Ông Phạm Minh Chính: 'Chúng ta đang có vấn đề trong kiểm soát quyền lực'
|
Trưởng Ban tổ chức TƯ, Phạm Minh Chính cho rằng, việc kiểm soát quyền lực trong thời gian vừa qua chưa tốt nên đã xảy ra nhiều vấn đề.
Hôm nay, Ban tổ chức TƯ đã tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến dự thảo Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ tại TP.HCM.
Phát biểu khai mạc ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban tổ chức TƯ cho biết, Nghị quyết TƯ 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cách đây 20 năm (năm 1997) với những điều kiện thực tiễn đã khác với giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm là nhiệm vụ rất khó. Cần tạo ra cách làm mới, đột phá, khả thi, tạo sự lan tỏa và sức ảnh hưởng lớn nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách trong bối cảnh tình hình có nhiều thay đổi.Theo ông Chính, thực tiễn cho thấy, bộ máy các cấp đang có sự chồng chéo, nhiều tầng nấc, hoạt động kém hiệu quả. Trước nhiệm vụ, tình hình mới, đòi hỏi Đảng ta phải sớm có nghị quyết mới về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Trưởng Ban tổ chức TƯ đánh giá: công tác cán bộ trong 20 năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, xây dựng được đất nước có cơ đồ như ngày nay. Tuy nhiên, trong quá trình còn rất nhiều vấn đề, cần có giải pháp mới, quan điểm mới, chủ trương mới để đáp ứng nhu cầu trong tình hình hiện nay.
“Nếu cán bộ hư hỏng, xấu hết cả thì chúng ta không có được đất nước như hiện nay và ngược lại. Nhưng nếu đội ngũ cán bộ này tốt hơn thì đất nước còn tốt hơn nữa”, ông Chính nói.
Trưởng Ban tổ chức TƯ cho hay, trọng tâm của đề án có 2 điểm lớn, thứ nhất: công tác cán bộ thì chúng ta hình dung như dây chuyền sản xuất sau 20 năm, nay nó cũng đã lạc hậu.
Toàn cảnh hội nghị |
Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, chúng ta đang khoanh lại đối tượng cấp chiến lược là cán bộ, lãnh đạo thuộc diện Ban Bí thư, Bộ Chính trị quản lý.
“Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cấp chiến lược là phải những nhà nghiên cứu, hoạch định chiến lược...Vì vậy, đề nghị các đại biểu cho ý kiến góp ý về vấn đề này”, lời ông Chính.
Ông Chính cũng tỏ ra lo lắng, vừa rồi chúng ta kiểm soát quyền lực không tốt nên để xảy ra nhiều vấn đề, vì giao quyền lực mà không có kiểm soát chặt chẽ.
“Giao cho người tốt thì không sao nhưng người không tốt thì người ta cho đấy là quyền lực của mình, rồi mang ra ban phát, xin cho, thỏa thuận...”, Trưởng Ban tổ chức TƯ nói.
Theo ông Chính, quyền lực nhà nước giao cho cán bộ để thực hiện quyền đại diện cho nhà nước, cho nhân dân thì lại biến thành của cá nhân, thực hiện với ý đồ riêng.
“Cái này tuy không phổ biến nhưng rõ ràng chúng ta đang có vấn đề về kiểm soát quyền lực”, ông Chính nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Chính cũng cho rằng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương nhưng cũng phải mở rộng ra để có không gian phát triển, sáng tạo.
"Có lợi ích nhóm, cục bộ địa phương"
Phát biểu tại hội nghị, ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư trực Thành ủy TP.HCM cho hay, lợi ích nhóm, cục bộ địa phương trong công tác cán bộ là có thật.
Ông Cang nêu thực trạng hiện nay, tình trạng phân hóa giàu nghèo của một bộ phận cán bộ, Đảng viên ngày càng xa; tình trạng kỷ cương, phép nước không chấp hành nghiêm.
Vấn đề tiêu cực, tham nhũng, lãng phí còn nặng nề hơn trước; đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng niềm tin đảng viên và nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Tính tự giác, trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, Đảng viên chưa cao.
Ông Tất Thành Cang, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM phát biểu tại hội nghị |
“Chúng ta thiếu tự giác, cơ chế kiểm soát chưa có, phân cấp quản lý cán bộ chưa đủ mạnh, chưa rõ ràng; trách nhiệm tập thể là chính còn cá nhân và người đứng đầu chưa cụ thể và thiếu minh bạch”, ông Cang nói.
Bên cạnh đó, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết, công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, cấp trên đối với cơ quan đơn vị làm công tác cán bộ chưa vào nề nếp từ đó nảy sinh cơ chế xin - cho, chạy chức chạy quyền.
Ông Cang cũng đề nghị, cần có thêm cơ chế khen thưởng, xử phạt công minh đối với trách nhiệm cá nhân người đứng đầu, người phụ trách đương nhiệm trong việc tiến cử người kế thừa.
“Bây giờ anh tiến cử người đó thì anh phải có trách nhiệm với người đó. Nếu trong nhiệm kỳ người được tiến cử đó tốt cũng phải được xem xét khen thưởng...Ngược lại, người được tiến cử đó thể hiện năng lực không tốt, có chuyện thì xử lý người tiến cử đó như thế nào, chứ không thể đổ cho tập thể?”, ông Cang nói.
(VnN)
(VnN)
Cán bộ Lãnh đạo, quản lý, chỉ huy hiện nay suy cho cùng đều mua bán các chức danh theo thoả thuận giữa bên bán và bên mua, tuỳ theo cấp bậc (Phẩm cấp và bổng lộc) của mỗi chức danh...
Bởi thế mà trình độ chuyên môn, học vấn và uy tín của cán bộ là thứ yếu, tiền mới là chủ yếu và quan trọng số 1.
Bởi vậy khi đã ngồi vào vị trí thì người ta tranh thủ "thu hồi vốn" kẻo không nhanh có thể sẽ lỗ năng thậm chí mất cả vốn, nếu người "đỡ đầu" bị mất chức hoặc về hưu.
Quả là bài toán về TCCB của ông Chính thật khó giải.
chỉ ra dù biết là có thật .Cát cứ quyền lực thì quá rõ nhận biết : Yên bái,
Thanh hóa .v.v.. các ông có làm nổi đâu .
Bởi lẽ ông Chính phải hiểu cho rằng cái đảng của các ông nghành nào,cấp nào
cũng vậy quán nhỏ muốn lên to phải mua,tớ muốn lên to nữa lại phải mua
ông nào ngồi vào ghế cũng phai tính đến thu hồi VỐN đã lấy đâu ra trong sạch .