Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

THƯ CỦA 100 NHÂN SỸ TRÍ THỨC...

Thư của 100 nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động xã hội và tổ chức xã hội dân sự người Việt

gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp ông tới Hà Nội dự họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều 

Kính thưa Ngài Donald Trump, Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ


Trước hết, chúng tôi, những nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội người Việt yêu đất nước mình, yêu tự do dân chủ và hoà bình, xin nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của Ngài tại Hà Nội trong cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2019 sắp tới. Chúng tôi thành tâm cầu chúc, đồng thời tin tưởng vào sự thành công của cuộc gặp gỡ tối quan trọng đối với việc phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, đảm bảo nền hoà bình vững bền cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, mà Ngài đóng vai trò dẫn dắt trong tư cách người đứng đầu quốc gia hùng mạnh nhất và tiên tiến nhất.  


Vai trò của Hoa Kỳ đối với thế giới, nhân dân Việt Nam và cả nhân loại đã nghe rõ Ngài khẳng định trong Thông điệp Liên bang năm 2019. Ngay trong lời mở đầu, sau khi nhấn mạnh một lần nữa rằng Hoa Kỳ “theo đuổi chính sách đối ngoại đặt lợi ích của nước Mỹ lên trên hết”, Ngài lập tức nhắc đến “cuộc Thập tự chinh Vĩ đại – quân Đồng minh giải phóng châu Âu trong Thế chiến thứ Hai” và tuyên bố: “Giờ đây, chúng ta phải bước đi mạnh bạo và can đảm vào chương mới của cuộc phiêu lưu vĩ đại của nước Mỹ, và chúng ta phải tạo nên một tiêu chuẩn  sống mới cho thế kỷ 21”. Và Ngài đã kết thúc thông điệp bằng lời cam kết gắn số phận của nước Mỹ với số phận mọi dân tộc trên thế giới:  “Chúng ta phải giữ nước Mỹ trước hết trong tim mình. Chúng ta phải giữ tự do sống trong hồn mình. Và chúng ta phải luôn luôn giữ niềm tin vào số mệnh của nước Mỹ - một Quốc gia, dưới  Thượng đế, phải là niềm hy vọng và lời hứa hẹn và ánh sáng và vinh quang giữa mọi quốc gia trên thế giới!”.

Định mệnh từng gắn số phận của dân tộc Việt Nam với nước Mỹ trong một cuộc chiến mà hôm nay chắc chắn cả hai quốc gia đang thấm thía những hậu quả của nó. Hậu quả đau đớn nhất chính là việc một nước Trung Hoa trở nên hùng hổ, đang trắng trợn mở rộng cuộc xâm chiếm vùng biển và các đảo của Việt Nam trên biển Đông, đe doạ quyền tự do hàng hải của mọi quốc gia trên vùng biển quốc tế, thách thức uy quyền của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương.

Điều này đã được chính phủ của Ngài nhiều lần cảnh cáo, đặc biệt là trong lời lên án gay gắt của Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo trong cuộc Đối thoại thường niên Mỹ-Trung về Ngoại giao và An ninh tháng 11 năm 2018.



Nhân dân Việt Nam ngày càng nhận thức rõ rằng nguy cơ bành trướng, xâm lược của Trung Hoa Cộng sản hôm nay là sự tiếp nối tham vọng đế quốc hàng ngàn năm của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Tham vọng ấy đã bị nhân dân chúng tôi đập tan nhiều lần trong quá khứ, và chắc chắn sẽ bị đập tan trong thời đại ngày nay.



Tham vọng ấy phải bị đập tan vì nó là bất chính, vì nó là tham vọng tước đoạt quyền Tự do thiêng liêng của dân tộc Việt Nam và các dân tộc châu Á-Thái Bình Dương, quyền Tự do mà chúng tôi “giữ sống trong hồn mình” không khác gì nhân dân Mỹ mà Ngài nói đến trong thông điệp 2019.



Cũng bởi thế, nhân dịp Ngài có mặt tại Hà Nội, thủ đô nước chúng tôi trong những ngày sắp tới, chúng tôi xin khẳng định với Ngài, và thông qua Ngài, khẳng định với nhân dân Hoa Kỳ: Nhân dân Việt Nam quyết bảo vệ Độc lập, Tự do, Toàn vẹn lãnh thổ của mình bằng mọi giá; và để bảo vệ những quyền thiêng liêng ấy, chúng tôi sẽ phải tự cường bằng con đường cải tổ đất nước, dân chủ hoá, văn minh hoá, theo “một tiêu chuẩn sống mới cho thế kỷ 21” mà Hoa Kỳ đề xướng.



Chúng tôi tin rằng, trong thời cuộc thế giới hôm nay, quyền lợi của Việt Nam và Hoa Kỳ là tương đồng; một nước Việt Nam độc lập, hùng cường là đảm bảo vững chắc cho an ninh, hoà bình khu vực. Vì thế, trong cuộc đấu tranh để bảo vệ và cải tổ đất nước, chúng tôi tin vào sự ủng hộ của nhân dân và chính quyền các nước yêu tự do công lý, đặc biệt là Hoa Kỳ.



Xin Ngài nhận ở đây lời cảm ơn chân thành từ những người nói lên ý chí và tâm nguyện của phần lớn người Việt Nam sinh sống trong nước cũng như ở nước ngoài.



Hà Nội ngày 17 tháng 2 năm 2019





1.            Nguyễn Quang A, TS Tin học, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam

2.            Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An, Việt Nam

3.            Chu Hảo, TS Vật lý, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệHà Nội,Việt Nam

4.            Hoàng Hưng, Nhà thơ & Nhà báo, đồng sáng lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, sống tại Sài Gòn, Việt Nam

5.            Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ, Sài Gòn, Việt Nam

6.            Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Văn học,Hà Nội, Việt Nam

7.            Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý, Hà Nội, Việt Nam

8.            Giuse Maria Lê Quốc Thăng, Linh mục, Sài Gòn, Việt Nam

9.            Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Hà Tĩnh, Việt Nam

10.       Gioan Baotixita Huỳnh Công Minh, Linh mục, Sài Gòn, Việt Nam

11.       Nguyễn Quốc Thái, Nhà báo, Sài Gòn, Việt Nam

12.       Nguyễn Đình Đầu, Nhà nghiên cứu Lịch sử, Sài Gòn, Việt Nam

13.       Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Sài Gòn, Việt Nam

14.       Dương Tường, Nhà thơ & Dịch giả, Hà Nội, Việt Nam

15.       Uông Đình Đức, Kỹ sư (về hưu), Sài Gòn, Việt Nam

16.       Phạm Toàn, Nhà văn, Dịch giả, Nhà giáo và nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam

17.       Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, sống tại Sài Gòn, Việt Nam

18.       Phạm Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS và Đại học Paris-Sorbonne, Pháp

19.       Phạm Nguyên Trường, Kỹ sư (về hưu), Dịch giả, Vũng Tàu, Việt Nam

20.       Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp

21.       Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp

22.       Cù Huy Hà Vũ, TS Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ

23.       Nguyễn Thị Dương Hà, Luật sư, tạm trú tại Hoa Kỳ

24.       Vũ Quốc Ngữ, Thạc sĩ, Giám đốc tổ chức “Người bảo vệ Nhân quyền”, Việt Nam

25.       Trần Bang, Kỹ sư, Cựu chiến binh, Sài Gòn, Việt Nam

26.       Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, Sài Gòn, Việt Nam

27.       Hồ Minh Tâm, Kiến trúc sư, Nhà thơ, Hà Nội, Việt Nam

28.       Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS và Đại học Paris Sud, Pháp

29.       Nguyễn Kiều Dung, TS Kinh tế, Hà Nội, Việt Nam

30.       Bùi Hiền, Nhà thơ, Toronto, Canada

31.       Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), sống tại Sài Gòn, Việt Nam

32.       Vũ Trọng Khải, PGS TS Kinh tế, Chuyên gia độc lập về chính sách phát triển nông nghiệp, Sài Gòn, Việt Nam

33.       Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Hội Truyền thông SốHà Nội, Việt Nam

34.       Lê Thân, Nhà hoạt động Xã hội, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, Nha Trang, Việt Nam

35.       Dương Đình Giao, Nhà giáo, Hà Nội, Việt Nam

36.       Trần Minh Thảo, Nhà văn (CLB Phan Tây Hồ), Lâm Đồng, Việt Nam

37.       Nguyễn Viện, Nhà văn, Sài Gòn, Việt Nam

38.       Huỳnh Sơn Phước, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ¸ Hội An, Việt Nam

39.       Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu Ngữ văn, nguyên uỷ viên BCH Hội Ngôn ngữ Việt NamHà Nội, Việt Nam

40.       Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Nhà báo, Sài Gòn, Việt Nam

41.       Vũ Thế Khôi, Nhà giáo Ưu tú, Hà Nội, Việt Nam

42.       Lê Công Định, Luật gia, Sài Gòn, Việt Nam

43.       Bùi Minh Quốc, Nhà thơ & Nhà báo, Đà Lạt, Việt Nam

44.       Nguyễn Thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên Văn hoá, đã nghỉ hưu, TP HCM, Việt Nam

45.       Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang, Việt Nam

46.       Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ Ưu tú, Sài Gòn, Việt Nam

47.       Hà Quang Vinh, nguyên công chức chính quyền (đã nghỉ hưu), Sài Gòn, Việt Nam

48.       Hồ Ngọc Nhuận, nguyên UV MTTQ VN,  Phó chủ tịch MTTQ VN-TP HCM, Việt Nam

49.       Hồ Hiếu, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận - Thành ủy TP HCM, Việt Nam

50.       Helen Nguyễn, Đạo diễn điện ảnh, Hoa Kỳ

51.       Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn, Đà Lạt, Việt Nam

52.       La Khắc Hoà, PGS Văn học (về hưu), Hà Nội, Việt Nam

53.       Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt¸ Hà Nội, Việt Nam

54.       Đỗ Trọng Khơi, Nhà thơ, Thái Bình, Việt Nam

55.       Lê Quốc Quân, Luật sư Nhân quyền, Hà Nội, Việt Nam

56.       Nguyễn Thành Kiên, Biên tập viên Xuất bản, Hà Nội, Việt Nam

57.       Nguyễn Thanh Phong, Nhà văn, Hà Nội, Việt Nam

58.       Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn & Nhà báo, Sài Gòn, Việt Nam

59.       Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế, Việt Nam

60.       Elisabeth Trần Thị Quỳnh Giao, nguyên Bề trên Giám tỉnh dòng Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ, Sài Gòn, Việt Nam

61.       Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn, Việt Nam

62.       Nguyễn Thế Hùng, GS.TS, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam, Đà Nng, Việt Nam

63.       Đinh Hoàng Thắng, TS, nguyên Đại sứ VN tại Hà Lan, Phó Chủ tịch Viện VIDS, Hà Nội, Việt Nam

64.       Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Sài Gòn, Việt Nam

65.       J.B. Nguyễn Hữu Vinh, Kỹ sư, Nhà báo độc lập, Hà Nội, Việt Nam

66.       Lê Mai Đậu, Kỹ sư (hưu trí), Hà Nội, Việt Nam

67.       Nguyễn Khoa Thái Anh, Phiên dịch Toà án Di trú Hoa Kỳ, Oakland, California, Hoa Kỳ

68.       Tống Văn Công, Nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, hin cư trú tại Hoa Kỳ

69.       Nguyễn Văn Đài, Luật gia, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, Bad Nauheim, CHLB Đức

70.       Nguyễn Quang Nhàn, Công chức về hưu, Đà Lạt, Việt Nam

71.       Nguyễn Tường Thuỵ, Nhà báo độc lập, Hà Nội, Việt Nam

72.       Nguyễn Gia Hảo, Nhà tư vấn kinh tế độc lập, Hà Nội, Việt Nam

73.       Dương Thuấn (Dân tộc Tày), Nhà thơ, Nhà nghiên cứu văn hóa, Hà Nội, Việt Nam

74.       Vũ Thành Sơn, Nhà văn, Sài Gòn, Việt Nam

75.       Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội, Việt Nam

76.       Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

77.       Nguyễn Đăng Quang, Đại tá (về hưu), nguyên cán bộ Bộ Công An, Hà Nội, Việt Nam

78.       Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt, Việt Nam

79.       Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, Nhà văn & Nhà báo, Đà Lạt, Việt Nam

80.       Nguyễn Xuân Diện, TS Văn học, Hà Nội, Việt Nam

81.       Phạm Đức Nguyên, PGS Hà Nội, Việt Nam

82.       Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội, Việt Nam

83.       Bửu Nam, PGS TS Văn học, Huế, Việt Nam

84.       Lê Phú Khải, Nhà báo, Sài Gòn, Việt Nam

85.       Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Sài Gòn, Việt Nam

86.       Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài Gòn 1966, Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TPHCM 1975, Tổng giám đốc SAVIMEX, Sài Gòn, Việt Nam

87.       Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM, Sài Gòn, Việt Nam

88.       Trần Minh Quốc, Nhà giáo trước 1975, Sài Gòn, Việt Nam

89.       Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt, Việt Nam

90.       Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt, Việt Nam

91.       Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Tổng biên tập báo Thanh Niên, Đại biểu Quốc hội khoá 6, Uỷ viên MTTQVN TPHCM, Sài Gòn, Việt Nam

92.       Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ

93.       Lê Hoài Nguyên, Nhà thơ, Hà Nội, Việt Nam

94.       Tuấn Khanh, Nhạc sĩ, Blogger, Sài Gòn, Việt Nam

95.       Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Đồng chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt NamSài Gòn, Việt Nam

96.       Nguyễn Mai Oanh, Chuyên gia Nông nghiệp và Nông thôn, Sài Gòn, Việt Nam

97.       DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ, Đại diện: TS Nguyễn Quang A

98.       BAN VẬN ĐỘNG VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM, Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc

99.       BAUXITE VIỆT NAM, Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
100.  CÂU LẠC BỘ LÊ HIẾU ĐẰNG, Đại diện: Lê Thân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét