THƯ LẠI GỬI ANH LÂN DŨNG
GS. TS Nguyễn Lân Dũng. Ảnh: Intenert.
THƯ LẠI GỬI ANH LÂN DŨNG
Tín Nhiệm
Tín Nhiệm Blog
15 - 09 - 2017
P/S : Ngay khi anh Lân Dũng gửi cho TN đường link bài của TS Phan Đình Tân. TN đã có thư phản hồi. Nhưng vì thư nặng tính học thuật nên để anh Dũng thẩm định xem có ý kiến gì không. Nay đã hai ngày, có thể anh Dũng không có thời gian để đọc. Nên TN xin phép đăng luôn thư thứ hai để nếu có vào blog, hy vọng anh Dũng bình tâm xem qua.
TN cũng hiểu, thường các nhà khoa học không thích những người thiếu bằng cấp chuyên môn lại bàn sâu về học thuật với mình. Nhưng dân miền Nam trước giờ hay vậy lắm. Học thì chăm chú nghiên cứu suốt đời không chờ Lê Nin chỉ bảo, nhưng lại không biết lấy bằng cấp lận lưng. Thấy không phải thì nói ngay, nhưng chẳng để bụng. Như nhà văn Thiếu Sơn, khoảng thâp niên 30 của thế kỷ trước, mới bước qua tuổi 20 đã dám phê toàn cây đa cây đề thời ấy, cỡ như Phan Khôi, Trần trong Kim...; hay học giả Huệ Thiên khi từ điển GS Nguyễn Lân ra đời, ông đã có ngay ý kiến, nhưng chẳng may bị cụ Lân phê cho tả tơi là đồ “vô văn hóa”! và còn bị đề nghị mọi người xem xét lại tư cách nữa. Sau đó ông phải đổi tên thành An Chi mới được an thân. Vậy mà giờ nhớ lại ông nói không buồn phiền gì cả mà còn thấy vui nữa. Với tinh thần đó, TN cho đăng luôn thư thứ hai để anh Dũng và các bạn có thể tham khảo.
15 - 09 - 2017
P/S : Ngay khi anh Lân Dũng gửi cho TN đường link bài của TS Phan Đình Tân. TN đã có thư phản hồi. Nhưng vì thư nặng tính học thuật nên để anh Dũng thẩm định xem có ý kiến gì không. Nay đã hai ngày, có thể anh Dũng không có thời gian để đọc. Nên TN xin phép đăng luôn thư thứ hai để nếu có vào blog, hy vọng anh Dũng bình tâm xem qua.
TN cũng hiểu, thường các nhà khoa học không thích những người thiếu bằng cấp chuyên môn lại bàn sâu về học thuật với mình. Nhưng dân miền Nam trước giờ hay vậy lắm. Học thì chăm chú nghiên cứu suốt đời không chờ Lê Nin chỉ bảo, nhưng lại không biết lấy bằng cấp lận lưng. Thấy không phải thì nói ngay, nhưng chẳng để bụng. Như nhà văn Thiếu Sơn, khoảng thâp niên 30 của thế kỷ trước, mới bước qua tuổi 20 đã dám phê toàn cây đa cây đề thời ấy, cỡ như Phan Khôi, Trần trong Kim...; hay học giả Huệ Thiên khi từ điển GS Nguyễn Lân ra đời, ông đã có ngay ý kiến, nhưng chẳng may bị cụ Lân phê cho tả tơi là đồ “vô văn hóa”! và còn bị đề nghị mọi người xem xét lại tư cách nữa. Sau đó ông phải đổi tên thành An Chi mới được an thân. Vậy mà giờ nhớ lại ông nói không buồn phiền gì cả mà còn thấy vui nữa. Với tinh thần đó, TN cho đăng luôn thư thứ hai để anh Dũng và các bạn có thể tham khảo.
Chào anh Dũng
Cám ơn anh đã gửi thêm tài liệu tham khảo về việc phê bình từ điển của ông cụ.
Em thấy TS Phan Đình Tân nói chung chung như nhiều cơ quan nhà nước khác. Những đoạn nói về vai trò LLPB của những vị có trách nhiệm, khi không thấy ai lên tiếng về khảo cứu của HTC đang được tranh luận mạnh mẽ cũng cần thiết. Nhưng nói mơ hồ kiểu như HTC miệt thị ông cụ thì rõ ràng vị này chưa từng đọc sách của của HTC. Người đặt câu hỏi là Thanh Hằng vốn đã được HTC phản hồi khá chi tiết về những sai sót của cô ấy, nên cô tạo tiền đề để vị này có khuynh hướng chụp cho HTC cái mũ là miệt thị ông cụ chăng? Thật sự dư luận có miệt thị và nặng lời với Thanh Hằng.
Ngay từ lời mở đầu, HTC đã viết "Sự nghiệp giáo dục và công lao đóng góp của GS Nguyễn Lân như thế nào đã có sự đánh giá, ghi nhận, vinh danh của Nhà nước và xã hội. Trong cuốn sách này, chúng tôi chỉ nhắc đến GS. Nguyễn Lân với tư cách là tác giả của những cuốn từ điển còn nhiều sai sót, cần phải đính chính, cũng là đáp lại ý nguyện của chính tác giả khi còn sống: "vì tuổi cao, có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho". Như vậy, HTC vẫn thừa nhận công lao đóng góp của ông cụ, vẫn tôn kính cụ Nguyễn Lân trong sự nghiệp giáo dục, và các lĩnh vực khác, chứ đâu có ý phủ nhận sạch trơn?
Cám ơn anh đã gửi thêm tài liệu tham khảo về việc phê bình từ điển của ông cụ.
Em thấy TS Phan Đình Tân nói chung chung như nhiều cơ quan nhà nước khác. Những đoạn nói về vai trò LLPB của những vị có trách nhiệm, khi không thấy ai lên tiếng về khảo cứu của HTC đang được tranh luận mạnh mẽ cũng cần thiết. Nhưng nói mơ hồ kiểu như HTC miệt thị ông cụ thì rõ ràng vị này chưa từng đọc sách của của HTC. Người đặt câu hỏi là Thanh Hằng vốn đã được HTC phản hồi khá chi tiết về những sai sót của cô ấy, nên cô tạo tiền đề để vị này có khuynh hướng chụp cho HTC cái mũ là miệt thị ông cụ chăng? Thật sự dư luận có miệt thị và nặng lời với Thanh Hằng.
Ngay từ lời mở đầu, HTC đã viết "Sự nghiệp giáo dục và công lao đóng góp của GS Nguyễn Lân như thế nào đã có sự đánh giá, ghi nhận, vinh danh của Nhà nước và xã hội. Trong cuốn sách này, chúng tôi chỉ nhắc đến GS. Nguyễn Lân với tư cách là tác giả của những cuốn từ điển còn nhiều sai sót, cần phải đính chính, cũng là đáp lại ý nguyện của chính tác giả khi còn sống: "vì tuổi cao, có thể có những sai sót, dám mong các độc giả dùng sách này vui lòng chỉ bảo cho". Như vậy, HTC vẫn thừa nhận công lao đóng góp của ông cụ, vẫn tôn kính cụ Nguyễn Lân trong sự nghiệp giáo dục, và các lĩnh vực khác, chứ đâu có ý phủ nhận sạch trơn?
Cụ Nguyễn Lân và những người con danh giá, nổi tiếng. Ảnh: Internet.
Còn trong phê bình, HTC có dùng những từ khá tự tin “Sai”, “Không đúng”, “Không chính xác”, “Giảng sai”, “Sai hoàn toàn”, “Nhầm”, “Nhầm lẫn”…với những lỗi đã quá rõ ràng. Em thấy điều này là bình thường không có gì là xấc láo hay miệt thị, vì ngay sau đó cậu ấy đã dẫn chứng chi tiết rõ ràng ý phê bình đó.
Ngày xưa ở Miền Nam, Thiếu Sơn lúc mới qua 20 tuổi, còn mạnh mẽ phê bình các cụ Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, Trần Tuấn Khải... Điều đáng nói là chẳng có bậc “tiền bối” nào khi ấy lên tiếng phê phán, chỉ trích Thiếu Sơn. Ngược lại, chính bậc “trưởng bối” Phan Khôi còn vui vẻ viết lời giới thiệu cho tập sách của Thiếu Sơn dù đã đọc bài Thiếu Sơn phê bình mình.
Tại sao ngày xưa các cụ lại biết tôn trọng học thuật đến như vậy? Còn ngày nay, mới khảo cứu và phê bình trên từ điển chứ chưa phải phê bình ông cụ, và phê bình khá chi tiết mang đầy tính học thuật, mà nhiều người lại tỏ ra không ưa? Trong đó có cả anh và TS Lân Trung là những nhà khoa học nổi danh nước Việt? Và từ ý kiến của các anh, mới tạo tiền đề để vấn đề đi quá xa như hiện nay, đến nỗi TS Đoàn Lê Giang phải nhắc đến giới “Học Phiệt” ?
Em nghĩ, có thể anh vẫn còn khó chịu khi muốn mọi người tập trung vào chi tiết “...thái độ của HTC tôi không chấp nhận được. Ví dụ bảo cụ Lân không biết chữ Hán thì thật quá đáng, Cụ rất giỏi chữ Hán và thuộc thế hệ Hán học..” Thật sự, nói ông cụ không biết chữ Hán hay lầm lẫn về chữ Hán không chỉ HTC. Cả học giả Huệ Thiên, Lê Mạnh Chiến đều mạnh miệng nói như vậy khi đọc qua cách giảng chữ Hán của ông cụ. Và hiện nay em đã thấy có nhiều người cũng khẳng định điều đó khi đọc qua sách ông cụ. HTC có nói nhưng ở nghĩa cụ thể “Trong thực tế, người Việt không biết chữ Hán như GS Nguyễn Lân rất dễ lẫn lộn “thanh thiên” với “thiên thanh” (giống như trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, GS Nguyễn Lân cũng đã lẫn lộn “cao đăng” với “đăng cao”). Nếu cẩn thận tra cứu, GS Nguyễn Lân hoàn toàn có thể tránh được những lỗi không đáng có này". Cách nói như vậy vẫn đảm bảo tính khoa học và lễ phép anh à. Và khi phê bình học thuật, cần coi trọng cái đúng sai của chữ nghĩa, chứ không cần biết tác giả là ai. Đó mới là khoa học. Chứ nghe tác giả là sếp hay người lớn tuổi rồi không dám đụng tới, thì chữ nghĩa nước nhà, tinh thần khoa học và học thuật sao có chốn nương thân hở anh?
Và đây, thêm TS Đoàn Lê Giang vẫn khẳng định âu lo về mức độ am hiểu chữ Hán của ông cụ khi dẫn chứng
“HAI TỪ LIỀN NHAU CỤ LÂN GIẢI NGHĨA SAI CẢ HAI
Trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh – 2006), mục “hàn mặc” và ngay dưới đó "hàn nho", tác giả Nguyễn Lân giải thích như sau (không chụp ảnh thì không ai tin):
- “hàn mặc • dt. (H. hàn: lạnh, nghèo khổ, mặc: mực.- Nghĩa đen là bút mực) Văn chương (cũ)
- "hàn nho, dt, (H. hàn: ngọn bút; nho: nhà nho) Học trò nghèo..."
Ý kiến của tôi: Cả hai từ cụ giảng sai cả hai:
Chữ Hàn mặc 翰 墨, thì Hàn: bút; mặc: mực. Hàn mặc là bút mực, chỉ văn chương.
Chữ Hàn nho 寒 儒, thì Hàn: lạnh, nghèo; nho: nhà nho. Hàn nho là nhà nho nghèo.
Cụ giảng lộn tùng phèo. May mà cháu không học cụ, may là cháu không dùng từ điển cụ. TĐ của cụ thế này khiến cho tôi nghi ngờ: không lý cụ NL không biết chữ Hán?”
Cả giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng đã nói dù không nói thẳng với anh thôi:
Ngày xưa ở Miền Nam, Thiếu Sơn lúc mới qua 20 tuổi, còn mạnh mẽ phê bình các cụ Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh, Trần Tuấn Khải... Điều đáng nói là chẳng có bậc “tiền bối” nào khi ấy lên tiếng phê phán, chỉ trích Thiếu Sơn. Ngược lại, chính bậc “trưởng bối” Phan Khôi còn vui vẻ viết lời giới thiệu cho tập sách của Thiếu Sơn dù đã đọc bài Thiếu Sơn phê bình mình.
Tại sao ngày xưa các cụ lại biết tôn trọng học thuật đến như vậy? Còn ngày nay, mới khảo cứu và phê bình trên từ điển chứ chưa phải phê bình ông cụ, và phê bình khá chi tiết mang đầy tính học thuật, mà nhiều người lại tỏ ra không ưa? Trong đó có cả anh và TS Lân Trung là những nhà khoa học nổi danh nước Việt? Và từ ý kiến của các anh, mới tạo tiền đề để vấn đề đi quá xa như hiện nay, đến nỗi TS Đoàn Lê Giang phải nhắc đến giới “Học Phiệt” ?
Em nghĩ, có thể anh vẫn còn khó chịu khi muốn mọi người tập trung vào chi tiết “...thái độ của HTC tôi không chấp nhận được. Ví dụ bảo cụ Lân không biết chữ Hán thì thật quá đáng, Cụ rất giỏi chữ Hán và thuộc thế hệ Hán học..” Thật sự, nói ông cụ không biết chữ Hán hay lầm lẫn về chữ Hán không chỉ HTC. Cả học giả Huệ Thiên, Lê Mạnh Chiến đều mạnh miệng nói như vậy khi đọc qua cách giảng chữ Hán của ông cụ. Và hiện nay em đã thấy có nhiều người cũng khẳng định điều đó khi đọc qua sách ông cụ. HTC có nói nhưng ở nghĩa cụ thể “Trong thực tế, người Việt không biết chữ Hán như GS Nguyễn Lân rất dễ lẫn lộn “thanh thiên” với “thiên thanh” (giống như trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, GS Nguyễn Lân cũng đã lẫn lộn “cao đăng” với “đăng cao”). Nếu cẩn thận tra cứu, GS Nguyễn Lân hoàn toàn có thể tránh được những lỗi không đáng có này". Cách nói như vậy vẫn đảm bảo tính khoa học và lễ phép anh à. Và khi phê bình học thuật, cần coi trọng cái đúng sai của chữ nghĩa, chứ không cần biết tác giả là ai. Đó mới là khoa học. Chứ nghe tác giả là sếp hay người lớn tuổi rồi không dám đụng tới, thì chữ nghĩa nước nhà, tinh thần khoa học và học thuật sao có chốn nương thân hở anh?
Và đây, thêm TS Đoàn Lê Giang vẫn khẳng định âu lo về mức độ am hiểu chữ Hán của ông cụ khi dẫn chứng
“HAI TỪ LIỀN NHAU CỤ LÂN GIẢI NGHĨA SAI CẢ HAI
Trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” (GS Nguyễn Lân – NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh – 2006), mục “hàn mặc” và ngay dưới đó "hàn nho", tác giả Nguyễn Lân giải thích như sau (không chụp ảnh thì không ai tin):
- “hàn mặc • dt. (H. hàn: lạnh, nghèo khổ, mặc: mực.- Nghĩa đen là bút mực) Văn chương (cũ)
- "hàn nho, dt, (H. hàn: ngọn bút; nho: nhà nho) Học trò nghèo..."
Chữ Hàn mặc 翰 墨, thì Hàn: bút; mặc: mực. Hàn mặc là bút mực, chỉ văn chương.
Chữ Hàn nho 寒 儒, thì Hàn: lạnh, nghèo; nho: nhà nho. Hàn nho là nhà nho nghèo.
Cụ giảng lộn tùng phèo. May mà cháu không học cụ, may là cháu không dùng từ điển cụ. TĐ của cụ thế này khiến cho tôi nghi ngờ: không lý cụ NL không biết chữ Hán?”
Cả giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng đã nói dù không nói thẳng với anh thôi:
Anh biểu em nên xem từ điển của cụ để hiểu thêm. Nhưng những trích dẫn của HTC đã quá đầy đủ, nên em chỉ tìm trên sách ông cụ những phần HTC lấy phê bình, để xem cậu ấy có cố tình chép sai để phủ nhận ông cụ hay không. Nhưng sự thật cậu ấy chép hoàn toàn chính xác.
Anh à, tình cảm anh em mình lâu nay rất gần gũi, thường xuyên trao đổi nhiều vấn đề, cả về ý tưởng, quan điểm... như vừa rồi qua bài “xấu xa không đậy lại” anh và em đã trao đổi rất thẳng thắn. Đó là điều nên tiếp tục. Cũng vì vậy, một lần nữa em đề nghị anh đừng quá quan tâm việc phải phê bình bắt lỗi cho bằng được HTC. Ai thấy được lỗi, họ cứ bắt, mình không vui mà cũng không buồn vì đó là học thuật.
Bản thân em vẫn thấy HTC có những sai sót khi diễn giải duy lý, quên đi một số từ thông dụng trong dân gian. Em sẽ có bài góp ý cho cậu ấy khi đọc nhiều hơn cho đến hết cuốn biên khảo, để suy nghĩ chính chắn hơn. Chứ không phải bắt bẻ không đầu đuôi như các vị TS hay nhà báo mà anh vừa đưa tài liệu cho em.
Thực sự những sai sót của HTC nếu có, nó cũng quá nhỏ so với việc cậu ấy đọc từng từ của ông cụ, giúp chỉ ra những chỗ sai và có lỗi, rồi dẫn chứng nhiều nguồn để chứng minh cái đúng. Điều đó đóng góp rất lớn vào sự trong sáng tiếng mẹ đẻ của mình. Công ấy lớn hơn anh à. Và em xin lập lại rằng dù có tìm thêm hàng trăm lỗi của HTC thì việc giảng sai quá nhiều từ do ông cụ soạn, vẫn không thể làm những chỗ sai ấy thành đúng trở lại anh à.
Mình phải chấp nhận sự thật trên nền tảng khoa học và học thuật để vấn đề không đi quá xa. Còn muốn triệt tiêu ý tưởng của HTC bằng một lệnh nào đó của những người có thẩm quyền. Dưới áp lực chính trị, người ta có thể làm thinh Nhưng anh và gia đình, những người đã góp phần tái bản và phổ biến rộng rải những quyển từ điển ấy mới thật là những người có lỗi với dân tộc đấy anh ạ. Em vẫn giữ ý khuyên anh như vậy, còn không nghe hoặc muốn tranh luận thì tùy anh. Em chấp nhận. Và không nói thêm nữa.
Giờ Anh thử xem những từ chuyên môn thuộc lĩnh vực anh phụ trách giúp nông dân, anh đọc kỹ xem ông cụ giảng có đúng không và HTC có gì sai không?
1.○ “bón đón đòng đgt Bón phân cho lúa khi sắp trổ bông: Kịp thời bón đón đòng nên năng suất cao”.
HTC: Sai hoàn toàn. Đã gọi là “bón đón đòng”, có nghĩa phải bón khi lúa mới bắt đầu giai đoạn hình thành đòng chứ! Sao lại bón vào lúc lúa “sắp trổ bông”? Khi lúa “sắp trổ bông” người ta gọi là có đòng già hoặc đòng trổ. Lúc này quá trình hình thành đòng đã xong, đòng to hay đòng nhỏ, bao nhiêu vỏ hạt cũng đã định hình; lúa chỉ đợi trổ bông, phơi màu thụ phấn và vào chắc nữa là ổn. Vậy, bón đón đòng được tiến hành khi nào? PGS TS Nguyễn Văn Bộ - Trường đại học Cần Thơ cho biết: “Để có bông lúa nhiều hạt và hạt to, cần phải bón phân đón đòng đúng lúc và đủ lượng. Thông thường, nông dân dựa vào thời gian tính từ khi sạ (khoảng 40 - 45 ngày) để bón đón đòng. Bón đón đòng dựa vào thời gian không chính xác vì thời điểm tượng đòng thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng của giống, thời tiết và kỹ thuật canh tác. Bón sớm cây lúa tiếp tục nhảy chồi, chồi sẽ cạnh tranh dinh dưỡng ảnh hưởng đến bông; bón trễ khi hạt trên bông đã hình thành, dù bón phân cũng không thể nào tăng thêm số hạt được. Thường sau khi sạ 36 - 38 ngày phải thăm ruộng thường xuyên, nhổ cây lúa xé ra quan sát đỉnh sinh trưởng, khi thấy có tim đèn (hay còn gọi là bông gòn) nhô lên chừng 1mm là bón đón đòng được.” (“Quản lý tốt giai đoạn làm đòng, lúa có năng suất cao” - Báo Kiên Giang).
Thời gian từ có tim đèn (hay tượng đòng) đến lúc trổ cũng phải mất đến 25 ngày, đủ để cây lúa hấp thu dinh dưỡng nuôi đòng và nuôi hạt sau này. Nếu thực tế có chuyện bón phân vào lúc lúa sắp trổ bông thì phải gọi là bón “đón bông”, hay bón “tiễn đòng”(!) mới đúng, chứ đâu còn đón rước gì nữa? Tuy nhiên, không ai còn đem phân bón cho lúa thời kỳ này. Đáng chú ý, cách giải thích sai của GS Nguyễn Lân giống hệt Từ điển Văn Tân: “bón đón đòng Bón phân khi lúa sắp trổ bông”. Như vậy, sau hơn 30 năm tồn tại trong Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, sai lầm này lại được GS Nguyễn Lân đưa vào Từ điển từ và ngữ Việt Nam, tiếp tục “dĩ hư truyền hư”.
2 ○ “bón lót đgt Bón phân vào ruộng trước khi cấy lúa: Đã bón lót rồi nên cấy kịp thời”.
HTC: Không chính xác. “Bón lót” không phải là khâu kỹ thuật chỉ áp dụng cho cây lúa nước. Trong thâm canh cây trồng, từ đậu, lạc, ngô, khoai... đến các loại cây công nghiệp mía, dứa, cà phê, rồi cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp, đều áp dụng biện pháp kỹ thuật “bón lót”. Về khâu “bón lót” nói chung, phải giải nghĩa là: bón phân trước khi cấy, trồng hoặc gieo hạt, nhằm tạo dự trữ, cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây. Cách giải nghĩa sai của GS Nguyễn Lân giống Từ điển của Văn Tân: “bón lót đg. Bón phân vào ruộng trước khi cấy lúa”.
3 ○ “bón phân đgt Bỏ phân vào ruộng: Bón phân bằng u-rê”.
HTC: Người ta thực hiện bón phân với mọi loại đất trồng, không chỉ “ruộng” mới bón phân, và cần phải bón phân. Bón phân có hai cách: bón căn bản (bón lót), bón ngay khi làm đất, trước khi gieo trồng một lượng phân để bảo dưỡng, tạo dự trữ chất dinh dưỡng; bón bổ sung (bón thúc), hằng năm hay từng vụ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng ở từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Bởi vậy, “bón phân” là: đưa thêm vào đất, quanh bộ rễ cây trồng những chất dinh dưỡng vô cơ và hữu cơ gọi là phân bón, để bù đắp, gia tăng độ phì của đất, đảm bảo cho cây trồng phát triển, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
4 ○ “bón thúc đgt Bón phân để đẩy mạnh sự trưởng thành của lúa: Nhờ có bón thúc nên lúa được xanh tốt”.
HTC: Không đúng. “Bón thúc” cũng là biện pháp kỹ thuật áp dụng cho tất cả các loại cây trồng thâm canh, không riêng gì cây lúa. Ví dụ: bón thúc cho ngô, mía, cây ăn quả, cây công nghiệp cao su, cà phê... các loại. Bón thúc được thực hiện vào những giai đoạn cây trồng cần nhiều dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển như: giai đoạn phát triển thân, lá, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, giai đoạn nuôi quả, hạt, v.v... Các giải thích của GS Nguyễn Lân gần giống với Từ điển Văn Tân: “bón thúc đg. Bón phân để đẩy mạnh việc trưởng thành của lúa hoặc hoa màu”, trong đó GS Nguyễn Lân bớt đi từ “hoa màu” khiến nghĩa của “bón thúc” càng thêm phiến diện.
Nhìn chung, các từ bón lót, bón phân, bón thúc, mà GS Nguyễn Lân giải thích chỉ phù hợp với chuyên đề về kỹ thuật trồng lúa nước, chứ không phải là Từ điển từ và ngữ Việt Nam nói chung.
○ “nguyên chủng dt [H. nguyên: như cũ; chủng: giống] Giống cũ: Vẫn cấy nguyên chủng giống lúa, nên năng suất không cao”.
HTC: Nghĩa yếu tố cấu tạo từ, nghĩa từ vựng và ví dụ trích dẫn về cách dùng từ “nguyên chủng” của GS Nguyễn Lân rất rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên, đây lại là cách giải nghĩa theo kiểu phỏng đoán, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng thường thấy trong từ điển của GS Nguyễn Lân. “Nguyên chủng” không có nghĩa là “giống cũ”. Thông tư “Quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng hạt giống lúa siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận, giống lúa bố mẹ lúa lai và hạt lai F1” số 42/2009/TT - BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 10/07/2009, Điều 3 “Giải thích từ ngữ” đã ghi rõ như sau:
“1. Hạt giống lúa tác giả là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
2. Hạt giống lúa siêu nguyên chủng (SNC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống tác giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống lúa siêu nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3. Hạt giống lúa nguyên chủng (NC) là hạt giống lúa được nhân ra từ hạt giống SNC theo quy trình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.” (HTC nhấn mạnh).
(Có thêm đoạn phân tích tỉ lệ hạt theo qui định bộ Nông nghiệp,nhưng có dấu lớn nhỏ không thể đăng được. TN sẽ chụp lại sau. Đoạn này cũng không quan trọng)
Theo đó, “nguyên” 原 trong “nguyên chủng” 原種 nghĩa là nguyên gốc, nguyên bản chứ không phải “như cũ”. Hạt giống “nguyên chủng” 原種 (Hán: 原種子; Anh: original seed) là hạt giống có độ thuần cao, chưa bị lai tạp, thoái hoá (tương tự như giống “thuần chủng”), đạt tiêu chuẩn gieo trồng, chứ không phải “giống cũ”, “năng suất thấp”.
Như vậy, cứ theo cách giải thích của GS Nguyễn Lân trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, thì lâu nay ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là hệ thống khuyến nông cả nước (cũng như nhiều quốc gia trồng lúa trên thế giới) có “tội” lớn là đã “xui dại” nông dân dùng giống “nguyên chủng” - thứ “giống cũ”, “năng suất không cao”(!).
Thôi thư đã quá dài. Em xin tạm dừng. Vẫn mong anh quan tâm đến ý kiến của em và hiểu tấm chân tình của em đối với anh.
Kính chúc anh luôn an mạnh và hạnh phúc.
Đây có phải là lập luận của một người làm công tác khoa học không?
Theo tôi, câu nói này phơi ra năng lực tư duy của ông Dũng. Thật tai hại.
Thứ nhất, đánh giá: "Cụ rất giỏi Hán học" là một đánh giá thuần túy chủ quan. Ai đã học chữ Hán, nghiên cứu Hán học thì họ không bao giờ nói một câu là "...rất giỏi Hán học" cả vì Hán học là bể cả mênh mông như không có bến bở. Học hải vô biên mà. Có đi vào mới biết. Dịch một bài thơ 28 chữ, một bài trăm câu còn dễ lạc lối nữa là thiên kinh vạn quyển.
Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn, nhà ngôn ngữ học thì khác hẳn. Giữa cuộc họp khoa, cụ phát biểu: "Chữ Hán tôi biết ít, không đầy một nắm đâu. Chỉ bằng một phần anh Thuyết ngồi đây (thầy Trần Thuyết dạy chữ cho chúng tôi), nhưng với một nắm đó, tôi làm kỹ và làm nên chuyện".
Thứ hai: "...thuộc thế hệ Hán học". Có phải ai thuộc thế hệ là giỏi như nhau đâu. Tôi thuộc thế hệ đánh Mỹ nhưng tôi có giỏi đánh Mỹ đâu. chỉ góp công góp sức một ít thôi. Lập luận hồ đồ.
Thứ ba: Dùng lời của nhà văn Nguyễn Khải để minh chứng việc để từ điển bên cạnh. Cái này đáng nói vì một là "khẩu thiệt vô bằng", hai là mượn uy tín người khác. Và, ba là, nếu ông Nguyễn Khải nói thế thật thì thông điệp của nó có rất nhiều nghĩa: xã giao, khuyến khích, cũng như bên cạnh quyển đó, trên giá sách, chỗ làm việc còn bao nhiêu sách khác, từ điển khác nữa chứ...
Từ những lập luận trên, trừ đi chuyện tình cảm, tôi nghi ngờ năng lực khoa học của ông Nguyễn Lân Dũng.
(trích Tín Nhiệm Blog)
____________________
Cái điểm mấu chốt này là sự khác biệt lớn nhất giữa học giả Hoàng Tuấn Công và ông Nguyến Lân Dũng. Ồng Hoàng Tuấn Công muốn chuyển tải thông tin học thuật, đối tượng khảo cứu của ông Hoàng Tuấn Công là các tác phẩm (bất kể đó là của ai), ông Hoàng Tuấn Công chỉ chuyên tâm về học thuật. Trong khi đó ông Nguyễn Lân Dũng không chú ý đến thông tin học thuật từ học giả Hoàng Tuấn Công mà chỉ xem đó là những "thông tin thù địch"! Thế thì thay vì tìm được tiếng nói chung trong mục tiêu làm phong phú nền văn hóa nước nhà thì lại trở thành những cuộc tranh cãi, sát phạt rất không xứng tầm với những người được gọi là giới tinh hoa trong xã hội! Thật đáng tiếc!