặc bao giờ cũng cũ kỹ. Đôi khi tôi nghĩ Chi nhìn những chiếc áo tôi mặc thấy lạ mà nhìn cũng nên.
Mấy ngày làm cho Chi, tôi thấy chứng kiến những thái độ  trái ngược nhau ở cô bạn học có cái mũi hếch và đôi mắt to sắc sảo. Chi hàm hồ chửi xa xả nhân viên, riếc móc gã nhân tình hay cờ bạc. Đon đả đón khách vào hát, sắc diện đổi nhanh như màu da con kỳ nhông. Lúc rỗi Chi ngồi nhìn tôi và mấy người thợ làm, dáng điệu khép nép hiền lành.  Tôi bảo.

- Xuống nhà xem khách khứa thế nào, ngồi đây làm gì cho bụi, tớ làm cho bạn sẽ cẩn thận, đừng lo.
Chi lắc đầu, mái tóc ép nhuộm hơi vàng chứng đơ.
- Kệ, bọn nó lo được, ngồi đây chơi. Gớm H cứ như mình ngồi soi H ý. Buôn chuyện không được à? À mà sao không thấy vợ con gì nhỉ? Yêu đương gì chưa?
Tôi xoè bàn tay đầy vết sơn cười bảo.
- Yêu vài lần, nhưng không đủ tiền cưới vợ. Mà lấy vợ cũng có số chứ. Mình có muốn cũng chắc gì đã được.
Chi nghiệt ngã.
- Lấy làm quái gì, rồi lại dở dang như mình. 
Tiếng thở dài được kìm lại. Chi cúi mặt dùng móng tay vẽ nguệch ngoạc gì đó trên nền nhà đầy bụi. Dòng thời gian cuốn trôi mỗi số phận theo một ngả. Cô bạn gái năm xưa cùng lớp giờ thành một bà chủ nhà hàng Karaoke, đanh đá, cay nghiệt , ngoa ngoắt. Chi ngẩng đầu lên cười bảo.
- À thằng bồi nó bảo bạn chị nhẹ vía thế, hôm nào H đến cũng được năm , sáu bàn khách. Thế này phải nghĩ xem còn việc gì để H đến luôn thôi.
Tôi vừa làm vừa bật cười.
Luyên thuyên thật, khách đông là do gần Tết, các mối quan hệ đẩy mạnh. Đâu phaỉ do mình, mà còn do lộc của Chi chứ.
Chi ngúng nguẩy.
- Đông khách thật mà, chả lẽ H không muốn tôi làm ăn được sao.
Hôm tôi làm xong, lúc tính tiền. Chi hỏi sao lấy vậy. Tôi chỉ cười không nói gì. Chi đưa thêm nói.
- Thôi mình làm người khác cũng giá ấy, mà mình làm ăn, H làm phải tính đủ công chứ.
Tôi không nhận thêm, nói qua quít lấy thế là đủ rồi. Tôi ra đến cửa Chi đi theo, đến ngưỡng cửa , nhìn sâu vào mắt tô Chi bảo.
- H gầy và đen quá, nhớ đến đây chơi với tôi. Mấy hôm H làm ở đây, tự dưng thấy vui vui.
Tôi biết rằng gặp tôi, Chi tìm lại được cảm giác nào đó để xua đi cái bức bối hàng ngày mà Chi phải đối mặt. Nhưng tôi chả có lý do nào để quay lại thăm Chi. 
Lúc đi một đoạn gần ra chỗ dựng xe , tự dưng thấy chỗ  lưng mà Chi áp má dạo nào nóng rực. Quay lại thấy Chi đứng cửa nhìn theo.
------------------------------------------
Năm 2011 tôi có gặp lại tên cảnh sát hình sự chồng hờ của Chi. Trước đó vài năm tôi biết tin Chi phá sản vì bao hắn. Cửa hàng đóng cửa, tôi không biết thêm gì về Chi nữa. Tên cảnh sát gọi  khi thấy tôi đi cùng nhóm dân oan khiếu kiện. Hắn không còn cái kiểu trịch thượng như ngày trước, thậm chí hắn còn nhũn nhặn.
- ông H, khoẻ không. Khiếp thế, tự nhiện ông lại thành người buôn gió là thế nào hay vậy.
Tôi lại gần hắn, nhìn thẳng vào mặt hắn nói.
- Vì những loại công an như mày đấy.
Hắn ớ, lắp bắp kêu vì cái gì, sao lại thế...
Tôi bỏ đi, có khi bây giờ tôi gọi điện cho hắn. Hắn mới là kẻ giật mình lo lắng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét