Kinh tế Việt Nam 2017: bóng ma Trung Quốc ám ảnh
Kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 2000-2017 |
Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê đã công bố các số liệu về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2017. Với một loạt chỉ số ấn tượng, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81%, vượt mục tiêu 6,7% và cao nhất kể từ năm 2008 đến nay, cơ quan thống kê quốc gia xem ra đã xua tan những nghi ngờ trước đó rằng chính phủ phù phép số liệu hay báo cáo láo.
Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam, song các con số thống kê đã cho thấy những biến chuyển theo chiều hướng tích cực.
Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước đạt 93,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 35,3 tỷ USD (tăng 13,3 tỷ USD, tương đương 60,7%), và nhập khẩu từ thị trường này 58,5 tỷ USD (tăng 8,5 tỷ USD, tương đương 17%) so với cùng kỳ năm 2016. Tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc là 16,8%, thấp hơn khá đáng kể so với tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu là 20,8%.
Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến, mức tăng cao nhất từ trước tới nay, cả về con số tuyệt đối lẫn tỷ lệ tương đối, đã góp phần chủ yếu giúp nhập siêu từ Trung Quốc giảm năm thứ hai liên tiếp (chỉ còn 23,2 tỷ USD, so với 28,1 tỷ USD năm 2016 và 32,39 tỷ USD năm 2015). Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu cũng giảm năm thứ hai liên tiếp, từ mức 29,9% năm 2015 và 28,9% năm 2016 xuống còn 27,7% năm 2017, tức thấp hơn cả mức của năm 2013. Nhờ vậy, Trung Quốc không còn là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam nữa, mà thay vào đó là Hàn Quốc với 31,8 tỷ USD.
Biến động của tỷ trọng XK sang TQ và NK từ TQ trong tổng kim ngạch XK và NK
Biến động của tỷ trọng XK sang TQ và NK từ TQ trong tổng kim ngạch XK và NK
Những con số về tình hình giao thương Việt - Trung hai năm qua có lẽ đã đủ để các fan của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải nhìn nhận lại “di sản” của nhân vật mà họ vẫn đinh ninh là “chống Tàu số 1 Việt Nam” suốt một thời gian dài. Điều này lại càng đặc biệt đáng ghi nhận trong bối cảnh TBT Nguyễn Phú Trọng không những vẫn đang tại vị, mà còn ngày càng thể hiện rõ quyết tâm biến Việt Nam thành “một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Hoa”, khi hết hợp tác với Bắc Kinh để đào tạo cán bộ cấp cao lại đến lượt giao cho “bạn” đào tạo cán bộ cho một loạt tỉnh biên giới.
Dù vậy, bóng ma Trung Quốc vẫn tiếp tục ám ảnh nền kinh tế Việt Nam, thể hiện qua những điểm sau:
1) Mặc dù thấp hơn so với tốc độ tăng tổng kim ngạch nhập khẩu, song tốc độ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2017 so với năm trước vẫn còn cao (16,8%), vượt tốc độ của năm 2015 (13,4%) và 2016 (1,1%).
2) Tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu, mặc dù đã giảm năm thứ hai liên tiếp, nhưng vẫn ở mức cao (27,7%) và cao nhất so với các đối tác kinh tế khác. Điều này rõ ràng là nguy hại, bởi phần lớn hàng hoá “made in China” chất lượng thấp, độc hại hoặc tiềm ẩn những hiểm họa lâu dài về an ninh quốc phòng cho Việt Nam.
3) Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng đột biến (60,7%) khiến tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này tăng từ 12,4% năm 2016 lên 16,5%. Đây cũng không phải hoàn toàn là tín hiệu tốt, bởi hàng hoá xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nông sản và khoáng sản, trong khi Trung Quốc là một thị trường ẩn chứa nhiều rủi ro đối với nông dân Việt.
4) Sự kiện tàu container liên vận Việt - Trung bắt đầu hoạt động từ ngày 22/11 (dự kiến sẽ chạy đều đặn 1 chuyến/tuần, rồi nâng dần lên 3 chuyến/tuần) báo hiệu nếu chính phủ thiếu kiểm soát và ngăn chặn, một làn sóng hàng hoá “made in China” mới sẽ tràn vào Việt Nam thông qua cửa ngõ nhanh chóng và tiện lợi này.
5) Bên cạnh việc tiếp tục chiến lược hỗ trợ xuất khẩu để hàng hoá Trung Quốc bóp chết hàng hoá cũng như nền sản xuất của Việt Nam ngay trên sân nhà, Trung Quốc còn tăng cường thâu tóm các dự án bất động sản và đặc biệt là hàng loạt doanh nghiệp của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nếu tính cả Đài Loan và Hồng Kông thì chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, số vốn mà Trung Quốc bỏ ra để thâu tóm doanh nghiệp Việt lên tới 612 triệu USD, đứng đầu hoạt động thâu tóm doanh nghiệp Việt của các nhà đầu tư nước ngoài.
Người Trung Quốc vốn có “truyền thống” hoạt động chui tại Việt Nam, thông qua vỏ bọc người Việt hoặc người Việt gốc Hoa, nên con số thực tế chắc chắn là còn lớn hơn nhiều so với những gì mà cơ quan chức năng Việt Nam nắm được.
6) Sự kiện tỷ phú Jack Ma, ông chủ tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, sang Việt Nam từ ngày 4-8/11 báo hiệu Bắc Kinh bắt đầu đẩy mạnh cuộc xâm lăng kinh tế Việt Nam thông qua kênh thương mại điện tử.
Tóm lại, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đạt được những thành tích ấn tượng trong việc điều hành nền kinh tế cũng như xử lý mối giao thương vốn rất nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro với quốc gia láng giềng phương Bắc. Tuy vậy, nếu khẳng định rằng bóng ma Trung Quốc đã bớt ám ảnh nền kinh tế Việt Nam thì e là quá sớm. Tiếp nhận vô số “di sản” tai hại từ chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nhiệm vụ đặt trên vai chính phủ hiện nay rõ ràng là còn rất nặng nề.
Hiểm hoạ Trung Quốc vốn dĩ luôn rình rập Việt Nam, và nó chỉ có thể lớn hơn sau Đại hội 19 Đảng CSTQ, bởi “hoàng đế đỏ” Tập Cận Bình lúc này đã được ví như Mao Trạch Đông hay thậm chí là Càn Long của thế kỷ 21.
Lê Anh Hùng /(Blog VOA)
Kính nhờ các nhà thư pháp phiên giảng cùng :
Trả lờiXóa非 來 不 說
非 說 不 誠
Giải trình :
Kính thưa quý vị, phút thiêng liêng đã đổ chuông ngân vang toàn cầu bây giờ vào lúc 1 giờ o 4 phút đêm 26/11/2017 tức giờ tân Sửu, ngày đinh Tỵ tháng tân Hợi , năm Đinh Dậu đúng năm .Sơn hạ hỏa động đất vang giời …
Vào 18 giờ 07 phút ngày 04/10/2017 ( âm Lich ) cùng một đệ tử,- hai ông con từ Hải Dương đi về Đền thờ cụ trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở thôn Lam Am huyện Vĩnh Bảo thuộc thành phố Hải Phòng- mặc dù trời tối và ánh đèn ngoài cửa Đền lờ mờ. Vì thủ nhang đi vắng nên không được vào đền, nhưng vẫn dâng lễ thắp hương vọng sau lời thỉnh cầu cho bản thân gia đình và đất nước thì 5, 10 phút sau lư hương bốc cháy lớn rừng rực, cũng vừa lúc thủ nhang về mở cửa cho vào lễ trong Đền . Sau đó thật tưng bừng hả hê khi trở về. Đêm thiêng này đã được báo mộng cho tôi xuất Linh bát tự này thật là quý báu :
PHI LAI BẤT THUYẾT
PHI THUYẾT BẤT THÀNH
Sau khi phát trên mạng Facebook được nhiều quan tâm . Riêng Quang Vũ Hà Nội đã giải nghĩa cho rằng :
Chưa đến chưa nói
Chưa nói chưa thành
Đã mở ra tia sáng đẹp. Vậy thì đến mới biết, qua mới hiểu. Bát tự này có bốn cặp tỏ rõ bốn phương. Đông tây nam bắc , tám hướng rõ ràng.
Nếu lấy hữu thuyết đối với phi thuyết rõ ràng đông đối tây, đông êm ả dịu dàng, tây hung hăng nghênh chiến.
Từ những bát tự này cần mọi người Nam Phụ Lão Ấu phải thấy được chữ nho cực kỳ sâu rộng, những người cộng sản hiểu sao nổi chữ Xã trong cụm từ XHCN mà lại đem phổ hóa cho dân không biết chữ để dập khuôn theo ý chúng . Đây là thuyết lý cực kỳ ngu xuẩn không biết một chút gì về trần gian. Con người có học triết lý việc đời phải hiểu được thuyết là gì ..?
Nó mênh mông ghê gớm lắm, chữ là một chủ thuyết lại càng ghê, thế mà cộng sản cứ bô bô thao thao bất tuyệt rằng đỉnh cao của nhân loại đấy CN.Marx
1 / thuyết vô thần
2 / Vật chất quyết định tinh thần
3 / Vật chất không bao giờ biến mất
4 / Kế hoạch sinh đẻ xã hội
5 / làm theo năng lực hưởng theo yêu cầu
6 / lấy biểu tượng cái búa cái liềm làm cờ
7 / xây CNXH trên nền tảng gì ..?
8 / Lấy chém giết làm đe dọa, lấy tù đầy làm thỏa ghen. Lấy tiền gái làm thỏa chí .
9 / xóa dấu tích cổ
10 / bỏ hẳn nền văn học nho giáo
11 / chiếm tài sản ruộng đất của dân.
Còn nhiều nhiều nữa mong dân chúng đóng góp… Các tầng lớp trí thức và nhân dân góp ý bao nhiêu thì càng chứng minh được cái chủ thuyết Mác đã sai ngay từ khi được đưa vào đất nước Việt Nam …
5g,30 phút ngày 26 / 11 / 2017
Bùi Quang Thanh
Đ.T. 0914209894