Bài đăng phổ biến

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG Ở ĐÂU RA

Các câu "ăn cắp" nổi tiếng của Hồ Chí Minh

xoathantuong tổng hợp
 

1) Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Lấy của Quản Trọng. Trích từ: Vũ Thế Phan, Ai trăm năm trồng người?, 2011
"Quản Tử tức Quản Di Ngô hay Quản Trọng là tướng quốc triều vua Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu, sinh trước Khổng Tử độ 200 năm. Quản Tử là tác giả của quốc sách 'trồng người'. Sách Quản Tử (*), chương Quyền Tu, trang 53: "Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân. Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã. Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã. Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã / Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa; kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây; kế hoạch trọn đời (trăm năm) không gì bằng trồng người. Trồng một, gặt một, là lúa. Trồng một, gặt mười, là cây. Trồng một, gặt trăm, là người."


2) Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên
"Té ra đó là một câu trích trong sách giáo khoa chữ Hán xưa "Ấu học ngũ ngôn thi". Nhà thơ Ngô Văn Phú đã giới thiệu và dịch đăng một chương cuốn sách này trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trong đó nguyên văn chữ Hán của bốn câu thơ này như sau: "Tạc sơn thông đại hải/ Luyện thạch bổ thanh thiên/ Thế thượng vô nan sự/ Nhân tâm tự bất kiên" (鑿 山 通 大 海/ 鍊 石 補 青 天/ 世 上 無 難 事/人 心 自 不 堅). Như vậy, có thể nói Chủ Tịch Hồ Chí Minh không phải là tác giả của những câu thơ này."

3) Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong
"Bài này được nhà thơ Thanh Tịnh sáng tác năm 1948 trong cuộc vận động nhân dân đóng thuế nông nghiệp. Đó là bài Dân no thì lính cũng no. Nguyên văn:
"Trông lên thì thấy đầy sao
Nhìn quanh thì thấy đồng bào mến thân
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
Thóc thuế mà có dân đong
Trăm công nghìn việc ngược dòng cũng xuôi
..."

4) "bài thơ HCM tặng Trần Canh trong sách Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, tr. 101"
Lấy của Vương Hàn. Trích từ: Trần Gia Phụng, Hồ Chí Minh: Kẻ trộm thơ, 2014
So sánh hai bài thơ tứ tuyệt “Tặng đồng chí Trần Canh” của HCM và “Bài hát Lương Châu” của Vương Hàn, cách nhau cả hơn một ngàn năm, mỗi bài thơ chỉ có 28 chữ, mà hai bài thơ chỉ khác nhau có bảy chữ. Đó là hai chữ đầu bài thơ (“bồ đào” thay bằng “hương tân” tức rượu champagne; và năm chữ câu cuối). Còn hai câu giữa hoàn toàn giống nhau, nghĩa là hết ba phần tư (3/4) bài thơ nguyên là của bài “Lương Châu từ” của Vương Hàn.
Tặng Trần Canh Đồng Chí

Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.

Lương Châu Từ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

5) Hai câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây / Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai" trong bài "Cảm ơn người tặng cam" của Hồ Chí Minh
Lấy câu tục ngữ của dân gian và (gần như nguyên văn) câu thứ 3210 trong Kim Vân Kiều (Truyện Kiều) của Nguyễn Du. Trích từ: Hàn Lệ Nhân, Lại đọc thơ Bác, 2011
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đáng, từ làm sao đây!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai.
(HCM, "Cảm ơn người tặng cam")
Câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đã đến lúc phải trả lại cho dân gian Việt Nam: ...
và câu "phải chăng khổ tận, đến ngày cam lai" lại là của cụ Tố Như:
Thương vui bởi tại lòng này,
Hay là khổ tận đến ngày cam lai? 

(Kim Vân Kiều, sđd, câu 3209-3210, trang 262)

6) Bài thơ "Nguyên Tiêu" của Hồ Chí Minh nằm trong "100 Bài Thơ Hay Nhất Thế Kỷ 20" được công bố tại Quốc Tử Giám Hà Nội nhân ngày thơ Việt Nam 2007
"Cắt và Dán" rồi sửa lại chút chút từ 4 bài thơ khác nhau. Trích từ: Nguyễn Tường Thụy, Ngày thơ Việt Nam, nói về bài thơ "Nguyên Tiêu", 2015
Có người tỉ mẩn nhặt ra, 4 câu thơ trong bài thơ 4 câu của Hồ Chí Minh đều na ná 4 câu của 4 bài khác nhau:
Câu 1: Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,trích từ bài “Ngư Ca Tử Kỳ 5” của Trương Chí Hòa
Câu 2: Nguyệt quang như thủy thủy như thiêntrích từ bài “Giang Lâu Thư Hoài” của Triệu Hỗ
Câu 3: Yên ba thâm xứ hữu ngư châutrích từ bài "Thú Nhàn” của Cao Bá Quát
Câu 4: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyềntrích từ bài “Phong Kiều Dạ Bạc” của Trương Kế
Xong người này này lại tạm ghép 4 câu của 4 bài ấy thành một bài mới:
Tiêu Nguyên
Thanh thảo hồ trung nguyệt chính viên,
Nguyệt quang như thủy thủy như thiên
Yên ba thâm xứ hữu ngư châu
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
để so sánh với bài Nguyên Tiêu của Hồ Chí Minh:
Nguyên Tiêu
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

7) Câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do”
là của vợ của chú ruột nhà báo Lê Phú Khải. Trích từ: Lê Phú Khải, Lời Ai Điếu, 2016
Tôi có bà thím, vợ người chú thứ ba, quê ở Chí Chủ, Phú Thọ nơi đại gia đình tôi đi tản cư kháng chiến... Hòa bình lập lại 1954, bà theo chồng về Hà Nội. Bà tự tay thuê mướn, chặt đốn và đóng cả một bè tre nứa, gỗ,... Nhưng cộng sản đã triệt hạ buôn bán, chồng bà lại là cán bộ cao cấp ngành công an nên bà đành phải ở nhà túc thủ... Hàng ngày bà phải đi qua cầu Long Biên gánh nước gạo về nuôi lợn. Đi về hàng chục cây số rất nặng nhọc. Thấy vợ một ông cán bộ cao cấp mà phải lao động quá vất vả như thế (vì làm tự do không được cấp sổ mua gạo) ai cũng ái ngại cho bà. Nhưng bà tuyên bố: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”! Đó là cụm từ lần đầu tiên tôi nghe được trên cõi đời này từ mồm bà thím đáng kính của tôi từ ngày mới giải phóng thủ đô.Sau này đài báo ca tụng ầm ĩ khi nó được cụ Hồ nói vào những năm chống Mỹ sau này...

8) Ngục Trung Nhật Ký (Nhật Ký Trong Tù)


Có hai trường hợp: Một, Hồ Chí Minh là người Việt, gốc Nghệ An. Hai, Hồ Chí Minh là người Tàu, đội lốt người Việt.

- Hồ Chí Minh là người Việt, gốc Nghệ An. Nếu như thế thời chắc chắn HCM ăn cắp cuốn Ngục Trung Nhật Ký (NTNK) của người khác. Lý do: NTNK viết bằng chữ Hán, và cuốn NTNK không đả động gì tới Việt Nam, nhưng lại yêu nước Trung Hoa.
Tập thơ hồi ký giãi bày lòng yêu nước và ước mơ tươi đẹp cho tổ quốc .... 中華 [Trung Hoa]
... Vì thế tác giả Ngục Trung Nhật ký là người Trung Hoa, chứ không phải là người Việt Nam thời Pháp thuộc.
tâm hồn của tác giả tập thơ "Nhật Ký Trong Tù" là tâm hồn của một người Trung Hoa chứ không phải là tâm hồn của một người Việt Nam! Mà Chủ tịch Hồ Chí Minh như chúng ta đã biết thì ... Ông là một người Việt Nam 100%, thì theo tôi rất khó có cơ sở để nói rằng ông là tác giả của "Nhật Ký Trong Tù" được.
- Hồ Chí Minh là người Tàu, đội lốt người Việt gốc Nghệ An (Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành,...). Trường hợp này có nhiều điểm để có thể đi đến kết luận không sợ sai lầm là HCM ăn cắp cuốn Ngục Trung Nhật Ký (NTNK) của một người Tàu khác.
Hồ Chí Minh chuyên ăn cắp thơ của người khác không biết ngượng, các bài thơ nêu ở các mục số 4) 5) 6) ở trên chẳng hạn, nên có ăn cắp thêm cuốn NTNK nữa cũng chẳng có gì là lạ; Rồi, NTNK viết trong thời gian tù 1 năm ở Quảng Tây (1942-1943), nhưng thời gian tù ở Hồng Kông tới 2 năm (1931-1933), lâu hơn lại không có bài thơ nào!
Ngoài ra, còn có các điểm sau được nêu lên trong bài viết của Đỗ Thông Minh, Tác giả Ngục Trung Nhật Ký là ai? 2008.
... Hồ Chí Minh lấy sách của người ta đưa cho đàn em in, nhưng khi được hỏi không dám khẳng định là của mình. Trong khi đàn em và đám bồi bút cứ thế nhắm mắt ca tụng.
... HCM từng kể trong cuốn "Những Mẩu Truyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch" là lần ở tù này bị cùm gông, lê lết cơ mà!? Và không hề có chỗ nào viết là đã từng làm cả tập thơ trong tù Quảng Tây cả.
... Bài 109, Lương Hoa Thịnh Tướng Quân Thăng Nhậm Phó Tư Lệnh (Tướng quân Lương Hoa Thịnh thăng chức phó tư lệnh), làm gì mà khen cả Tướng của Tưởng Giới Thạch?
Bài 110, Tặng Tiếu Hầu (Hải) (Tặng chú hầu (Hải)), tác giả khuyên ghi khắc lời dạy "cần kiệm liêm chính" của Lương Khải Siêu, Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Một đảng viên Quốc Tế Cộng Sản suốt đời vì đảng mà sao không thấy chỗ nào nhắc gì tới Mác-Lê hay Cộng Sản cả?
... Nhân vật ông già tên "" được nhắc tới trong cuốn "Những Mẩu Truyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tịch"phải chăng là tác giả?
... Bìa sách ghi ngày 29/8/1932-10/9/1933, lưng sách lại ghi thêm ngày 29/8/1942-10/9/1943. trên chữ "Hoàn" (完, chấm hết) có vẻ thêm vào cho phù hợp với năm tù của Hồ Chí Minh? Còn ngày tháng tù thì chưa hẳn. Một bên dùng chấm, 1 bên dùng gạch ngang.
... Hai nét chữ khác nhau (phần thơ và trong sổ tay ở phần sau của HCM), chứng tỏ phần sau là phần viết thêm vào để tự nhận là của mình, tức cướp "tác quyền".
Và một số điểm nữa, không nêu ra ở đây, được nói tới trong bài viết của Lê Hữu Mục, về HUYỄN THOẠI Hồ Chí Minh, 2003.

xoathantuong tổng hợp,
cập nhật 1/2018.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét