Nghĩa trang Mai Dịch MỚI: TRÁI LUẬT, TRÁI ĐẠO LÝ, KHÔNG ĐÁNG !
Phối cảnh Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội - Ảnh: VNExpress.
LS Nguyễn Danh Huế
Hôm nay UBND TP Hà Nội và Bộ Xây Dựng công bố quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang dành cho cán bộ cấp cao với mức đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng.
Hôm nay UBND TP Hà Nội và Bộ Xây Dựng công bố quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang dành cho cán bộ cấp cao với mức đầu tư lên đến 1.400 tỷ đồng.
CÓ TRÁI LUẬT?
Quy định diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 35/2008/NĐ-CP được hướng dẫn chi tiết như sau:
1. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa không quá 5m2.
2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng tối đa không quá 3m2.
3. Đối với các địa phương có diện tích đất rộng và đối tượng phục vụ của nghĩa trang chủ yếu là người dân tộc thì diện tích trên có thể thay đổi nhưng không quá 10m2 cho mỗi mộ hung táng và 5m2 cho mỗi mộ cát táng.
Như vậy việc quy hoạch mỗi ngôi mộ cho cán bộ cấp cao từ 25-35m2 thì căn cứ vào cơ sở pháp lý nào? Liệu Nghị định 35 của chính phủ chỉ áp dụng cho dân?
CÓ TRÁI ĐẠO LÝ?
Trong khi đất nước còn nghèo, nợ công ngày một tăng cao, trẻ em còn không đủ cơm ăn và manh áo ấm, qua sông phải đu dây, trường học và bệnh viện còn thiếu, quỹ đất rất hạn hẹp, ngay tại thủ đô mà người tàn tật vẫn phải đứng ở vỉa hè hát để xin tiền trong những đêm đông giá rét mà lại bỏ ra một số tiền khổng lồ và một quỹ đất rất lớn để làm nghĩa trang cho cán bộ cấp cao thì có phù hợp với đạo lý? Giữa chọn lo cho dân sống và lo cho cán bộ chết thì thử hỏi ưu tiên cái gì thì hợp với đạo lý ở đời????
CÓ PHẢI KHUYẾN KHÍCH HỦ TỤC?
Việt Nam là nước nghèo nhưng thói quen vung tiền ra xây lăng mộ rất tốn kém lại khá phổ biến, đó chính là một nghịch lý và là hủ tục lạc hậu cần phải xoá bỏ dần. Số tiền khổng lồ đó nếu được đầu tư vào sản xuất ở những lĩnh vực khác sẽ tạo thêm giá trị cho xã hội và thúc đẩy kinh tế và văn hoá phát triển. Việc Nhà nước xây dựng nghĩa trang hoành tráng cho cán bộ cấp cao không những tốn kém mà còn có thể khuyến khích hủ tục lạc hậu này phát triển mạnh hơn.
CÓ XỨNG ĐÁNG?
Đảng lãnh đạo toàn diện, vì thế đất nước nghèo và tụt hậu như ngày nay cũng do Đảng cả. Thế thì các cán bộ cấp cao của Đảng cũng không xứng đáng được hưởng một quy chế đặc biệt nào khi đã chết rồi.
Dân nuôi các ông lúc còn sống đã mệt lắm rồi. Cứ lo cho dân giàu, nước mạnh đi cái đã. Chôn ở đâu không quan trọng bằng việc có được tôn trọng hay không!
Có lần tôi tiễn đưa một người bà con lớn tuổi qua đời đến một nghĩa trang của một tỉnh cạnh TP HCM. Bước vào nghĩa trang thấy ngôi mộ rất bề thế, chiếm một diện tích và không gian khá rộng, khác một trời một vực những ngôi mộ bình thường xung quanh. Những người đi đám tang cho biết đó là mộ của một ông cán bộ cấp tỉnh. Rồi trong đám tang đó có người bất bình, khó chiu đã văng tục.Tôi không bằng lòng những lời văng tục đó. Nhưng nghĩ lại thực tế ngày nay, sự bất công, bất bình đẳng đến mức tàn ác, kẻ có chức tước quyền hành tranh giành tài nguyên của xã hội để làm giàu, để hưởng thụ, khi chết còn muốn giành miếng đất to hơn những người nghèo thì không biết đất nước sẽ đi về đâu.
Thôi! Không nên chi tiền thuế của dân vô tội va như thế! Nghèo mà cứ vén tay áo sô đốt nhà táng giấy! Dơ dáng quá!
Nghĩa trang mới cũng tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng đó thôi theo tư duy của bạn đó mà.
Kỹ sư ,kiến trúc sư ,công nhân xây dựng ,người bán vật liệu xây dựng ,công nhân nhà máy sản xuất vật liệu v.v.v..
Khánh thành xong và đi vào hoạt động thì người giữ nghĩa trang , dân bán buôn nhang đèn hoa quả kiếm bộn tiền vì toàn con cháu vip nên giá cả không quan trọng .
Chế độ ta quả là "ưu việt", "đảng ta" thật là "vĩ đại"!