Bài đăng phổ biến

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

LUẬT QUỐC TẾ "ĐEM ĐẠI NGHĨA THẮNG HUNG TÀN"

Luật quốc tế: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn”, bảo vệ biển đảo Việt Nam

Tạ Văn Tài
Ph.D., luật sư, Nguyên giảng viên Đại học Luật Harvard, Hoa Kỳ.
Vào thời đại xa xưa, mà Đại Việt còn là tiểu quốc đơn độc tại Đông Nam Á trước đại cường phía Bắc, sức mạnh quân sự thiên hẳn về cường quốc phương Bắc, nhưng tinh thần dân tộc kiên cường đã chiến thắng bọn xâm lược: vua quan và nhân dân Nhà Trần đã đại thắng, đẩy lui nhiều cuốc tấn công của quân Nguyên, Lê Thái Tổ và các sĩ phu giỏi như Nguyễn Trãi cùng quân sĩ đã trường kỳ kháng chiến chống quân Minh, kết thúc bằng Tuyên ngôn Độc lập vang dậy Bình Ngô đại cáo“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn / Lấy chí nhân mà thay cường bạo”.

Việt Nam cần sử dụng tối đa chính nghĩa Luật Quốc tế để bảo vệ quyền về biển đảo tại Biển Đông, y như Tuyên ngôn Bình Ngô đại cáo: Áp dụng gương sáng và bài học lịch sử đó cho sự bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay chống tham vọng Đại Hán của Trung Quốc - tức là nếu vận dụng sức mạnh chính nghĩa của luật pháp quốc tế và do đó, sẽ có thêm sự ủng hộ ngoại giao của thế giới, thì Việt Nam ngày nay, đang có nhiều cường quốc bạn trong nền ngoại giao đa phương và Việt Nam cũng từng là nước hội viên và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, lại được tuyệt đại đa số nhân dân trong nước và hải ngoại ủng hộ việc cương nghị với Đại Hán để bảo vệ chủ quyền biển đảo - thì chắc Việt Nam không thể bị thua thiệt, bị Trung Quốc lấn át được, cho dù Trung Quốc những năm gần đây cứ thỉnh thoảng lại có hành vi hung hãn như đâm vỡ ngư thuyền của dân chài Việt Nam, bắt giam họ mà đòi tiền chuộc, đem hạm đội tầu cá và hải giám của họ ào ạt vào Biển Đông, đem giàn khoan vào Thềm lục địa Việt Nam.
Lãnh đạo cao cấp có thể dùng ngôn ngữ ngoại giao, lịch sự để cố duy trì hòa bình hữu nghị, nhưng phải để cho các nhân viên ngoại giao cấp dưới và cố vấn luật pháp dùng những lý luận cương nghị nhất trong cuộc đấu tranh pháp luật, mà trên diễn đàn quốc tế bây giờ thường gọi là lawfare, như là khí giới quan trọng ngang hàng với chuẩn bị warfare/chiến tranh, nếu cần. Vì nếu có căn bản pháp luật vững chắc cho lập trường của mình, thì một quốc gia mới có thể tìm được các sự ủng hộ về mặt chính trị - ngoại giao của các nước bạn, tức là có nhiều sức mạnh mềm (soft power) để củng cố vị thế của mình, trước khi phải bất đắc dĩ dùng đến sức mạnh quân sự trong việc tự vệ đơn phương hay tập thể (defensive warfare, collective defense), theo đúng Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đúng theo nguyên tắc exhaustion of peaceful remedies (Tận dụng các biện pháp hòa bình).
Xin đề nghị một chương trình hành động để Việt Nam bảo vệ chủ quyền đất đai (sovereignty on territories) của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, sau khi có biến cố quan trọng là Phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Luật Biển trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc, tuy Bản án phần lớn là đưa ra các kết luận về vùng biển (maritime areas), hơn là về điểm nước nào làm chủ vùng đất đai nào (sovereignty over territories, tức đảo, đá).
Trong những năm trước khi có Bản án 2016 của Tòa án Trọng tài Luật Biển trong vụ Phi kiện Trung Quốc, thì chúng tôi đã có những nỗ lực giúp cho quyền và lợi ích của Việt Nam trong những bài viết và phát biểu cho các Hội thảo Quốc tế về Biển Đông tại Việt Nam, ở Quảng Ngãi 2013, ở Đà Nẵng 2014 (dịp Trung Quốc đem giàn khoan vô vùng biển Việt Nam), ở Nha Trang 2016, ở Harvard University nhiều lần, ở University of California, Berkeley 2014 và ở Yale University (phải nói, riêng Hội thảo chỗ này diễn ra năm 2017), và chúng tôi cũng có các dịp trả lời cho phỏng vấn tại Truyền hình Việt Nam VTV4 hay báoQuân đội Nhân dân hay Thời báo Kinh tế Sài Gòn trong các dịp các Hội thảo trên, hay trả lời phỏng vấn trên Radio Free Asia, Radio France Internationale, Voice of America. Ngoài ra, có hai lần Hội thảo Quốc tế về phân định biên giới vùng biển và kỹ thuật khoan dầu biển khơi tại Houston, năm 2010 và 2012, trong đó chúng tôi không đóng góp bài tham luận, nhưng có đứng lên chất vấn đại diện Sở Đại dương Trung Quốc và Công ty China National Offshore Oil Corporation về những phát biểu sai pháp luật quốc tế của họ.
Trong các dịp dự các Hội thảo Quốc tế hay trả lời phỏng vấn trên, chúng tôi đã cố gắng trình bày chi tiết, ít hay nhiều tùy dịp, là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại phần lớn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (không phải là trên tất cả các đá, bãi ngầm) và các quyền chủ quyền (sovereign rights, về tài nguyên) đi liền với các vùng biển chung quanh chúng, mà luật quốc tế dành cho Việt Nam, thì được xây trên các căn bản chắc chắn của các chứng cớ sự kiện lịch sử và các nguyên tắc của quốc tế công pháp truyền thống và của luật quốc tế mới trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea, UNCLOS).
Ngoài các lời biện hộ cho Việt Nam dựa trên căn bản các sự kiện lịch sử và các luận cứ pháp luật, chúng tôi có nhắc đến một sự kiện được một luật sư lãnh đạo đòan luật sư của Phi Luật Tân tại Tòa Luật Biển là ông Francis Jardeleza, trong hai lần ông đến Harvard thuyết trình, có nói lại với tôi là Chính phủ Phi Luật Tân, năm 2014, có rủ Việt Nam, và Malaysia nữa, cùng nạp đơn kiện Trung Quốc, sau khi Phi đã nghĩ kỹ về giải pháp thương nghị để gỉảm thiểu sự lấn lướt trong 17 năm của Trung Quốc, mà Phi cố gắng mãi không xong, nhưng Việt Nam rút cục chỉ nạp một vài ý kiến dự sự để yêu cầu Tòa để ý đến quyền lợi của Việt Nam. Rút cục thì Phi Luật Tân đã thắng vẻ vang tại Tòa Luật Biển năm 2016 mà Việt Nam thì hụt mất một cơ hội để có một Bản án về quyền lợi của mình, trong đó mình đã tham gia với tư cách nguyên đơn. Còn nếu chỉ có một văn thư xin Tòa để ý cho mình, thì Việt Nam không có một Bản án thắng Trung Quốc mà từ đó trở đi có thể dán lên ngực đại diện Trung Quốc mỗi khi phải đương đầu với họ, với luật pháp quốc tế do tòa phán quyết, như một khí giới đại nghĩa thắng được sự hung tàn. Luận cứ luật pháp là sức mạnh của kẻ yếu về quân sự, cần vận dụng tối đa, ngoài sự vận dụng ngoại giao và ủng hộ của các cường quốc mạnh về quân sự. Chính cái thành ngữ tiếng Việt “đinh đóng cột” mà tôi đã nói trên radio trong câu “quyền lợi trong Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa của các nước cận duyên như Việt Nam đã được luật quốc tế minh định chắc chắn như ‘đinh đóng cột’”, đã được một ông Trung Quốc trong đài Á Châu Tự Do nhắc lại và nói là nghe tôi nói trong đài Á Châu Tự Do và muốn hỏi lại tôi điều này, điều kia về quan điểm về quyền lợi Việt Nam.
Vì những trải nghiệm trên, chúng tôi càng có xác tín là cần phải xây dựng trên cái đà chiến thắng của luật pháp quốc tế, tượng trưng bởi Bản án 2016 của Tòa Trọng tài trong vụ Phi kiện Trung Quốc, mà suy ra Việt Nam có thể dựa trên Bản án đó mà củng cố thêm quyền lợi và thế đứng chính nghĩa của mình ra sao.
Không thể có chỗ ở đây để nhắc lại tất cả các chi tiết về các luận cứ pháp lý, về chủ quyền đất đai (sovereignty over land features) và quyền chủ quyền trong các vùng biển (sovereign rights in the maritime zones, EEZ và Continental Shelf), mà chúng tôi đã đua ra trong các bài tham luận đóng góp cho các Hội thảo Quốc tế suốt từ 2010 cho đến 2017. Vì thế ở thời điểm 2018 này, chỉ xin đề nghị là chỉ xây đắp luận cứ pháp lý cho Việt Nam dựa trên biến cố trọng đại gần đây mà thôi, tức là Bản án Tòa Trọng tài 2016 trong vụ kiện Phi chống Trung Quốc.
Xin suy ra các hệ luận từ Bản án đó trong vụ Phi kiện Trung Quốc cho vấn đề chủ quyền đất đai của Việt Nam.
Đây là làm một việc mà đạo đức nghề nghiệp luật sư (code of professional ethics) khuyến khích như một sứ mạng: cố kéo dài luật pháp (extension of the law) để nhấn đến mức tối đa lợi ích của của người hay quốc gia mình biện hộ. Ngay cả nước ưa dọa dùng võ lực và cũng đã dùng võ lực là Trung Quốc cũng phải đồng ý, dù là đồng ý miễn cưỡng, với các nước Đông Nam Á là nên biến các quy tắc ứng xử nhiệm ý ở Biển Đông (Declaration of Conduct) thành một Bộ luật Ứng xử (Code of Conduct), với giá trị cưỡng hành để có chính nghĩa của luật pháp có hiệu lực bó buộc.
Bản án Trọng tài về việc Phi kiện Trung Quốc ngày 12 tháng 7, 2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) là một Bản án tuyên phán về ý nghĩa luật pháp và không có hiệu lực cưỡng hành về mặt buộc một quốc gia phải hành động gì đó, nhưng Bản án không kháng cáo được mà là chung quyết và bó buộc các phe đương tụng về mặt thẩm quyền xét xử (compulsory jurisdiction) - dù Trung Quốc lờ Tòa án đi, mà chỉ làm một bài viết bên ngoài Tòa án, không xuất hiện mà nạp Tòa. Nó là một chiến thắng vẻ vang của Phi, mà các quốc gia có tình trạng tương tự như Phi được hưởng lợi về sự giải thích luật của Bản án, và là một sự thất bại ê chề của Trung Quốc trong tham vọng quá đáng xác nhận bừa chủ quyền trên một khoảng đại dương quá lớn trong Biển Nam Hải (South China Sea), gọi là vùng Đường 9 đoạn hay Đường lưỡi bò. Khi Tòa bàn về các vấn đề dưới ánh sáng của Công ước Luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS) năm 1982, Bản án của Tòa không xét đến các lời yêu sách, xác nhận chủ quyền về đất đai (territorial sovereignty) về đá (rocks) và đảo (islands) có trong Hoàng Sa và Trường Sa, vì chuyện chủ quyền đất đai thuộc lãnh vực của Luật Quốc tế Truyền thống hay Tập tục (Traditional or Customary International Law) đã có từ 4 thế kỷ. Nhưng Bản án có ảnh hưởng gián tiếp tới việc định nghĩa đặc tính của các mỏm đất (land features) đó.
Vì thế, sau đây sẽ xin trình bày ảnh hưởng của Bản án đối với quyền lợi của Việt Nam trong Biển Nam Hải, về các mỏm đất trong Hoàng Sa và Trường Sa
I. Tóm lược nội dung Bản án Trọng tài mà phần lớn nói về vùng biển
Bản án ban cho Phi một chiến thắng pháp lý rõ rệt, dựa trên các quy tắc luật về vùng biển (maritime zones) trong UNCLOS: Trung Quốc không thể dùng Đường chữ U (Lưỡi bò) mà đòi chủ quyền lịch sử trên 80% diện tích Nam Hải, phải từ bỏ sự quấy phá như đã làm, mà phải tôn trọng quyền chủ quyền (sovereign rights) chuyên độc của Phi Luật Tân về tài nguyên cá, dầu khí, khoáng sản trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone) và Thềm lục địa (Continental Shelf) của Phi, và không được làm hại tới mức vô phương cứu chữa, như đã làm, gây ra cho sự toàn vẹn của môi sinh đại dương. Các điểm thắng lợi pháp lý này của Phi cũng có lợi cho các quốc gia cận duyên khác, như Việt Nam, mà họ không phải nạp đơn trong một vụ kiện mới nào, ví giải thích của Tòa là áp dụng cho mọi quốc gia trong UNCLOS.
Chúng tôi đã viết bài nhận định vế Bản án Tòa Trọng tài cho Hội thảo tại Nha Trang vào ngày 17 tháng 8, 2016, Hội thảo năm 2016 này là nỗ lưc của Việt Nam tiếp tục đẩy tiến thêm các kết quả của các Hội thảo tại Quảng Ngãi năm 2013 và Đà Nẵng năm 2014.
Vì thế trước hết, xin ghi lại vài đoạn của các tham luận cho hai Hội thảo trước 2013 và 2014, để cùng thấy rõ là may thay, các kết luận hay quan điểm đưa ra trong các bài tham luận 2013 và 2014 đó, đã được tuyên nhận trong Bản án Trọng tài năm 2016 về vụ Phi kiện Trung Quốc:
China cannot show any international law basis for this ridiculous claim [on maritimes zones in the U-Line] and has been self-contradictory at international conferences when providing various vague rationales for this claim: “historical circumference”or “adjacent waters”. But such sweeping and unfounded claims are clearly in violation of the other Southeast Asian coastal states’ claims on their own territorial seas of 12 miles, their exclusive economic zones and their continental shelves of 200 miles width measuring from the base line. In these maritime zones, the coastal states are protected in the exercise of their exclusive sovereign rights under the 1982 UN Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), articles 56, 57, 76, and 77. These sovereign rights over natural resources are exclusive to the coastal states, which they can enjoy without being required to proclaim a claim to them, and they may construct artificial structures on rocks, whether submerged or not, into artificial islands, and carry out sea research, regulate protection of environment, provided that they respect the rights of other states to freedom of navigation or to laying of oil pipelines or cables. Other states than the coastal states cannot exploit natural resources in the EEZ and Continental Shelf of the coastal states without their explicit consent. UNCLOS has reserved these exclusive rights to coastal states as firmly as ‘nail hit into a wooden pole’ (as we say in the Vietnamese proverb: “chắc như đinh đóng cột”). The U-shaped line, which claims vast ocean areas for China, is unsupported by UNCLOS (article 89 says “No State may validly purport to subject any part of the high sea to its sovereignty”)’.
“Trung Quốc không đưa ra được căn bản luật quốc tế nào cho sự nhận vơ này [về Đường 9 đoạn chữ U], mà còn mơ hồ hay mâu thuẫn trong lúc biện giải tại các hội nghị quốc tế, khi thì nói đến “vòng cung lịch sử” (historical circumference), khi thì nói đến các “vùng biển lân cận” (adjacent waters) tính từ các đảo/đá của Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng các yêu sách quá đáng và vô căn cứ này trái với quyền của các quốc gia cận duyên Đông Nam Á (quanh Biển Đông) trong vùng lãnh hải (territorial sea) 12 hải lý và trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) cũng như ở Thềm lục địa (Continental Shelf, CS) tính từ Đường cơ sở ra 200 hải lý. Các quyền chủ quyền về tài nguyên, tài nguyên sinh vật như cá sống trong vùng nước 200 hải lý đó, cũng như tài nguyên vô sinh như dầu khí và khoáng chất dưới đáy biển, là các quyền chuyên độc hay dành riêng (exclusive rights) của các quốc gia cận duyên, mà họ được hưởng mà không cần ra tuyên bố xác lập (UNCLOS, các điều 56, 57, 76, 77). Các quốc gia cận duyên có quyền xây các kiến trúc nhân tạo trên các đá, dù nhô trên mặt nước biển hay ngầm, thành các đảo nhân tạo, thi hành nghiên cứu biển, qui định việc bảo vệ môi sinh, miễn là họ tôn trọng các quốc gia khác khi họ sử dụng quyền tự do lưu thông hải hành (freedom of navigation) hay đặt các ống dẫn dầu và cáp ngầm. Các quốc gia khác đó không có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia cận duyên, nếu không có sự ưng thuận minh thị của các nước cận duyên. Thực là UNCLOS dành các quyền chuyên độc cho các nước cận duyên một cách chắc chắn như “đinh đóng cột”. “Đường 9 đoạn” yêu sách vùng biển rộng lớn cho Trung Quốc, là hoàn toàn trái với UNCLOS (Điều 89 của UNCLOS nói “yêu sách chủ quyền trên biển cả là vô giá trị”).
Sau sự phản đối của Trung Quốc về thẩm quyền bó buộc của Tòa Trọng tài khi vụ kiện được đệ nạp vào năm 2013 và về sự không công nhận phán quyết chung kết về các vấn đề nội dung vào tháng 7-8/2016, được nêu ra bởi nhiều cấp bậc Chính quyền Trung Quốc, từ Chủ tịch Tập, đến Ngoại trưởng, và Người phát ngôn, thì chính ra nước Tàu đã có thái độ trầm lặng đối với Bản án (vài học giả còn nói nên công nhận một vài khía cạn của Bản án) và hình như Trung Quốc không sẵn sàng thực thi các đe dọa như xây cất thêm ở Vùng Bãi cạn Scarborough hay các đá ngầm khác, hay lập Vùng Nhận dạng Phòng không (Air Defense Identification Zone-ADIZ) tại Biển Đông. Hình như Trung Quốc thiên về thương nghị, như chính Đại sứ Trung Quốc ở Mỹ nói, và thiên về đấu tranh pháp lý: không còn nói tới rút lui khỏi UNCLOS, Tòa án Tối cao Trung Quốc đưa ra một quyết nghị chống lại Tòa ở Hague, tức là Trung Quốc thấy cuộc chiến tốt hơn là cuộc đấu pháp lý (lawfare).
Do đó, ta nên chú trọng đến các luận cứ pháp lý trong chương trình sau đây cho Việt Nam, dù ta thấy có thể phải có chiến lược khác nữa là các cường quốc có hải quân mạnh, như Mỹ, có thể giúp củng cố cho cuộc đấu pháp luật với vài sự đe dọa võ lực khả tín nào đó, như đưa hàng không mẫu hạm tới Biển Đông, gần các mẩu đất có tranh chấp.
II. Ảnh hưởng của Bản án 2016 đối với việc định nghĩa tình trạng pháp lý của các mẩu đất ở Trường Sa và có thể cả ở Hoàng Sa
Bản án ngày 12 tháng 7, 2016 giải thích như sau về đặc tính của các mẩu đất tại Trường Sa: tất cả các mẩu đất đó thì (a) hoặc là đá (rocks) (tức là thực thể nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên cao, nhưng không phải là đảo theo định nghĩa của UNCLOS, tức là khi ở trong trạng thái thiên nhiên nguyên thủy, nó có nước ngọt và động, thực vật cho con người có thể sống trong một nền kinh tế tự chủ), (b) hoặc là các thực thể chỉ thấy nhô lên khi thủy triều xuống hoặc là chìm khi nước lên. Đá thì có lãnh hải 12 hải lý bao quanh, nhưng các thực thể chìm hay chỉ thấy lúc nước xuống thì không có lãnh hải đó. Đó là nguyên tắc luật pháp: “đất ngự trị biển”. Chắc hẳn định nghĩa pháp lý này của Tòa án cũng áp dụng cho các đá và đá chìm ở Hoàng Sa. Do đó chúng tôi đề nghị là Việt Nam nên khởi động một vụ kiện tại Tòa Trọng tài, y như vụ Phi Luật Tân, để xác lập tình trạng pháp lý của các thực thể ở Hoàng Sa - mà Việt Nam vẫn tuyên nhận chủ quyền, chống sự xâm lược của Trung Quóc đã từ nhiều năm, trong đa số các thực thể đó - đều là đá, chứ không phải là đảo.
Khi Tòa tuyên bố là không thực thể nào ở Trường Sa là có thể cho con người cư ngụ được trong trạng thái thiên nhiên, thì hệ luận là không thực thể nào là đảo theo định nghĩa trong UNCLOS, mà có thể hưởng được Vùng Kinh tế Đặc quyền (Exclusive Economic Zone, EEZ) có bề rộng 200 hải lý.
Lời giải thích, tuyên nhận này của Tòa có hậu quả là bác bỏ giá trị pháp lý, thực ra không có, của luận cứ Trung Quốc vẫn đưa ra để gây tranh chấp: đòì hỏi vô căn cứ pháp lý là có một vùng Thềm lục địa hay Vùng Kinh tế Đặc quyền rộng 200 hải lý tính từ Đường cơ sở của các mỏm đá, mà Trung Quốc tự định nghĩa là đảo.
Trong hai Hội thảo Quốc tế ở Quảng Ngãi, 2013 và Đà Nẵng, 2014, chúng tôi đã đưa ra trong các bài tham luận cái đề nghị giống như tuyên phán năm 2016 của Tòa Trọng tài, để tiến tới một giải pháp trong đó gỉam được tranh chấp do yêu sách đòi quá đáng một vùng biển rộng hơn là 12 hải lý của lãnh hải (territorial sea):
[For Paracels] We can ask the Arbitral Tribunal of the Law of the Sea to use the compulsory procedure to interpret and apply UNCLOS, (articles 186, 288) and to issue a declaratory judgment to the effect that all land features in Paracels, such as Tri Ton, or even Woody, do not satisfy the conditions for qualification as islands in accordance with article 121 of UNCLOS. Islands must, in their original state of nature, have adequate conditions for human habitation and self-sustaining economy (such as soft water, food raised or planted locally - if only coca-cola is available for drinking, as a Malaysian scholar joked, then it is not island). If not island, then a land feature can only be a reef or rock (article 121, section 3). If only a rock, it has no exclusive economic zone or continental shelf, but only the 12-mile territorial sea (article 121, section3). If island, the land feature would then have territorial sea, contiguous zone, exclusive economic zone, and continental shelf. In front of the Arbitral Tribunal of the Law of the Sea, Vietnam can sue under the compulsory procedure to drag China into the tribunal which would interpret and apply UNCLOS (articles 286, 288) and hear Vietnam’s presentation of historical evidence of many centuries on the necessity of Hoang Sa flottilla to bring soft water and food on its expeditions to Hoang Sa, and then to withdraw back to the mainland for not being able to live there all year round, in a self-sustaining economy. Therefor, at the present moment, China cannot ask for the status of island for any land feature in Paracels, despite its construction of artificial structures thereon, or for any recognition of exclusive economic zone and continental shelf emanating from any land feature in Paracels.
[Về Hoàng Sa] Việt Nam có thể xin Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển, theo thẩm quyền bắt buộc về giải thích và áp dụng UNCLOS (điều 186, 288), ra một Bản án tuyên nhận (declaratory judgment) rằng tất cả các hòn như Tri Tôn hay ngay cả Phú Lâm tại Hoàng Sa, đều không hội đủ điều kiện để là đảo theo định nghĩa của Điều 121 của UNCLOS. Đảo phải là nơi mà trong trạng thái thiên nhiên nguyên thủy, có đủ điều kiện hỗ trợ cho đời sống con người và một nền kinh tế tự túc (như có nước ngọt, thực phẩm nuôi và trồng tại chỗ - nếu “chỉ có cocacola thay nước” như một học giả Malaysia nói đùa, thì không phải là đảo); không đủ điều kiện là đảo thì chỉ có thể là đá (reef, rock) theo khoản 3 của Điều 121. Và nếu là đá thì không có Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa ở chung quanh, mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý (theo khoản 3, Điều 121). Còn nếu là đảo thì có các vùng nước chung quanh như lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone), Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa giống như lục địa vậy. Trước Tòa án Trọng tài Quốc tế về Luật Biển, Việt Nam có thể theo thủ tục bắt buộc (compulsory procedure) để kéo Trung Quốc ra tòa, mà yêu cầu tòa dùng thẩm quyền giải thích và áp dụng UNCLOS (Điều 286 và Điều 288), để Việt Nam trình bày được chứng cứ lịch sử của nhiều thế kỷ về hoạt động của đội Hoàng Sa trước đây hàng năm đi ra quần đảo đều phải mang nước ngọt và thực phẩm đi theo, rồi không sống quanh năm trong một nền kinh tế tự túc được, và do đó, ngay bây giờ, Trung Quốc cũng không đòi quy chế đảo cho Hoàng Sa được, và cũng không đòi Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa 200 hải lý cho Hoàng Sa được. Và do đó, vào năm 2014, Giàn khoan HD-981 đã xâm phạm vào Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam.
Chính những người Trung Quốc làm việc tại Hoàng Sa trong những năm gần đây cũng phải công nhận là Hoàng Sa không đủ nước ngọt do mưa cung cấp để con người có thể sống (nước giếng thì bị cứt chim làm độc và do đó không uống được), mà cũng không có đủ rau trái mà ăn, do đó phải ăn đồ hộp mang từ đất liền ra, và sau hết không có đất trồng trọt. Do đó, mỗi tháng, phải tiếp tế đồ ăn và nước uống từ lục địa (http://www.shtong.gov.cn/…/node839…/userobject1ai121797.html. (http://baike.baidu.com/view/28617.htm).
Mở rộng chiến thuật phản biện này sang các đá ở Trường Sa, mà minh chứng tất cả các hòn ở đó đều là đá trong trạng thái thiên nhiên trước khi xây các kiến trúc nhân tạo, thì có thể giảm thiểu nhiều sự tranh giành chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển Trường Sa, vì dù Trung Quốc có chiếm vài đá và đá ngầm, họ cũng không thể đòi gì rộng hơn 12 hải lý lãnh hải quanh các đá đó (đá ngầm cũng không tạo ra lãnh hải, có xây trên đó cũng không tạo thành đảo, và chỉ quốc gia cận duyên mới có quyền xây trên đá ngầm - Điều 60 UNCLOS), không thể đòi Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm lục địa xuất phát từ các hòn đá; và “Đường 9 đoạn” càng mất cơ sở là có hòn đất nào đó để bám vào.
III. Hệ luận của Bản án đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Một khi đã mô tả các đặc tính vật lý của các đá, đá ngầm, hay đá nổi lên lúc thủy triều xuống và định nghĩa tình trạng pháp lý của các thực thể đất đai ở Hoàng Sa và Trường Sa, ta còn phải giải quyết vấn đề này, là quốc gia nào có chủ quyền lãnh thổ trên các thực thể đó. Vấn đề chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên các thực thể đất đai trong hai quần đảo thì do Luật Quốc tế Cổ truyền hay Tục lệ quy định.

Giới thiệu tóm tắt sách Đường về nô lệ (đoạn 1)

Nguyễn Đình Cống
TS Chu Hảo cho xuất bản sách này năm 2009. Đó là một trong những chứng cứ để ĐCSVN kết tội ông. Đoán rằng nhiều người muốn đọc nhưng ngại sách dài, tôi xin tóm tắt thành vài trang để các vị dễ tham khảo. Nội dung sách nhằm trình bày luận đề sau: “Nền kinh tế kế hoạch hóa (KHH), tập trung quan liêu bao cấp, do nhà nước thống nhất quản lý sẽ tất yếu dẫn toàn xã hội đến tình trạng nô lệ”.
Tác giả là HAYEK, xuất bản lần đầu tại Anh năm 1944, nhiều lần tái bản. Tên sách: The Road to Serfdom. Phạm Nguyên Trường dịch ra tiếng Việt. Trong lời giới thiệu của bản tiếng Việt có viết: Việt Nam đã bắt đầu từ bỏ cơ chế KHH tập trung quan liêu bao cấp… Tuy thế, những di chứng mà cơ chế này gây ra cho xã hội vẫn còn đó và đang gây nhức nhối cho xã hội…. Khi cơ chế KHH tập trung ngăn cản các cá nhân quyền tự tìm kiếm thu nhập và sử dụng tài sản của mình cho những mục đích riêng tư tất dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt đạo đức, thái độ, lối sống và cách ứng xử của con người,… khiến cho người ta chỉ biết phục tùng, mất khả năng tư duy độc lập, chỉ biết rập khuôn;… thay vào đó là các biện minh nhân danh cộng đồng hay sứ mệnh cao cả; kích thích người ta chạy theo lối sống xin xỏ, chạy chọt để hưởng đặc quyền đặc lợi, và quyền ban ơn huệ cho người khác, v.v… Những khó khăn mà người Việt Nam chúng ta đã trải nghiệm trong thời kỳ KHH đã được Hayek nhìn thấy trước từ cách đây hơn 60 năm khi ông cảnh báo những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra cho nước Anh.
Sách có các lời giới thiệu, dẫn nhập và 16 chương.
Dẫn nhập
Đã đến lúc phải nói rõ sự thật, dù nó có thể cay đắng đến đâu: chúng ta có nguy cơ lặp lại số phận của nước Đức (phát xít Hitle)… Đó là nền kinh tế KHH nằm trong tay nhà nước. Các xu hướng xã hội chủ nghĩa theo mô hình này. Sự tương đồng giữa những đặc điểm xấu xa nhất của các chế độ cộng sản Nga và chủ nghĩa xã hội quốc gia Đức đã trở nên rõ ràng… Chúng ta có thể rút ra được những bài học từ quá khứ nhằm ngăn chặn sự lặp lại của một số quá trình nào đó…
Chương1 - CON ĐƯỜNG BỊ CHỐI BỎ
Đó là con đường phát triển tự do, phát triển cá nhân đang bị chối bỏ ở một số nước như Đức, Ý, Liên xô, để xây dựng chế độ toàn trị. Châu Âu đang bước vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này chính là hậu quả của một sai lầm mang tính nguyên tắc, đấy là việc theo đuổi một vài lí tưởng đã đưa đến những kết quả khác xa những điều chúng ta kì vọng. Trong quá trình phát triển, khi nền văn minh bỗng làm một cú rẽ ngoặt bất ngờ, khi đáng lẽ phải là tiến bộ thì ta lại phát hiện thấy những mối đe dọa từ tất cả các hướng, dường như đang đưa ta trở về thời kì mông muội, thế là chúng ta sẵn sàng kết án tất cả mọi thứ, trừ chính chúng ta… Trong hai mươi lăm năm qua (1918-1943), khi bóng ma của chủ nghĩa toàn trị còn chưa trở thành mối đe dọa thực tế, chúng ta đã càng ngày càng xa rời những lí tưởng nền tảng của nền văn minh phương Tây. Con đường phát triển mà chúng ta đã bước chân lên với những hi vọng trong sáng nhất lại dẫn chúng ta đến những nỗi kinh hoàng của chế độ toàn trị.
Chương 2 - GIẤC MƠ ĐỊA ĐÀNG
Đó là giấc mơ về tự do, công bằng, hạnh phúc mà người ta đang ra sức kiến tạo ở nước Đức và Ý với chủ nghĩa phát xít và ở Liên xô với chủ nghĩa cộng sản. Cả hai bên đều chống lại con đường phát triển cá nhân, đều nêu cao con đường XHCN. Người ta cho rằng: “Chỉ có CNXH mới có khả năng đưa cuộc đấu tranh vì tự do diễn ra trong nhiều thế kỉ đến thắng lợi cuối cùng, trong đó tự do chính trị mới chỉ là bước đầu tiên mà thôi”.
Phát xít và cộng sản có lúc xung đột. Đấy là vì họ cạnh tranh với nhau trong việc thu phục những người có cùng não trạng và căm thù nhau vì đảng này coi đảng kia là những kẻ dị giáo, nhưng hành động của họ lại chứng tỏ rằng đấy là những kẻ đồng hội đồng thuyền. Kẻ thù thực sự của cả hai đảng, người chẳng có gì chung với họ, người mà họ chẳng thể nào thuyết phục được lại chính là người theo chủ nghĩa tự do kiểu cũ.
Lời hứa về một sự tự do rộng lớn hơn, không nghi ngờ gì nữa, đã trở thành một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của bộ máy tuyên truyền XHCN và niềm tin rằng CNXH sẽ mang lại tự do là niềm tin chân thành và chân thật. Bi kịch vì vậy sẽ trở thành nặng nề hơn khi người ta nhận ra rằng Đường đến Tự do mà người ta hứa hẹn, trên thực tế lại là Đại lộ dẫn về Nô lệ. Không nghi ngờ gì, rằng chính lời hứa có nhiều tự do hơn đã ngăn cản, không cho người ta nhận ra mâu thuẫn không khoan nhượng giữa các nguyên lí nền tảng của CNXH và chủ nghĩa tự do. Chính nó đã làm cho ngày càng có nhiều người theo trường phái tự do chạy sang phe XHCN và tạo điều kiện cho những người XHCN chiếm đoạt tên gọi của các đảng theo trường phái tự do trước đây. Kết quả là phần lớn giới trí thức đã chấp nhận CNXH vì họ coi nó là sự tiếp tục của truyền thống tự do: đối với họ, CNXH sẽ dẫn đến việc mất tự do là một ý tưởng không thể nào chấp nhận được.
Về phát xít và cộng sản, Max Eastman, một người bạn cũ của Lenin, rút ra kết luận đã làm cho ngay cả những người cộng sản cũng phải choáng váng. Ông viết: “Chủ nghĩa Stalin, không những không tốt hơn mà còn xấu hơn cả chủ nghĩa phát xít vì nó tàn nhẫn hơn, dã man hơn, bất công hơn, vô luân và thiếu dân chủ hơn, không thể biện hộ bằng hi vọng hay sám hối… Đúng hơn, phải gọi nó là siêu phát xít”.

Chiếc lò vĩ đại của Tổng Bí thư có thật vĩ đại?

BBC Tiếng Việt
https://news.files.bbci.co.uk/include/vjeastasia/176-corruption_crackdown/assets/app-project-assets/img/portraits/bg_800.png?v=1.3.0
Hình portrait minh họa Nguyễn Phú Trọng
Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi cũng phải cháy - Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam
Trong suốt hai năm qua, truyền thông trong nước đã không ngừng đưa tin về các vụ đại án tham nhũng và cố ý làm trái gây chấn động như vụ Ngân hàng Đại dương Oceanbank, Vụ Tập đoàn Dầu khí PVC-PVN, vụ đường đánh bạc công nghệ cao Rikvip v.v…
Kéo theo đó là những tên tuổi của hàng loạt các quan chức cấp cao, xử lý cả một thành viên trong Bộ Chính trị - một nhóm hội đồng tưởng chừng như ‘không để đụng đến’.
Đây là những vụ đại án, những khúc củi to nhất trong chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư và nay Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Kể từ khi khởi động vào sau Đại hội Đảng thứ 12 vào cuối 2016, với sự ra đi của đối thủ chính trị Nguyễn Tấn Dũng, có thể nói ông Trọng đã đạt được thế thiên thời địa lợi nhân hòa để tiến hành một trong những chiến dịch chống tham nhũng quy mô nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chiến dịch ‘đốt lò’ này được các nhà quan sát cho là một nỗ lực của Đảng trong việc giành lại quyền lực và uy thế cũng như củng cố lòng tin của người dân vào chính quyền và sự dẫn dắt sáng suốt của Đảng.
Truyền thông trong nước không ngừng ca ngợi về quy mô về sự thành công của chiến dịch chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ.

Nỗi lo và gánh nặng dân số già vào năm 2040

Trần Hồng Phong
Mới đây ngày 8/11/2018, trên tờ Economist (Anh) có đăng một bài viết với tựa đề: “Việt Nam chưa kịp giàu đã già”. Nội dung bài báo chỉ ra một tương lai ảm đạm và đáng buồn đối với dân tộc Việt Nam. Bài viết cũng phân tích nguyên nhân cho thấy Việt Nam đã bỏ lỡ “cơ hội vàng” trong việc tận dụng cơ cấu “dân số vàng” thời điểm những năm 2007 - 2013 để phát triển kinh tế. Việt Nam sẽ sớm trở thành quốc gia có tỷ lệ dân số già rất cao chỉ trong vài thập niên tới, với nhiều gánh nặng, khó khăn.
https://1.bp.blogspot.com/--P8EAouayi8/W_Due33DKHI/AAAAAAAAN2o/fQgxSX5gPg42GF1mqFp6UFaW2g7Dryh9ACLcBGAs/s320/Dansogia.jpg
Dân số già là một gánh nặng quốc gia rất lớn và không dễ giải quyết. Việc Nam đã bước vào giai đoạn dân số già (ảnh minh họa)
Gánh nặng dân số già từ năm 2040
Những số liệu nêu trong bài báo cho thấy như sau:
- Hiện nay, khoảng 12% dân số cả nước ta đã qua tuổi 60. Tức là cứ 100 người, thì đang có khoảng 12 người từ 60 tuổi trở lên.
- Đến năm 2040, tức chỉ khoảng 20 năm nữa, tỷ lệ người già (trên 60 tuổi) dự kiến sẽ chiếm đến 21% dân số. Tức trong 100 người, thì có 21 người trên 60 tuổi. Tỉ lệ người già như vậy thuộc nhóm cao nhất trên thế giới.
Sở dĩ tỷ lệ người cao tuổi tại Việt Nam ngày càng lớn như hiện nay là do 2 nguyên nhân chính sau đây:
- Tuổi thọ trung bình dân số nước ta hiện là 76, đã liên tiếp tăng trong nhiều thập niên qua. Xét về mặt y tế, chất lượng cuộc sống thì đây là dấu hiệu tích cực, nhờ thu nhập bình quân đầu người tăng.
- Tỉ lệ sinh giảm xuống rất nhanh. Hiện nay, mỗi người phụ nữ trung bình chỉ sinh khoảng 1,96 con (tức chưa tới 2 người con). Dẫn đến tỷ lệ tăng dân số hàng năm chỉ khoảng xấp xỉ trên 1%.
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, thời điểm tháng 11/2018, thông tin về dân số hiện tại của Việt Nam như sau:
- Tổng số người: 96.852.196 người. Việt Nam đang đứng thứ 14 trên thế giới về số lượng người.
- Độ tuổi trung bình ở Việt Nam hiện nay (năm 2018) là 31 tuổi. Đến năm 2040, độ tuổi trung bình sẽ tăng lên 40 tuổi.
Như vậy, có thể thấy rất rõ ràng: “dân số già” là vấn đề rất nghiêm trọng của Việt Nam. Hay nói chính xác là một “gánh nặng quốc gia”, là một thực tế không thể né tránh và cần phải có hướng giải quyết hiệu quả ngay từ bây giờ.
Cũng cần nói thêm dân số già cũng là vấn đề chung của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay, đặc biệt tại châu Á, chứ không riêng Việt Nam.

Môi trường (1) - Ăn cắp của con cháu

FB Tho Nguyen
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, ngoài trời, thiên nhiên và nÆ°á»›c    
Sông Rhein năm nay khô cạn chưa từng thấy.
Suốt mấy tuần qua, giá xăng dầu ở Đức tăng vọt, không phải vì dầu thô đắt, mà vì các con sông đều cạn đến sát đáy, mọi xà lan chở xăng dầu bó tay. Mùa hè qua châu Âu khô nóng, hạn hán nhất kể từ khi con người biết thống kê thời tiết. Mùa đông đã đến mà mưa vẫn quá ít. Chuyển bằng xe bồn làm cho mỗi lít xăng tăng thêm 12 cents, mỗi lít dầu sưởi tăng 18 cents. (May mà tiều phu đã thôi sưởi dầu từ 2014).
Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên    
Cò phương Bắc bay về miền Nam tránh rét, nay thường dừng lại ở các vùng ven sông hồ của Đức, vì mùa đông ở đây đã ấm lên. Theo ý kiến Loi Phan thì đây là loài Sếu!
Hàng triệu con chim từ Bắc Âu bay về phương nam tránh rét, từ hai năm nay đã dừng lại ở Đức và Trung Âu. Chúng không cần phải bay về Địa Trung Hải nữa. Nhìn hình ảnh những con cò thẩn thơ trên cồn cát sông Rhein, dưới nắng ấm mùa đông, tôi thấy đằng sau sự thơ mộng đó là bóng dáng của thiên nhiên đang bị hủy diệt.
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời    
2 cánh cửa lùa cách nhiệt có joăng cao su được chế tạo để đảm bảo không tiêu hao năng lượng sưởi trong những ngày nàng A-380 chân dài vào đây mát xa.
Rồi niềm vui nhỏ đến từ một bài báo. Hãng Lufthansa phải bảo dưỡng một máy bay Airbus A-380 tại sân bay Munich. Nhưng xưởng bảo dưỡng ở đó bé quá, phần đuôi của chiếc A380 phải thò ra ngoài. Người ta tính lấy bạt nylon che cửa cho khỏi lạnh. Để tiết kiệm sưởi cho tòa xưởng khổng lồ này, mái của nó được thiết kế bằng kính cách nhiệt để tận dụng năng lượng mặt trời. Tất cả các cửa và cửa kính cũng vậy, có joăng cao su kín bưng. Tiếc ánh sáng mặt trời và nhiệt lượng sưởi bị mất qua tấm bạt đó, người ta nghĩ ra một sáng kiến. Hai cánh cửa lùa bằng kính cách nhiệt, mỗi bên khoét một lỗ bán nguyệt, có joăng cao su khít với cái eo thon thả của nàng A-380 được chế tạo ngay trong vòng mấy ngày. Chưa biết giá thành của bộ cửa này có đắt hơn tiền thất thoát sưởi qua tấm bạt trong những ngày máy bay ở đó hay không, nhưng ai cũng bảo: Quan trọng là tiết kiệm từng KW sưởi, và từ nay Munich có giường mát-xa cho các nàng chân dài A-380.
Người ta đã ý thức được rằng: Mỗi việc làm của con người đều tiêu tốn tài nguyên. Nhưng không thể không sống, không phát triển. Vấn đề chính là phải tiết kiệm tối đa tài nguyên. Nếu không nhân loại sẽ bị tiêu diệt bởi nạn tàn phá môi trường, trước khi xóa được các tai họa khác như độc tài, phát xít hay chiến tranh.
Tiết kiệm tài nguyên ngày nay đã trở thành vấn đề đạo đức. Mỗi người phải tự coi lãng phí tài nguyên là ăn cắp sự sống của thế hệ sau. Người có đạo đức không bao giờ cho phép so bì với kẻ cắp. Khí quyển, đại dương, khí hậu là của cả nhân loại, không biên giới. Vì vậy chớ nhìn sang kẻ khác mà nghĩ rằng, nó lãng phí sao mình lại tiết kiệm.
Hôm rồi, lão Gauland, Chủ tịch đảng cực hữu AfD của Đức chỉ sang nước Mỹ mà nói rằng:
- Mỹ chiếm 17% tiêu thụ năng lượng toàn cầu mà còn rút ra khỏi thỏa thuận Paris thì Đức với 2% nhằm nhè gì mà vừa mới từ bỏ hạt nhân xong giờ lại định bỏ cả điện than”.
Trump thì bảo: Trung Quốc tiêu thụ tới 22% năng lượng toàn cầu sao méo ai chửi nó!
Cái trò kẻ cắp này chỉ kẻ cắp khác để so bì chỉ tăng tốc cỗ xe đang lao trên con đường “Xuống hố cả nút”.
Tháng 9.2014 tạp chí National Geographic có công bố một chuỗi hình ảnh mô phỏng: Nếu băng ở hai cực tan hết thì thế giới sẽ ra sao “What the World Would Look Like if All the Ice Melted” (1).
Không có văn bản thay thế tá»± Ä‘á»™ng nào.    
Bản đồ mô phỏng châu Á khi băng tan hết, mực nước dâng lên 71m. Sài Gòn, Phnom Penh, Bankok, Rangoon. Hongkong, Bắc Kinh Thượng Hải đều chìm nghỉm. Nguồn National Geographic 2014
Khi đó mực nước biển sẽ tăng 216 Feets = 71m. Có nghĩa là toàn bộ Đồng bằng Nam Bộ, trong đó có Sài Gòn biến mất, hòa cùng với Biển Hồ của Campuchia. Toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ chỉ còn sống bằng ngư nghiệp.Từ thủ đô mới Phú Thọ, Chính phủ Việt Nam nên quy hoạch xây cảng nước sâu Hà Nội để đón tàu biển vạn tấn từ cảng Bắc Kinh sang. Tàu cập bến, các cháu thiếu nhi Trung Quốc hát vang “Việt nam Trung Hoa biển liền biển, sông thi cạn nông”. Còn Thượng Hải, Hồng Kông, Mã Cao, Thẩm Quyến sẽ thành các vỉa san hô và cơ sở nuôi rong biển.
Trong hình ảnh có thể có: đám mây và nÆ°á»›c    
Florida biến mất. Các thành phố lớn New York, Waschington DC, Booston, New Orleans, Houston, San Francisco, LA v.v cũng chìm hết. Nguồn National Geographic 2014
Khi đó nước Mỹ mất toàn bộ bán đảo Florida. Các thành phố lớn New York, Washington, Boston, Los Angeles, San Francisco, Seatle đều sủi tăm. An ủi cho bà con Việt kiều ở Sacramento là thành phố biến thành đảo, trở thành thủ phủ của California.
Ở Châu Âu thì các nước Hà-Lan, Bỉ và 3 nước Pribaltic bị xóa sổ. Các nước có bờ biển đều bé đi. Bác nào ở Berlin thì nên đổi xe BMW lấy vài cái thuyền thúng. Nga và Ukraine trở lại yêu nhau vì Crime chỉ còn là vài cồn cát.
Xem video youtube
Với sự phá hoại như hiện nay, người ta tính rằng chỉ 5000 năm nữa, con người sẽ làm tan được hết băng ở Bắc Cực và Nam Cực. 5000 năm, nghe yên tâm quá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét