Bài đăng phổ biến
-
Đại tá Quách Hải Lượng: Trong lòng tôi vẫn còn những thắc mắc cho đến tận bây giờ, không giải thích nổi: tại sao trước 17/2/1979 mấy ...
-
1. Bổ sung, hồi 8h20′, độc giả Nguyễn Việt Thắng phản hồi: “Sáng nay, đi tập thể dục về, vừa bước vào nhà tắm đi tolet thì nghe VTV...
-
Trangha's Blog Đàn bà đích thực Trang chủ About Ảnh cá nhân Nước hoa Wallpaper photos Tin tức báo chí Trang Hạ c...
-
Nhóm Mở Miệng có nhà xuất bản Giấy Vụn. Họ đã XB được khá nhiều đầu sách…Một trong 3 người chủ trương sáng lập là Bùi Chát đã được Tổ chứ...
-
Dưới đây là toàn văn bài diễn văn được Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước cử tọa dự APEC CEO Summit tại Đà Nẵng, ngày 10/11/2017. ...
-
Lời dẫn: Có một số bạn đọc nhắn tin, cho rằng Google.tienlang không công bằng khi chỉ đăng các bài phê phán "Bên Thắng cuộc". V...
-
NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI ! Vũ Công Minh Suy nghĩ mãi, nhưng rồi tôi vẫn quyết định viết mấy điều tâm sự này. Phần vì n...
-
Biến cố Đồng Tâm và quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Nguyễn Đăng Quang. Sự kiện Đồng Tâm ở Mỹ Đức, thành phố Hà Nội (14-22/4/2017) phải đ...
-
BÀI THƠ: BỐN CHỮ NHẤT, MẠC ĐĨNH CHI 青天一 朵 雲 烘爐一點雪 上苑一枝花 瑤池一片月 噫雲散雪消花殘月缺 Phiên âm: Thanh thiên nhất đóa vân, Hồng lô ...
-
Phạm Trần & Phạm Viết Đào. Văn bản Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi soạn ít nhiều theo khuôn mẫu của văn bản Hiến...
Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013
ẤN ĐỘ
2079. CÁCH TIẾP CẬN CỦA ẤN ĐỘ ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG
Posted by basamnews on October 26th, 2013
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Tư, ngày 23/10/2013
TTXVN (New Delhi 22/10)
Mạng tin của Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng Ấn Độ (IDSA) vừa đăng bài viết của tác giả Arvind Gupta phân tích về cách tiếp cận của Ấn Độ đối với châu Á-Thái Bình Dương, nội dung chính như sau:
Nhiều nhân tố chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội đang biến châu Á-Thái Bình Dương (CA-TBD) thành một khu vực năng động. Ấn Độ cần có một chiến lược dài hạn để tận dụng những cơ hội đang nổi lên tại CA-TBD trong khi xem xét những thách thức về an ninh. CA-TBD hiện được đánh dấu bởi những xu hướng chính sau đây: Sự nổi lên của Trung Quốc; chiến lược tái cân bằng của Mỹ; một cấu trúc khu vực, với ASEAN là trung tâm; tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương và các vấn đề hàng hải; những mối đe dọa an ninh không truyền thống ngày càng tăng. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến một số xu hướng chính đó.
Sự nổi lên của Trung Quốc
Sự nổi lên của Trung Quốc đã tạo nên sự thay đổi. Là một nền kinh tế khổng lồ, với GDP 7.300 nghìn tỷ USD (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2011) và chi tiêu quân sự hàng năm xấp xỉ 103 tỷ USD trong năm 2012, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về kinh tế, quân sự, và có thể vượt Mỹ về kinh tế trong 10-20 năm, tùy thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng giữa hai nước trong những năm tới.
Sự nổi lên của Trung Quốc đang làm thay đổi cán cân lực lượng khu vực và toàn cầu. Lòng tin về sự nổi lên và phát triên hòa bình của Trung Quốc đã bị sút mẻ nghiêm trọng do căng thẳng ngày càng tăng tại biển Hoa Nam (Biển Đông) và biển Hoa Đông. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc và kiên quyết tập trung vào những lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc.
Tiến trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Trung Quốc và ý đồ thể hiện sức mạnh đối với những nơi xa hơn các nước láng giềng liền kề và tại khu vực Tây Thái Bình Dương, đã gây lo ngại cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Bắc Kinh đã phát triển một lực lượng hải quân hùng mạnh, với các tàu sân bay, tàu ngầm, tên lửa chống tàu chiến. Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (A2/AD) để ngăn chặn Mỹ vào các khu vực hải đảo nằm trong ảnh hưởng của Trung Quốc.
Làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang nổi lên tại Trung Quốc đã gây lo ngại cho các nước láng giềng. Công thức về nhũng lợi ích “cốt lõi” của Trung Quốc, với trọng tâm là chủ quyền lãnh thổ, đã khiến các nước láng giềng nghi ngờ về ý đồ của Bắc Kinh. Trung Quốc coi Biển Đông như vùng biển của họ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đối với các nước láng giềng mà còn ảnh hưởng đến hàng hải quốc tế.
Phải thừa nhận rằng sự nổi lên của Trung Quốc cũng có lợi cho các nước láng giềng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế. Đối với hầu hết các nước láng giềng, Trung Quốc là đối tác thương mại số một. Kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN đã lên tới 380 tỷ USD; các mối tiếp xúc nhân dân giữa Trung Quốc và các nước láng giềng cũng trở nên sâu sắc với sự kết nối, cởi mở và minh bạch hơn. Trung Quốc đang có sự liên kết với các cấu trúc khu vực và điều này đã tăng cường vai trò của Trung Quốc trong sự ổn định khu vực. Chẳng hạn, Trung Quốc đã có Hiệp định thương mại tự do (FTA) với ASEAN. Các nước ASEAN là một phần trong chuỗi cung ứng toàn cầu đi qua Trung Quốc để tới các thị trường trên thế giới, do đó, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và xã hội tăng lên. Trung Quốc đang tham gia các cuộc thương lượng về Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Hiệp định này sẽ mang lại mức độ liên kết kinh tế cao hơn giữa ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề. Liệu Trung Quốc sẽ duy trì tăng trưởng được trong bao lâu và ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế Trung Quốc đối với khu vực như thế nào là điều cần phải nghiên cứu.
Chiến lược tái cân bằng của Mỹ
Mỹ là một “bên tham gia” chính trong cấu trúc an ninh và kinh tế của khu vực CA-TBD. Thách thức lớn nhất đối với Mỹ là điều chỉnh sự nổi lên của Trung Quốc. Bị kẹt trong các cuộc chiến tranh tốn kém tại Afghanistan, Iraq và ảnh hưởng của tình trạng suy giảm kinh tế, Mỹ buộc phải giảm ngân sách quốc phòng do thiếu nguồn. Nhiều nhà phân tích cho rằng Mỹ đang sa sút so với Trung Quốc mặc dù vẫn là một thế lực về kinh tế và quân sự đứng đầu trong tương lai gần. Mỹ cũng có khả năng bật dậy trở lại nhờ khả năng to lớn trong lĩnh vực sáng tạo. Thế nhưng theo một số phỏng đoán, Trung Quốc sẽ soán ngôi “quán quân” của Mỹ về kinh tế trong hại thập niên tới và điều đó sẽ là động lực tâm lý quan trọng đối với thế giới.
Bị bao vây bởi nhũng thay đổi cơ bản trong trật tự quốc tế, Mỹ đã bật tín hiệu thay đổi các chính sách đối với châu Á. Những hoài nghi đã nổi lên trong các đồng minh của Mỹ về khả năng Washington sẽ nâng đỡ được các đồng minh quân sự chủ chốt trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia và Thái Lan. Đối mặt với một Trung Quốc đang nổi lên và một nước Mỹ đang suy thoái, nhiều nước áp dụng các chiến lược nước đối với Trung Quốc. Hầu hết các nước đang tìm kiếm sự can dự lớn hơn với Trung Quốc trong khi vẫn tìm cách bảo vệ mình trước sự hiếu chiến của Trung Quốc.
Mỹ đã tuyên bố chính sách tái cân bằng và xoay trục sang châu Á. Song chính sách này vẫn mơ hồ và tạo nên sự lộn xộn đáng kể. Đã bao giờ Mỹ rời châu Á? Nếu chưa, tại sao lại nói đến chuyện quay lại? Điều gì sẽ là bản chất tình hình quốc phòng của Mỹ? Liệu tỷ lệ 60:40 lực lượng quân sự Mỹ triển khai tại châu Á và những nơi khác trên thế giới có đủ để tăng cường vị thế quốc phòng của Mỹ tại CA-TBD?
Trong thời gian gần đây, chiến lược tái cân bằng của Mỹ đã được các quan chức trong Chính quyền Obama nhiệm kỳ thứ hai thảo luận tỉ mỉ hơn, trong đó có cả lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Mục đích của chiến lược tái cân bằng đã được xác định nhằm tăng cường các đồng minh hiện hành và tìm kiếm thêm các đối tác mới (Ấn Độ, Indonesia), thiết lập các đối tác kinh tế và đạt được mối quan hệ có tính chất xây dựng với Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh coi chính sách tái cân bằng của Mỹ như một âm mưu kiềm chế Trung Quốc. Trung Quốc đang phát triển các chiến lược A2/AD để ngăn chặn Mỹ tiến quá gần tới các bờ biển Trung Quốc. Hành động hiếu chiến của Trung Quốc tại Biển Đông, biển Hoa Đông và các khu vực khác là một phần trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn Mỹ và để gửi đi tín hiệu rằng đây là khu vực nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc.
Mỹ quan ngại về Trung Quốc, song tránh đối đầu công khai. Các tuyên bố của Mỹ về Trung Quốc chứng tỏ nguyện vọng của Washington muốn can dự với Bắc Kinh sâu hơn. Đối thoại chiến lược và kinh tế giữa hai nước đã được thể chế hóa, song quan hệ song phương còn lâu mới suôn sẻ. Các yếu tố cạnh tranh và đối đầu là rõ ràng nhất trong quan hệ Mỹ- Trung. Các nước khác trên thế giới không dám chắc về khuynh hướng tiến triển của quan hệ Mỹ-Trung.
Những cơ hội của Ấn Độ
Chuyến thăm của Thủ tướng Manmohan Singh tới Nhật Bản hồi tháng 5/2013 đã được dư luận quan tâm rộng rãi. Quan hệ chiến lược mạnh mẽ với Nhật Bản sẽ cố lợi cho Ấn Độ. Ấn Độ đã có quan hệ đối tác chiến lược với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Những nước này muốn có quan hệ hợp tác an ninh chặt chẽ hơn với Ấn Độ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Cuộc đối thoại ba bên Ấn-Nhật-Mỹ tập trung vào những vấn đề của CA-TBD, trong đó có hợp tác an ninh. Những mối quan hệ đối tác này sẽ thúc đẩy ổn định trong khu vực. Trung Quốc phải nhận thấy rằng Ấn Độ có lợi ích hợp pháp trong khu vực.
Chiến lược dài hạn của Ấn Độ tại CA-TBD là gì? Với sự chuyển đổi trọng tâm của khu vực CA-TBD, Ấn Độ phải tìm kiếm một vai trò định hình tiến trình chính trị, kinh tế, xã hội và an ninh trong khu vực. Không làm như vậy có thể ảnh hưởng lớn đến lợi ích của Ấn Độ. Chiến lược của Ấn Độ phải tìm cách can dự và liên kết kinh tế sâu hơn với khu vực CA- TBD. Đặc biệt, Ấn Độ phải tham gia các cuộc đối thoại an ninh và các tiến trình trong khu vực. Ấn Độ có uy tín cao trong ASEAN và khu vực Đông Á. Ấn Độ và ASEAN đã nâng quan hệ đối tác lên mức chiến lược, song cần làm sâu sắc hơn mối quan hệ này.
Tuyên bố “Tầm nhìn” ASEAN-Ấn Độ được đưa ra tại hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm quan hệ đối tác đối thoại ASEAN-Ấn Độ ở New Delhi tháng 12/2012 đã xác định một số dự án họp tác trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa-xã hội, phát triển và kết nối trong cấu trúc khu vực… Tuy nhiên phải xác định nguồn, thiết lập khuôn khổ thể chế, các cơ chế giám sát, phối hợp… để bảo đảm triển khai thực hiện các dự án này đúng tiến độ.
Xu hướng lớn tiếp theo của khu vực ASEAN sẽ là Liên minh kinh tế ASEAN và RCEP. Điều này sẽ mở ra những cơ hội cho Ấn Độ. Thành công của quan hệ hợp tác ASEAN-Ấn Độ phụ thuộc vào việc hai bên sẽ tiến nhanh như thế nào để liên kết kinh tế thông qua FTA về dịch vụ và trong tương lai sẽ thông qua RCEP. Sự kết nối giữa ASEAN và Ấn Độ đã được nói đến nhiều từ lâu nhưng tiến bộ vẫn chậm chạp. Tương tự như vậy, hợp tác khu vực, đặc biệt trong khuôn khổ sáng kiến Bengal về hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa phương (BIMSTEC), hợp tác khu vực Ganga- Mekong, xây dựng đường cao tốc ba bên… cũng được triển khai chậm chạp. Hai bên cần tập trung thúc đẩy triển khai thực hiện những dự án này.
Một trong những điểm yếu trong chính sách “Hướng Đông” (LEP) của Ấn Độ là sự tham gia khá ít của khu vực Đông Bắc Ấn Độ trong việc triển khai thực hiện chính sách này. Đây là thiếu sót cần khắc phục ngay. Lợi ích của chính sách “Hướng Đông”, đặc biệt trong thương mại, kết nối, liên kết văn hóa-xã hội, hợp tác trong lĩnh vực xây dựng năng lực, giáo dục… phải được nhân dân khu vực Đông Bắc Ấn Độ, vốn đang hoài nghi về LEP, nhận thấy. Do đó, điều quan trọng là các chính quyền khu vực Đông Bắc và các thể chế văn hóa-xã hội trong khu vực này phải tham gia việc hình thành và thực hiện các chính sách Ấn Độ-ASEAN.
Ngoài ra, Ấn Độ cần tập trung vào các vấn đề của Ấn Độ Dương; cần đóng vai trò tích cực trong việc định hình chương trình nghị sự của Hiệp hội hợp tác khu vực vành đai Ấn Độ Dương (IOR-ARC). Trong thời gian gần đây Australia và Nhật Bản đã thảo luận về khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương./.
Tags: Biển Đông, các nước láng giềng, chủ quyền lãnh thổ
This entry was posted on Saturday, October 26th, 2013 at 21:11 and is filed under Quan hệ ASEAN-Trung Quốc, Quan hệ quốc tế. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. Both comments and pings are currently closed.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét