Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2018

TỪNG TRUY TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ...

TỪNG TRUY TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐTV PHAN VĂN VĨNH TRONG “VỤ ÁN TẠ DUY CHƯƠNG” ( LIÊN HIỆP ĐIỆN ẢNH VN) CÁCH ĐÂY 25 NĂM ?

Phạm Viết Đào.

Vụ án Phan Văn Vĩnh-Trung tướng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng Cục cảnh sát đang dậy sóng dư luận xã hội lẫn báo chí trong suốt mầy tuần qua về hành vi  bảo kê cho hành vi đánh bạc trên internet và bảo kê cho hoạt động buôn bán hóa đơn tài chính...
Vụ trùm cờ bạc kiêm mafia tài chính Phan Văn Vĩnh thực ra đã được Phạm Viết Đào lên tiếng cáo giác, cảnh báo cách đây 25 năm, trong vụ án liên quan tới Tạ Duy Chương, một cán bộ kế toán của Liên hiệp Điện ảnh Việt Nam.
Hồi đó, sau khi Phạm Viết Đào lên tiếng trên các báo Đại Đoàn Kết, cung cấp tư liệu cho báo Quân đội nhân dân, Thanh Niên, Lao động, Tạp chí Điện ảnh… phanh phui những dấu hiệu tiêu cực, sử dụng không đúng mục đích và không hiệu quả trong vụ nhận khoản tiền tài trợ 5,9 tỷ của Chính phủ cho điện ảnh năm 1990 của Liên hiệp Điện ảnh.
Sau khi dư luận báo lên tiếng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ thị cho Bộ Tài chính lập đoàn thanh tra, Bộ Công an đã chính thức khởi tố vụ án và trung tá Phan Văn Vĩnh ( quân hàm giai đoạn đó), thuộc cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Nội Vụ ( Bộ Công an) trực tiếp điều tra vụ án này.Sau khi vụ án được khởi tố, 3 cán bộ của Liên hiệp Điện ảnh, 1 cán bộ của Bộ Tài chính và 1 cán bộ của TTXVN bị bắt giữ và đưa ra tòa.
Điều uẩn khúc của vụ án này là: Tòa gần như không thừa nhận kết luận quan trọng, chính yếu của đoàn thanh tra Bộ tài chính-Nội vụ và chỉ kết tội một số bị cáo dựa vào một vài chứng cứ đơn lẻ, không liên quan tới hàng loạt những khoản tiền lớn lên tới hàng tỷ đồng và hàng chục ngàn USD bị thất thoát..
Tòa đã kết tội hành vi của Tài một chuyên viên của Bộ Tài chính phối hợp với 2 chuyên viên của Liên hiệp Điện ảnh và 1 cán bộ của TTXVN biển thủ một khoản tiền 60 triệu đồng theo phương cách: chuyển tiền từ Bộ tài chính về Liên hiệp Điện ảnh, sau đó Tài đến trực tiếp Liên hiệp Điện ảnh rút ra bỏ túi.
Trong khi hàng loạt những khoản tiền lên tới tiền tỷ được Thanh tra Bộ tài chính kết luận, điều tra viên Phan Văn Vĩnh đã làm ngơ, không khép tội một ông chủ tài khoản nào?
Điều oái oăm trong vụ án này, Tạ Duy Chương, một cán bộ kế toán của Liên hiệp Điện ảnh, được Đoàn thanh tra Bộ Tài chính-Nội vụ ( tên Bộ CA thời đó) mời tham gia đoàn. Do sự tham gia của anh, “người trong chăn” nên đã giúp đoàn phanh phui những khoản tiền chi không rõ địa chỉ, mù mờ cho điện ảnh.
Bản thân Tạ Duy Chương còn làm đơn tố giác một số khuất tất về tài chính của Liên hiệp với Đoàn thanh tra. Thế nhưng, khi vụ án được khởi tố, Tạ Duy Chương, người tố giác tội phạm lại bị khép tội hình sự, chịu trách nhiệm tới 4 khoản tiền tại Liên hiệp và bị kết án 5 năm tù với những chứng cớ kết tội vu vơ, không đủ cơ sở pháp lý…
Thấy đây là dấu hiệu bất minh, trù dập Tạ Duy Chương, người đáng ra được thưởng công của công tác điều tra và cơ quan tố tụng: Tạ Duy Chương đã bị khép án 5 năm tù?
Trước vụ án bất công và có dấu hiệu oan trái này, Phạm Viết Đào đã gặp và thuyết phục Tổng biên tập báo Thương Mại hồi đó là Phạm Việt Tường; Báo Thương Mại hồi đó tập hợp một đội ngũ nhà báo sừng sỏ, nổi tiếng chống tiêu cực như Hoàng Linh, Sĩ Cứ, Bùi Đức Khiêm…nên đã nhanh chóng vào cuộc, ủng hộ bài viết “ Năm năm tù vì phát hiện tội phạm” ( 5 NTVPHTP) do Phạm Viết Đào viết chung với nhà báo Thanh Yên đăng 2 kỳ.
Ngay từ năm 1994, trong bài báo “ 5 NTVPHTP”, Phạm Viết Đào đã viết những dòng sau đây yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự của ĐTV Phan Văn Vĩnh, thời điểm đó đeo lon trung tá:”Trong Đơn tố giác và tin báo tội phạm ngày 10/3/1993 và nhiều lần tại phiên Tòa, Tạ Duy Chương đã tố cáo đích danh một số cán bộ lợi dụng danh nghĩa và quyền lực của cơ quan luật pháp nhà nước để che chắn, tiếp tay bảo lãnh cho những kẻ phạm tội và gây thiệt hại trực tiếp cho bản thân Chương. Nếu như Chương không vi phạm tới mức phải xử lý bằng luật hình sự thì những người đại diện cho cơ quan bảo vệ pháp luật đã tham gia vào việc tạo dựng hồ sơ “phạm tội” của Tạ Duy Chương liệu có bị xử lý theo pháp luật?”
Xin nói rõ thêm:Tạ Duy Chương là con trai của cố nghệ sĩ nhân dân xiếc Tạ Duy Hiển. Gia đình Tạ Duy Hiển là nơi đặt điện đài của Trung ương Đảng trong thời kỳ bí mật. Gia đình Tạ Duy Hiển đã tặng cho Bộ Văn hóa đoàn xiếc thú của gia đình ông và bản thân Tạ Duy Hiển là người đặt nền móng cho ngành xiếc thú Việt Nam. Khi cách mạng thành công, gia đình Tạ Duy Hiển đã hiến cho Nhà nước 13 cái nhà, 1000 m2 đất ?
Anh rể Tạ Duy Chương là ông Nguyễn Khang, người lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền tại Hà Nội 8/1945…
Sau khi bài báo in ra trên báo Thương Mại 2 kỳ, cùng đơn khiếu nại từ gia đình, Tòa đã xem xét lại và tuyên giảm án cho Tạ Duy Chương, Chương chỉ thi hành án 2 năm thì được thả trước thời hạn 3 năm.
Sau khi Tạ Duy Chương ra tù, tôi có hẹn vài lần đến thăm nhưng Chương đều tìm cách
lảng  tránh, không muốn gặp tôi. Hình như Chương sợ một cái gì đó. Chương ra tù được 1 năm thì qua đời vì “bệnh tật”?!
Người dân rất hiểu và thông cảm: cảnh sát điều tra và công an nói chung họ là lực lượng thường xuyên phải đương đầu với các ác, những thế lực bất nhân…để đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân. Nghề nghiệp buộc, đòi hỏi họ luôn phải cảnh giác và luôn phải trau dồi nghiệp vụ cao cường để không bị cái ác hạ gục, vô hiệu, hạ độc thủ…
Nhưng người dân, người lương thiện cũng không thể chấp nhận những lực lượng chống tội phạm lại sử dụng chiêu trò “ độc trị độc” vượt qua giới hạn của luật pháp và nhân tâm cho phép…
Cha ông có câu “ oan có đầu, nợ có chủ”, nhân việc Phan Văn Vĩnh bị bắt, xin nhắc lại vụ án oan Tạ Duy Chương, do bởi kết luận điều tra của Phan Văn Vĩnh. Xin đưa lại một đoạn trích từ bài viết không còn nhớ rõ ngày tháng in trên báo Thương Mại 1994, song người viết vẫn còn giữ được bản gốc…
Không có văn bản thay thế tự động nào.

5 NĂM TÙ VÌ PHÁT HIỆN TỘI PHẠM
Phạm Viết Đào-Thanh Yên.

4. Hành vi tham ô 84.240.000 tương đương 10.800 USD
Theo cáo trạng, số ngoại tệ này là của các xưởng phim gửi vào tài khoản Liên hiệp Điện ảnh vì các đơn vị đó không có tài khoản ngoại tệ. Tổng số ngoại tệ 10.800 USD không được hạch toán trên sổ sách do sơ hở này mà Hữu, Lệ đã định lấy chia nhau. Sau đó lãnh đạo Liên hiệp ĐA đã giải quyết bán số ngoại tệ này cho Công ty vật tư điện ảnh 2 để lấy tiền Việt.Theo lời khai của Hữu, y đã chia cho Chương và Lễ mỗi người 22 triệu đồng, ông Cao Nghị Phó Tổng Giám đốc Liên hiệp Điện ảnh 12 triệu đồng.

Về khoản này Tạ Duy Chương chỉ thừa nhận: tháng 9/1991, Lễ có nhờ Chương đến cơ quan đại diện của Công ty Vật tư điện ảnh 2 nhận hộ cho Hữu 10 triệu đồng. Lễ đã xác nhận điều này trước Tòa.Sau 7 tháng, Hữu đã không đến nhận nên Chương đã đem nộp trả lại Công ty Vật tư Điện ảnh 2.
Đây là hành động vô tình Hữu nhờ Chương nhận hộ khoản tiền này; chứ không thể coi là hành vi tham ô được vì tiền của cơ sở gửi cho Liên hiệp Điện ảnh thì có ngày họ đòi lại. Chương không phải là người có quyền lực để buộc cơ sở làm ngơ lấy tiền của họ được. Còn nếu căn cứ vào lời khai của Hữu thì Hữu có khai cho cả ông Cao Nghị nhưng Tòa lại tuyên không đủ cơ sở để kết tội?
5. Việc nâng tỷ giá bán 20.000 USD để tham ô 20.949.000 đ
Tháng 7/1991, LHĐA có chuyển cho CTVTĐA 1 số ngoại tệ là 20.000 USD để kinh doanh. Ngày 20/12/1991 Giám đốc Công ty VTĐA 1 đã có công văn đề nghị được thanh toán trả cho LHĐA theo giá 10.350 đ/1 USD. Đề nghị này đã được lãnh đạo LHĐA chấp thuận. Thế nhưng đầu năm 1992, khi xuống duyệt quyết toán, Chương và Lễ đã cho quyết toán số ngoại tệ này số ngoại tệ này theo giá thời điểm nên đã tạo ra một khoản tiền chênh lệch là 20.949.000 đ. Chương và Lễ đã tìm cách chuyển khoản khoản chênh lệch này sang Hãng phim Giải phòng để chia nhàu” ( Nguyên văn Cáo trạng)…
Sự thực thì, Lãnh đạo LHĐA đã không chấp nhận thanh toán theo tỷ giá 10.350.000/1 usd, nên Lễ, Chương đã cho quyết toán theo thời giá ở thời điểm đó.Điều này phù hợp với công văn ngày 30/12/1991của GĐ CtVTĐA 1 gửi LHĐA được Tổng Giám đốc phê duyệt bên cạnh:” Thực hiện đúng theo tỷ giá theo thời điểm”…
Như vậy, đây là chủ trương của lãnh đạo LHĐA chứ không phải Chương, Lễ tùy tiện áp dụng để ăn chênh lệch. Vả lại, nếu căn cứ vào số tiền mà CTVTĐA 1 đã thanh toán cho LHHĐA trong năm 1991, cộng với số tiền mà cáo trạng buộc tội cho Chương và Lễ được cho là chia nhau 20.949.000 đ, thì tỷ giá của số ngoại tệ quy đổi 20.000 USD kia phải là 14.800 đ/ 1 USD, một số liệu phi thực tế vì năm 1991, tỷ gí bình quân của năm là 9.739 đ/1 USD.
Về hành vi này dựa vào kết luận điều tra, Tòa đã buộc tội tham ô cho Tạ Duy Chương là không có cơ sở pháp lý. Nếu Chương, Lễ buộc tính ngoại tệ theo giá thời điểm theo chỉ đạo của lãnh đạo LHĐA thì số tiền LHĐA nhận từ CTVTĐA 1 sẽ ít hơn vì trong năm 1991 tỷ giá quy đổi tiền Việt và USD đều thấp hơn 10.350 đ/ 1USD, không thể lên tới 14.800 đ/1 USD chỉ mấy tháng cuối năm mới lên tỷ giá này.
Trong 5 hành vi được đưa vào cáo trạng để buộc tội Chương, vụ việc mà Tòa phúc thẩm đã kết tội cho Tạ Duy Chương thì điểm 1 và điểm 5 là không có cơ sở; Điểm 2 và 3 đáng lý ra phải ghi công cho Tạ Duy Chương nhưng lại kết tội cho Tạ Duy Chương; Còn điểm 4 thì nếu quy lỗi cho Chương thì đó chỉ là lỗi vô ý chiếm dụng tiền vốn của người khác số tiền 10.triệu đ trong 7 tháng. Lỗi này chỉ có thể xứ lý cao nhất mức hành chính, buộc phải thanh toán lãi suất khoản tiền chiếm dụng này.
Điều đáng lưu ý là: tất cả các khoản tiền cáo trạng buộc tội cho Chương lên tới 44 triệu đồng hoặc không đủ cơ sở pháp lý hoặc do Chương vô ý giữ hộ và đã nộp trả chủ nhân của khoản tiền này.
Vậy nguyên nhân nào đã dẫn tới Tạ Duy Chương bị kết án 5 năm tù? Chúng tôi xin cung cấp thêm một số dữ liệu sau đây để làm sáng tỏ vấn đề này.
Như đã nêu, trong các năm 1991-1992, sau khi báo chí phanh phui những tiêu cực trong ngành điện ảnh, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ thị cho thanh tra tài chính-nội vụ ( CA) vào thanh tra. Tạ Duy Chương đã được mời tham gia Đoàn thanh tra của Bộ tài chính-nội vụ, chứng tỏ cơ quan thanh tra tại chính đã nhìn nhận yếu tố ngoại phạm của Tạ Duy Chương trong các tiêu cực tài chính của LHĐA. Nếu Chương có dấu hiệu dính vào thì làm sao Thanh tra Tài chính-Nội vụ họ chịu mời hợp tác. Thanh tra Tài chính nhận rõ khả năng vai trò của 1 kế toán viên như Chương nên mới mời hợp tác.
Đoàn Thanh tả Tài chính-Nội vụ đã đưa ra 1 kết luận thanh tra, trong đó đưa ra nhiều vấn đề lớn như: Những sai phạm của Kế toán trưởng LHĐA, vấn đề sử dụng vốn lưu động sai nguyên tắc trong ngành điện ảnh.
Nhân cuộc thanh tra này, Tạp chí Thanh tả Tài chính số 11/1992 đã dành ½ số trang đăng tải các bài viết công bố dẫn tới thất thoát hàng chục tỷ đồng trong ngành điện ảnh giai đoạn đầu năm 90. Đáng tiếc, bản kết luận điều tra của Thanh tra Tài chính lại không được công nhận. Vậy là tiền ‘ chùa” thì mất, kẻ cắp thì chưa bị vạch mặt, chỉ tên, chỉ có vào tên trộm vặt như Hữu với những khoản tiền tham ô không đáng kể so với các khoản thất thoát lớn thì bị đưa ra xét xử.
Trong đơn tố giác và tin báo tội phạm gửi Viện kiểm sát tối cáo, cơ quan điều tra Bộ Nội vụ ( Bộ Công an) ngày 19/12/1992, Tạ Duy Chương đã tường trình một số vấn đề nghiêm trọng đã xảy ra trong ngành điện ảnh. Đó là:
1.Một số đơn vị nhập khẩu phim của ngành điện ảnh đã thông đồng với Hải quan TPHCM giảm thuế nhập khẩu phim theo quy định 30 % xuống 10 %; Việc này đã làm thiệt hại cho nhà nước 3 tỷ đồng tiền thuế, tính theo đầu phim đã nhập.
2.SECOFILM một đơn vị trực thuộc của LHĐA, ( trực tiếp tổ chức dịch vụ cho đoàn làm phim Điện Biên Phủ của Pháp) đã chuyển ra thị trường chợ đen 243.000 USD để đổi mà không qua Ngân hàng ngoại thương. Tố cáo này của Tạ Duy Chương được kết luận của Đoàn thanh tra tài chính-nội vụ ghi nhận.
3.SECOFILM đã cho phép Đoàn làm phim Pháp từ chối thanh toán khoản tiền trị giá 281.600 USD đã được ký kết trong hợp đồng trong hợp đồng kinh tế mà không đưa ra được một giải thích nào? Điều này cũng đã được đoàn thanh tra liên bộ tài chính-nội vụ ghi nhận.
4.Năm 1990, Nhà nước tài trợ cho LHĐA 6,265 tỷ đồng để làm phim nhưng trong báo cáo quyết toán LHĐA chỉ quyết toán được 5,775 tỷ đồng, bỏ ngoài số sách 499 triệu đồng?
Trong số 5,775 tỷ đồng được quyết toán là chi cho hoạt động của ngành, thực chất chí có 4,830 tỷ có địa chỉ rõ rang trong ngành điện ảnh, còn 945 triệu LHĐA đã cho vay lung tung đến thời điểm tố cáo chưa đòi lại được. Điều tố cáo này cũng đã được Đoàn thanh tra liên bộ tài chính-nội vụ ( CA)đưa vào kết luận?
Như vậy, những điều tố cáo của của Tạ Duy Chương là đích đáng, có cơ sở xác thực được Đoàn thanh tra Tài chính-nội vụ đưa vào kết luận ở các điểm 2,3,4. Tại sao những tố cáo đó không được truy tận gốc?
Ai phải chịu trách nhiệm về những thất thoát và những tham nhũng lên tới hàng chục tỷ đồng? Trong khi đó Chương chỉ vay Hữu 2 triệu đồng, cầm hộ cho Hữu 10 triệu đồng, sau đó đã trả lại cho cơ quan gửi tiền, chưa gây thiệt hại gì thị lại bị quy kết phạm tội tham ô và chịu mức án 5 năm tù ?
Phải chăng vì quá tích cực ủng hộ cơ quan có thẩm quyền trong việc “vạch lá tìm sâu” nên Tạ Duy Chương đã bị “ đòn thù” và bị kết án quá nặng?
Trong “ đơn tố giá và tin báo tội phạm” ngày 10/2/1993 và nhiều lần tại phiên tòa, Tạ Duy Chương đã tố cáo đích danh một số cán bộ lợi dụng danh nghĩa và quyền lực của cơ quan bảo vệ pháp luật che chắn, tiếp tay cho những kẻ phạm tội, gây thiệt hại cho bản thân Chương. Nếu như Chương không phạm tội tới mức phải xử lý hình sự thì những người đại diện cho cơ quan bảo vệ pháp luật tham gia vào việc tạo lập “hồ sơ phạm tội” của Chương có bị xử lý theo pháp luật?
Kết quả hình ảnh cho tạ duy hiển
Ông Hồ Chí Minh đến thăm đoàn xiếc của Nghệ sĩ xiếc Tạ Duy Hiển, bố Tạ Duy Chương

Xin nói rõ thêm:Tạ Duy Chương là con trai của cố nghệ sĩ nhân dân xiếc Tạ Duy Hiển. Gia đình Tạ Duy Hiển là nơi đặt điện đài của Trung ương Đảng trong thời kỳ bí mật. Gia đình Tạ Duy Hiển đã tặng cho Bộ Văn hóa đoàn xiếc thú của gia đình ông và bản thân Tạ Duy Hiển là người đặt nền móng cho ngành xiếc thú Việt Nam. Khi cách mạng thành công, gia đình Tạ Duy Hiển đã hiến cho Nhà nước 13 cái nhà, 1000 m2 đất ?
Bao giờ nỗi oan được giải, người ngay được xóa án, kẻ có tội phải được xử đúng tội để niềm tin về sự công minh của pháp luật, đạo lý không bị mất đi?!

P.V.Đ-TY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét